Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc...

Tài liệu Học viện khổng tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của trung quốc

.PDF
147
395
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- LÊ NGỌC LIÊN HỌC VIỆN KHỔNG TỬ TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Châu Á học Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------- LÊ NGỌC LIÊN HỌC VIỆN KHỔNG TỬ TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Châu Á học Mã số: 60 31 06 08 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Phương Hà Nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Châu Á học với đề tài “Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Phương. Mọi trích dẫn trong Luận văn này đều được ghi nguồn đầy đủ, cụ thể. Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nội dung luận văn nào đã công bố. TÁC GIẢ Lê Ngọc Liên LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Phương – Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, người đã tận tình chỉ dạy tôi từ quá trình lập đề cương cho đến khi luận văn được hoàn tất. Dưới sự dẫn dắt của cô, luận văn của tôi đã được hoàn thiện hơn rất nhiều. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô đã giảng dạy các bộ môn trong khoá học tại trường Đại học KHXH&Nhân văn. Nhờ có sự chỉ bảo của các thầy cô, tôi đã tích lũy được thêm nhiều kiến thức và có cái nhìn toàn diện hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn các thầy cô, cán bộ khoa Đông phương học đã tham gia góp ý, hướng dẫn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Bên cạnh đó, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, cơ quan và các bạn đồng môn đã luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt khóa đào tạo Thạc sĩ tại Đại học KHXH&Nhân văn. Mặc dù đã cố gắng tập hợp tư liệu và nghiên cứu một cách nghiêm túc nhưng trong luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và bạn đọc để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa luận văn của mình. Xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN Lê Ngọc Liên MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 5 Chƣơng 1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA HỌC VIỆN KHỔNG TỬ TRONG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC ........................ 19 1.1. Cơ sở lý luận về ngoại giao văn hóa .................................................................. 19 1.1.1. Khái niệm ngoại giao, văn hóa và ngoại giao văn hóa .................................. 19 1.1.2. Chủ thể, đối tượng, mục đích và phương thức của ngoại giao văn hóa ............. 25 1.1.3. Vai trò của ngoại giao văn hóa trong chính sách ngoại giao ........................ 27 1.2. Khái quát chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến nay........ 29 1.2.1. Mục tiêu của chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc ............................. 29 1.2.2. Các chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc từ năm 2004 đến nay ............. 31 1.3. Lịch sử hình thành, vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc ......................................................................... 35 1.3.1. Lịch sử hình thành Học viện Khổng Tử .......................................................... 35 1.3.2. Vị trí, vai trò của Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc ........................................................................................... 38 TIỂU KẾT................................................................................................................ 43 Chƣơng 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC, PHƢƠNG THỨC TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC CỦA HỌC VIỆN KHỔNG TỬ Ở NƢỚC NGOÀI .............................................................................. 44 2.1. Cơ cấu, tổ chức của Học viện Khổng Tử ........................................................... 44 2.1.1. Cơ chế quản lý Học viện Khổng Tử ................................................................ 44 2.1.2. Bộ máy tổ chức của Học viện Khổng Tử......................................................... 49 2.1.3. Mô hình hợp tác thành lập Học viện Khổng Tử của Trung Quốc tại nước ngoài ................................................................................................................. 54 2.1.4. Cơ chế tài chính của Học viện Khổng Tử ....................................................... 56 1 2.2. Phương thức triển khai chính sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc của các Học viện Khổng Tử ở nước ngoài............................................................................. 59 2.2.1. Dạy tiếng Trung và nâng cao vị thế của tiếng Trung ..................................... 59 2.2.2. Cung ứng các chương trình hỗ trợ giáo dục, thúc đẩy nghiên cứu khoa học ..... 62 2.2.3. Tổ chức các hoạt động văn hóa, quảng bá hình ảnh Trung Quốc ra thế giới .. 63 2.2.4. Tăng cường các hoạt động giao lưu tại nước sở tại và trong khu vực ............. 65 2.3. Khảo sát trường hợp Học viện Khổng Tử tại Australia và CHLB Đức ............... 68 2.3.1. Học viện Khổng Tử tại Australia .................................................................... 69 3.2.2. Học viện Khổng Tử tại Cộng hòa liên bang Đức ........................................... 71 TIỂU KẾT................................................................................................................ 75 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC VIỆN KHỔNG TỬ TRÊN THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM ..... 77 3.1. Một số đánh giá về Học viện Khổng Tử trong việc triển khai chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc ......................................................................... 77 3.1.1. Một số thành công ........................................................................................... 77 3.1.2. Một số hạn chế ................................................................................................ 82 3.2. Một số gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với hoạt động của Học viện Khổng Tử .................................................................................................................. 86 3.2.1. Những cơ sở và thực tế cho việc thành lập Học viện Khổng Tử tại Việt Nam ... 86 3.2.2. Một số gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với hoạt động của Học viện Khổng Tử ................................................................................................................... 91 TIỂU KẾT................................................................................................................ 95 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 100 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHLB Business Chinese Test Chứng chỉ năng lực tiếng Trung thương mại Cộng hòa liên bang CHND Cộng hòa nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội HSK HVKT 汉语水平考试 Chứng chỉ năng lực tiếng Trung Học viện Khổng Tử NGVH Ngoại giao văn hóa RMB 人民币 Nhân dân tệ US dollar Đô-la Mỹ Youth Chinese Test Chứng chỉ năng lực tiếng Trung cho học sinh trung, tiểu học BCT USD YCT 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 2.1: Cơ chế quản lý Học viện Khổng Tử Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Hán Biện Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức Tổng bộ Học viện Khổng Tử Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy Học viện Khổng Tử Bảng 2.5: Danh sách Học viện Khổng Tử tại Australia Bảng 2.6: Danh sách Học viện Khổng Tử tại CHLB Đức Bảng 3.1: Đánh giá của đối tác hợp tác về Học viện Khổng Tử 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1. Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ lâu đã được biết đến là một quốc gia có diện tích rộng lớn, dân số đông với nền văn minh 5.000 năm phát triển rực rỡ. Từ cuối thế kỷ XX đến nay, Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ như một cường quốc phát triển toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, xã hội, chính trị, ngoại giao, quân sự… Vai trò và tiếng nói của Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kỳ vọng vào một Trung Quốc ―trỗi dậy hòa bình‖ và ―xây dựng xã hội hài hòa‖ thì cũng có không ít quốc gia xem sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc là một mối nguy cơ tiềm ẩn đối với hòa bình thế giới. Để xoa dịu dư luận quốc tế về ―mối đe dọa Trung Quốc‖, Chính phủ Trung Quốc ngày càng chú trọng đến việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, tạo dựng một hình ảnh quốc gia tốt đẹp, thân thiện và có trách nhiệm, trong đó, NGVH được xem như một thành tố quan trọng, vừa có khả năng lan tỏa rộng rãi, vừa có tác dụng thẩm thấu lâu dài. Chính sách NGVH của Trung Quốc bao gồm nhiều nội dung và nổi bật hơn cả là việc thành lập hệ thống HVKT khắp toàn cầu. 2. Học viện Khổng Tử là tổ chức giáo dục phi lợi nhuận trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, có chức năng giảng dạy ngôn ngữ Hán và quảng bá văn hóa Trung Hoa ở nước ngoài. Năm 2004, cơ sở đầu tiên của HVKT được thành lập tại Hàn Quốc và sau 12 năm đã có hơn 1.000 cơ sở được lập ra tại 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu. Ngoài việc quảng bá hình ảnh đất nước và con người Trung Hoa với bạn bè quốc tế, các HVKT còn là nơi tập trung sự nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy nền văn hóa nhiều thế mạnh ra nước ngoài, qua đó gia tăng ảnh hưởng sức mạnh mềm của Trung Quốc trên thế giới. Các hoạt động của HVKT vừa mang mục đích phổ biến văn hóa thuần túy đồng thời còn đóng vai trò như một chính sách ngoại giao ―mềm dẻo‖, từng bước nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tại quốc gia chủ nhà. 3. Việt Nam là một nước láng giềng vốn chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nói chung và Khổng giáo nói riêng. Tuy vậy, mối quan hệ Việt 5 Nam – Trung Quốc cũng đồng thời lại là một mối quan hệ còn tồn tại rất nhiều vấn đề nhạy cảm đặc biệt là vấn đề chủ quyền lãnh thổ. Bởi vậy, mặc dù đã tăng rất nhanh số lượng ở các nước phương Tây, song phải 10 năm sau khi ra đời, HVKT mới có cơ sở đầu tiên tại Việt Nam. Nghiên cứu về HVKT cũng như đánh giá thực chất hiệu quả của tổ chức này tại các quốc gia khác sẽ giúp đưa ra những gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với những hoạt động mà HVKT sẽ triển khai trong thời gian tới. Những trình bày nói trên cho thấy, đề tài “Học viện Khổng Tử trong chính sách ngoại giao văn hóa của Trung Quốc” không chỉ có tính cấp thiết về mặt lý luận và khoa học mà còn có giá trị thực tiễn đối với nước ta. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những nhận thức đầy đủ hơn về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của HVKT với vai trò là một bộ phận của chính sách NGVH Trung Quốc từ đó đóng góp một số đề xuất trong việc quản lý, giám sát các hoạt động của HVKT tại Việt Nam, đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán và các quy định của pháp luật. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bước sang thế kỷ XXI, cùng với những bước đi nhanh chóng của quá trình toàn cầu hóa, các mối quan hệ quốc tế cũng không ngừng diễn ra phức tạp xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia. Trong bối cảnh đó, việc tìm ra một phương thức mới trong quan hệ quốc tế trong đó chú trọng đến vai trò của các giá trị văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Trên thực tế, những vấn đề cơ bản về NGVH đã bắt đầu được hình thành từ sau Chiến tranh lạnh, trở thành cơ sở và nền tảng cho những nghiên cứu tiếp sau về hoạt động NGVH của nhiều quốc gia cụ thể, trong đó có Trung Quốc. Đối với trường hợp Trung Quốc, chính sách NGVH của nước này được các học giả quan tầm từ những năm cuối thế XX. Đến năm 2004, Trung Quốc chính thức thành lập tổ chức giáo dục, văn hóa của mình với tên gọi HVKT, và chỉ hai năm sau đó, khoảng năm 2006, cơ cấu tổ chức cũng như các phương thức thúc đẩy NGVH của HVKT đã thu hút sự quan tâm của các học giả bao gồm cả phương Tây và châu Á. Trên cơ sở tham khảo 81 tài liệu, trong đó có 42 tài liệu tiếng Việt, 6 18 tài liệu tiếng Trung, 11 tài liệu tiếng Anh bao gồm các sách chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, các bài viết, bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học, các luận án, luận văn cùng hệ thống tài liệu mạng, chúng tôi xin được tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài 2.1.1. Tình hình nghiên cứu tại phương Tây Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận ngoại giao văn hóa Vào thập niên 40 của thế kỷ XX, Ruth Emily McCurry và Muna Lee, nguyên là các cán bộ ngoại giao Mỹ, trong Biện pháp văn hóa: một con đường khác của quan hệ quốc tế (The Cultural Approach: Another way in international, 1947) đã tổng kết những hoạt động giao lưu văn hóa song phương, dài hạn của hơn 10 nước như Pháp, Đức, Liên Xô, Mỹ, Nhật… từ năm 1900 trở lại đây. Tác giả cho rằng NGVH có thể làm tăng độ tin cậy giữa các quốc gia khác nhau và tạo ra bầu không khí tốt đẹp trong quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Tác phẩm Ngoại giao văn hóa và Chính phủ Hoa Kỳ: một cuộc khảo sát (Cultural Diplomacy and the United States Government: A Survey, 2003) của Milton Cummings lại định nghĩa ―NGVH là sự trao đổi ý tưởng, thông tin, nghệ thuật và các khía cạnh khác của văn hóa giữa các dân tộc và con người để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau‖ [43, tr. 1]. Nhìn chung, các công trình này đã đưa ra hệ thống các khái niệm về NGVH đồng thời thông qua khảo sát thực tiễn để khái quát lên vai trò của NGVH đối với sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như các mối quan hệ quốc tế. Nhóm các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Trung Quốc Trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI, NGVH Trung Quốc thường được nghiên cứu trong tổng thể chiến lược của nước này về nâng cao sức mạnh mềm. Năm 2008, tổ chức Thư viện dịch vụ nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu mang tên Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và “sức mạnh mềm” tại Nam Mỹ, châu Á và châu Phi (China’s foreign Policy and ―soft power‖ in South America, Asia and Africa). Trong đó, các tác giả đã phân tích khá chi tiết về chính sách NGVH của Trung Quốc đối với các khu vực châu Mỹ - Latinh, châu Phi, Đông 7 Á và Trung Đông, từ đó nêu lên tình hình gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại các khu vực này và tập trung vào một số quốc gia. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác cũng nhấn mạnh vị trí và vai trò của yếu tố văn hóa cũng như NGVH Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh mềm có thể kể đến như: Nguồn và giới hạn của “sức mạnh mềm” của Trung Quốc (Sources and Limits of China Soft Power, 2006) của tác giả Bates Gill và Yanzhong Huang; Sức mạnh mềm: Trung Quốc trên vũ đài toàn cầu (Soft Power: China on the Global Stage, 2009) của Alan Hunter; Sự thúc đẩy học tiếng Trung và sức mạnh mềm của Trung Quốc (The Promotion of Chinese Language Learning and China’s Soft Power, 2008) của Jeffrey Gil… Bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, khi mà bản thân Trung Quốc đã và đang cố gắng hướng sự tập trung của dư luận quốc tế vào cái gọi là ―xã hội hài hòa‖ hay ―trỗi dậy hòa bình‖ của mình song lại đồng thời gây ra những căng thẳng với các quốc gia trong khu vực đặc biệt về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, các nghiên cứu chuyển dần theo hướng nhìn nhận NGVH như là một biện pháp để Trung Quốc xoa dịu dư luận thế giới. Tiêu biểu có thể kể đến công trình Khái quát về ba chiến pháp của Trung Quốc (Brief on China’s three warfares) của Timothy A. Walton, xác định truyền thông là một kênh NGVH để tạo dựng dư luận nhằm xây dựng hình ảnh quốc gia và bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ cấu, chức năng, vai trò, tác động của Học viện Khổng Tử trên phạm vi toàn cầu và các nghiên cứu đối với một số trường hợp cụ thể tại Đức, Australia, châu Phi. Học viện Khổng Tử đầu tiên được Trung Quốc thành lập tại Seoul, Hàn Quốc năm 2004, do vậy những nghiên cứu liên quan đến tổ chức này cũng được bắt đầu khá muộn. Trong số những tài liệu công bố bằng tiếng Anh đã thu thập được, nghiên cứu đầu tiên có nhắc đến HVKT là công trình Sự trỗi dạy của ngoại giao công cộng Trung Quốc (The Rise of China’s Public Diplomacy (2007)) của học giả Hà Lan Ingrid d’Hooghe, trong đó chỉ giới thiệu về HVKT như một dự án thuộc chiến lược ngoại giao công cộng của Trung Quốc. 8 Việc HVKT có mặt tại các trường đại học nước sở tại theo mô hình đại học tự chủ thuộc nhóm nước Anglo-Saxon (Mỹ, Australia, New Zealand và Canada) đã nảy sinh xung đột về thể chế giáo dục do sự chi phối của hai thể chế chính trị khác nhau. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các học giả phương Tây, đặc biệt là Mỹ, Canada, Australia. Trong công trình China U (2013) của Marshall Sahlins, tác giả cho rằng, việc Học viện Khổng Tử dưới sự kiểm soát của Nhà nước Trung Quốc thông qua Ban Hán ngữ Quốc gia đã tự cho mình các quyền liên quan đến tổ chức và hoạt động của Học viện là phủ nhận quyền lãnh đạo cao nhất của trường đại học sở tại. Bên cạnh các nghiên cứu về những xung đột liên quan đến thể chế của các HVKT với các trường đại học nước sở tại ở phương Tây, các học giả còn quan tâm tới tác động của HVKT trên quy mô toàn cầu. Tháng 9/2014, tại Trung tâm nghiên cứu Ngoại giao công chúng của trường Đại học Southern California đã công bố một báo cáo nghiên cứu với tên gọi Học viện Khổng Tử với sự toàn cầu hóa của sức mạnh mềm Trung Quốc (Confucius Institutes and the Globalization of China’s Soft Power), trong đó bao gồm 03 bài báo cáo nghiên cứu riêng biệt. Nội dung các báo cáo cung cấp một cái nhìn tổng quan chiến lược của sáng kiến thành lập HVKT; thực tế việc quảng bá sức mạnh mềm của HVKT và báo cáo khảo sát về vai trò của HVKT ở châu Phi nói chung và việc triển khai HVKT tại Nam Phi nói riêng. Nội dung các báo cáo tuy tập trung vào các vấn đề khác nhau nhưng nhìn một cách tổng thể đều đánh giá về vai trò của HVKT trong chiến lược quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm Trung Quốc. Năm 2016, tác giả Falk Hartig, Tiến sĩ Truyền thông và thông tin tại Đại học Công nghệ Queensland, Australia đã công bố một nghiên cứu với nhan đề Ngoại giao công cộng Trung Quốc: Sự gia tăng của các Học viện Khổng Tử (Chinese Public Diplomacy: The rise of the Confucius Institute). Trong nghiên cứu này, tác giả đã dành một phần lớn nội dung để giới thiệu về HVKT với vai trò là ―ngôi sao trong chính sách ngoại giao công cộng của Trung Quốc‖ [45, tr. 98]. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu một số trường hợp điển hình tại Đức và Australia, ông đã nhấn mạnh sự đóng góp quan trọng của HVKT vào nền ngoại giao tổng thể của Trung Quốc song 9 cũng coi sự gia tăng nhanh chóng của các HVKT như một cuộc ―tấn công quyến rũ‖ [45, tr. 3] của nước này và đặt vấn đề rằng tổ chức này là công cụ để Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng địa chính trị của mình trên thế giới. Đây là công trình có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả đã áp dụng khung lý thuyết về ngoại giao công cộng để nghiên cứu các trường hợp HVKT cụ thể, từ đó đưa ra những kiến thức chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của tổ chức này. Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ tham khảo cách tiếp cận này để làm rõ cơ cấu, chức năng của HVKT cũng như áp dụng để xem xét, đánh giá trường hợp HVKT tại Việt Nam. Tóm lại, các nghiên cứu của các học giả phương Tây chủ yếu là xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về NGVH bao gồm hình thành hệ thống khái niệm, xác định vai trò, vị trí của NGVH trong chiến lược tổng thể phát triển quốc gia. Các công trình liên quan đến NGVH Trung Quốc kế thừa khung lý luận về NGVH, đi sâu làm rõ những đặc điểm cũng như các biện pháp NGVH mà Trung Quốc triển khai nhằm gia tăng sức mạnh mềm trên thế giới. Đối với các công trình nghiên cứu HVKT, các tác giả đã chỉ ra cách thức tổ chức và hoạt động của tổ chức này đồng thời phân tích vị trí, chức năng của nó trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc. Về cơ bản, các nghiên cứu chủ yếu đặt HVKT trong mối quan hệ là bộ phận cấu thành của NGVH, là một kênh quan trọng của NGVH trong việc gia tăng sức mạnh mềm quốc gia. Mặt khác, xuất phát từ những xung đột trong thực tiễn triển khai HVKT tại nhiều quốc gia phương Tây, các công trình nghiên cứu đã chỉ ra điểm mấu chốt tạo nên những xung đột này nằm ở sự khác biệt về thể chế chính trị, thể chế giáo dục giữa Trung Quốc và nước sở tại. Đây sẽ là những cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi kế thừa trong quá trình triển khai luận văn. Tuy vậy, hầu hết các nghiên cứu chỉ đánh giá tác động của HVKT tại phương Tây thông qua nghiên cứu các trường hợp cụ thể ở Đức, Australia, Canada, Mỹ… mà chưa khảo sát đến tác động tại châu Á, nhất là các nước láng giềng với Trung Quốc, chính vì vậy, chúng tôi coi đây là một ―khoảng trống‖ trong khoa học mà luận văn có thể bước đầu tìm hiểu, đánh giá thông qua những gợi mở đối với trường hợp HVKT tại Việt Nam trong chương cuối của công trình. 10 2.1.2. Tình hình nghiên cứu tại châu Á Các nghiên cứu của các học giả khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á mà luận văn đã tham khảo đều nghiên cứu về HVKT của Trung Quốc trong mối tương quan với chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của nước này. Nghiên cứu China debates soft power (2008) của tác giả Lý Minh Giang (Li Mingjiang) – Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore – cho rằng Trung Quốc có tất cả những yếu tố của sức mạnh mềm, bao gồm sức mạnh văn hoá, ngôn ngữ, nền văn minh, trí tuệ và HVKT cùng sự gia tăng nhanh chóng của nó chính là minh chứng cho quyết tâm mở rộng sức mạnh mềm của nước này. Tác giả Hàn Quốc Koo Sung Il trong công trình Nghiên cứu về chính sách thúc đẩy sức mạnh mềm của Trung Quốc thông qua Học viện Khổng Tử (2010) lại xem xét một cách tổng hợp chiến lược và cách thức thực hiện việc truyền bá ra nước ngoài về ngôn ngữ và văn hóa của Trung Quốc mà trong đó tập trung trọng tâm vào HVKT để từ đó đưa ra các vấn đề hiện thực và phương hướng cải tiến liên quan đến việc mở rộng việc phổ cập tiếng Hàn Quốc ra nước ngoài mà Ủy ban Thương hiệu quốc gia nước này đang tiến hành. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về NGVH Trung Quốc và HVKT tương đối đa dạng, phong phú. Có thể phân theo các nhóm sau: Nhóm các công trình nghiên cứu về nhận thức, mục tiêu, vai trò của NGVH Trung Quốc đối với việc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Ngoại giao văn hóa Trung Quốc ngày càng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả nước này. Năm 2006, Luận án tiến sĩ của Mậu Khai Kim (缪开金), đề tài Nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Trung Quốc (中国文化外交研究) tại Trường Đảng Trung ương Trung Quốc đã cung cấp cái nhìn toàn cảnh về NGVH Trung Quốc, từ lịch sử phát triển, hệ thống tổ chức, cách thức tiến hành đến thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại. Tác giả Bành Tân Lương (彭新良) trong tác phẩm Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc: Một góc nhìn toàn cầu hóa (文化外交与中国软实力:一种全球化视角) phân tích khá chi tiết về NGVH. Theo ông, ―NGVH về cơ bản bao gồm tất cả các hoạt động ngoại giao hòa bình của nhà nước có chủ quyền trong đó có văn hóa với mục tiêu bảo vệ lợi ích văn hóa và 11 thực hiện mục tiêu chiến lược văn hóa đối ngoại của nước đó dưới sự chỉ đạo của chính sách đối ngoại nhất định‖ [12, tr. 76]. Bước sang thập niên thứ hai của thế XXI, các công trình nghiên cứu về NGVH Trung Quốc đi sâu hơn vào thực tiễn triển khai NGVH và chỉ ra những thách thức cũng như hướng đi mới cho công tác này. Bài viết Ngoại giao văn hóa với việc xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc (文化外交与中国国家形象塑造) của tác giả Khang Phủ (康甫) đăng trên Tạp chí 文化论苑 số 2/2014 đã điểm lại lịch sử phát triển NGVH Trung Quốc, chỉ ra những thành quả và hạn chế của công tác này, trên cơ sở đó chỉ ra những hướng đi mới cho NGVH Trung Quốc. Trong công trình nghiên cứu Vài suy nghĩ về cơ hội, thách thức và chiến lược của ngoại giao văn hóa Trung Quốc (中国文化外交的机遇、挑战与战略思考), tác giả Lỗ Thế Nguy (鲁世 巍) nhận định rằng ―NGVH đã trở thành một điểm tăng trưởng ngoại giao mới, một bộ phận quan trọng trong ngoại giao tổng thể của Trung Quốc‖ [62]. Nhóm các công trình nghiên cứu về mục tiêu, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Học viện Khổng Tử Nghiên cứu của các học giả Trung Quốc về HVKT được bắt đầu từ khoảng năm 2006, tức là hai năm sau khi HVKT chính thức được thành lập. Trước đó, HVKT chỉ được nhắc đến trong một số bài báo ngắn, chủ yếu thông tin về việc thành lập tại các quốc gia hợp tác. Năm 2006, tác giả Ninh Kế Minh (宁继鸣) là người đầu tiên chọn HVKT làm đề tài nghiên cứu tiến sĩ. Luận án của tác giả với đề tài Quảng bá tiếng Trung – Những phân tích kinh tế học và kiến nghị liên quan đến Học viện Khổng Tử (汉语国际推广---关于孔子学院的经济学分析与建议) đã phân tích một cách khá tỉ mỉ về sự thành lập, vận hành và cách thức quản lý của HVKT từ góc độ kinh tế học, từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với việc nâng cao vị thế quốc tế của tiếng Trung. Năm 2014 đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động đầu tiên của HVKT, cũng là năm mà số lượng những nghiên cứu về tổ chức này tăng lên nhanh chóng. Các nghiên cứu của các học giả, nghiên cứu sinh về HVKT chủ yếu là những 12 nghiên cứu về chức năng, hoạt động của HVKT trên cơ sở phân tích, đánh giá một HVKT cụ thể tại một quốc gia nhất định. Ngoài ra, cũng có một số hướng tiếp cận khác như nghiên cứu một đặc điểm, chức năng cụ thể của HVKT, nghiên cứu về HVKT trong mối tương quan so sánh với các tổ chức tương tự của phương Tây hoặc nghiên cứu về HVKT trong mối liên hệ với chiến lược sức mạnh mềm Trung Quốc, với lĩnh vực truyền thông, quảng bá ngôn ngữ hay với công cuộc xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc. Có thể kể đến một số nghiên cứu như Luận văn thạc sĩ đề tài So sánh Học viện Khổng Tử với bốn tổ chức xúc tiến văn hóa và ngôn ngữ lớn (孔子学院与四大语言文化推广机构对比研究), tác giả Ngô Kiến Nghĩa (吴建义); Luận văn thạc sĩ Biện pháp hữu hiệu để xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc – Trường hợp Học viện Khổng Tử (中国国家形象建设的有效途径 — —以孔子学院为例), tác giả Y Phàm (伊凡); Phân tích cơ chế mở rộng của Học viện Khổng Tử (孔子学院的创新扩散机制分析) của Chu Văn Phi (周汶霏) và Ninh Kế Minh (宁继鸣)… Những nghiên cứu này về cơ bản đều khái quát được những đặc điểm của HVKT cũng như đều nhìn nhận HVKT là một bộ phận cấu thành trong chiến lược quảng bá hình ảnh của Trung Quốc ra thế giới. Tuy nhiên, những đánh giá, nhìn nhận trong các nghiên cứu này còn tương đối chủ quan, dựa trên lập trường xây dựng và phát triển của Trung Quốc, chưa có được những đánh giá khách quan, chính xác về những vấn đề còn tồn tại, hạn chế của các HVKT trên thế giới. 2.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam Nhóm các công trình nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Trung Quốc Giới học giả Việt Nam cũng đóng góp một số lượng không nhỏ các nghiên cứu về NGVH Trung Quốc. Cuốn Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa (1978-2008) (2009), Ngoại giao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 20 năm đầu thế kỷ XXI (2011) và Ngoại giao Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam, (2013) do Lê Văn Mỹ chủ biên đã trình bày các nội dung của chính sách NGVH Trung Quốc trong mỗi giai đoạn cụ thể 13 cũng như nêu rõ vai trò của NGVH trong chính sách đối ngoại và tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc. Trong cuốn Sự trỗi dậy về sức mạnh mềm của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam (2013) do Nguyễn Thị Thu Phương chủ biên, các tác giả đã phân tích những mặt tích cực và hạn chế của công tác NGVH Trung Quốc trong quá trình trỗi dậy về sức mạnh mềm của quốc gia này. Trong bài nghiên cứu Các kênh tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số nước Đông Á của Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thị Thu Phương, NGVH Trung Quốc được đề cập với tư cách là một kênh tác động của sức mạnh mềm Trung Quốc trên cơ sở phân tích những biện pháp triển khai cụ thể của chính sách NGVH tại một số quốc gia tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và khu vực ASEAN. Ngoài ra, những nghiên cứu, bài viết trực tiếp về NGVH Trung Quốc có thể kể đến Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá trình hội nhập quốc tế của tác giả Phạm Hồng Yến (2009); Luận văn thạc sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Học viện Ngoại giao năm 2013 của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thủy, đề tài Ngoại giao văn hóa Trung Quốc từ 2007 đến 2012; Ngoại giao văn hóa Trung Quốc: hiệu ứng hai mặt của Nguyễn Thị Thu Phương (2016)… Nhóm các công trình nghiên cứu về Học viện Khổng Tử từ góc nhìn sức mạnh mềm Có thể tìm thấy nội dung về HVKT trong nhiều nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc như “Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc - Tác động với Việt Nam và một số nước Đông Á” (2015) hay “Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hoá ở khu vực Đông Nam Á” của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương… Cũng từ góc độ này nhưng tập trung vào HVKT hơn, TS. Nguyễn Thị Thu Phương trong bài viết Học viện Khổng Tử - Thế công mê hoặc của sức mạnh mềm Trung Hoa (2010) đã giải thích lý do vì sao HVKT lại trở thành hạt nhân của chiến lược sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc. Với lựa chọn này, Trung Quốc có thể gia tăng sức hấp dẫn văn hóa thông qua sự ―trỗi dậy hòa bình‖, ―hài hòa‖ của các HVKT, từng bước tạo dựng được những tiền đề cơ bản nhằm nâng các chính sách ngoại giao, chính trị quốc gia lên tầm cao mới. Bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra 14 những quan ngại đến từ các quốc gia khác trước sự gia tăng quá nhanh cũng như một số bất cập trong quá trình triển khai của các HVKT trên thế giới. Nhóm các công trình nghiên cứu về Học viện Khổng Tử từ góc độ thể chế Bài viết với nhan đề “Học viện Khổng Tử dưới góc nhìn thể chế”, tác giả Nguyễn Thị Thu Phương đã nhìn nhận HVKT với tư cách là một tổ chức sư phạm quốc tế theo thể chế giáo dục Nhà nước kiểm soát, từ đó luận giải về sự tương đồng cũng như mâu thuẫn giữa HVKT với các trường đại học hợp tác tại nước sở tại dựa trên ―sự tương đồng hay xung đột thể chế giáo dục do sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố liên quan tới thể chế chính trị mỗi nước‖ [17]. Nhóm các nghiên cứu về Học viện Khổng Tử từ góc nhìn của bên hợp tác “Học viện Khổng Tử và ngoại giao văn hóa Trung Quốc nhìn từ góc độ bên tiếp nhận – Lấy ví dụ khu vực Đông Nam Á” (从接受方的视角看孔子学院与中国文 化外交---以东南亚地区为例) là đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ quốc tế năm 2009 tại Đại học Phúc Đán của tác giả Đỗ Thanh Vân. Trong luận văn của mình, tác giả đã đưa ra những phân tích về ý nghĩa của HVKT đối với NGVH Trung Quốc trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng triển khai hoạt động của HVKT tại Đông Nam Á đồng thời cũng đưa ra một số nhận định về nguyên nhân HVKT không được đón nhận tại Việt Nam. Sau khi HVKT được thành lập tại Đại học Hà Nội tháng 12/2014, với tư cách là Viện trưởng HVKT tại Đại học Hà Nội, tác giả Đỗ Thanh Vân tiếp tục có những nghiên cứu về HVKT. Bài viết Học viện Khổng Tử và ngoại giao văn hóa Trung Quốc: nhìn từ góc độ bên tiếp nhận của tác giả tiếp nối mạch nghiên cứu của luận văn đồng thời cung cấp thêm một số thông tin về HVKT tại Đại học Hà Nội. Song, do thời gian triển khai chính thức của HVKT tại đây chưa lâu, hoạt động mới ở giai đoạn đầu nên tư liệu thực tế còn hạn chế, chủ yếu là những suy nghĩ của tác giả về việc các cơ quan quản lý Trung Quốc cần áp dụng nhiều biện pháp để giải quyết những vướng mắc của các HVKT trong quá trình triển khai. Qua tổng quan lịch sử vấn đề đã nêu trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu đi trước đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận khá đầy đủ về NGVH trong đó đều khẳng định vai trò quan trọng của NGVH trong chính sách đối ngoại của mỗi quốc 15 gia cũng như trong quan hệ quốc tế. Các nghiên cứu về NGVH Trung Quốc trên cơ sở những lý luận chung về NGVH đã cung cấp cái nhìn tổng thể về chính sách NGVH mà Nhà nước Trung Quốc đã và đang thực hiện nhằm hướng tới mục tiêu gia tăng sức mạnh mềm cũng như mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra thế giới. Đối với HVKT, đây là tổ chức giáo dục, văn hóa mới được Trung Quốc thành lập và đưa vào hoạt động từ năm 2004 nhưng đã nhanh chóng trở thành một phương thức triển khai NGVH hiệu quả và được các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước đánh giá là công cụ đắc lực trong chiến lược quảng bá hình ảnh của Trung Quốc. Những công trình nghiên cứu đã điểm luận cũng như hệ thống tài liệu mà chúng tôi thu thập được chính là cơ sở lý luận, là khung kiến thức để luận văn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò của HVKT với tư cách là một bộ phận của NGVH Trung Quốc. Mặt khác, cũng thông qua tổng quan lịch sử vấn đề, chúng tôi nhận thấy rằng các nghiên cứu của phương Tây chủ yếu chỉ khảo sát các trường hợp HVKT tại châu Âu, châu Mỹ, châu Đại Dương, chưa đề cập đến HVKT tại khu vực châu Á; các nhà nghiên cứu Trung Quốc lại tập trung vào những đóng góp tích cực của tổ chức này đối với việc quảng bá hình tượng quốc gia Trung Quốc mà chưa đề cập nhiều đến những bất cập trong quá trình triển khai của HVKT. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ cố gắng đưa ra những đánh giá khách quan hơn đồng thời đề xuất một số gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với hoạt động của HVKT. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HVKT trong chính sách NGVH của Trung Quốc. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các hoạt động của HVKT trên toàn thế giới; khảo sát trường hợp các HVKT tại CHLB Đức, Australia và Việt Nam. - Về thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu từ thời gian thành lập HVKT (năm 2004) đến nay. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan