Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe trẻ em Học cách dạy con qua bộ phim "cô dâu 8 tuổi"...

Tài liệu Học cách dạy con qua bộ phim "cô dâu 8 tuổi"

.PDF
5
434
82

Mô tả:

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Học cách dạy con qua bộ phim cô dâu 8 tuổi Bộ phim cô dâu 8 tuổi hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm theo dõi không chỉ vì nội dung hay mà nó con bao hàm cả tính giáo dục con người, đặc biệt là trẻ em. Thông qua bộ phim, bạn có thể rút ra rất nhiều bài học ý nghĩa để dạy cho bé đấy. Những bài học về cách dạy con qua phim cô dâu 8 tuổi 1. Giáo dục con không được quá nuông chiều "Cô dâu 8 tuổi" được xây dựng trên một câu chuyện có thật diễn ra tại một làng quê ở bang Rajasthan. Bộ phim là những mối quan hệ phức tạp, những mâu thuẫn khó giải quyết giữa các thành viên trong gia đình. Những người làm cha mẹ đều mong muốn con cái lớn khôn thành người, đây là việc dễ hiểu. Thế nhưng cách giáo dục trong gia đình này lại tồn tại rất nhiều vấn đề, phụ huynh thương yêu con cái, nhưng lại không biết thương yêu như thế nào, thường nếu không quan tâm quá ít, thì là cưng chiều quá nhiều. Trong phim, nhiều lúc người xem cảm thấy rất đồng cảm với tình yêu thương của người bà nội dành cho những đứa cháu, mà cụ thể là cháu trai Jagdish. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Tuy nhiên, chính sự nuông chiều thái quá đã khiến Jagdish trở nên hư hỏng. Thậm chí, cậu bé còn dám bỏ nhà ra đi khi bị mắng. Nuông chiều con cháu là tâm lý chung của các mẹ, các bà. Tuy nhiên, hệ lụy từ việc này lại rất lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Đồng thời, trong gia đình việc bố mẹ dạy bảo nhưng ông bà lại bao che và nuông chiều cũng khiến trẻ “nhờn”, không còn nghe những lời dạy bảo, tự coi việc mình làm là đúng. 2. Không nên coi con mình là nhất Nhiều người có tâm lý coi con cháu của mình là nhất, thông minh nhất, xinh đẹp nhất, thật thà nhất… Họ nói điều này quá nhiều đến nỗi đứa trẻ cũng tưởng mình là nhất, mình làm cái gì cũng đúng. Trong bộ phim “Cô dâu 8 tuôi”, Jagdish chính là một ví dụ như vậy. Ngay từ bé, cậu đã đươc mọi người xung quanh ca ngợi nên đã xem thường sự cố gắng. Đến kỳ thi, Jagdish mới cảm thấy lo lắng và thậm chí cậu còn tìm cách gian lận trong thi cử hay nói dối về kết quả học tập để thỏa sự kỳ vọng của gia đình. Đôi khi sự kỳ vọng lại chính là áp lưc vô hình mà cha mẹ đặt lên vai con cái. Thay vì kỳ vọng quá nhiều, hứa hẹn những phần thưởng lớn lao, cha mẹ nên giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của học hành và cùng con học. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 3. Giáo dục con biết quý trọng đồng tiền Chỉ khi bỏ nhà và mất tiền, lần đầu tiên Jagdish mới ý thức được cậu đã sống sung sướng thế nào và sự khó nhọc khi kiếm tiền. Khi ở nhà, cậu không phải lo việc kiếm tiền, thường xuyên được bà nội cho tiền tiêu vặt khiến cậu quên mất giá trị của đồng tiền và sự lao động chân chính. Ngược lại, Anandi lớn lên trong gia đình nghèo khó khiến cô hiểu sâu sắc giá trị của đồng tiền. Những lần phải ra ngoài kiếm tiền phụ giúp bố mẹ cũng giúp Anandi biết yêu lao động hơn. Bộ phim “Cô dâu 8 tuổi” không chỉ phản ánh thực trạng ở Ấn Độ mà còn khiến ta bắt gặp đâu đấy hình ảnh các gia đình Việt Nam. Cuộc sống no đủ hơn khiến nhiều đứa trẻ quên đi giá trị của lao động chân chính và coi nhẹ những đồng tiền mà bố mẹ vất vả kiếm được. Thay vì thoải mái cho con tiền tiêu hay kêu ca thái quá mỗi khi con xin tiền, bố mẹ nên chia sẻ khó khăn của việc kiếm tiền và yêu cầu con lao động mỗi khi có dịp. VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 4. Giáo dục con biết yêu thương người khác Thay vì giáo dục Jagdish biết yêu thương người khác, bà nội trong “Cô dâu 8 tuổi” chỉ dạy cháu mình cách thể hiện đẳng cấp, phân biệt giàu nghèo. Điều này khiến cậu quên đi cách bao dung là chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn. Ngược lại Anandi lại luôn biết giúp đỡ và lo nghĩ cho người khác. Hiện nay, trong xã hội Việt Nam, vấn đề “vô cảm” đang ngày càng được quan tâm. Những người trẻ đôi khi không chỉ vô cảm với người ngoài mà còn vô cảm với chính những người trong gia đình, với bố mẹ, ông bà, anh chị em. Phải chăng đây chính là hệ lụy của giáo dục? Vì vậy, bố mẹ cần chú trọng dạy con biết yêu thương và quan tâm tới những người khác. 5. Giáo dục con như những người bạn VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau, bạn không thể áp dụng kiểu giáo dục của bé này với bé kia. Trong bộ phim “Cô dâu 8 tuổi”, Jagdish và Anandi chính là một bài học như thế. Hai đứa trẻ với hai tính cách khác nhau cần có những biện pháp uốn nắn khác nhau. Vì vậy, cha mẹ cần giáo dục con như những người bạn. Thay vì tìm cách áp đặt suy nghĩ khiến trẻ dễ nảy sinh tâm lý đối kháng hay quá nuông chiều, làm theo mọi yêu cầu của con vì nghĩ con mình còn rất nhỏ, cha mẹ cần sớm dạy con, chia sẻ với con như những người bạn. Bạn nên giải thích cặn kẽ với con từng vấn đề. Một trong những sai lầm về giáo dục con cái ở Việt Nam chính là việc xem nhẹ giải thích. Thay vì giải thích cho con, các mẹ nhiều khi luôn dùng quyền áp đặt hoặc cấm đoán khiến trẻ hiểu sai lệch vấn đề. Thậm chí, nhiều người còn bịa chuyện để “lừa” con khiến trẻ cảm thấy mình không được tôn trọng, dễ nảy sinh tâm lý phản kháng.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan