Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hợp chất ankaloic trong thiên nhiên đặc biệt là trong các loại cây hai lá mầm nh...

Tài liệu Hợp chất ankaloic trong thiên nhiên đặc biệt là trong các loại cây hai lá mầm như cây lá ngón, cau lùn, cây thuốc phiện, cà độc dược, cây mã tiền

.DOCX
28
224
138

Mô tả:

MỞ ĐẦU Việt Nam ta là một nước nhiệt đới, nóng, ẩm và mưa nhiều, có nguồn dược liệu rất phong phú, đa dạng và một nền y học dân tộc phát triển lâu đời. Từ xa xưa, ông cha ta đã biết cách sử dụng nhiều loại thảo dược trong việc dưỡng thương, trị bệnh và bồi bổ cơ thể. Như vậy, những cây thuốc dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người. Trong bài tiểu luận này em sẻ trình bày một hợp chất rất quan trọng trong nhiều loại thực vật mà nếu không biết sẻ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi chúng ta khi ăn uống hay sử dụng các cây cỏ. Đó là hợp chất Ankaloic trong thiên nhiên đặc biệt là trong các loại cây hai lá mầm như cây lá ngón, cau lùn, cây thuốc phiện, cà độc dược, cây mã tiền… Có nhiều bộ môn khoa học nghiên cứu về cây thuốc ra đời. Việc nghiên cứu cây thuốc đã giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần và cấu trúc hóa học, hoạt tính sinh học, tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở các nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao như mong muốn để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng một điều đặc biệt quan trọng là làm sao để chiết xuất được hợp chất mà ta mong muốn, vì vậy em sẻ trình bày một số phương pháp để tách các hợp chất ankaloic phục vụ cho điều trị một số bệnh và dùng trong công tác gây tê để phẫu thuật trong y khoa. Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC 1 Contents TỔNG QUAN ANKALOIC....................................................................................................................4 1.1 Khái niệm ankaloic:............................................................................................................4 1.2 Phân loại:...........................................................................................................................4 1.2.1 Nhóm quinolizidin:.......................................................................................................4 1.2.2 Nhóm nicotnana.........................................................................................................5 1.2.3 Nhóm tropan................................................................................................................5 1.2.4 Nhóm isoquinolin........................................................................................................5 1.2.5 Nhóm quinolin.............................................................................................................5 1.2.6 Nhóm indol...................................................................................................................5 1.3 Lý tnh................................................................................................................................6 1.4 Hóa tnh :............................................................................................................................9 1.5 Tác động sinh học...............................................................................................................9 PHƯƠNG PHÁP CHIẾẾT XUẤẾT...........................................................................................................12 2.1 Phương pháp chiếết xuâết ancaloit:....................................................................................12 2.1.1 Để phân lập ancaloit phải qua quy trình sau:..............................................................12 2.1.1.1 Nghiếền nhỏ nguyến liệu thành bột rồềi ngâm với dung dịch HCl 1%...........................12 2.1.1.2 Lọc lâếy dung dịch muồếi, kiếềm hóa để lâếy ancaloit hoàn toàn khỏi muồếi...................12 2.1.1.3 Câết cuồến hơi nước hoặc chiếết bằềng dung mồi hữu cơ như clorofom, benzen v.v.....12 2.1.1.4 Chạy sằếc ký hoặc sằếc ký bản mỏng điếều chếế...phân lập riếng từng ancaloit.............12 2.1.1.5 Xác định câếu trúc các ancaloit thử hoạt tnh sinh học..............................................12 2.1.2. Thuồếc thử phát hiện ancaloit.....................................................................................13 2.1.3.Các thuồếc thử thồng thường tạo kếết tủa với ancaloit :.................................................13 2.1.4.Các nhóm ancaloit hiện nay bao gồềm:.........................................................................13 2.2.Thuộc tnh hóa lý:.............................................................................................................18 2.3 Sự tạo thành alkaloid trong cây:.......................................................................................18 2.4 Phân bồế trong thiến nhiến:...............................................................................................19 QUI TRÌNH CHIẾẾT XUẤẾT CÁC CHẤẾT..................................................................................................20 3.1 Hợp châết Conessin và cây Mức hoa trằếng:........................................................................20 2 3.1.1 Hợp châết Conessin:....................................................................................................20 3.1.2. Phương pháp chiếết xuâết, phân lập, tinh chếế Conessin từ dược liệu..........................21 3.1.3.1 Qui trình chiết xuất alcaloid toàn phần từ vỏ thân cây Mức hoa trắng:...............................................................................................................................21 3.1.3.2 Qui trình phân lập Ankaloic toàn phần từ vỏ cây hoa Mức trắng: ............................................................................................................................................22 3.1.3.3 Qui trình tnh chếế conessin từ alcoloid toàn phâền … … … … … … … … … … … … … . . 2 3 3.2 Chiếết xuâết, phân lập và tnh chếế Nuciferin từ lá Sen.........................................................24 3.2.1 Qui trình chiếết xuâết alcaloid toàn phâền từ lá cây Sen:................................................24 3.2.2 Xây dựng qui trình phân lập Nuciferin từ alcoloid toàn phâền của lá Sen:....................25 3.2.3 Tinh chếế Nuciferin......................................................................................................26 KẾẾT LUẬN........................................................................................................................................27 TÀI LỆU THAM KHẢO......................................................................................................................28 PHỤ LỤC..........................................................................................................................................29 3 TỔNG QUAN ANKALOIC 1.1 Khái niệm ankaloic: Polonopski định nghĩa: “Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi có trong động vật, thường có dược tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc thử chung của alkaloid.” Tuy nhiên cũng có một số chất được xếp vào nhóm alkaloid nhưng nitơ không có dị vòng mà ở mạch nhánh như: ephedrine trong Ma hoàng Ephedra sinica Staf., capsaisin trong Ớt Capsicum annuum L., hordenin trong mầm mạch nha Hordenum sativum Jess., colchicine trong hạt cây tỏi độc Colchicum autumnale L.. Một số alkaloid không có phản ứng với kiềm như colchicine lấy từ hạt tỏi độc, ricinin lấy từ hạt thầu dầu Ricinus communis L., theobromin trong hạt cây cacao Theobroma cacao L. và có alkaloid phản ứng với acid yếu như arecaidin và guvacin trong hạt cau Areca catechu L.. Ankaloit có tính chất hoạt động sinh lý cao đối với cơ thể người và động vật, nhất là đối với hệ thần kinh.Với một lượng nhỏ có thể là loại thuốc đặc hiệu, nhưng lượng tương đối lớn nó là chất độc gây chết người.\ 1.2 Phân loại: Về cấu tạo, ankaloit có đến 250 dạng cấu trúc khác nhau với gần 6000 chất tự nhiên (>5500).Vì vậy, người ta phân loại dựa vào cấu trúc của ankaloit thành gần 20 nhóm, nhưng ngày nay, người ta còn đề nghị chia thành các nhóm nhỏ hơn. Ankaloit thường có cấu tạo khác nhau, nhưng chung quy lại nó có chứa một số dị vòng nitơ và được chia thành các nhóm chính sau: 1.2.1 Nhóm quinolizidin: ví dụ: Spartein trong Cytisus scoparius. 4 1.2.2 Nhóm nicotinana. 1.2.3 Nhóm tropan. 1.2.4 Nhóm isoquinolin. 1.2.5 Nhóm quinolin. 1.2.6 Nhóm indol. 5 1.3 Lý tính Phần lớn alcaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy nghĩa là trong công thức có C, H, N, O, những alcaloid này thường ở thể rắn ở nhiệt độ thường. Ví dụ: Morphine Codein Strychnin 6 Quinin Reserpin Những alcaloid thành phần cấu tạo không có oxy thường ở thể lỏng. Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Coniin 7 Nicotin Các alcaloid ở thể rắn thường kết tinh được và có điểm chảy rõ ràng, nhưng cũng có một số alcaloid không có điểm chảy vì bị phân hủy ở nhiệt độ trước khi chảy. Những alcaloid ở thể lỏng bay hơi được và thường vững bền, không bị phân hủy ở nhiệt độ sôi nên cất kéo được bằng hơi nước để lấy ra khỏi dược liệu. Mùi vị Đa số không mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay như capsaixin, piperin… Màu sắc Hầu hết các alcaloid đều không màu, trừ một số alcaloid có màu vàng như berberin, palmatin, chelidonin. Độ tan Alkaloid base không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ như methanol, ethanol, ether, chloroform, benzen… Muối alkaloid dễ tan trong nước, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ ít phân cực. 8 Dựa vào độ tan khác nhau của alcaloid base và muối alcaloid người ta sử dụng dung môi thích hợp để chiết xuất và tinh chế alcaloid. 1.4 Hóa tính : Một số alkaloid có tác dụng như base mạnh có khả năng làm xanh giấy quỳ đỏ như nicotin. - Đa số các alcaloid đều có tính base yếu. - Một số tính base rất yếu như cafein, piperin… - Vài trường hợp ngoại lệ như colchicin, ricinin, theobromin không có phản ứng kiềm. - Cá biệt cũng có chất có phản ứng acid yếu như arecaidin, guvacin. Do có tính base yếu nên có thể giải phóng alcaloid ra khỏi muối của nó bằng dung dịch kiềm trung bình và mạnh như NH4OH, NaOH… Các alcaloid cho phản ứng với một số thuốc thử chung của alcaloid. 1.5 Tác động sinh học Công dụng của alkaloid rất đa dạng và phong phú, tùy theo từng loại alkaloid. - Tác dụng lên hệ thần kinh - Kích thích thần kinh trung ương: strychnine, caffeine - Ức chế thần kinh trung ương: morphin. Codein - Kích thích thần kinh giao cảm: ephedrine - Liệt giao cảm: yohimbin 9 - Kích thích phó giao cảm: pilocarpin - Liệt phó giao cảm: atropine - Gây tê: cocaine - Tác dụng hạ huyết áp: reserpine, serpentin - Tác dụng chống ung thư: taxol, vinblastine, vincristine 10 - Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn: quinine, berberine, arecoline, emetine. Arecoline 11 Emetine PHƯƠNG PHÁP CHIẾT XUẤT 2.1 Phương pháp chiết xuất ancaloit: Trong cây các ancaloit luôn tồn tại ở dạng các muối với các axít hữu cơ và mỗi họ cây thường có một dãy ancaloit cùng nhóm, trong đó có nhóm chính và nhóm phụ. Hàm lượng của chúng phụ thuộc vào giống cây, mùa vụ và địa lý. 2.1.1 Để phân lập ancaloit phải qua quy trình sau: 2.1.1.1 Nghiền nhỏ nguyên liệu thành bột rồi ngâm với dung dịch HCl 1% (hoặc bằng dung dịch xôđa) để chuyển hóa hoàn toàn ancaloit thành muối clohiđrat dễ tan. 2.1.1.2 Lọc lấy dung dịch muối, kiềm hóa để lấy ancaloit hoàn toàn khỏi muối. 2.1.1.3 Cất cuốn hơi nước hoặc chiết bằng dung môi hữu cơ như clorofom, benzen v.v. 2.1.1.4 Chạy sắc ký hoặc sắc ký bản mỏng điều chế...phân lập riêng từng ancaloit. 2.1.1.5 Xác định cấu trúc các ancaloit thử hoạt tính sinh học, đem sản phẩm thử nghiệm, ứng dung. Có 2 cách để chiết xuất ancaloit: chiết bằng dung môi hữu cơ và chiết bằng dung dịch nước axit hoặc ancol . Phương pháp 1: Chiết bằng dung môi hữu cơ Để chiết ancaloit bằng dung môi hữu cơ, trước hết bột dược liệu phải được tẩm dung dịch bazơ để chuyển ancaloit muối trong dược liệu thành dạng bazơ. 12 Bazơ thường dùng là dung dịch NH3, Ca(OH)2, Na2CO3, NaOH. Dung môi có thể dùng là clorofom, ete, benzen, etyl clorua. Clorofom là dung môi thích hợp nhất cho hầu hết ancaloit bazơ (trừ ancaloit N bậc 4 và N-oxit có cách xử lí riêng). Phương pháp 2: Chiết bằng dung dịch axit hay axit loãng trong ancol. Khác với phương pháp trên, phương pháp này sử dụng dung dịch axit vô cơ hay hữu cơ kết hợp với rượu để chiết ancaloit dưới dạng muối hoà tan. Chiết bằng axit Dịch chiết trung hòa axit, cô cạn, hòa tan cặn trong axit, loại tạp, kiềm hoá rồi chiết lại bằng dung môi hữu cơ, bốc hơi dung môi, hòa cặn trong clorofom để chấm sắc ký. Cách chiết này loại được nhiều tạp và nếu dùng natri hydrocarbonat để kiềm hoá có thể chiết ñược ancaloit có chứa phenol. Chiết bằng dung dịch axit loãng trong ancol. Thu dịch chiết dược liệu trong dung môi ancol - axit. Bốc hơi dung môi, lắc dịch chiết đậm đặc với dung môi hữu cơ (ete, clorofom) để loại tạp. Kiềm hoá dung dịch nước axit rồi chiết bằng dung môi hữu cơ, bốc hơi dung môi thu được cặn ancaloit thô. Với cách chiết này, ancaloit không bị mất nhưng dịch chiết lẫn nhiều tạp. 2.1.2. Thuốc thử phát hiện ancaloit. 2.1.3.Các thuốc thử thông thường tạo kết tủa với ancaloit : - Thuốc thử Dragendorff tạo kết tủa vàng da cam đến đỏ với ancaloit - Thuốc thử Mayer tạo kết tủa màu trắng hoặc vàng cam với ancaloit - Thuốc thử Wagner (Bouchardat) tạo kết tủa vàng nâu với ancaloit. Các thuốc thử thông thường tạo màu với ancaloit : - Dung dịch H2SO4 đậm đặc (D = 1,84 g/ml) - Dung dịch HNO3 đậm đặc (D = 1,4 g/ml ) 13 2.1.4.Các nhóm ancaloit hiện nay bao gồm: - Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, cytisin, nicotin, spartein, pelletierin. - Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin - Nhóm tropan: atropin, cocain, ecgonin, scopolamin - Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnin, brucin, veratrin, cevadin 14 Quinolin - Nhóm isoquinolin: Các ancaloit gốc thuốc phiện như morphin, codein, thebain, papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin. - Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin - Nhóm indol: Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin Tryptamin Các ergolin: Các ancaloit từ cựa ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamin, axít lysergic v.v 15 Ergolin Các beta-cacbolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpin, emetin Yohimbin Các ancaloit từ chi Ba gạc (Rauwolfia): reserpin - Nhóm purin: Các xanthin: caffein, theobromin, theophyllin - Nhóm terpenoit: Các ancaloit aconit: aconitin 16 Các steroit: solanin, samandari (các hợp chất amoni bậc bốn): muscarin, cholin, neurin Các ancaloit từ dừa cạn (chi Vinca) và các họ hàng của nó: vinblastin, vincristin. Chúng là các chất chống ung thư và liên kết các nhị trùng (dime) tubulin tự do, vì thế phá vỡ cân bằng giữa trùng hợp (polyme hóa) và phản trùng hợp vi quản, tạo ra sự kìm hãm các tế bào trong pha giữa của quá trình phân bào. 17 2.2.Thuộc tính hóa lý: Phân tử lượng: khoảng 100-900 Các ancaloit không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ nicotin, spartein, coniin). Các ancaloit với các nguyên tử ôxy trong cấu trúc nói chung là các chất rắn kết tinh ở điều kiện nhiệt độ phòng (ví dụ: berberin) Hoạt hóa quang học Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên nguyên tử nitơ & và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế. Khả năng tạo ra muối với các axít vô cơ (ví dụ: với HCl, H 2SO4, HNO3) hay các axít hữu cơ (như các muối tartrat, sulfamat, maleat) 2.3 Sự tạo thành alkaloid trong cây: Nhờ phương pháp đánh dấu đồng vị phóng xạ người ta đã chứng minh được alkaloid tạo ra từ các acid amin. Người ta đã dùng acid amin có C14 và N15 đưa vào môi trường nuôi cấy hoặc tiêm vào thân cây. Alcaloid sau chiết xuất và phân lập có tính phóng xạ. Làm phản ứng phân hủy để tìm nguyên tử phóng xạ thì thấy được hầu hết nguyên tử nitơ và các nguyên tử carbon của acid amin đều nằm trong cấu trúc nhân cơ bản của alkaloid. Nơi tạo ra alkaloid không phải luôn luôn là nơi tích tụ alkaloid. Nhiều alkaloid được tạo ra ở rễ lại vận chuyển lên phần trên mặt đất của cây, sau khi thực hiện những biến đổi thứ cấp chúng được tích lũy ở lá, quả hoặc hạt như cây thuốc phiện, cây caphe,... chúng được tạo ra ở rể nhưng lại được chứa ở lá, quả, hoa… Vd: L-hyoscryamin trong cây Beladon được tạo ra ở rễ, sau đó chuyển lên phần trên mặt đất. Khi cây 1 tuổi thân cây chứa nhiều alcaloid hơn lá, khi cây 2 tuổi thân cây hóa gỗ nhiều hơn, hàm lượng alcaloid giảm xuống, hàm lượng alcaloid ở phần ngọn đạt được mức tối đa vào lúc cây ra hoa và giảm đi khi quả chín. 2.4 Phân bố trong thiên nhiên: Alkaloid có phổ biến trong thực vật, tập trung ở một số họ: 18 - Apocynaceae (họ Trúc đào) có gần 800 alkaloid. - Papaveraceae (họ Thuốc phiện) gần 400 alkaloid. - Fabaceae (họ Đậu) 350 alkaloid. - Solanaceae (họ Cà) gần 200 alkaloid. Ở nấm có alkaloid trong nấm cựa khỏa mạch (Claviceps purpurea), nấm Amanita phalloides. Ở động vật, cũng đã tìm thấy alkaloid ngày càng tăng, alkaloid samandarin, samandaridin, samanin có trong tuyến da của loài kỳ nhông. Bufotenin, bufotenidin, dehydrobufotenin lấy từ nhựa cóc. Trong cây, alkaloid thường tập trung ở một số bộ phận nhất định. Rất ít trường hợp trong cây chỉ có một alkaloid duy nhất mà thường có hỗn hợp nhiều alkaloid, trong đó alkaloid có hàm lượng cao được gọi là alkaloid chính. Các alkaloid ở trong những cây cùng một họ thực vật cũng thường có cấu tạo rất gần nhau. Hàm lượng alkaloid trong cây thường rất thấp, Một số dược liệu chứa 1-3% alkaloid đã được coi là hàm lượng khá cao. Hàm lượng alkaloid trong cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khí hậu, ánh sáng, chất đất, phân bón, giống cây, bộ phận thu hái và thời kỳ thu hái. Vì vậy đối với mỗi dược liệu cần nghiên cứu cách trồng trọt, thu hái và bảo quản để có hàm lượng hoạt chất cao. Trong cây, alkaloid ít khi ở trạng thái tự do (alkaloid base), mà thường ở dạng muối của các acid hữu cơ như citrat, tactrat, oxalat, acetat… Có một số ít trường hợp alkaloid kết hợp với đường tạo ra dạng glycoalkaloid như solasonin và solamacgin trong cây Cà lá xẻ (Solanum laciniatum). 19 QUI TRÌNH CHIẾT XUẤT CÁC CHẤT 3.1 Hợp chất Conessin và cây Mức hoa trắng: 3.1.1 Hợp chất Conessin: Conessin được phân bố trong một số loài thuộc chi Holarrhena, họ Trúc đào. Trong nghiên cứu này vỏ thân cây Mức hoa trắng (còn được gọi là cây Mộc hoa trắng, Sừng trâu, Thừng mực lá to ) được lựa chọn để chiết xuất Conessin vì Mức hoa trắng là một cây phân bố rộng rãi ở Việt Nam, vỏ thân cây chứa nhiều alcaloid trong đó Conessin là thành phần chính. Thành phần hóa học của vỏ thân cây, phương pháp chiết xuất, phân lập hợp chất từ vỏ thân cây cũng như phương pháp định tính, định lượng hợp chất Conessin trong dịch chiết dược liệu bằng sắc kí đã được các tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứu sơ bộ. Công thức cấu tạo của Conessin Công thức phân tử: C24H40N2 Trọng lượng phân tử: 356,59 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan