Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hồn quê trong thơ tế hanh...

Tài liệu Hồn quê trong thơ tế hanh

.PDF
74
307
150

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN THỊ CÀ DUÔL MSSV: 6106381 HỒN QUÊ TRONG THƠ TẾ HANH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Th.S. GV. NGUYỄN THỊ KIỀU OANH Cần Thơ, 2014 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về tình hình thơ ca trong văn học Việt Nam từ 1930 – 1975 1.1.1. Văn học giai đoạn phong trào Thơ mới từ 1930 – 1945 1.1.2. Văn học giai đoạn từ 1945 - 1975 1.2. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh 1.2.1. Cuộc đời của nhà thơ 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác 1.3. Phong cách nghệ thuật của Tế Hanh Chương 2: KHUNG CẢNH LÀNG QUÊ TRONG THƠ TẾ HANH 2.1. Khung cảnh làng quê trước chiến tranh 2.1.1. Thiên nhiên với những vẻ đẹp êm ả, thanh bình trong cuộc sống đời thường 2.1.2. Quê hương căng đầy nhựa sống trong lao động 2.1.3. Làng quê xơ xác, hoang tàn do sự tàn phá của thiên tai 2.2. Khung cảnh làng quê trong và sau chiến tranh 2.2.1. Làng quê tiêu điều dưới sự giày xéo của chiến tranh 2.2.2. Sự hồi sinh và hòa nhập vào cuộc sống mới của quê hương Chương 3: CON NGƯỜI THÔN QUÊ TRONG THƠ TẾ HANH 3.1. Con người trong cuộc sống đời thường 3.1.1. Con người với những hạnh phúc giản dị, mộc mạc 3.1.2. Con người với niềm hăng say lao động 3.2. Con người trong cuộc sống bất an 3.2.1. Cuộc sống vất vả do thiên tai 2 3.2.2. Đau đớn khi quê hương bị giặc tàn phá C. PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam theo dòng chảy của lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều giai đoạn. Đặc biệt giai đoạn 1930 – 1945 là một giai đoạn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong nền văn học Việt Nam với những thành tựu nổi bật của cả ba dòng văn học cùng song song tồn tại: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Nền văn học trong giai đoạn này vô cùng nhạy cảm và có nhiều biến chuyển, nó giải thoát cuộc đời của bao con người ra khỏi những bế tắc, lề lối, khuôn khổ cũ với những giới hạn như ngục tù. Một giai đoạn văn học chỉ trong vòng 15 năm đã xuất hiện nhiều thành tựu lớn trong dòng văn học chung của cả nước, cùng lúc đó xuất hiện nhiều gương mặt của các nhà văn, nhà thơ anh tú. Trong nền văn học 1930 – 1945, các nhà văn, nhà thơ của chúng ta đã biết thừa hưởng những gì tốt đẹp của cái cũ và tiếp thu cái mới để xây dựng, phát triển nền văn học Việt Nam giai đoạn này lên một tầm cao mới. Trong giai đoạn 1930 – 1945, nổi bật nhất là dòng văn học lãng mạn trong giai đoạn này với nhiều ngòi bút xuất hiện và in dấu đậm nét trên thi đàn văn học cho dù có trải qua bao nhiêu năm tháng vẫn còn lưu giữ lại nét thành công. Đó là sự xuất hiện của nhóm Tự lực văn đoàn với những tác phẩm hiện đại nói lên những số phận con người trong thời thế xã hội là những tiếng nói lên án những lề lối cổ xưa của lễ giáo phong kiến, nói lên cái tôi cá nhân rõ nét để được giải phóng chính bản ngã của mình tìm đến một con đường mới, tiêu biểu đó là một Nhất Linh với tâm hồn dằn vặt, một Khái Hưng yêu đời lạc quan vui buồn đan xen nhau, một Hoàng Đạo đi tìm con đường mới, một Thạch Lam tâm hồn nhạy cảm đầy nhân đạo. Và càng rõ nét hơn là Thơ mới trữ tình, nó đã bộc lộ cái tôi chân thành nhất. Vào giai đoạn này, phong trào Thơ mới với những phong cách thơ: “ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng với Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.” [25; tr.56]. Những nhà thơ mới đưa chúng ta đến với những cung điệu của từng trái tim riêng biệt, với mỗi một cái tôi riêng của mọi người. Và trong đó, có những trái tim neo giữ hồn mình lại gắn liền với dòng điệu của dân tộc, với nét đẹp của làng quê giản dị mà thân tình. Đó là nhà thơ Nguyễn Bính một hồn quê thi vị, là Anh Thơ với cảnh sắc làng quê 4 chân thực và cuối cùng là Tế Hanh bông hoa nở muộn của quê hương đầy chân thành. Tế Hanh mang đến một nét rất riêng so với các nhà thơ khác cùng thời, ông có một tâm hồn nhạy cảm với từng hình ảnh giản dị, gần gũi của quê hương. Từ đó ông đem vào cho thơ mình một cái “tạng” không lẫn vào đâu được nói riêng và cho nền văn học giai đoạn cuối 1930 – 1945 nói chung. Ông đến với thơ ca bằng một hồn thơ quê hương đầy cung bậc cảm xúc nhẹ nhàng nhưng hết sức chân thật. Với khuôn mặt của tuổi trẻ, Tế Hanh đặt chân vào vùng đất của quê hương với những bài thơ rất hồn nhiên, trong sáng nhưng đủ sức làm rung động lòng người đọc qua một số bài thơ như: Quê hương, Lời con đường quê, Những ngày nghỉ học, Chiếc rổ may… Đặc biệt, ông luôn viết về khung cảnh làng quê vùng biển Quảng Trị với một tình cảm yêu quý thiết tha cùng với những con người thôn quê chan hòa trong cuộc sống của quê hương, xứ sở: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá…” (Quê hương) Đó là những câu thơ nhẹ nhàng thể hiện sự thanh bình của vùng quê ven biển với nghề ngư phủ. Chính chất giọng và cùng những hình ảnh rất thực của đời thường, giản dị và thân quen của Tế Hanh đã thôi thúc người đọc tìm đến với trang thơ của thi nhân. Những trang thơ chứa đậm một tâm hồn với tình yêu chung thủy đối với quê hương, luôn hướng về bóng quê qua bao năm tháng dù trải qua bao biến động thì với Tế Hanh ta vẫn sẽ tìm được một hình ảnh quê hương không hề phai nhòa mà mãnh liệt thương yêu. Vì thế chúng tôi tìm đến với những vần thơ quê hương chân thành của Tế Hanh, những vần thơ mang hương vị cùng với nét đẹp của quê hương được viết nên bởi Tế Hanh. Một Hồn quê trong thơ Tế Hanh. 2. Lịch sử vấn đề Trong sáng tác của Tế Hanh, ta luôn thấy nơi lưu giữ tâm hồn của nhà thơ là quê hương với những hình ảnh, âm thanh của cuộc sống đời thường nơi làng quê thân thương. Vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ Tế Hanh, đặc biệt là mảng đề tài về quê hương. 5 Ngay từ khi bước chân đầu tiên vào làng thơ Việt Nam với tập thơ đầu tay Nghẹn ngào, Tế Hanh đã được nhà văn Nhất Linh trong nhóm Tự lực văn đoàn đánh giá khá cao trên báo Ngày nay (số ra ngày 25 – 5 – 1940): “Đặc biệt nhất trong tập có hai bài Quê hương và Những ngày nghỉ học là hai bài thơ hay của thơ ca Việt Nam và hai bài đó đủ định giá trị của nhà thơ Tế Hanh” [13; tr.9]. Hai bài thơ ấy đã nói lên tâm tình của một tâm hồn tươi trẻ với quê hương đậm những tình thương. Đó là những tình cảm thuần túy nhất của nhà thơ dành cho quê hương miền biển, với những con người đời thường giản dị, với những cảnh sắc của làng quê quanh những con sóng biển, chiếc thuyền đánh cá và cả con đường làng cùng chung đó là một tình cảm nặng lòng thời niên thiếu với quê hương. Trong quyển Thi nhân Việt Nam, cùng với 46 tác giả khác, Tế Hanh được Hoài Thanh giới thiệu đầy trân trọng: “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thân tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi, thường ta chỉ thấy mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.” [25; tr.160]. Như Hoài Thanh nhận định, Tế Hanh không chỉ nói được cảnh sắc của làng quê mà còn thổi vào đó cả hồn quê từ bên ngoài vào đến bên trong. Để cho ai trong chúng ta cũng cảm nhận được, cũng có thể thấy được một quê hương đủ hương sắc trong thơ Tế Hanh. Tế Hanh đã đưa tâm hồn mình đến với người đọc. Một tâm hồn trong trẻo, tinh tế khi cảm nhận được hơi thở mộc mạc của làng quê, những hương vị đậm đà của một vùng quê biển với một cảm xúc chân thành. Chế Lan Viên nói đến phong cách thơ của Tế Hanh trong Tế Hanh – Thơ hay là cách mạng: “Mỗi nhà thơ có một cái tạng riêng, và nhiều cái tạng khác nhau đó đã làm nên một nền văn học phong phú và đa dạng. Về với cái gần gũi, về làng cũ, về vườn xưa, về phương Nam, về với một bàn tay em, bên giếng giặt. Cảm giác thân quen, gần gũi và cảm giác toát ra từ thế giới thơ anh. Giữa lúc người ta nói hỏa ngục, thiên thai, chiến địa, thưở hồng hoang, thì anh nói đến làng, đến nhà ga một ngày chủ nhật. Dù anh viết khá hay về biển, biển trong bão dữ, nghĩ đến anh, tôi vẫn nghĩ đến 6 cái êm đềm của những con sông…” [19; tr.196]. Ta nhận ra cái chất và cái hồn riêng chỉ có ở thơ Tế Hanh khi viết về quê hương. Phải là người yêu lắm quê hương mình mới có những cảm nhận tinh tế đến với từng cảnh vật, con người nơi quê hương bằng chính tình cảm chân tình nhất của mình. Tế Hanh đã thể hiện được hình ảnh quê hương, những tình cảm đối với quê hương để viết lên những trang thơ hay về quê hương. Đó cũng là những bài thơ viết về quê hương với những hình ảnh hiện thực của cuộc sống đời thường. Mã Giang Lân nhận xét: “Từ trong phẩm chất tâm hồn, tình cảm, cái neo giữ Tế Hanh vẫn là tấm lòng tha thiết với quê hương, làng xóm, với những con người thân thiết ông từng gắn bó, yêu thương và bộc bạch trong những bài thơ đặc sắc thưở “Hoa niên”: Quê hương, Lời con đường quê, Những ngày nghỉ học, Chiếc rỗ may,… Chính vì thế, bên cạnh những hình ảnh trên, thơ Tế Hanh vẫn có sự gắn bó với cuộc đời, với quê hương, với con người, vẫn có những bài đậm chất hiện thực.” [14; tr.21]. Khi nói về hình ảnh quê hương trong đó con người, thiên nhiên gắn bó với nhau và gắn bó với chính tâm tình của Tế Hanh, Phạm Hổ viết: “Quê hương không phải là một khái niệm trừu tượng mà luôn luôn là những gì cụ thể: những người thân trong gia đình, những bà con trong làng, những người đã chết, những người đang sống,… là mái đình, là lũy tre, là con sông (với Tế Hanh con sông có vị trí đặc biệt về tình cảm: “Hỡi con sông tắm cả đời tôi”) là những gì bé nhỏ hơn nữa: tiếng sóng đánh, tiếng võng kêu: “Tiếng sóng chen tiếng võng tâm tình…”. Quê hương của anh lại là quê hương cách mạng, một quê hương anh hùng.” [14; tr.174]. Không chỉ nói về cảnh sắc quê hương mà còn là những con người quê hương gắn bó cuộc đời mình với quê hương. Nơi đó, con người và sự vật làng quê đã hòa quyện thành một, là tình cảm neo giữ ở chính mỗi một con người với quê hương. Đó chính là quê hương trong thơ Tế Hanh. Tình cảm trong Tế Hanh quả thật là tình yêu dành cho quê hương, đất nước. Khi Hà Minh Đức viết về tâm tình của Tế Hanh: “Tế Hanh luôn giữ được tình cảm của một người con quê hương, ân tình chung thủy. Một khoảng trời Nam, dòng sông, ngọn núi, cảnh làng,… đều in sâu trong tâm trí. Có một khuôn mặt quê hương hiện hình với nét gợi cảm, một “dòng sông yêu thương trong vắt”, một “khoảng trời xưa yên lành”, một “vườn xanh nắng ấm”. Và cũng có những nét tương đồng và sự hòa hợp giữa khuôn mặt người thân yêu với khuôn mặt quê hương.” [14; tr.219]. Quê 7 hương trong Tế Hanh có biển, có những con đường, lũy tre, mảnh vườn và những người dân quê chân chất, hiền lương. Và khi nói đến quê hương trong thơ Tế Hanh ta sẽ thấy hiện hữu một dòng sông quê êm ả trôi bên những cảnh vật và con người của làng quê. Đó là dòng chảy của bao nghĩa tình. Nguyễn Đức Quyền đã lột tả được sự chuyển biến trong tình yêu dành cho quê hương của Tế Hanh: “Quê hương là tiếng thơ của một tấm lòng non trẻ tha thiết với cuộc sống, là tiếng reo tở mở của một tâm hồn giàu xúc cảm trước cảnh sắc quê hương. Còn Nhớ con sông quê hương là tiếng thơ của một tâm hồn giàu cảm xúc đã được ý thức soi sáng, của một phong cách thơ đã phì nhiêu, của một tài thơ đã chín.” [14; tr.414]. Cùng với mạch chung chuyển biến của tình cảm, đến với những vần thơ cách mạng của Tế Hanh, ta vẫn bắt gặp những tình cảm dành cho quê hương, con người của quê hương anh dũng, kiên cường. Hà Minh Đức viết: “Đến với Cách mạng, Tế Hanh là người công dân có ý thức trách nhiệm, nhà thơ trung hậu và giàu nhân ái. Tế Hanh thường không mở ra những diện phản ánh và cảm xúc nhân rộng trong thơ mà lặng lẽ đi vào chiều sâu của từng mảnh đời, từng hiện tượng.” [19; tr.198]. Và tình cảm đó luôn là mạch nguồn của thơ Tế Hanh dù cho đi qua bao chặng đường, cái trọng tâm của nhà thơ cũng là một tấm lòng son sắt thủy chung với quê hương xứ sở như Hà Minh Đức đã khẳng định: “Đi suốt cuộc đời, tình yêu quê hương đất nước như một cảm hứng lớn bao trùm thơ Tế Hanh và trên nhiều bình diện, nhiều thời điểm, Tế Hanh đã để lại nhiều bài thơ hay về chủ đề thơ gần gũi này.” [14; tr.219]. Với những bài nghiên cứu trên của các tác giả đã làm nổi bật lên vẻ đẹp quê hương trong thơ Tế Hanh và cả phong cách nghệ thuật rất riêng của thơ ông. Từ đó đã khẳng định được những đóng góp của Tế Hanh vào nền thơ ca của dân tộc. Qua đó, những bài nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi có những cơ sở định hướng cho việc tìm hiểu cụ thể và rõ hơn về đề tài Hồn quê trong thơ Tế Hanh. 3. Mục đích nghiên cứu Khi thực hiện đề tài Hồn quê trong thơ Tế Hanh chúng tôi mong muốn đạt được những mục đích sau: Thứ nhất có thể đi sâu vào nghiên cứu để làm nổi bật hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh. Thứ hai, chúng tôi khảo sát các bài thơ của Tế Hanh nhằm tìm hiểu được sâu hơn về phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Cuối cùng, từ việc nghiên cứu những bài thơ mang vẻ đẹp quê hương của Tế Hanh chúng tôi 8 mong muốn phần nào cho thấy được những đóng góp của nhà thơ trong nền văn học nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào vẻ đẹp hình ảnh của cảnh quê và người dân quê trong thơ Tế Hanh qua các tập thơ của ông như: Tế Hanh tuyển tập thơ (1997), Tuyển tập Tế Hanh (II) (1997) của nhà xuất bản văn học Hà Nội. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham khảo thêm tư liệu thơ văn viết về mảng đề tài quê hương của các nhà thơ khác trong phong trào Thơ mới như: Nguyễn Bính, Anh Thơ … để so sánh, làm rõ hơn về cảm hứng quê hương trong thơ Tế Hanh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp như sau: Phương pháp hệ thống: hệ thống lại toàn bộ các bài thơ thuộc mảng đề tài về quê hương được viết trong quá trình sáng tác của nhà thơ để có thể tìm hiểu và phân tích dẫn chứng dễ dàng. Phương pháp lịch sử: nhằm để tìm hiểu thêm những chuyển biến của lịch sử, xã hội nước nhà đã tác động, ảnh hưởng đến hoàn cảnh ra đời cũng như cảm hứng nghệ thuật của nhà thơ. Phương pháp tiểu sử: tìm hiểu về tác giả để hiểu hơn về cuộc đời của nhà thơ, từ đó thấy được tầm ảnh hưởng của cuộc đời đến trang thơ của Tế Hanh. Phương pháp phân tích: nhằm phân tích các dẫn chứng để làm rõ hơn về những nội dung, giá trị nghệ thuật thể hiện hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh. Phương pháp so sánh: để đối chiếu giữa hình ảnh quê hương và sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật giữa các nhà thơ với nhau, từ đó làm nổi bật hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh. Bên cạnh đó, trong luận văn chúng tôi sử dụng một số thao tác như tổng hợp, bình giảng, chứng minh, liệt kê… để làm rõ hơn về vấn đề nghiên cứu. 9 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vài nét về tình hình thơ ca trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1930 - 1975 1.1.1. Văn học giai đoạn phong trào Thơ mới từ 1930 – 1945 Giai đoạn văn học từ 1930 – 1945 là giai đoạn đáng chú ý nhất trong dòng văn học Việt Nam hiện đại. Vì chỉ trong 15 năm đã xuất hiện cùng lúc ba dòng văn học song song phát triển cùng nhau làm nổi bật cả một thời kỳ văn học. Ba dòng văn học đó là: văn học lãng mạn, văn học hiện thực phê phán và văn học cách mạng. Những dòng văn học này mang đến một thế giới mới cho nền văn học nước nhà với những tên tuổi cùng những tác phẩm sống mãi cùng thời gian. Văn học làm cho cuộc sống thêm sắc hương và cũng là một phần quan trọng của cuộc sống vì nó nói lên một phần sự thật của cuộc sống, của xã hội. Vào giai đoạn này, xã hội đang lâm vào tình cảnh thực dân nửa phong kiến vô cùng rối ren, cuộc sống của con người bị kìm kẹp trong bóng tối. Trong thời gian dài bị đô hộ và áp bức như thế thì “tức nước vỡ bờ”, cái tôi bị kìm hãm trong “nhà ngục” đen tối đó cuối cùng đã trổi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và để thể hiện mình rõ nhất, họ tìm đến văn học như một nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm và văn học trở thành nguồn sức mạnh cho chính những con người bộc lộ cái tôi bản ngã của mình. Văn học hiện thực phê phán vào giai đoạn này tái hiện một cách chân thực về thực trạng xã hội lúc bấy giờ, vạch trần mọi âm mưu đen tối của các thế lực phong kiến và kẻ thù, những mâu thuẫn xã hội thực dân nửa phong kiến được phơi bày tất cả trước ánh sáng xã hội, đồng thời lên án những tội ác, những bất công trong một chế độ thực dân nửa phong kiến hết sức ngột ngạt lúc bấy giờ. Một xã hội mà con người ta phải nén mình lại để thở, để sống. Mọi thứ đều được viết nên bởi những tên tuổi lớn như: Nguyễn Công Hoan với tác phẩm Bước đường cùng, Ngô Tất Tố với tác phẩm Tắt đèn, Nguyên Hồng với tác phẩm Bỉ vỏ và Những ngày thơ ấu, Vũ Trọng phụng với tác phẩm Giông tố và Số đỏ, Nam Cao với tác phẩm Chí phèo và tiểu thuyết Sống mòn… Khi ta đến với nền văn học cách mạng ta lại thấy được đó là tiếng nói hướng về một thời đại mới, một tương lai tươi sáng của ngày mai. Nó thể hiện tinh thần yêu nước một cách rõ ràng hơn, nổi trội hơn hai dòng văn học còn lại, nó thể hiện một tinh thần lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu con người và niềm tin chiến thắng trước một xã hội đen tối cần thay đổi, trước lũ tay sai và bọn giặc hung tàn để mở ra một 10 tương lai tươi sáng vào ngày mai. Những tên tuổi nổi bật của dòng văn học cách mạng và những bài thơ tiêu biểu là Hồ Chí Minh với tác phẩm Nhật ký trong tù, Tố Hữu với Từ ấy. Ngoài ra còn có các tên tuổi như: Sóng Hồng, Hồng Quang… Với một khí thế hừng hực: “Còn một giây, còn một chút tàn hơi; Là còn phải tranh đấu mãi không thôi.” (Đôi bạn – Tố Hữu). Với lời thơ như chất thép đánh vào lòng quân địch, nâng cao ý chí của quân ta đã làm nên những áng thơ bất hủ. Giai đoạn 1930 – 1945, văn học lãng mạn đã khẳng định cái tôi như một bản thể tích cực trong cuộc sống, như chính một chủ thể sáng tạo độc đáo trong nghệ thuật. Lần đầu tiên trong nền văn học Việt Nam có cái tôi cá thể hóa trong cách cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn về thiên nhiên, về con người như thế. Và cũng lần đầu tiên trong khoảng thời gian là 15 năm lại có nhiều phong cách nghệ thuật thơ độc đáo cùng xuất hiện trên tao đàn văn học cùng nhau như thế. Và thật đặc biệt với sự giải phóng cái tôi đã đem đến một thời kỳ văn học mới với nhiều thành công. Văn học lãng mạn với tiểu thuyết hiện đại của nhóm Tự lực văn đoàn bày tỏ những khát vọng giải phóng cái tôi cá nhân, lên án những lề lối cổ xưa của lễ giáo phong kiến. Tiêu biểu đó là Nhất Linh với một nỗi niềm dằn vặt tìm đến con đường hạnh phúc với Đoạn tuyệt, Đời mưa gió, một Khái Hưng yêu đời, vui buồn cùng những ảo tưởng lãng mạn với Nửa chừng xuân, Gia đình, một Hoàng Đạo với quan niệm về một thế hệ trẻ có ý trí, có nghị lực vươn lên thoát khỏi con đường trụy lạc với tác phẩm Con đường sáng, một Thạch Lam với tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng nhân đạo trước cuộc sống, một tâm hồn trẻ vừa lãng mạn vừa hiện thực với tác phẩm Gió lạnh đầu mùa, một Nguyễn Tuân – nơi lưu giữ lại những nét đẹp văn hóa truyền thống trong cuộc sống với tác phẩm Vang bóng một thời… Nếu như Tự lực văn đoàn khẳng định mạnh mẽ cái tôi cá nhân với những tuyệt phẩm văn xuôi thì phong trào Thơ mới lại tìm về cái tôi bản ngã trong những vần thơ du dương hay réo rắt. Thơ mới là một cuộc đổi mới, cách tân hoàn toàn khi cái tôi của mọi nhà thơ được thể hiện ra bên ngoài một cách mạnh mẽ nhất. Nó đã bứt phá khỏi bức tường dày đặc của hàng ngàn năm phong kiến. Thơ mới tiếp nối những cái hay của thơ ca cũ và phát triển những tinh hoa của thời đại mới. Thơ mới còn là tiếng nói của thơ ca trước thời đại, những trăn trở, những cảm xúc chân thật về thế giới xung quanh của những bản ngã được giải phóng làm nên những nét đặc sắc trong thơ, trong phong cách của từng nhà thơ. Thơ mới thể hiện những điều cấp thiết nhất, là tiếng nói của cái tôi được giải phóng, là tình yêu giành cho quê hương thiết tha, là tình yêu sâu 11 sắc thầm kín dành cho đất nước. Tuy nhiên, tình yêu đất nước, lòng yêu kính vô bờ ấy không được thể hiện trực tiếp như trong dòng văn học cách mạng, mà nó được thể hiện qua nỗi lòng da diết nhớ thương, luyến tiếc về một thời vàng son, nỗi niềm khát vọng tự do, sự trân trọng những phong tục tập quán của dân tộc, tấm chân tình gửi trong tình quê, những mong nhớ quê hương… Những tên tuổi nổi bật buổi đầu của phong trào Thơ mới như: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Nhược Pháp, Huy Thông, Vũ Đình Liên,… Trong đó, sự xuất hiện đặc biệt của thi sĩ Thế Lữ với bài thơ Nhớ rừng đã tạo nên tiếng nói của “cái tôi” riêng trong thơ ca từ buổi đầu còn e dè. Sau đó, trên thi đàn xuất hiện nhiều hồn thơ mới: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Nguyễn Đình Thi, Tế Hanh, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ… Xuân Diệu với một hồn thơ đầy rạo rực yêu đương, khát khao yêu cuộc sống, vội vàng yêu và luôn mở lòng đón nhận tình yêu thể hiện qua những vần thơ trong tập thơ Thơ thơ, Gửi hương cho gió. Bên cạnh Xuân Diệu nồng nàn như thế ta bắt gặp một hồn thơ “sầu vạn kiếp” của Huy Cận với tập thơ Lửa thiêng; Hàn Mặc Tử với tập thơ Gái quê, Thơ điên đưa đến cho thi đàn một hồn thơ nhiều biến chuyển, từ một tâm hồn rung cảm nhẹ nhàng chưa mất mát đến một tâm hồn đầy đau đớn thèm thuồng sự sống, mơ tưởng giữa thực và ảo. Chế Lan Viên ngân lên những âm hưởng của những tháp cổ, của quá khứ trầm buồn, đau đớn khi nghĩ đến hiện thực đất nước trong giai đoạn này với tập thơ Điêu tàn. Ta lại tìm thấy một hồn thơ quê mùa như Nguyễn Bính với những mối tình quê giản dị êm đềm và trong sáng với các tập thơ Lỡ bước sang ngang, Tâm hồn tôi,… Một Anh Thơ chú tâm tả cảnh sắc của quê hương, lấy thiên nhiên làm bối cảnh, lấy nếp sống của người nông dân làm đề tài chính đã tạo nên một nguồn cảm xúc riêng với tập thơ Bức tranh quê. Và cuối cùng là nhà thơ Tế Hanh, người đã gắn mình với xứ biển quê hương, một hồn quê trong trẻo của những ngày niên thiếu, nhà thơ với tập thơ Hoa niên đã để lại trong lòng người đọc một phong vị riêng của tuổi trẻ, sự nhẹ nhàng nhưng đầy rung động. Từ một tâm hồn nặng lòng với cuộc sống, giàu tình thương với con người và quê hương, thơ Tế Hanh giàu thêm tính tự sự trong việc mô tả những bức tranh hiện thực. Đó có thể là sự hoài niệm về một khung cảnh làng dệt ngày nào rộn rã giờ đây chỉ còn lại vẻ xác xơ buồn thảm: “Chiếc khung cửi nằm im chờ nhện đóng Phận con tằm lỡ dở nghĩ mà thương Bao trái tim góa bụa giữa tầm thường 12 Một thế hệ hao mòn trong lặng lẽ”. (Một làng thương nhớ) Hay cả một niềm hoài niệm kính yêu về người cha thất chí, chôn niềm khát khao tung hoành của một trang nam nhi ở một miền quê nghèo, người ta thấy cả một nỗi xót xa về cảnh hưng vong của đất nước: “Bóng đau thương mấy mươi năm về trước Núi sông buồn trang sử mở suy vong Đường số mệnh là con đường của nước Nợ nam nhi canh cánh giục bên lòng...” (Một nỗi niềm xưa) Đến với Thơ mới bằng những bài thơ trong trẻo, thơ Tế Hanh ngày càng sâu sắc hơn khi đề cập về một nỗi niềm thời thế và thấm đẫm những nỗi buồn trước hiện thực cuộc sống. Cũng chính từ đấy, không ồn ào và choáng ngợp chỉ nhẹ nhàng và êm ả, thơ Tế Hanh đã tiếp tục tô thêm màu sắc, bồi đắp thêm những giá trị mới cho thơ lãng mạn vào chặng cuối của nó. Với sự xuất hiện cùng lúc của ba dòng văn học như trên, văn học Việt Nam giai đoạn này có thể nói đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, sáng chói nhất mà thậm chí cho đến nay nó vẫn còn giữ vị trí hàng đầu trong thành tựu văn học nghệ thuật nước nhà. Trong đó, tuy không nổi trội như các “ngôi sao sáng” như: Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử,… nhưng Tế Hanh cũng đã để lại dấu ấn phong cách riêng của mình. Một hồn thơ trong trẻo nhưng thấm đượm nghĩa tình. 1.1.2. Văn học giai đoạn từ 1945 – 1975 Chặng đường cuối của thơ mới đã đẩy cái tôi đến cực điểm của sự bế tắc không tìm được lối thoát. Đó là tâm tư của nhiều nhà thơ vào giai đoạn cuối 1945 như Chế Lan Viên đã tuyên bố: “Với tôi tất cả như vô nghĩa; Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau” (Xuân) hay nhà thơ đầy sắc màu yêu thương của sự sống là Xuân Diệu cũng phải thốt lên: “Linh hồn ta u ẩn tựa ban đêm; Ta chưa thấu nữa là ai thấu rõ” (Xa cách). Sự thật đã chứng minh rõ, năm 1945 phong trào Thơ mới lâm vào tình trạng hỗn loạn, rơi vào bế tắc cùng cực và tình hình này đều xảy ra ở hầu hết các nhà thơ. Vào lúc này đây, một nguồn gió mới đã thổi đến, xua đi những đám mây mù đang che phủ tất cả. Ngọn gió Cách mạng tháng Tám đã mang đến những đổi thay kỳ diệu không chỉ cho cuộc sống của xã hội lúc bấy giờ, không chỉ cứu những con người đang sống mà còn 13 cứu cả một nền văn học đang lâm vào bế tắc. Nền thi ca lúc này đã mở ra một chân trời mới, thoát khỏi những mây mù phía trước, giờ đây một nền thi ca mới đầy sáng tạo, có tính chất thời đại được hình thành. Một sự thay đổi diệu kỳ và thiêng liêng để rồi dưới sự lãnh đạo của Đảng, họ gắn bó một cách sâu sắc hơn giữa cái tôi cá nhân với cái ta tập thể, với Tổ quốc và cuộc đời mới. Thơ ca giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1954 đã có nhiều đổi mới. Những vần thơ đã thể hiện được tâm tình, nhận thức của những con người mới thoát khỏi vòng bế tắc, thoát khỏi cuộc sống của con người nô lệ. Thơ ca còn là tiếng nói của cuộc đấu tranh chống Pháp, thể hiện một cách sinh động và chân thật nhất những hình ảnh trong cuộc kháng chiến, những tình cảm cao đẹp của dân tộc ta trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt. Thơ ca vào giai đoạn này đã trở nên một phần rất quan trọng trong cuộc sống tinh thần của quần chúng, đó là tiếng nói gắn liền với hiện thực đời sống kháng chiến. Thơ ca kháng chiến là lời cổ vũ khích lệ đồng chí ra chiến trường, là bài ca của tình quân dân, là sự mật thiết trong tình cảm giữa những con người nơi hậu phương đến nơi tiền tuyến với một lòng nhiệt huyết, một tình cảm chung thủy giành cho con người, quê hương, đất nước. Đó còn là những bức tranh hiện thực về tội ác quân thù đã để lại trên mảnh đất quê hương chúng ta. Những nhà thơ của chúng ta đã không còn mất phương hướng nữa mà giờ đây họ đã nhận ra được con đường sáng để đi. Họ đã tạo hợp thành một lực lượng sáng tác đông đảo ở thời kỳ này: Xuân Diệu với nhiều bài thơ cảm xúc như Tặng làng Còng, Mẹ con,… Huy Cận viết Gặt lúa đêm trăng, Đoàn thuyền đánh cá, Lưu Trọng Lư viết Ngò cải đơm hoa, Chế Lam Viên gần gũi hơn với bài thơ Bữa cơm thường ở trong bản nhỏ, Anh Thơ viết kể chuyện Vũ Lăng, Nguyễn Bính với Đồng Tháp Mười, cuối cùng là Tế Hanh với bài thơ viết về người phụ nữ quê hương Người đàn bà Ninh Thuận. Bên cạnh đó còn xuất hiện thêm một lực lượng nhà thơ mới như: Chính Hữu với bài thơ Đồng chí, Hoàng Trung Thông với bài thơ Bao giờ trở lại, Trần Hữu Thung viết bài thơ Thăm lúa, Hữu Loan viết bài thơ Màu tím hoa sim, Hồng Nguyên viết bài thơ Nhớ, Hoàng Cầm viết bài thơ Bên kia sông Đuống, Quang Dũng với bài thơ Mắt người Sơn Tây, Tây Tiến, Thôi Hữu viết bài thơ Lên Cấm Sơn, Nguyễn Đình Thi với bài thơ Đất nước,… Ra đời vào những năm tháng kháng chiến, đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, những vần thơ nói lên những tâm tình đằm thắm, sâu sắc thủy chung của những người con đối với quê 14 hương, đất nước, dân tộc ta. Đó cũng là khúc ca hùng tráng về cuộc kháng chiến trường kỳ của cả một dân tộc anh hùng. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, đất nước ta rơi vào tình trạng chia đôi chiến tuyến. Khi miền Bắc vui niềm vui hạnh phúc xây dựng chủ nghĩa xã hội thì miền Nam đang bị giày xéo dưới gót giày quân Mỹ - Ngụy. Năm 1955 – 1975, thơ ca lúc này càng gắn liền hơn với cuộc đời của từng cảnh, từng người. Thơ ca viết về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với niềm vui hạnh phúc, niềm vui xây dựng cuộc sống mới, cảm xúc thơ luôn tràn đầy niềm tin, niềm hi vọng và ngợi ca ngày mai tươi sáng. Thơ ca miền Nam với giọng nghẹn ngào, trăn trở với miền Nam yêu quý đang chịu khói lửa mất mác của chiến tranh, bao tội ác quân thù gây nên. Bên cạnh đó là những vần thơ khẳng định tương lai đất nước sẽ độc lập, tự do, đôi bờ sẽ gắn kết lại với nhau, là khúc ca hùng tráng, niềm tự hào về cuộc kháng chiến anh hùng chống Mĩ. Đó là Huy Cận với Bàn tay ta năm ngón mở bình minh, Đặt tên con, Ngã ba Đồng Lộc, Xuân Diệu với tập thơ Mũi Cà Mau – Cầm tay, Tố Hữu với Bài ca mùa xuân 1961, Người con gái Việt Nam,Việt Nam máu và hoa… Lưu Trọng Lư với Sóng vỗ cửa Tùng, Chế Lan Viên với Đêm tập kết, Mẹ,…, Tế Hanh với Nhớ con sông quê hương, Nông trường cà phê,…, Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam, Nhớ mưa quê hương,…, Giang Nam với Quê hương, Nghe tin em vào đại học, Thanh Hải với Mộ anh hoa nở, Cháu nhớ Bác Hồ,…, Viễn Phương với Đám cưới giữa mùa xuân, Nguyễn Đình Thi với Chia tay trong đêm Hà Nội, Nguyễn Khoa Điềm với Mặt đường khát vọng, Hoài Vũ với Vàm Cỏ đông, Phạm Tiến Duật với Tiểu đội xe không kính…. Nền thơ cách mạng không chỉ phản ánh hiện thực cách mạng, kháng chiến và đời sống tâm hồn con người mà còn đề cập và giải phóng không ít những vấn đề tư tưởng, tình cảm trong một thời đại có rất nhiều biến động mạnh mẽ và lớn lao. Nền thơ ca cách mạng, từ 1945 đến 1975 đã phát triển và trưởng thành trong sự gắn bó mật thiết với các chặng đường cách mạng, với con người lao động chân lắm tay bùn cùng những con người tranh đấu chống giặc ngoại xâm, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta. Thơ ca đã biểu hiện hết tất cả vẻ đẹp của tâm hồn, tinh thần dân tộc, đồng thời cũng nói lên những hình ảnh đau thương của con người cùng đất nước dưới sự giày xéo của kẻ thù. Đó là những khát vọng lớn lao của con người Việt Nam, in đậm nét hình ảnh chân thực và cao đẹp về cuộc sống chiến đấu, về nhân dân lao động, những vẻ đẹp gần gũi của quê hương đất nước. Bên cạnh đó các nhà thơ và 15 nhà văn của chúng ta cũng đã có nhiều thay đổi về cảm nhận và cách nhìn về con người và cảnh vật nhưng không hề đi xa hơn với thơ ca dân tộc. Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ phong phú của thơ ca Việt Nam, vừa tạo được cái nền vững chắc của thể loại thơ ca, vừa là sự kết tinh của nhiều tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo và đậm màu sắc riêng từng người. Trong sự vận động ấy của văn học, có thể nói Tế Hanh đã rất vững vàng và thủy chung với cảm hứng nghệ thuật của mình. Nếu như ở các nhà thơ khác, cảm hứng nghệ thuật chịu sự chi phối mạnh mẽ của thời cuộc dẫn đến sự đột biến trong giọng điệu cũng như đối tượng, cảm hứng thẩm mỹ thì Tế Hanh vẫn bình thản, chắc chắn và tiếp tục dòng cảm hứng chủ đạo của mình. Bởi vì ngay từ khi bước chân vào văn đàn Tế Hanh đã chọn cho mình mảnh đất riêng để đứng, đó là quê hương. Từ trước hay sau cách mạng, những vần thơ quê hương của thi sĩ luôn đậm đà tình nghĩa, dạt dào cảm xúc đối với thiên nhiên và con người nơi làng quê. Đó là một điều mà khó có tác giả nào giữ được trước sự biến động của xã hội lúc bấy giờ. 1.2. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Tế Hanh 1.2.1. Cuộc đời của nhà thơ Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh sinh ngày 20 – 6 – 1921 mất ngày 16 – 7 – 2009. Ông sinh ra và lớn lên ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quãng Ngãi. Cha là ông Trần Tất Tố vừa là thầy giáo dạy học vừa là thầy thuốc chữa bệnh. Thuở nhỏ, Tế Hanh học trường làng sau đó lên trường huyện học. Đến năm 1936 ông ra Huế học trường Quốc học Huế. Và vì chịu ảnh hưởng của truyền thống gia đình nên ông yêu mến văn chương. Mặc khác, từ khi ra Huế học, ông đã được tiếp xúc nhiều với thơ Pháp, được gặp nhiều nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Vì vậy, Tế Hanh bắt đầu sáng tác và tham gia vào phong trào Thơ mới. Năm 1943, ông thi đỗ tú tài triết học. Sau đó, ông ra Hà Nội học trường Luật. Nhưng rồi ông bỏ về Huế dạy học ở trường tư thục cùng Hoài Thanh, Nguyễn Văn Bổng,… Tháng 8 – 1945, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa ở Huế. Đầu năm 1946, ông vào Đà Nẵng tham gia vào Ủy ban nhân dân thành phố và nằm trong ban phụ trách Văn hóa Cứu quốc thành phố Đã Nẵng. Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 – 5 – 1945, ông tham gia vào Ban tuyên truyền Mặt trận Quảng Nam – Đà Nẵng. 16 Năm 1947, ông tham gia vào Ban phụ trách trường trung học bình dân miền Nam Trung Bộ do Phạm Văn Đồng thành lập và lãnh đạo. Ngày 1 – 11 – 1947, ông được kết nạp vào Đảng. Năm 1948, ông tham gia vào Ban lãnh đạo Liên đoàn văn hóa kháng chiến Nam Trung Bộ. Đến năm 1949, ông tham gia thành lập và lãnh đạo Hội văn nghệ Liên khu Năm. Sau hiệp định Giơnevơ 1954, ông tập kết ra Bắc và về công tác ở Hội văn nghệ Trung ương. Năm 1957, ông tham gia vào Ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam khóa I, II. Từ năm 1963, ông được bầu làm Ủy viên thường vụ Hội liên hiệp văn học – nghệ thuật Việt Nam. Ông lần lượt làm ban phụ trách báo Văn nghệ, tạp chí Tác phẩm mới và Nhà xuất bản Văn học. Từ năm 1968 – 1978, ông làm trưởng ban đối ngoại Hội nhà văn Việt Nam. Đến năm 1983, ông là Ủy viên Ban chấp hành Hội, làm chủ tịch hội đồng dịch thuật của Hội. Từ năm 1986, ông là chủ tịch Hội đồng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam và là Ủy viên Ủy ban Trung ương Liên hiệp văn học – nghệ thuật Việt Nam. Trong suốt hoạt động làm Cách mạng và văn chương của mình, Tế Hanh đã được nhận nhiều Huân chương, Huy chương trong nước và ngoài nước: Huân chương kháng chiến chống thực dân Pháp, Huân chương kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Huy chương vì thế hệ trẻ của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao tặng, Huy chương Lênin của Liên Xô, kỷ niệm chương Hasec của Tiệp Khắc, Huân chương Độc lập hạng ba (1988), Huân chương Công trạng của Ba Lan, Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996). 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác Trên con đường sự nghiệp văn chương, cả cuộc đời của nhà thơ Tế Hanh đã đóng góp rất nhiều vào nền văn học Việt Nam. Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám, thành tựu thơ Tế Hanh chủ yếu gắn với phong trào Thơ mới. Ông sáng tác từ sớm, đặc biệt là khi ra Huế học ông đã viết tập thơ Nghẹn ngào sau đó đổi tên thành Hoa niên (1945), được nhận giải khuyến khích 17 của Tự lực văn đoàn năm 1939. Tế Hanh được nhà văn Nhất Linh nhắc đến: “Nghẹn ngào là thơ của một người có tấm lòng giàu, dễ rung động trước muôn nghìn cảnh, hoặc tầm thường hoặc éo le ở đời. Tập Nghẹn ngào gom góp lại tất cả những rung động phức tạp của một đời thiếu niên và không có một chủ ý gì về sự liên lạc của toàn thể như Bức tranh quê. Đặc biệt nhất trong tập thơ có hai bài Quê hương và Những ngày nghỉ học, có thể gọi là hai bài thơ hay của thi ca Việt Nam và hai bài đó đủ định giá trị của nhà thơ Tế Hanh.” [13; tr.9]. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945, sự nghiệp sáng tác của Tế Hanh có nhiều bước chuyển đổi, rộng mở hơn, sâu sắc hơn. Ông sáng tác nhiều và thành công hơn trước với một tâm hồn thơ rộng mở, dạt dào cảm xúc quê hương và dân tộc với một khối lượng sáng tác thơ đồ sộ. Tập thơ Hoa mùa thi sáng tác năm 1948 cho thấy rõ thái độ về nhận thức và giác ngộ buổi đầu trong con người cũng như trong trang thơ của Tế Hanh. Đó là mang cái tôi xưa cũ hòa nhập cùng với cái ta chung. Đến với các tập thơ tiếp theo, ta nhận ra rõ ràng hơn sự nhập cuộc với nền văn học mới: Nhân dân một lòng (1954), Lòng miền Nam (1955), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966), Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973), Theo nhịp tháng ngày (1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông (1980), Bài ca sự sống (1985), Tuyển tập thơ Tế Hanh (I) (1987), Thơ Tế Hanh (1938 – 1988) (1989). Sau hòa bình, Tế Hanh viết một vài tập thơ với chất giọng cô đọng hơn, suy tư nhiều và trải lòng với đời: Vườn xưa (1992), Giữa anh và em (1992), Em chờ anh (1994), Thơ Tế Hanh (1997), Tuyển tập Tế Hanh (II) (1997). Ngoài ra, ông còn có những sáng tác viết cho thiếu nhi: Chuyện em bé cười ra đồng tiền (1961), Những tấm bản đồ (1965), Thơ viết cho con (1974), Tiếng sáo, tiếng đàn, tiếng hát (1983), Khu rừng thiêng (dịch) (1983). Bên cạnh sáng tác thơ, Tế Hanh còn là một dịch giả xuất sắc. Những bản dịch thơ vẫn giữ được ý nghĩa của nó, song trong đó vẫn hiện ra một tâm hồn tinh tế, hồn nhiên rất Tế Hanh. Hầu hết thơ của các nhà thơ nổi tiếng thế giới ông đều tiếp xúc và dịch: Lời tự thú (1922), Những bài hát của tôi ơi (1915) của nhà thơ X.Êxênin; Bản xô nát ánh trăng (1956) của nhà thơ Y.Ritxốt; Một trăm bài thơ tình (1959) của nhà thơ P.Nêruđa; Vì anh nếm (1853), Em bé lượm củi (1859) của nhà thơ V.Huygô; Ta 18 chào nước Pháp của ta, Văn xuôi về Enxa hạnh phúc, Đôi mắt Enxa, Bài ca của người hát trong ngục tra tấn của nhà thơ L.Aragông… Về văn xuôi, Tế Hanh cũng đã có viết một số bài: Tâm sự người làm thơ (1963), Ri xốt và thơ Ri xốt (1977), Tiếng ta những mùa gặt mới trong thơ (1983), Cách mạng tháng 10 và thơ Êxênin (1987), Hồi ký tuổi thơ (1990), Thơ Xuân Diệu và âm nhạc (1995), Câu thơ tình của Aragon (1992)… 1.3. Phong cách nghệ thuật của Tế Hanh Tế Hanh đến với thi ca như về chính nguồn cội của mình. Với một tâm hồn nhân ái, một tấm lòng gắn bó với quê hương một cách tự nhiên, Tế Hanh đã mang đến một phong cách riêng góp thêm nhiều màu sắc cho thơ ca Việt Nam. Quê hương là chủ đề xuyên suốt trong những sáng tác của ông và không gian nghệ thuật chủ yếu trong thơ ông cũng là không gian của làng quê: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới” (Quê hương) Hay: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc” (Nhớ con sông quê hương) Cho dù trải qua bao năm tháng, trong thơ Tế Hanh, ta vẫn cảm nhận được một không gian nghệ thuật thuộc về quê hương. Một quê hương thanh bình và hiền hòa, quê hương có cả những tình cảm đong đầy của con người dân quê ẩn mình trong những hàng tre soi bóng xuống dòng nước của quê hương. Tế Hanh là một nhà thơ trữ tình trong sáng và đằm thắm trong tình cảm quê hương đất nước và với cả con người. Có thể thấy và cảm nhận một cách tinh tế không chỉ bằng mắt mà còn bằng tâm tư của cả trái tim biết rung động trước những biến đổi cảnh sắc của quê hương. Những tìm tòi mới mẻ trong khung cảnh đến con người trong thơ Tế Hanh đều thể hiện một tâm hồn thơ trữ tình hồn nhiên trong việc phơi trải những rung động của tâm hồn mình trước cuộc đời. Mỗi bài thơ là một xúc động, một gợi nhớ, một sẻ chia, là những hình ảnh tươi đẹp của làng quê Quảng Trị với trời mây, sông nước: “Làng tôi vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông Khi trời trong, gió nhẹ, nắng mai hồng 19 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” (Quê hương) Hình ảnh thiên nhiên hiện lên một vùng quê êm ả, thanh bình với cuộc sống của con người được miêu tả giản dị và ấm no. Với từng hình ảnh thân quen của quê hương, từ dòng sông, đến con đường làng, mảnh vườn quê đã đi vào thơ Tế Hanh như chính quê hương hiện hữu rõ nét và trung thực đến từng ngõ ngách. Mỗi bài thơ của ông cũng mang đậm dấu ấn của tâm tình riêng, của cảnh ngộ riêng. Không phải ngẫu nhiên, trong những năm đất nước còn chia cắt, những vần thơ xa cách nhớ thương của ông luôn làm xúc động lòng người vì chính tâm hồn nhà thơ là sự thống nhất đến tận cùng máu thịt tình quê hương đất nước: “Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền” (Bài thơ tháng bảy) Những hình ảnh thiên nhiên trong nỗi niềm mong nhớ với bao kỉ niệm thân thương. Từng hình ảnh từ dòng sông xanh đến lũy tre làng, những kỉ niệm nô đùa của tuổi thơ đều là hiện thực về một làng quê hằng mong nhớ trong lòng nhà thơ. Ở những bài thơ mang đậm phong cách Tế Hanh, người đọc luôn thấy ông giãi bày tình cảm và những rung động qua những lời thơ giản dị. Đó là nỗi lòng thương nhớ đến quê hương với những hình ảnh rất quen thuộc của cả một vùng biển rộng lớn cùng thấp thoáng những cánh buồm no gió vượt sóng ra khơi, bên cạnh đó là kỉ niệm của một tuổi thơ bên con sông nhỏ quê hương vẫn chảy cùng ngoài kia là con biển lớn, càng thấy rõ hơn với sự giải bày tình cảm đó là cả nổi lòng với cả con đường làng của quê hương. Với một cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp của mình như thế: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá…” (Quê hương) “Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu” (Những ngày nghỉ học) “Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng” (Nhớ con sông quê hương) … Qua những câu thơ thể hiện một lời bộc bạch tâm tình đơn sơ mà giản dị đến hiền hòa đã khẳng định hơn về một hồn thơ rất riêng đầy cảm xúc với những rung cảm 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan