Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Cao Bằng: Truyền thống và biến đổ...

Tài liệu Hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Cao Bằng: Truyền thống và biến đổi

.PDF
184
286
123

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MÔNG THỊ XOAN HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MÔNG THỊ XOAN HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC, TỈNH CAO BẰNG TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Chuyên ngành: NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM QUANG HOAN 2. TS. LÒ GIÀNG PÁO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân. Các nội dung kế thừa của các tác giả đi trước đều được trích dẫn rõ ràng, các tư liệu, số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 Tác giả luận án Mông Thị Xoan i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ với đề tài “hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng truyền thống và biến đổi, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và các cơ quan, tổ chức, các nhân tại địa bàn nghiên cứu. Tôi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Học viện. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai thầy giáo hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Hoan và TS. Lò Giàng Páo đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết luận án. Xin cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, nơi tôi đang công tác, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận án. Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến chính quyền địa phương, người dân Lô Lô sinh sống ở các bản của huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu thu thập tài liệu để hoàn thành luận án. Tôi gửi lời ơn những bạn đồng nghiệp, người thân trong gia đình đã động viên, khích lệ, chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017 Tác giả luận án Mông Thị Xoan ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC .... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 9 1.2. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 16 1.3. Khái quát về người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc ........................................ 26 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 41 Chương 2: HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC ....................................................................................... 43 2.1. Quan niệm về hôn nhân của người Lô Lô ............................................ 43 2.2. Các quy tắc trong hôn nhân của người Lô Lô ...................................... 48 2.3. Phong tục và nghi lễ trong hôn nhân của người Lô Lô ........................ 56 2.4. Những trường hợp hôn nhân khác của người Lô Lô ............................ 63 2.5. So sánh nghi lễ hôn nhân của người Lô Lô .......................................... 69 Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 79 Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC HIỆN NAY .................................................................................. 81 3.1. Thực trạng biến đổi về hôn nhân .......................................................... 81 3.2. Nguyên nhân và yếu tố dẫn đến sự biến đổi hôn nhân của người Lô Lô ....97 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................... 107 Chương 4: GIÁ TRỊ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC HIỆN NAY - VẤN ĐỀ BÀN LUẬN ................................................. 109 4.1. Bối cảnh xã hội nước ta hiện nay ....................................................... 109 4.2. Giá trị trong hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ....................... 111 4.3. Vấn đề bàn luận góp phần gìn giữ và phát triển hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng trong bối cảnh hiện nay .................. 121 4.4. Khuyến nghị về vấn đề hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng ............................................................................................ 134 Tiểu kết Chương 4 ..................................................................................... 136 KẾT LUẬN .................................................................................................. 138 DANH MỤC CÔNG TRÌNH, BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 143 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 144 iii DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CTQG: Chính trị quốc gia CNH: Công nghiệp hoá DTH: Dân tộc học ĐHQGHN: Đại học Quốc gia Hà Nội HĐH: Hiện đại hoá KHXH: Khoa học xã hội Nxb: Nhà xuất bản Tr: Trang VHDT: Văn hóa dân tộc VHNT: Văn hóa nghệ thuật VHTT: Văn hóa thông tin VH,TT&DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch XHH: Xã hội học iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bức tranh đa dạng về cơ cấu tộc người và văn hoá tộc người ở Việt Nam hiện nay, Lô Lô là một trong 6 tộc người thiểu số thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến và là một trong các tộc người có dân số ít ở nước ta. Họ cư trú chủ yếu ở các huyện vùng cao biên giới thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu. Dân tộc Lô Lô có nền văn hoá khá phong phú và đa dạng, thể hiện qua lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, hôn nhân và gia đình... Hôn nhân là những tập tục, những nghi lễ mà các tộc người đã và đang thực hiện trong các giai đoạn lịch sử, thể hiện bản sắc văn hóa của mình. Hôn nhân là phương thức tạo lập gia đình mới, tạo nên tế bào của xã hội, nơi bảo tồn, trao truyền và làm giàu các giá trị văn hóa tộc người qua các thế hệ. Đối với người Lô Lô, nghiên cứu về hôn nhân sẽ góp phần làm rõ những giá trị văn hoá tộc người được bảo tồn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ đó, góp phần nhận diện một cách cụ thể về bức tranh văn hoá tộc người Lô Lô, cũng như bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc, thực hiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, cụ thể là việc thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ IX, khóa XI về việc “ Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trong thời kỳ đổi mới, giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta nói chung, hôn nhân của người Lô Lô nói riêng vẫn còn bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống. Trong đó, có những yếu tố cần giữ gìn, phát huy và một số yếu tố không còn phù hợp với xã hội hiện đại như: kết hôn cận huyết thống, tảo hôn, kết hôn không đăng ký, sinh con sớm, đẻ con nhiều... Bên cạnh đó, dưới tác động của bối cảnh công 1 nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), giao lưu kinh tế, văn hóa... đã và đang làm thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc trong đời sống sinh hoạt thường nhật, mà hôn nhân là một thành tố chịu sự tác động và biến đổi mạnh mẽ: từ nội dung, thời gian thực hành các nghi thức, nghi lễ đến trang phục, sinh hoạt ăn uống... của người Lô Lô hiện nay. Hôn nhân truyền thống của người Lô Lô có những đặc điểm chung như ở nhiều tộc người khác. Tuy nhiên, hôn nhân của người Lô Lô cũng có những đặc điểm riêng với những nghi thức, phong tục và hệ giá trị chuẩn mực nhất định. Việc nghiên cứu về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống quan trọng của tộc người này, cũng như sự phát triển của văn hóa của họ trong xã hội hiện đại. Vì lẽ đó, nghiên cứu về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng để làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý xã hội và quản lý văn hóa áp dụng các giải pháp phù hợp khi thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình đối với người Lô Lô, góp phần thực hiện nếp sống văn hóa và trong quá trình xây dựng nông thôn mới, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xuất phát từ những yêu cầu về phương diện lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề Hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng: Truyền thống và biến đổi làm đề tài luận án tiến sĩ Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, xem xét các phương diện văn hóa truyền thống trong hôn nhân qua tư liệu hồi cố, tư liệu thực địa. Trên cơ sở đó, nhận diện các yếu tố biến đổi trong hôn nhân của tộc người này trong xã hội đương đại và đề xuất các khuyến nghi, giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị trong hôn nhân của người Lô Lô. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận án trình bày những quan niệm, nguyên tắc, hình thức hôn nhân và cư trú sau hôn nhân, các phong tục và nghi lễ trong hôn nhân, đặc điểm văn hóa trong hôn nhân. - Phân tích những yếu tố văn hóa trong hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc. - Trình bày, phân tích những biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô, nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi. - Phân tích, so sánh về những tương đồng và khác biệt trong văn hoá hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc với đồng tộc ở tỉnh Hà Giang và với người Tày ở huyện Bảo Lạc. - Chỉ rõ những vấn đề đặt ra và khuyến nghị về việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá tộc người trong hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tuợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hôn nhân của người Lô Lô hiện đang sinh sống ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, trong đó tập trung vào cả những yếu tố truyền thống và hiện đại. Ngoài ra, luận án còn so sánh hôn nhân khác tộc của người Tày với người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc và cộng đồng người Lô Lô sinh sống ở tỉnh Hà Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến hôn nhân truyền thống của người Lô Lô, sự biến đổi của hôn nhân và những yếu tố tác động đến sự biến đổi đó. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc trước và sau năm 2014. Đây là thời điểm tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Bảo Lạc nói riêng triển khai sâu rộng hoạt động phổ biến tinh thần 3 nội dung của Luật Hôn nhân và Gia đình được sửa đổi. Trên thực tế, đây cũng là thời điểm các giá trị văn hóa truyền thống đang có xu hướng biến đổi và những giá trị văn hóa mới được tiếp thu. Vì vậy, việc nghiên cứu ở khung thời gian này cho chúng ta thấy được những nét đặc trưng trong hôn nhân truyền thống của người Lô Lô và là cơ sở để phân tích, so sánh, làm rõ những biến đổi trong văn hoá hôn nhân của người Lô Lô trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay. - Phạm vi không gian nghiên cứu: Gồm các thôn có người Lô Lô sinh sống ở huyện Bảo Lạc. Cụ thể là các thôn Cốc Xả, Nà Van thuộc xã Hồng Trị, thôn Khuổi Khon thuộc xã Kim Cúc, thôn Ngàm Lồm thuộc xã Cô Ba, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, về hôn nhân và gia đình. Trong đó, đáng chú ý là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hôn nhân, cũng như chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Sau Cách mạng tháng Tám - 1945, trong cuốn “Đời sống mới” (tháng 3 năm 1947), Bác Hồ đã phát động toàn dân xây dựng đời sống mới trong một quốc gia độc lập mới, trong đó Người coi xây dựng gia đình mới là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng đời sống mới. Đồng thời, Người còn chỉ ra phương pháp cũng như nội dung cần thực hiện trong cuộc vận động này là “Cái gì xấu thì phải bỏ, cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý, cái gì tốt thì phải phát triển thêm” [59]. Vấn đề hôn nhân và gia đình luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt 4 Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã chỉ rõ tầm quan trọng của gia đình trong sự nghiệp xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, con người mới. Tuy nhiên, nước ta có 54 thành phần dân tộc khác nhau cùng sinh sống, mỗi dân tộc có phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ riêng và cư trú sinh sống trong điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù. Luật Hôn nhân và gia đình là vấn đề mang tính nguyên tắc, chuẩn mực sống đem phổ biến và áp dụng tới mọi người dân, mọi thành phần dân tộc phải có những điều khoản riêng phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa, xã hội… và như vậy, luật này mới có hiệu quả cao. Luật Hôn nhân và gia đình quy định cụ thể như sau: “Việc hôn nhân là do nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở việc kết hôn” [58], “phải đủ tuổi kết hôn với Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên, tuổi kết hôn được tính là tuổi tròn, cứ một năm được tính là một tuổi” [58]. Vì đến tuổi đó, nam, nữ mới chuẩn bị được tâm sinh lý để bước vào ngưỡng cửa lập gia đình và lo cho gia đình. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, đồng bào Lô Lô vẫn coi nhẹ việc đăng ký kết hôn, vì coi trọng việc lễ cưới nên họ tổ chức một cách linh đình, ồn ào, ăn uống kéo dài ngày, gây lãng phí cho gia đình cũng như làm giảm năng suất lao động của cộng đồng. Vì vậy, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ ra chỉ thị thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang lễ, lễ hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư hướng dẫn thực hiện chỉ thị của Đảng và Chính phủ trong việc cưới là: “Phải được tổ chức trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm phù hợp với truyền thống từng dân tộc thể hiện văn hóa chung của cộng đồng” [10]. Trong nghị định 32 của Chính phủ đã nêu: “Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp và xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình…” [66]. Nhìn chung, có thể thấy rằng Đảng 5 và Nhà nước luôn quan tâm và có những quan điểm chỉ đạo trong vấn đề về hôn nhân và gia đình của các dân tộc ở nước ta. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp một số phương pháp như là những công cụ cần thiết đảm bảo tính hiệu quả của việc thu thập, xử lý và phân tích các nguồn tư liệu, thông tin trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong đó, phương pháp điền dã Dân tộc học/Nhân học là phương pháp chủ đạo trong quá trình triển khai nội dung luận án. - Phương pháp điền dã Dân tộc học: Khảo sát, điền dã được thực hiện vào nhiều đợt tại một số bản của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Trong các cuộc điền dã, tác giả luận án đã tiến hành quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay phim, tham dự trực tiếp một số đám cưới, các bước tiến hành trong lễ cưới của người Lô Lô. Việc quan sát tham dự đã được thực hiện trong suốt thời gian nghiên cứu tại địa bàn, giúp tác giả có điều kiện tiếp xúc và tham dự trực tiếp vào các sinh hoạt nghi lễ của cộng đồng và gia đình, qua đó thấu hiểu về văn hoá tộc người cũng như hôn nhân của người Lô Lô tại các thôn/ bản được chọn là điểm nghiên cứu chính của luận án. Để hiểu kĩ hơn về hôn nhân của người Lô Lô, tác giả luận án đã khai thác thông tin bằng phỏng vấn sâu với đa dạng đối tượng như: Người cao tuổi, trưởng họ, thầy cúng, thanh niên, phụ nữ; phỏng vấn đại diện nhà quản lý cấp tỉnh, huyện, xã, trưởng bản... Trước khi phỏng vấn, tác giả chuẩn bị một bảng hỏi để phục vụ cho quá trình thu thập thông tin cho luận án. Việc phỏng vấn các đối tượng khác nhau về giới tính, độ tuổi…giúp tác giả thu thập được các thông tin, những quan niệm khác nhau về hôn nhân của người Lô Lô và trong xã hội truyền thống và hiện nay. Thảo luận nhóm theo chủ đề cũng đã được triển khai thực hiện tại địa bàn nghiên cứu. Tác giả luận án đã lựa chọn những nhóm (khoảng 4 đến 7 6 người/nhóm) có cùng một số tiêu chí nhất định để tiến hành thảo luận về các chủ đề liên quan đến hôn nhân, ví dụ nhóm cô dâu, chú rể mới cưới; nhóm bố mẹ vừa tổ chức cưới cho con cái; nhóm những người già từ 70 tuổi trở lên; nhóm thanh niên chưa có gia đình… - Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này đã được áp dụng để trao đổi, lấy ý kiến các chuyên gia, đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến đề tài, cũng như cách đánh giá các thông tin, tư liệu thu thập được tại địa bàn nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Trong quá trình thực hiện luận án, phương pháp so sánh cũng được tác giả luận án sử dụng, cụ thể là tiến hành so sánh hôn nhân của người Lô Lô ở Bảo Lạc với người Lô Lô ở Hà Giang và so sánh hôn nhân của người Lô Lô với người Tày cộng cư ở huyện Bảo Lạc để từ đó có thể rút ra được những điểm tương đồng và khác biệt, cũng như thấy rõ được sự biến đổi trong hôn nhân của người Lô Lô cư trú ở các địa bàn khác nhau. - Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp phân tích tư liệu, tổng hợp, xử lý các tư liệu. Tác giả đã kế thừa các tư liệu của các nhà nghiên cứu đi trước để có thể xác định hướng nghiên cứu, đồng thời phân tích, đánh giá một cách khách quan nhất và từ đó đặt ra được những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu hay bàn luận trong luận án. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu về hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng dưới góc độ Nhân học từ truyền thống đến hiện đại. - Luận án đưa ra những kiến nghị, giải pháp để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá trong hôn nhân của người Lô Lô, góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới ở cộng đồng người Lô Lô. 7 - Luận án góp phần cung cấp những tư liệu, thông tin mới xác thực, có giá trị về lĩnh vực hôn nhân của người Lô Lô cho các nhà hoạch định chính sách, cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu, sinh viên ngành Văn hoá học, Dân tộc học/ Nhân học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, chuyên sâu về hôn nhân của người Lô Lô tại một huyện vùng cao biên giới, luận án góp phần bổ sung nguồn tư liệu mới, làm rõ đặc điểm và các giá trị văn hóa trong hôn nhân của người Lô Lô. - Luận án cung cấp luận cứ khoa học nhằm cụ thể hóa Luật Hôn nhân và Gia đình, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý tham khảo trong việc hoạch định và thực thi chính sách bảo tồn, phát huy giá trị trong hôn nhân của người Lô Lô hiện nay. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát về người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc Chương 2: Hôn nhân truyền thống của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc Chương 3: Sự biến đổi hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc hiện nay Chương 4: Giá trị hôn nhân của người Lô Lô ở huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hiện nay - Vấn đề bàn luận 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI LÔ LÔ Ở HUYỆN BẢO LẠC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình là một trong các chủ đề quan trọng trong nghiên cứu về văn hóa tộc người. Thực tiễn cho thấy, hôn nhân và gia đình luôn phản ánh rõ nét những đặc điểm văn hóa, xã hội của mỗi tộc người qua từng giai đoạn phát triển trong diễn trình lịch sử. Trong truyền thống và hiện đại, hôn nhân và gia đình thể hiện những đặc trưng văn hóa riêng của mỗi tộc người, nhưng đồng thời cũng mang những sắc thái mới cùng với sự biến đổi sâu sắc giữa yếu tố truyền thống và tiếp nhận những yếu tố mới của xã hội đương đại để tạo ra đặc trưng văn hóa trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Với mong muốn có cái nhìn tổng quan về tình hình nghiên cứu, tác giả luận án đã làm rõ các vấn đề thông qua các công trình đã nghiên cứu về người Lô Lô từ trước tới nay, nhận diện các công trình khoa học đã được công bố, làm rõ những điểm chưa nghiên cứu hoặc chưa phân tích một cách có hệ thống. Những tập hợp, thống kê và phân tích dưới đây cho thấy đã có nhiều công trình, bài viết đề cập tới hôn nhân nói chung và hôn nhân của người Lô Lô ở tỉnh Cao Bằng nói riêng, cụ thể như sau: 1.1.1. Hôn nhân nói chung qua các tài liệu nước ngoài Trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884), Ph.Ăngghen cho rằng, trước năm 1860, chưa có thể nói gì về lịch sử nghiên cứu về hôn nhân và gia đình. Việc nghiên cứu về hôn nhân dường như chỉ được bắt đầu vào năm 1861, khi công trình Mẫu quyền của Bacôphen xuất hiện. Tác giả này cho rằng, lúc đầu loài người sống trong tình trạng tạp hôn, con cái sinh ra không biết bố, chỉ biết mẹ, người mẹ vừa là 9 người sinh ra con cái, vừa là người (có thể cùng các chị em gái) nuôi dưỡng con cái. Do đó, trong lịch sử nhân loại, tổ chức xã hội đầu tiên theo mẫu quyền, rồi sau mới dần chuyển sang phụ quyền. Tuy nhiên, cùng với thời gian và bằng các tư liệu mới phát hiện được sau này ở những khu vực và các tộc người khác nhau trên thế giới, lại có ý kiến cho rằng, chế độ mẫu quyền( mẫu hệ) và phụ quyền( phụ hệ) có thể đã từng cùng tồn tại trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Nhà luật học Mác - Lenan (1866), với việc xuất bản công trình Nghiên cứu lịch sử cổ đại - Hôn nhân nguyên thuỷ, đã nêu ra quan điểm về chế độ “ngoại hôn” có tính phổ biến trong xã hội loài người. Đó là tục cấm những người cùng huyết thống trong một thị tộc kết hôn với nhau, nghĩa là chỉ cho phép kết hôn với người không cùng huyết thống ở các thị tộc khác. Năm 1877, L.H Morgan cho xuất bản công trình Xã hội cổ đại thì việc nghiên cứu về hôn nhân và gia đình thực sự bước sang trang mới. Trong công trình này, lần đầu tiên, L.H.Morgan đã phác hoạ ra bức tranh tiến hoá của lịch sử gia đình nhân loại trải qua 5 hình thái: (i). Gia đình huyết tộc; (ii). Gia đình Punalua; (iii). Gia đình đối ngẫu: (iv). Gia đình phụ hệ gia trưởng; (v). Gia đình một vợ một chồng. Tương ứng với các hình thái gia đình này có các hình thái hôn nhân thích hợp sau: Tạp hôn, quần hôn, hôn nhân đối ngẫu và hôn nhân cá thể… Sơ đồ tiến hoá của hôn nhân và gia đình trong tiến trình phát triển của xã hội loài người mà L.H. Morgan đã đề cập trong cuốn Xã hội cổ đại, sau này cũng được Ph. Ăngghen kế thừa trong cuốn Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước [1]. Tuy nhiên, cùng với thời gian và dưới ánh sáng của những tư liệu mới, các nhà dân tộc học đã phát hiện ra những điều không hợp lý, thậm chí có sự nhầm lẫn trong sơ đồ tiến hóa của hôn nhân và gia đình mà L.H Morgan đã nói tới. Quan điểm này đã được thể hiện rõ trong cuốn Nguồn gốc của hôn nhân và gia đình( 1974) của nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết trước đây, đó là IU. Sêmônov. 10 Trong xu thế hiện nay, hôn nhân được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Xã hội học, Nhân học/ Dân tộc học, Văn hóa học, Tâm lý học, Đạo đức học, Luật học... Về lý thuyết và phương pháp luận, một số nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm trong nghiên cứu về hôn nhân. Đó là cần phải đặt hôn nhân trong các bối cảnh văn hoá tộc người; hôn nhân trong mối quan hệ về kinh tế và điều kiện, bối cảnh của môi trường sống; hôn nhân chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, xã hội và tổ chức xã hội, chính sách của Nhà nước. Mỗi nền văn hóa có một quan niệm riêng về hôn nhân. Hôn nhân bao hàm một sự thay đổi trong vị trí xã hội của hai người và ảnh hưởng đến vị trí xã hội của con cháu. 1.1.2. Hôn nhân các dân tộc thiểu số Việt Nam qua tài liệu trong nước Cho đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực hôn nhân của các dân tộc ở vùng miền núi nước ta. Hầu hết các công trình nghiên cứu này tập trung vào các vấn đề lịch sử phát triển của hôn nhân và gia đình ở một số tộc người như: Tày, Nùng, Thái, Chăm, Mường và một số nhóm tộc người ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên dưới góc độ Dân tộc học. Nghiên cứu về hôn nhân và gia đình dưới góc độ đánh giá thực trạng và xu hướng, tiêu biểu là các tác giả như: Nguyễn Đức Thịnh( 1974); Nguyễn Hữu Thấu( 1976); Vũ Lợi (19920; Phạm Quang Hoan(1992, 1993); Đỗ Thuý Bình( 1994)... Nghiên cứu với tư cách đi sâu mô tả các nghi lễ trong hôn nhân, tiêu biểu như các tác giả: Trần Bình( 1998); Nguyễn Xuân Hồng( 1998); Nguyễn Ngọc Thanh( 2005); Phạm Thị Kim Oanh( 2010)... Nhìn chung, các nghiên cứu này chú ý nhiều đến mô tả các phong tục tập quán, chủ yếu các nghi lễ và những mối quan hệ trong hôn nhân. Nghiên cứu về hôn nhân và nghi lễ trong hôn nhân của người Thái, tiêu biểu như các tác giả: Đỗ Thúy Bình( 1994); Vi Văn An( 1996); Nghiên cứu về nghi lễ cưới xin, tiêu biểu như: Quàng Thị Chính( 2005); Dương Thị Chung( 2008)... Một số ít công trình nghiên cứu đã đi sâu về những vấn đề đặt ra của hôn nhân với phát 11 triển xã hội như: tảo hôn, hôn nhân “mua bán”, hôn nhân do cha mẹ sắp đặt… tiêu biểu như các tác giả: Trần Đình Hượu( 1990); Đỗ Thuý Bình( 1991, 1994); Đỗ Ngọc Tấn, Đặng Thị Hoa( 2004)... Đối với các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, trong đó có dân tộc Lô Lô, đã có một số tư liệu của Viện Dân tộc học giới thiệu về gia đình, quan hệ hôn nhân, hệ thống thân tộc của các dân tộc La Hủ, Hà Nhì, Phù Lá, Cống, Si La. Qua nguồn tư liệu trên cho thấy, kết cấu gia đình của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến rất phong phú, đa dạng. Hôn nhân một vợ một chồng là hình thức hôn nhân chủ yếu của tất cả các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ này. Hệ thống thân tộc của các dân tộc nhóm ngôn ngữ TạngMiến cũng không phản ánh các quan hệ hôn nhân và gia đình hiện nay của các dân tộc… Trong những năm gần đây, một số ít công trình mới chỉ dừng lại ở mô tả tương đối khái quát về thực trạng và xu hướng kết hôn của một nhóm địa phương của người Nùng ở tỉnh Lạng Sơn như tác giả Lê Thị Hường( 2009). Một số công trình đã xuất bản có đề cập đến hôn nhân xuyên biên giới giữa người Lô Lô ở Việt Nam với người Di ở miền Nam Trung Quốc như các tác giả: Khổng Diễn, Trần Bình, Đặng Thị Hoa( 2005); Phạm Đăng Hiến( 2010); hôn nhân xuyên biên giới của người H’Mông và người Khơ Mú ở vùng biên giới Việt - Lào như tác giả Phạm Quang Hoan( 2012); hôn nhân đồng tộc của người Brâu ở tỉnh Kon Tum và một số địa phương vùng biên giới Việt Nam Campuchia như tác giả Bùi Ngọc Quang( 2006); hôn nhân đồng tộc của người M’Nông ở khu vực biên giới tỉnh Đắk Nông với Cămpuchia như tác giả Lý Hành Sơn( 2013)... 1.1.3. Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam và hôn nhân của họ qua các tài liệu nghiên cứu Trên thực tế, công trình của giới học thuật nước ngoài nghiên cứu về người Lô Lô ở Việt Nam còn khá thưa vắng, chủ yếu là học giả trong nước 12 quan tâm đến hướng nghiên cứu này. Trong đó, nổi bật là công trình Truyện cổ Lô Lô (1994) của Lò Giàng Páo. Qua các câu chuyện này, có thể thấy được hiện thực đời sống phong phú của tộc người này. Nếu bóc tách phần hư cấu, có thể nhận diện được những nét cơ bản về tộc người Lô Lô, trong đó có phong tục tập quán hôn nhân, gia đình. Trong công trình Trống đồng cổ với các tộc người ở Hà Giang (1996), tác giả Lò Giàng Páo đã phác họa những đặc trưng của trống đồng Hà Giang từ phạm vi phân bố, ứng xử của người dân Hà Giang với trống đồng, tính đồng đại của trống đồng và phân loại trống đồng theo phương pháp dân tộc học và khảo cổ học. Tác giả công trình đã chứng minh và khẳng định được vị trí và vai trò của trống đồng trong vùng đồng bào các dân tộc, giải mã những hoa văn trên trống đồng và đặc biệt là sử dụng trống đồng trong tang ma của người Lô Lô. Trong công trình Lômipho (trường ca Lô Lô) xuất bản năm 2002, tác giả Lò Giàng Páo đã sưu tập những bài dân ca cổ truyền mà những đôi nam, nữ hát đối đáp theo hứng kéo dài hai, ba ngày đêm, mang tính chất vừa là trường ca vừa là truyện kể. Dân ca Lô Lô, có đặc điểm chung là loại bài hát nào và trong mọi trường hợp đều có thể thơ năm chữ, được các nghệ nhân hát và phát triển tuỳ từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Cuốn sách Dân ca trong lễ hội của người Lô Lô (2004), tác giả Lò Giàng Páo đã mô tả lễ hội của người Lô Lô như một hình thức sinh hoạt văn hoá, đặc biệt không thể thiếu trong cộng đồng tộc người, là hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần, có sức hấp dẫn và lôi cuốn các tầng lớp trong xã hội của cộng đồng người Lô Lô. Dân ca đã trở thành một nhu cầu và khát vọng của dân tộc qua các thời kì lịch sử. Trong công trình Hoa văn trên trống đồng người Lô Lô (2006), nhà nghiên cứu Lò Giàng Páo nêu rõ: Người Lô Lô quan niệm rằng, trống đồng là sự mô phỏng hình người (nhân thể) có đầu, vai, thân, chân và gắn phần 13 hồn lên trống đồng để làm trung tâm bảo mệnh cho muôn loài, là vật thông tin giữa cõi sống và cõi chết. Người Lô Lô coi mặt trời là trung tâm vũ trụ để giải thích các hiện tượng xảy ra trên thế gian và họ cũng đã dựa vào đó để giải thích các hoa văn trên mặt trống theo quan niệm dân gian đã được lưu truyền từ rất lâu trong cộng đồng tộc người. Tác giả đã giải mã hoa văn trên trống đồng của người Lô Lô với nhiều ý nghĩa như: Hoa văn hình mặt trời ở tâm trống, hoa văn hình người hóa trang cách điệu, hoa văn vạch kẻ hình răng lược, hoa văn sóng nước, hoa văn hình chim bay trên mặt trống, hoa văn hạt cườm, hoa văn hình tam giác lồng... Nhìn chung, mỗi hoa văn trên trống đồng đều mang ý nghĩa và gắn với nét văn hoá tâm linh theo quan niệm của dân tộc Lô Lô. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đã công bố những ấn phẩm có giá trị, đề cập các chiều cạnh khác nhau về văn hóa của người Lô Lô như: Dân tộc Lô Lô ở Việt Nam (2007) của Khổng Diễn và Trần Bình đồng chủ biên; Người Lô Lô Đen ở Hà Giang (2009) của Vũ Diệu Trung chủ biên, 2009; Vài nét về dân ca phong tục Lô Lô (1975) của Lê Trung Vũ; Trồng trọt ruộng màu và thổ canh hốc đã của người Lô Lô Hà Giang (1975) của Nguyễn Anh Ngọc; Sơ bộ tìm hiểu nguồn gốc các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Di (1979) của Hoàng Hoa Toàn và Hòang Lương; Bước đầu tìm hiểu hệ thống thân tộc của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô(1979) của Nguyễn Văn Huy; Một số vấn đề về dân cư, dân số người Lô Lô ở Việt Nam (2004) của Đào Huy Khuê; Nhà ở của người Lô Lô Hà Giang (2005) của Lý Hành Sơn; Người Lô Lô trong môi trường kinh tế-xã hội vùng biên giới ViệtTrung (2010) của Phạm Đăng Hiến; Bàn thêm về di sản trống đồng của người Lô Lô (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) (2010) của Nguyễn Thị Hảo; Phong tục hôn nhân của người Lô Lô (2007) của Nguyễn Văn Căn; Lễ cưới của người Lô Lô Đen ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang (2008) của Nguyễn Văn Thắng... 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan