Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp tác an ninh – quốc phòng giữa asean và mỹ giai đoạn 1991 2015...

Tài liệu Hợp tác an ninh – quốc phòng giữa asean và mỹ giai đoạn 1991 2015

.PDF
298
29
126

Mô tả:

MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ vi MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .......... 8 1.1. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế ..............................8 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án cần làm rõ.......27 Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................28 Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN HỢP TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ SAU NĂM 1991 ........................... 30 2.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................................30 2.2. Khái quát quan hệ hợp tác ASEAN - Mỹ trước năm 1991 ..........................48 2.3. Nhu cầu hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau năm 1991 ...........................................................................................................................52 Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................60 Chương 3 THỰC TRẠNG HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015..................................................................... 62 3.1. Cơ chế hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ ..........................62 3.2. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trên một số vấn đề chủ yếu .............................................................................................................................84 3.3. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN và Mỹ .................................................................................................................................108 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................121 ii Chương 4 NHẬN XÉT HỢP TÁC AN NINH - QUỐC PHÒNG GIỮA ASEAN VÀ MỸ TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2015 ..........................................................................123 4.1. Đặc điểm hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ....................123 4.2. Tác động của quan hệ an ninh - quốc phòng ASEAN - Mỹ .......................136 4.3. Một số khuyến nghị cho Việt Nam ...............................................................144 Tiểu kết chương 4 ..................................................................................................148 KẾT LUẬN ............................................................................................................150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ............................. 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 155 PHỤ LỤC ...............................................................................................................174 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ tắt AACC ACAMM ACDFIM ADMM ADMM+ ADSOM ANCM APEC APSC ARF ASC ASEAN ASEAN +1 ASEAN +3 ASEM CA-TBD CA-AĐD COC DOC ĐNA EAMF Tên tiếng Anh Tên tiếng việt ASEAN Air Chiefs Hội nghị Tư lệnh Không quân các Conference nước ASEAN ASEAN Chiefs of Army Hội nghị Tư lệnh lục quân các nước Multilateral Meeting ASEAN ASEAN Chiefs of Defence Hội nghị không chính thức Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN Forces Informal Meeting ASEAN Defence Ministers Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các Meeting nước ASEAN ASEAN Defence Ministers Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các Meeting Plus ASEAN Defence Senior Officials Meeting ASEAN Navy Chiefs Meeting ASEAN Pacific Economic Cooperation Forum ASEAN Political - Security nước ASEAN mở rộng Hội nghị quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN Hội nghị Tư lệnh Hải quân ASEAN Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương Cộng đồng Chính trị - An ninh Community ASEAN Regional Forum ASEAN Security Community Association of Southeast Asia Nations ASEAN Plus One ASEAN Plus Three Asia-Europe Meeting Asia – Pacific Ocean ASEAN Diễn đàn khu vực ASEAN Cộng đồng an ninh ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Hội nghị cấp cao ASEAN +1 Hội nghị cấp cao ASEAN+3 Hội nghị Á – Âu Châu Á - Thái Bình Dương Asia - Indian Ocean Code of Conduct in the South China Sea Declaration on Conduct of Parties in the South China Sea South East Asia Expanded Asean Maritime Châu Á - Ấn Độ Dương iv Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông Đông Nam Á Diễn đàn Asean mở rộng Forum EAS EEC EU FPDA GMS Cấp cao Đông Á East Asia Summit European Community European Union Economic Liên minh châu Âu Five Power Defence Hiệp ước phòng thủ năm nước Arangements Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO Nort Atlantic Organization SEANWFZ South East Asia Weapon Free Zone SEATO Southeast Asia Organization SOM Senior Officials Meeting TAC UNCLOS TBCN XHCN ZOPFAN Cộng đồng kinh tế châu Âu Nuclear Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân Treaty Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Hội nghị quan chức ngoại giao cấp cao ASEAN Treaty of Amity and Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Cooperation Đông Nam Á 1982 United Nations Công ước Liên hợp quốc về Luật Convention on the Law of the biển năm 1982 Sea Capitalism Tư bản Chủ nghĩa Socialism Xã hội Chủ nghĩa Zone of Peace, Freedom and Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự Neutrality do và trung lập v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Viện trợ kinh tế và an ninh của Mỹ cho một số nước ASEAN giai đoạn 2002 - 2005 ...............................................................................................................96 Bảng 3.2. Viện trợ an ninh của Mỹ cho các nước ASEAN trong năm 2010 và năm 2015 ...........................................................................................................................96 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cuộc tranh đua, đối đầu ý thức hệ chính trị - tư tưởng và quân sự giữa hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đi đến hồi kết. Sự kiện này đã mở ra xu hướng mới cho đối thoại và hợp tác trên quy mô toàn cầu. Tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA), ASEAN - một tổ chức khu vực đã tranh thủ môi trường hòa dịu, không ngừng tăng cường liên kết nội khối, mở rộng hợp tác với thế giới bên ngoài, trong đó có an ninh – quốc phòng nhằm củng cố môi trường an ninh và phát triển, nâng cao vị thế, vai trò trên trường quốc tế. Sau khi tham gia xử lý thành công vấn đề Campuchia, ASEAN đã xây dựng nhiều cơ chế, diễn đàn hợp tác chính trị, an ninh quan trọng nhằm góp phần giải quyết các vấn đề an ninh đang nổi lên ở khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh thành công, ASEAN cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới về an ninh – quốc phòng. Các vấn đề tranh chấp biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chủ nghĩa ly khai, khủng bố và đặc biệt là tham vọng địa chính trị của các nước lớn khiến cho tình hình an ninh và hợp tác của ĐNA, ASEAN trở nên phức tạp, khó lường. Nhiều vấn đề bản thân ASEAN và các nước thành viên không thể tự mình giải quyết, đòi hỏi phải có sự tăng cường phối hợp với các đối tác bên ngoài, trong đó hợp tác với Mỹ là một ưu tiên quan trọng. Mỹ với tư cách là một siêu cường kinh tế, chính trị, quân sự hàng đầu thế giới, hợp tác với Mỹ sẽ giúp ASEAN tranh thủ được sự ủng hộ từ Mỹ và các đồng minh của Mỹ cho quá trình liên kết nội khối và xây dựng Cộng đồng ASEAN. Mặt khác, quan hệ với Mỹ còn là cơ hội để ASEAN có được sự bảo đảm an ninh từ Mỹ, tiếp cận nguồn khí tài quân sự hiện đại của Mỹ và xử lý hiệu quả những vấn đề an ninh phức tạp trong khu vực từ đó hiện thực hóa chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn của ASEAN. Ở chiều ngược lại, Mỹ có tầm ảnh hưởng to lớn ở ĐNA và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (CA-TBD) dựa trên lực lượng quân sự hiện hữu và mối quan hệ đồng minh, đối tác ở khu vực. Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ vẫn duy trì được vai trò siêu cường số một ở khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, sang đầu thế kỷ XXI, nhất là sau sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố ngày 11/09/2001, uy tín và vị thế của Mỹ ở khu vực ĐNA bị suy giảm tương đối bởi sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Quốc. 1 Việc Trung Quốc đẩy nhanh hiện đại hóa lực lượng quân đội, tăng cường ảnh hưởng ở ĐNA, gia tăng yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, không ngần ngại lôi kéo, tập hợp lực lượng ngay cả với các đồng minh của Mỹ ở khu vực đã không chỉ tạo ra sức ép về an ninh với ASEAN và các nước thành viên mà còn thách thức lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực. Trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực có sự thay đổi, mô hình an ninh “trục và nan hoa” chưa đủ mạnh để bảo vệ các lợi ích của Mỹ, nhiều vấn đề an ninh mới rất phức tạp bản thân Mỹ dù mạnh cũng không thể tự giải quyết mà đòi hỏi cần có sự phối hợp của nhiều bên, trong khi uy tín và vị thế quốc tế của ASEAN ngày càng tăng. Vì vậy, tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN là một lựa chọn khôn ngoan để bảo vệ các lợi ích của Mỹ, củng cố vững chắc quan hệ đồng minh, đối tác và bạn bè ở khu vực. Hợp tác với ASEAN và các nước thành viên còn là cơ hội để Mỹ triển khai chính sách an ninh - quốc phòng hiệu quả trong khu vực, qua đó tăng cường khả năng can dự, hiện diện quân sự và tập hợp lực lượng từ đó có thể ngăn chặn, kiềm chế tiến tới đẩy lùi ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam là thành viên của tổ chức ASEAN, có vị trí địa chiến lược quan trọng ở khu vực ĐNA ở cả đất liền và trên biển - nơi tập trung và đan xen lợi ích giữa các nước lớn. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức của thời đại, nhất là tác động từ gia tăng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và sự nổi lên của các vấn đề tranh chấp biển đảo, chạy đua vũ trang. Do đó, việc nhận diện cục diện khu vực, đánh giá tác động quan hệ an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ để từ đó đưa ra đối sách phù hợp đang là một yêu cầu cấp bách đối với Việt Nam hiện nay. Như vậy, đứng trước những vấn đề khoa học cần có lời giải như: Tiến triển quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ sau Chiến tranh Lạnh diễn ra như thế nào? Nhân tố nào thúc đẩy ASEAN và Mỹ tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng với nhau? Trọng tâm nội dung và hình thức hợp tác là gì? Tại sao quan hệ giữa hai thực thể trong thập niên 90 của thế kỷ XX lại có phần chững lại, bước sang thế kỷ XXI lại trở nên gắn kết hơn? Tác động quan hệ hợp tác đối với khu vực và Việt Nam? Đây là lý do nghiên cứu sinh chọn đề tài "Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 – 2015" làm luận án tiến sĩ thuộc chuyên ngành Lịch sử thế giới. Việc nghiên cứu này với mong muốn nhận diện quá trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, từ đó hiểu được mục tiêu, tầm quan 2 trọng và bản chất của quan hệ ASEAN - Mỹ trên cơ sở đó gợi ý chính sách cho Việt Nam trong quan hệ ứng xử với các bên liên quan ở những giai đoạn tiếp theo. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích, làm rõ tiến trình, nội dung, hình thức hợp tác an ninh quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015. Trên cơ sở đó rút ra đặc điểm, đánh giá tác động và bản chất của hợp tác an ninh – quốc phòng ASEAN – Mỹ và đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, luận án đánh giá những nhân tố cơ bản tác động đến quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh trên cơ sở phân tích bối cảnh tình hình quốc tế, thực trạng thách thức an ninh ở khu vực, lịch sử quan hệ và nhu cầu lợi ích hợp tác của các bên. Hai là, luận án nghiên cứu, phân tích tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trên các mặt, từ cơ chế đến các nội dung và hình thức hợp tác cả ở cấp độ tổ chức ASEAN và hợp tác của nhiều nước thành viên với Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015. Ba là, luận án đưa ra những nhận xét về đặc điểm, đánh giá tác động quan hệ hợp tác ASEAN – Mỹ trên các mặt tích cực và hạn chế, từ đó nhận diện bản chất hợp tác và đưa ra một vài gợi ý chính sách cho Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015, ở đó ASEAN đóng vai trò là một tổ chức khu vực và Mỹ là một quốc gia có lợi ích an ninh và phát triển gắn chặt với khu vực ĐNA và tổ chức ASEAN. Tuy nhiên, công trình cũng đề cập đến quan hệ an ninh quốc phòng giữa một số nước thành viên ASEAN với Mỹ nhằm góp phần làm rõ mối quan hệ rộng lớn, đa chiều nhiều tầng nấc giữa ASEAN và Mỹ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015 theo ba giai đoạn: 1991 - 2000; 2001 3 - 2008; 2009 - 2015. Tuy nhiên, thời gian trước năm 1991 và sau năm 2015 cũng được tham khảo nhằm làm rõ nội dung tiến trình hợp tác. Lý do tác giả chọn mốc thời gian từ năm 1991 đến năm 2015 và chia thành ba giai đoạn vì: Giai đoạn (1991 - 2000) là mốc thời gian 10 năm đầu sau Chiến tranh Lạnh, thời điểm ASEAN và Mỹ có nhiều điều chỉnh chiến lược trong chính sách khu vực. Phía Mỹ, từ sau năm 1991, sau khi không còn mối lo ngại đáng kể từ đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, ASEAN không còn dành được một trong những ưu tiên trong chính sách của Mỹ như trước đó. Về phía ASEAN, năm 1991 cũng là thời điểm ASEAN cơ bản giải quyết xong vấn đề Campuchia và đẩy mạnh liên kết nội khối. Đây là giai đoạn ASEAN mong muốn độc lập hơn với Mỹ và chủ động xây dựng các thể chế hợp tác an ninh đa phương ở khu vực, tăng cường hợp tác với các đối tác. Giai đoạn (2001 - 2008) đánh dấu bước phát triển mới về chất trong quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN - Mỹ sau sự kiện ngày 11/09/2001. Để tăng cường ảnh hưởng và tìm kiếm sự ủng hộ trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế ở khu vực, Mỹ đã tăng cường hợp tác an ninh với ASEAN. Về phía ASEAN, đây là giai đoạn ASEAN cần sự ủng hộ của Mỹ trong quá trình xây dựng khối và giải quyết những thách thức an ninh mới nổi, trong đó có vấn đề chống khủng bố và tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Giai đoạn (2009 - 2015) đánh dấu bước tiến có tính đột phá trong quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, nguyên nhân cơ bản là do sức ép an ninh từ phía Trung Quốc trỗi dậy, trong đó có yêu sách, tham vọng quá mức về chủ quyền ở Biển Đông. Năm 2009 là thời điểm Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường lưỡi bò" và gửi Công hàm lên Liên Hợp Quốc đẩy tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông lên một nấc thang mới. Năm 2009 là năm Mỹ ký tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp Tác (TAC) với ASEAN, đây cũng là giai đoạn Mỹ triển khai chính sách "xoay trục" chuyển trọng tâm sang khu vực CA - TBD, và ĐNA được xác định là trọng tâm. Mốc năm 2015 gắn với sự kiện quan trọng là ASEAN và Mỹ nâng cấp quan hệ lên thành đối tác chiến lược, đây cũng là năm ASEAN tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN. Phạm vị không gian: Luận án nghiên cứu sự vận động của hợp tác an ninh – quốc phòng giữa hai chủ thể là ASEAN và Mỹ trong quan hệ địa chính trị, an ninh quốc phòng ở khu vực CA - TBD. Tuy nhiên, sự vận động này không nằm ngoài 4 môi trường hợp tác và an ninh toàn cầu trước và sau Chiến tranh Lạnh, đặc biệt là sự điều chỉnh chính sách an ninh quốc gia của Mỹ cũng như việc ASEAN điều chỉnh quan điểm, cách nhận thức về tình hình khu vực và thế giới. Phạm vi lĩnh vực: Luận án tập trung nghiên cứu lĩnh vực hợp tác an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao cũng như quan hệ an ninh giữa một số nước thành viên ASEAN với Mỹ cũng được đề cập nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung, hình thức và bản chất quan hệ ASEAN – Mỹ nói chung và hợp tác an ninh – quốc phòng nói riêng. 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của luận án dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về đường lối đối ngoại trong hợp tác quốc tế. Luận án sử dụng có chọn lọc cách tiếp cận quan hệ quốc tế đương đại trong phân tích diễn tiến quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ. Lý thuyết địa chính trị, địa chiến lược trong mục tiêu xác lập trật tự quyền lực ở một không gian lãnh thổ được xác định cũng được luận án vận dụng. Yếu tố lợi ích quốc gia, khu vực, bối cảnh quốc tế tác động, quan điểm, chính sách của các bên cũng là một trong những vấn đề được xem xét khi luận giải mối quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính sử dụng trong luận án là phương pháp lịch sử kết hợp với logic. Các vấn đề được xem xét trong trong mối quan hệ tương tác đa chiều gắn với chính sách tổng thể của khu vực và lợi ích của nhiều quốc gia trong bối cảnh không gian, thời gian, sự vận động của các vấn đề được xác định. Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội nhân văn và phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành quan hệ quốc tế, khu vực học, chính trị học cũng được tác giả luận án sử dụng nhằm làm sáng tỏ quá trình vận động và bản chất mối quan hệ hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2015. 4.3. Các nguồn tài liệu Tài liệu gốc (loại I) là những văn kiện chính trị, ngoại giao, các thông cáo, tuyên bố chung, các hiệp định, văn bản thỏa thuận, biên bản ghi nhớ đã ký kết về 5 lĩnh vực chính trị, an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, giữa Mỹ với các nước thành viên ASEAN từ năm 1991 đến năm 2015. Tài liệu tham khảo (loại II) gồm các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án và một số trang thông tin liên quan ở trong và ngoài nước. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án là công trình nghiên cứu tương đối chuyên sâu, có hệ thống và toàn diện đầu tiên ở Việt Nam về tiến trình vận động, phát triển của hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, nhất là tiến triển xây dựng thể chế, chủ chương, nội dung hợp tác từ năm 1991 đến năm 2015. Hai là, luận án chỉ ra những nội dung, vấn đề trọng tâm của hợp tác an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và một số quốc gia thành viên với Mỹ. Ba là, luận án rút ra các đặc điểm, đánh giá tác động của hợp tác an ninh quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ đối với an ninh và phát triển của mỗi bên và khu vực. Trên cơ sở đó đưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác an ninh – quốc phòng với ASEAN - Mỹ. Bốn là, luận án bổ sung thêm vào hệ thống tư liệu và luận cứ khoa học phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, quan hệ quốc tế, chính trị học và chuyên sâu về ASEAN, quan hệ ASEAN - Mỹ. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: Luận án góp phần làm rõ hơn tính logic và bản chất quan hệ đối ngoại, thể chế và nội dung hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ trong bối cảnh ASEAN hoàn thiện Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và thực hiện chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn ở khu vực; Mỹ tiến hành chiều chỉnh chính sách an ninh ở khu vực ĐNA và CA - TBD. Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho nghiên cứu, hoạch định chính sách đối ngoại an ninh quốc phòng của ASEAN và các quốc gia thành viên trong đó có Việt Nam không chỉ đối với Mỹ mà với cả Trung Quốc và các nước đối tác của ASEAN trong bối cảnh khu vực ĐNA và CA – TBD đứng trước nhiều biến động, cuộc cạnh tranh Mỹ Trung ngày một phức tạp, ASEAN phải đối mặt với những thách thức an ninh mới. 6 Luận án là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho cán bộ công tác trong lĩnh vực đối ngoại, an quốc - phòng ninh; là tư liệu cần thiết phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập chuyên ngành Lịch sử thế giới, Chính trị học và Quan hệ quốc tế về tổ chức ASEAN và khu vực ĐNA, CA - TBD thời hiện đại. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia thành bốn chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương này luận án đã tập trung khảo sát, nghiên cứu và phân tích những công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ giai đoạn 1991 - 2015. Tác giả chỉ ra những khoảng trống khoa học mà luận án cần tiếp tục làm rõ. Chương 2. Những nhân tố cơ bản tác động đến hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ sau năm 1991 Chương này luận án tập trung phân tích ba nhân tố chính thúc đẩy ASEAN và Mỹ tăng cường hợp tác an ninh - quốc phòng với nhau là: bối cảnh thế giới, khu vực; nhân tố lịch sử; và nhu cầu hợp tác của ASEAN - Mỹ. Chương 3. Thực trạng hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến 2015 Chương này là nội dung chính của luận án, tập trung phân tích, luận giải tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015 trên các nội dung chính như: xây dựng thể chế, hợp tác trên các cơ chế an ninh đa phương của ASEAN và một số lĩnh vực chủ yếu. Chương 4. Nhận xét về hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ từ năm 1991 đến năm 2015 Trên cơ sở phân tích nội dung, diễn tiến vận động quan hệ an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ, chương 4 tập trung làm rõ các đặc điểm, đánh giá tác động hợp tác đối với ASEAN và Mỹ từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Do tầm quan trọng của ASEAN và Mỹ trong các vấn đề quốc tế nói chung, an ninh - quốc phòng nói riêng nên có nhiều công trình của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu đến chủ đề này ở nhiều góc độ khác nhau, trong đó có thể chia ra thành hai nhóm vấn đề sau: 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp tới hợp tác an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở trong nước Bài viết "Xung quanh các cuộc diễn tập chung giữa Mỹ với một số nước Đông Nam Á" của tác giả Lê Xuân Khanh in trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số ra 01, năm 2001 cho rằng: khu vực ĐNA giữ vị trí chiến lược quan trọng, là trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở CA - TBD. Mỹ tăng cường diễn tập quân sự chung với các nước đồng minh, đối tác ở ĐNA là khẳng định sức mạnh và khả năng tung lực lượng răn đe mà không cần phải tiến hành một cuộc xung đột chống lại các nước thù địch hay hành động chống đối nào. ASEAN tuy không được nhắc tới một cách trực tiếp, nhưng các hoạt động tập trập quân sự của Mỹ với những nước ĐNA là thành viên chủ chốt thuộc khối ASEAN đã cho thấy mối quan hệ an ninh mật thiết giữa ASEAN và Mỹ. Luận án "Chính sách của Mỹ đối với ASEAN (1967 - 1995)" của Lê Khương Thùy, bảo vệ tại Trường Đại học QGHN, năm 2001. Công trình đã làm rõ những nội dung quan trọng của quan hệ ASEAN – Mỹ như: quá trình hình thành, sự biến đổi chính sách của Mỹ đối với ASEAN từ khi thành lập cho đến năm 1995; vị trí, vai trò của ASEAN trong chiến lược toàn cầu của Mỹ; bản chất quan hệ Mỹ - ASEAN. Bài viết "Mỹ điều chỉnh chiến lược đối với ASEAN trên lĩnh vực an ninh, quân sự và chính trị sau sự kiện 11/9/2001" của Nguyễn Thị Hạnh trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 01 năm 2006. Tác giả đi vào làm rõ các nội dung: nguyên nhân vì sao Mỹ phải điều chỉnh chiến lược với ASEAN; ASEAN là nội dung quan trọng trong "chiến lược an ninh quốc gia cho thế kỷ mới" của Mỹ. Về nội dung điều chỉnh nhằm: duy trì, tăng cường các liên minh chính trị, quân sự với các đồng minh 8 thân cận như Thái Lan, Philippine và phát triển quan hệ với những nước không phải đồng minh như Việt Nam; Mỹ tiếp tục theo đuổi chính sách "dính líu" với khu vực và xây dựng cấu trúc an ninh có lợi cho Mỹ. Biện pháp để thực hiện nội dung trên là: Mỹ cần duy trì mối quan hệ ngày một hiệu quả với ASEAN và các thành viên thông qua đối thoại an ninh như Diễn đàn ARF; tăng cường sáng kiến tay đôi với từng nước ASEAN; Mỹ tiếp tục tăng cường viện trợ, trao đổi, và hợp tác quân sự với các nước ASEAN; Mỹ cần duy trì và tăng cường lực lượng quân sự ở ĐNA; Củng cố quan hệ và chia sẻ trách nhiệm với các nước đồng minh ở khu vực trong những vấn đề nóng cùng quan tâm. Công trình "Nghiên cứu cơ bản về Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)", của Trần Sỹ Thành được Viện 70 - Tổng cục II - Bộ Quốc phòng ấn hành năm 2007. Tác giả đã khái quát tương đối sâu sắc chặng đường 40 năm hình thành và phát triển của ASEAN. Dưới con mắt của các nhà tình báo quân sự, các vấn đề hợp tác an ninh - quốc phòng trong nội khối, ngoại khối và hoạt động của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) đã được nhóm nghiên cứu phân tích, đánh giá khá là xác đáng. Tác giả cũng đã dành nhiều thời gian, tâm huyết vào làm rõ nguyên nhân, mục đích thúc đẩy hoạt động hợp tác an ninh - quốc phòng của ASEAN; quan hệ và ý đồ của Mỹ, Trung Quốc và một số nước lớn khác trong thúc đẩy quan hệ hợp tác an ninh với các nước ASEAN; đóng góp của các bên trong diễn đàn an ninh khu vực (ARF). Tuy nhiên, do giới hạn thời gian nghiên cứu của công trình là trước năm 2007, nên khoảng thời gian sau năm 2007 là cơ sở để luận án tiếp tục nghiên cứu và làm rõ. Cuốn sách "Quan hệ Mỹ - ASEAN 1967- 1997 lịch sử và triển vọng" của Lê Văn Anh do Nxb Từ điển bách khoa ấn hành năm 2009. Tác giả đã trình bày khái quát 30 năm quan hệ Mỹ và ASEAN, trong nhiều vấn đề được luận bàn, tác giả đã tập trung làm rõ một số vấn đề trọng tâm như: Quan hệ Mỹ - ASEAN trong lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại và văn hóa giáo dục. Tác giả cũng chỉ ra quan hệ trong lĩnh vực chính trị, quân sự và an ninh giữa Mỹ với ASEAN thời kỳ này là sâu sắc nhất, nó gắn với cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả đã đưa ra nhận xét khái quát về quan hệ Mỹ - ASEAN và Mỹ với một số thành viên ASEAN. 9 Bài viết "Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ (từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2011)" của Trần Thị Vinh trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1, năm 2012. Chính sách của Mỹ với ĐNA thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh được tác giả đã phân tích trên ba giai đoạn chính là: 1991 2000, 2001 - 2008 và 2009 - 2011. Dưới thời chính quyền B.Clinton, mặc dù Mỹ thực hiện chiến lược "can dự và mở rộng", tăng cường quan hệ với các nước ĐNA, song chính sách của Mỹ ở khu vực được tác giả khẳng định là không rõ ràng. Chính sách an ninh của Mỹ với ĐNA chỉ thực sự thay đổi sau khi nước Mỹ bị tấn công ngày 11/09/2001. Chính quyền Tổng thống G.Bush ngoài việc xác định ĐNA là mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống khủng bố, ĐNA còn được coi như mắt xích còn thiếu trong vành đai bao vây Trung Quốc. Dưới thời Tổng thống Obama, chính sách an ninh của Mỹ ở ĐNA đã có bước phát triển mới, Mỹ tiến hành chính sách "xoay trục" sang châu Á và xem ĐNA là trọng tâm trong chính sách khu vực. Mối quan hệ ASEAN – Mỹ giai đoạn này cũng được tác giả làm rõ, việc Mỹ đẩy mạnh quan hệ với ASEAN, tham gia tích cực vào các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN có nguyên nhân quan trọng từ thách thứcan ninh ở Biển Đông. Tác giả Nguyễn Thiết Sơn trong cuốn sách "Quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN 2001 - 2020" được Nxb Từ điển bách khoa phát hành năm 2012 đã phân tích mối quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XXI trên các nội dung cơ bản: Bối cảnh quốc tế, khu vực, thực trạng quan hệ Hoa Kỳ - ASEAN trên các mặt kinh tế, chính trị, an ninh quân sự và triển vọng quan hệ trong 10 năm tiếp theo. Đặc biệt tác giả đã phân tích và làm rõ nguyên nhân Mỹ điều chỉnh chiến lược chính sách tại khu vực CA - TBD mà trọng tâm là ĐNA, trong đó quan hệ trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng và an ninh được Mỹ đặc biệt coi trọng và đặt ngang hàng với hợp tác kinh tế cùng ASEAN. Bài viết "Hợp tác hải quân giữa các nước trong và ngoài khu vực Đông Nam Á: thực trạng và triển vọng" của Nguyễn Xuân Thành in trên tạp chí Quan hệ quốc phòng, quý IV/2013. Tác giả khẳng định: những thách thức an ninh trên Biển Đông là cơ sở thúc đẩy tiến trình hợp tác an ninh - quốc phòng của ASEAN trong đó có sự phát triển của Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Hội nghị Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng các nước ASEAN và hợp tác Hải quân khu vực 10 ASEAN cũng phát triển trong xu thế đó. Thông qua tổ chức các hội thảo, hội nghị, xây dựng cơ chế hợp tác; vệc tham gia vào các hoạt động diễn tập, tuần tra chung; hoạt động việc tăng cường các kênh chia sẻ thông tin, giao lưu,v.v. triển vọng hợp tác hải quân giữa các nước ASEAN và ASEAN với các đối tác bên ngoài trong đó Mỹ có quan hệ rất mật thiết. ASEAN cũng kỳ vọng trong thời gian tới, quan hệ ASEAN – Mỹ sẽ đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần ngăn chặn xung đột, xây dựng môi trường hòa bình, an ninh và phát triển trong khu vực. Tác giả Vũ Thị Hưng trong bài viết "Quan hệ an ninh quân sự Mỹ - ASEAN dưới thời Tổng thống Barack Obama", trên tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 11, năm 2015 đã cho rằng: ASEAN ngày càng đóng vai trò quan trọng và là trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở khu vực. Hợp tác an ninh, quân sự với ĐNA được Mỹ chú trọng phát triển hơn dưới thời Tổng thống Obama ở cả bình diện song phương và đa phương. Tác giả đã làm rõ thực trạng quan hệ an ninh, quân sự Mỹ - ASEAN dưới thời Tổng thống Obama trên các khía cạnh: thiết lập cơ chế hợp tác đối thoại giữa hai bên, trong vấn đề hợp tác chống khủng bố, trong tổ chức tiến hành các cuộc tập trận chung và trong phát triển quan hệ song phương với các nước thành viên ASEAN nhất là với các nước đồng minh và đối tác quan trọng của Mỹ ở khu vực. Cuối cùng tác giả kết luận triển vọng quan hệ an ninh, quân sự Mỹ - ASEAN thời gian tới tuy gặp chút khó khăn song nó sẽ phát triển theo hướng tốt đẹp và xích lại gần nhau hơn. Bài viết "Quan hệ ASEAN với các đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực" của Nguyễn Thị Hằng trên Tạp chí Quan hệ quốc phòng, quý I/2016 lại khẳng định việc xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước lớn là thành tựu đối ngoại nổi bật của ASEAN. Trong quan hệ ASEAN - Mỹ, tác giả nhấn mạnh sự tham gia của Mỹ vào các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực. Công trình "Những điều chỉnh của ASEAN trong quan hệ với Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh" của Nguyễn Phú Tân Hương (luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Ngoại giao) lại đi sâu luận giải những điều chỉnh quan hệ của ASEAN với Mỹ ở ba giai đoạn là: 1991 - 1999, 1999 - 2008 và 2008 - 2016. Điểm nổi trội của công trình này là tác giả đã làm rõ được sự uyển 11 chuyển, linh hoạt và những khác biệt của ASEAN trong quan hệ với Mỹ ở từng giai đoạn lịch sử qua đó giúp ASEAN cải thiện, nâng cao vị thế, từng bước trưởng thành và duy trì mối quan hệ độc lập tương đối với Mỹ. Trần Lê Minh Trang trong luận án tiến sĩ "Sự tiến triển trong quan hệ Mỹ ASEAN từ năm 1977 đến năm 2015", bảo vệ năm 2017 tại Học viện KHXH lại đi sâu vào tìm hiểu tiến triển sự vận động của quan hệ ASEAN - Mỹ qua ba giai đoạn: 1977 - 1991, 1991 - 2001 và 2001 - 2015. Trên cơ sở những phân tích khoa học về quan hệ Mỹ - ASEAN từ 1977 đến 2015, tác giả đã rút ra những đặc điểm và đánh giá tác động của quan hệ này đối với ASEAN, Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của luận án nên tiến triển hợp tác an ninh – quốc phòng chỉ được trình bày một cách khái quát bên cạnh nhiều nội dung khác. Ngoài những công trình kể trên, có nhiều bài viết làm sâu sắc thêm quan hệ an ninh - quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ như: "Sự ra đời của Hiệp hội ASEAN và thái độ của Mỹ" của Lê Khương Thùy trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 07-2001; "Những biện pháp của Mỹ nhằm tăng khả năng can dự với ASEAN" của Bùi Thế Hòa trên Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, số 2, năm 2006; "Quan hệ Mỹ ASEAN sau Chiến tranh Lạnh (1991 - 2001)" của Nguyễn Huy Phương trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 08-2008; "Một số đánh giá về hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ và các nước ASEAN" của Đăng Quang trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại số 4, năm 2009; "Sự phát triển và những hạn chế trong quan hệ Hoa Kỳ ASEAN" của Nguyễn Thùy Dương trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 03-2011; "Nhìn lại nhân tố Mỹ trong tiến trình thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)" của Phạm Cao Cường trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 09-2015; "Đóng góp của các nước đối tác ASEAN trong cơ chế ADMM+: Kết quả đạt được và triển vọng" của Lê Bảo Anh trên Tạp chí Quan hệ quốc phòng, quý III/2015; và "Quan hệ Mỹ ASEAN: Cơ hội và thách thức" trên Tin tham khảo thế giới hàng ngày của Thông tấn xã Việt Nam, số 048-TTX, thứ bảy, 05/03/2016,.v.v. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu ngoài nước Bài viết "Hợp tác an ninh giữa Mỹ và ASEAN những giới hạn và khả năng" của Muthiah Alagappa được đăng tải trên Thông tin quan hệ quốc tế, Học viện quan hệ quốc tế, quý 2 năm 1987. Đây là công trình nghiên cứu về hợp tác an ninh – 12 quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ có chất lượng với nhiều thông tin và luận điểm khoa học quan trọng như: ASEAN là hòn đá tảng trong chính sách của Mỹ ở ĐNA; Liên Xô và Việt Nam là mối đe dọa đến lợi ích của Mỹ ở khu vực. Vì vậy, Mỹ và ASEAN phải tăng cường hợp tác với nhau, Mỹ cần tăng cường hiện diện quân sự ở ĐNA, tăng viện trợ an ninh, tiến hành diễn tập quân sự hỗn hợp với các nước thành viên ASEAN và ủng hộ lập trường của ASEAN trong cuộc xung đột ở Campuchia. Tuy nhiên, tài liệu chỉ phân tích hợp tác an ninh - quân sự giữa Mỹ - ASEAN trước năm 1990, giai đoạn sau năm 1991 đến năm 2015 chưa được đề cập. Cuốn sách "Vai trò của Mỹ trong sự hình thành và phát triển của ASEAN" của học giả người Ấn Độ là Chintamani Mahapatra (ABC, năm 1990). Tác giả đã đi sâu, làm rõ chính sách an ninh và vai trò của Mỹ trong tiến trình hình thành và phát triển của ASEAN cũng như khu vực ĐNA. Tài liệu "Chiến lược an ninh của Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Á - Thái Bình Dương" của Bộ quốc phòng, Washington, DC 20301 được đăng tải trên Tạp chí Quân sự nước ngoài, số 02 năm 1995. Trong quan hệ với khu vực ĐNA, báo cáo tập trung vào 2 hướng chính: Trong quan hệ với ASEAN, Mỹ cam kết đóng góp vào an ninh khu vực, ủng hộ các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN, nhất là diễn đàn ARF nhằm thăm dò các cơ chế an ninh đa phương mới. Với các nước thành viên ĐNA, Mỹ coi trọng cơ chế hợp tác tay đôi với các đồng minh và đối tác. Mỹ duy trì các hoạt động viện trợ quân sự, trao đổi thông tin tình báo, thăm viếng quân sự, giáo dục quân sự và tập trận quân sự với nhiều nước ĐNA nhằm dàn xếp và bố trí sẵn các phương tiện vật chất, kỹ thuật ở ĐNA để Mỹ có được thuận lợi trong phối hợp hành động. Báo cáo cũng khẳng định, Mỹ sẽ tăng cường can dự vào những điểm nóng về an ninh của khu vực, nhất là vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Tài liệu "Chiến lược an ninh của Mỹ đối với khu vực Đông Á - TBD" của Bộ Quốc phòng Mỹ báo cáo năm 1998 được đăng trên Tạp chí Quân sự nước ngoài, số 05.1999. Trong chính sách với khu vực ĐNA, Mỹ khẳng định sẽ duy trì can dự toàn diện và tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực thông qua thực hiện các chương trình huấn luyện, diễn tập quân sự, mua bán vũ khí trang bị, tài trợ quân sự, triển khai các thỏa thuận về quyền tiếp cận và các dàn xếp với Singapore, Thái Lan và Philippine,v.v. Trong quan hệ với ASEAN, Mỹ khẳng định ASEAN ngày càng có 13 vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực, ASEAN và Mỹ cùng chia sẻ mục đích chung là ngăn ngừa xung đột, giải quyết thách thức an ninh và vấn đề Biển Đông. Bài viết "Những biện pháp của Mỹ nhằm tăng khả năng can dự với ASEAN", đây là tài liệu nước ngoài được Bùi Thế Hòa dịch và đăng tải trên Tạp chí Kiến thức Quốc phòng Hiện đại, số 02.2006. Bài viết đã khẳng định: ASEAN giữ vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Việc Trung Quốc tăng cường quan hệ với ASEAN và cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ khiến Mỹ và ASEAN đẩy mạnh hợp tác an ninh – quân sự với nhau thông qua các hoạt động như viện trợ quân sự, huấn luyện đào tạo và hợp tác chống khủng bố. Trong bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chắc Ha-gen tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 12 với tiêu đề "Quan điểm của Mỹ đối với an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương" được Tạp chí Quan hệ quốc phòng đăng tải trong quý 3, năm 2013 đã nhấn mạnh: ĐNA mà trọng tâm là ASEAN có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách châu Á của Mỹ. Mỹ tiếp tục phát triển mối quan hệ song phương, đa phương ở khu vực và tham gia hợp tác sâu hơn, có hiệu quả trong sáng kiến cấu trúc an ninh của ASEAN. Bài viết "Đồng Minh, đối tác và các cơ chế an ninh đa phương trong chiến lược an ninh hàng hải 2015 của Mỹ" được Nguyễn Hùng Anh lược dịch đăng trên Tạp chí Quan hệ quốc phòng, quý IV/2015. Công trình làm rõ nội dung trong Sáng kiến an ninh biển Đông Nam Á của Bộ Quốc phòng Mỹ trong bối cảnh an ninh hàng hải ở khu vực CA - TBD đứng trước nhiều thách thức mới. Với ASEAN, Mỹ khẳng định đây là một đối tác quan trọng, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác và ủng hộ ASEAN trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình và an ninh ở khu vực. Mỹ tham gia và ủng hộ các cơ chế an ninh đa phương của ASEAN. Bộ Quốc phòng Mỹ cam kết hỗ trợ ASEAN và các nước thành viên trong việc nâng cao năng lực kiểm soát an ninh biển, hỗ trợ Nhóm chuyên gia (EWG) về An ninh hàng hải thuộc khuôn khổ ADMM+,v.v. Cuốn sách "ASEAN diệu kỳ: Vì một cộng đồng ASEAN phát triển bền vững, và thịnh vượng" (The ASEAN miracle: A catalyst for peace) của Kishore Mahbubani và Jeffery Sng (ISBN: 978-604-77-3384-2) được Phạm Bích Thục dịch, Nxb Thế giới ấn 14 hành năm 2017. Đây là công trình nghiên cứu của những người am hiểu về ASEAN. Các tác giả đã phác họa khá toàn diện lịch sử phát triển của ASEAN, hệ sinh thái hòa bình mà ASEAN theo đuổi, quan hệ giữa ASEAN với các cường quốc, thế mạnh và hạn chế của ASEAN. Đặc biệt, tác giả cho rằng ASEAN xứng đáng nhận được giải thưởng Nobel hòa bình cho những đóng góp về hợp tác an ninh – quốc phòng của mình. Ở phần quan hệ với các cường quốc, tác giả cho rằng đe dọa lớn nhất đối với ASEAN là từ các lực lượng bên ngoài. Trong đó quan hệ ASEAN - Mỹ đã được phân tích trên ba giai đoạn với những nhận xét khá thú vị như: ASEAN chưa bao giờ mất đi bản chất thân Mỹ cốt lõi; Mỹ mặc dù có hoạt động quân sự bao trùm ở khu vực, nhưng Mỹ lại không có một chính sách an ninh rõ ràng và thống nhất ở ĐNA, Mỹ chỉ lợi dụng ASEAN cho những mục đích chính trị và an ninh ở khu vực. Cuốn sách "Xoay trục: Tương lai nghệ thuật lãnh đạo của Mỹ ở Châu Á" (The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia) của Kurt M. Campbell cựu Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á - TBD được Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Văn Sảnh … dịch và hiệu đính, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh ấn hành năm 2017. Tác giả cuốn sách là kiến trúc sư trưởng trong chính sách "xoay trục" sang châu Á của chính quyền Obama, do vậy công trình đã thể hiện rất rõ chính sách an ninh của Mỹ đối với khu vực CA - TBD nói chung và ĐNA nói riêng. Trong 8 chương của cuốn sách, khu vực ĐNA được tác giả đã khẳng định là "một phần cốt yếu" trong chiến lược xoay trục của Mỹ và Mỹ cần duy trì cân bằng mối quan hệ song phương và đa phương ở khu vực. Dựa trên cơ sở các thỏa thuận, dàn xếp an ninh, hoạt động thăm viếng, đào tạo, tập trận song phương và đa phương, Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện và triển khai lực lượng rộng khắp ở ĐNA. Trong phần quan hệ với ASEAN, Mỹ cho thấy sự tích cực trong việc tham gia vào các cơ chế hợp tác an ninh của ASEAN nhằm phát huy vai trò và ảnh hưởng ở khu vực. Mỹ đã nỗ lực cùng với ASEAN trong giải quyết vấn đề Biển Đông và lên án các hành động leo thang căng thẳng của Trung Quốc. Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ mối quan hệ rộng lớn giữa ASEAN - Mỹ, trong đó nội dung quan hệ hợp tác an ninh – quốc phòng giữa ASEAN và Mỹ luôn dành được sự quan tâm nhất định từ đông đảo các nhà nghiên cứu ở trong và ngoài nước. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan