Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG XÉT XỬ VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ...

Tài liệu HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG XÉT XỬ VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ

.DOCX
45
274
104

Mô tả:

HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG XÉT XỬ VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ
HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG XÉT XỬ VÀ THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ Trong xu thế hiện nay, mối quan hệ giữa nước ta với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng được phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và cùng với các quốc gia khác, chúng ta đang kiếm tìm tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây chính là hệ quả tất yếu của quá trình hội nhập giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập bên cạnh những mặt tích cực, tình trạng tội phạm ở nước ta và trên thế giới diễn biến ngày càng phức tạp và nghiêm trọng, tình trạng người Việt Nam phạm tội ở trong nước bỏ trốn ra nước ngoài, hoặc phạm tội ở nước ngoài bỏ trốn về Việt Nam; người nước ngoài phạm tội ở nước ngoài trốn sang Việt Nam, người nước ngoài phạm tội ở Việt Nam bỏ trốn về nước, các băng nhóm tội phạm ở trong nước câu kết với các tổ chức tội phạm mước ngoài mua bán phụ nữ, trẻ em, các tội phạm quốc tế như khủng bố, không tặc, truyền thanh bất hợp pháp, các tội xâm phạm sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội của các quốc gia như huỷ hoại môi trường sống, trộm cắp, phá huỷ di sản văn hoá dân tộc và nhân loại, buôn lậu, di cư bất hợp pháp, buôn bán các chất ma tuý, làm tiền giả và hàng giả, buôn bán phụ nữ và trẻ em, cướp biển và tẩy rửa tiền, tội phạm về công nghệ thông tin vv.. đang có chiều hướng gia tăng ở tất cả các quốc gia, các khu vực trên thế giới cả về mức độ, tính chất nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, hàng vạn người Việt Nam ra nước ngoài công tác, lao động, du lịch vv... cũng như rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để đầu tư, hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch vv... Trước tình hình đó, vấn đề đấu tranh với tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên lãnh thổ của quốc gia khác, cũng như các vấn đề có liên quan đến quyền tài phán thuộc lãnh thổ quốc gia khác đang là vấn đề được các quốc gia quan tâm. Cuộc đấu tranh với tội phạm này, đòi hỏi phải có sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia trong quá trình xử lý các vụ án hình sự đã xảy ra. Về nguyên tắc, các cơ quan tiến hành tố tụng của quốc gia này chỉ có thể thực hiện các hoạt động tố tụng theo thẩm quyền (tống đạt giấy giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; thu thập chứng cứ…) trong phạm vi lãnh thổ tài phán quốc gia của nước đó. Muốn thực hiện các hoạt động tố tụng này ở nước ngoài, cơ quan tư pháp đó phải nhận được sự chấp thuận cụ thể của nước nơi các hoạt động đó sẽ được thực hiện thông qua các hoạt động tương trợ tư pháp trên cơ sở các hiệp định, điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên hoặc trên cơ sở thực hiện nguyên tắc “Có đi có lại”. Tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự là một hoạt động trợ giúp hữu hiệu để giải quyết các vấn đề đó. I. KHÁI NIỆM VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ 1. Khái niệm Hiện nay, cũng còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. Trên cơ sở phạm vi các vấn đề tương trợ tư pháp thuộc lĩnh vực hình sự mà Việt Nam đã tham gia ký kết tại các hiệp định quốc tế (đa phương và song phương), từ công tác thực tiễn hợp tác pháp luật về hình sự giữa nước ta với các nước trên thế giới cũng như những chế định về tương trợ tư pháp hình sự được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Luật tương trợ tư pháp năm 2007 thì nội hàm về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự hiểu một cách đầy đủ toàn diện bao gồm 03 lĩnh vực, đó là tương trợ tư pháp về hình sự; dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù. Hiểu theo nghĩa hẹp, khái niệm tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự được hiểu là việc các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia khác nhau giúp đỡ, hỗ trợ, phối với hợp nhau thực hiện các hành vi tố tụng riêng biệt theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật trong việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án trên cơ sở điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà các bên tham gia ký kết hoặc theo nguyên tắc có đi có lại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân các liên quan, thúc đẩy phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước. Hiểu theo nghĩa rộng, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự còn bao gồm hoạt động trợ giúp cho nhau trong việc đảm bảo được hưởng quy chế bảo hộ pháp lý công bằng, giải quyết xung đột pháp luật và xung đột quyền tài phán, trao đổi thông tin pháp luật trong quá trình thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự. 2. Đặc điểm Để làm rõ hơn về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, từ khái niệm nêu trên có thể rút ra một số một số đặc điểm của tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự như sau: Thứ nhất, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự là hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ nhau của của các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một hoặc một số hành vi tố tụng hình sự; dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật được áp dụng hoặc điều ước quốc tế, thông thường bao gồm các hành vi tố tụng hình sự riêng biệt do các bên thỏa thuân, trợ giúp cho nhau như: tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu; thu thập chứng cứ còn thiếu trong một vụ án cụ thể; dẫn độ người phạm tội ra làm chứng cho một phiên tòa vv.. chứ không phải thực hiện toàn bộ quy trình tố tụng hình sự. Thứ hai, cơ sở pháp lý để thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự dựa trên các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết, pháp luật của Việt Nam và nước có liên quan quy định về tương trợ tư pháp hoặc nguyên tắc “có đi có lại” lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định trái với pháp luật Việt Nam thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế cụ thể đó. Áp dụng pháp luật của nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế cụ thể mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Thứ ba, Cơ quan có thẩm quyền thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự do mỗi quốc gia quy định tại nội luật của quốc gia đó. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự bao gồm: Bộ Công an và các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và một số cơ quan có liên quan khác. Thứ tư, mục đích của tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật của quốc gia này không thể thực hiện được do không thể vượt quá thẩm quyền tài phán quốc gia. Ngoài ra, hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự còn góp phần tăng cường, củng cố quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam với các các quốc gia trên thế giới. II. TỔNG QUAN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ 1. Sơ lược quy định của pháp luật tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự Vấn đề hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp chỉ được hình thành từ những năm 1950 trở đi khi các nước xã hội chủ nghĩa thiết lập ngoại giao với nước ta, tuy nhiên vấn đề tương trợ tư pháp nói chung và trong lĩnh vực hình sự nói riêng chưa được đặt ra. Về pháp luật trong nước, ngoài các văn bản hướng dẫn về đường lối xét xử của Tòa án nhân dân tối cao đối với một số vụ án có yếu tố nước ngoài, nước ta chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng các vấn đề về tương trợ tư pháp. Đến những năm 1970, quan hệ giữa Việt Nam với các nước được mở rộng trong khối các nước xã hội chủ nghĩa, nhu cầu về tương trợ tư pháp được đặt ra. Tuy nhiên, do điều kiện chiến tranh nên văn bản pháp luật thời kỳ này chỉ có Thông tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, trong đó có vấn đề ủy thác tư pháp nhưng còn hạn hẹp và chủ yếu là vấn đề hôn nhân. Thực tiễn giải quyết đối với các vụ án cụ thể có yêu cầu tương trợ tư pháp, các cơ quan tư pháp nước ta giải quyết trên cơ sở pháp luật Việt Nam kết hợp với yếu tố ngoại giao. Sau khi hòa bình, thống nhất, những năm 1980 nước ta bắt đầu ký các hiệp định tương trợ tư pháp với các nước cùng chế độ chính trị, kinh tế, xã hội và một số điều ước quốc tế đa phương như: hiệp định tương trợ tư pháp với Liên Xô ngày 10/12/1981, Tiệp Khắc ngày 12/10/1982 (hiện nay Cộng hòa Séc và Cộng hòa Xlovakia kế thừa), Cu Ba ngày 22/3/1993, Hunggari ngày 18/01/1985, Bugari ngày 03/10/1986 vv… Ngay từ giai đoạn này, cùng với việc ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp, xác định tương trợ tư pháp là công tác quan trọng nên Nhà nước ta có sự quan tâm, các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đã ban hành Thông tư liên ngành số 139/TTLN ngày 12/3/1984 giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao về việc thi hành các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước ta với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Các văn bản và các quy định tại các hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên dần được pháp điển hóa và đến Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, lần đầu tiên đã dành riêng Phần thứ tám gồm 02 chương (chương XXXVI và XXXVII) quy định về hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự bao gồm các quy định về các nguyên tắc hợp tác, thực hiện uỷ thác tư pháp, dẫn độ và chuyển giao hồ sơ, tài liệu và vật chứng của vụ án, thể hiện ở các điều luật: Điều 340, 341, 342, 343, 344, 345 và Điều 346. Tuy nhiên, có thể nói các quy định tương trợ tư pháp về hình sự trong Thông tư 139/TTLN và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không nhiều, mới chỉ mang tính nguyên tắc, mà chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp; chưa có quy định về cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành trong xử lý, giải quyết những vấn đề thuộc các lĩnh vực về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự, đặc biệt chưa có các quy định về phần tương trợ tư pháp liên quan đến chuyển giao người bị kết án tù giữa Việt Nam và các nước cho nên trong thời gian qua, việc thực hiện một số hoạt động tương trợ tư pháp đã gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; nhiều yêu cầu tương trợ tư pháp từ Việt Nam gửi ra nước ngoài cũng như từ nước ngoài gửi đến các cơ quan trong nước rất chậm được giải quyết do phải đi qua nhiều khâu, thiếu cơ chế phối hợp cụ thể. Việc dịch hồ sơ uỷ thác cũng gặp không ít khó khăn do chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm dịch thuật và kinh phí. Mặt khác, hệ thống các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Việt Nam đang xem xét tham gia liên quan đến tương trợ tư pháp thường khá phức tạp, lại dựa trên các thông lệ quốc tế hoặc các Hiệp định, Luật mẫu của Liên hợp quốc. Do đó việc dẫn chiếu để áp dụng pháp luật trong nước giải quyết các vấn đề cụ thể gặp nhiều khó khăn.Thực tiễn giải quyết các yêu cầu tương trợ tư pháp như ủy thác tư pháp về hình sự, các yêu cầu dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù chủ yếu dựa trên các Hiệp định về tương trợ tư pháp song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Tuy nhiên, số lượng Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước hiện nay còn rất hạn chế. Thủ tục giải quyết các yêu cầu về tương trợ tư pháp đối với các nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam được thực hiện trên cơ sở các quy định trong Hiệp định, tuy nhiên, để tiến hành đàm phán, ký kết với từng nước là cả một quá trình mất rất nhiều thời gian và tài chính, mặt khác nhiều nước chưa muốn ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ngày càng đòi hỏi pháp luật phải có những điều chỉnh phù hợp, từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về tương trợ tư pháp, ngày 21/12/2007 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật Tương trợ tư pháp có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2008 gồm 7 chương với 72 điều, trong đó các quy định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự được quy định trên cơ sở kế thừa những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đồng thời có bổ sung, phát triển, quy định trên cả 03 lĩnh vực là tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù (Bộ luật tố tụng hình sự chưa có chế định về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù). Sự ra đời của Luật tương trợ tư pháp năm 2007, Nghị định số 92/2008/NP ngày 22/8/2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật tương trợ tư pháp đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh cải cách tư pháp và cải cách pháp luật, đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới và khu vực, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hoạt động lập pháp của Nhà nước ta nói chung, trong lĩnh vực hợp tác hình sự nói riêng, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Triển khai hướng dẫn thi hành luật tương trợ tư pháp nói chung và trong lĩnh vực hình sự nói riêng, các bộ ngành có liên quan đã ban hành được một số văn bản hướng dẫn về tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự; về lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác tương trợ tư pháp, cụ thể: - Thông tư số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC ngày 22 tháng 02 năm 2013 về hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành án phạt tù. - Thông tư số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16 tháng 08 năm 2013 hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự. - Thông tư số 44/2012/BTC ngày 04/9/2012 quy định việc lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác tương trợ tư pháp. Trên bình diện pháp lý, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự góp phần đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm có yếu tố nước ngoài nói riêng, nâng cao hiệu quả các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. 2. Một số nội dung cơ bản của Luật tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự Luật tương trợ tư pháp gồm 7 chương với 72 điều và có hiệu lực từ ngày 01/7/2008, trong lĩnh vực hình sự gồm các nội dung cụ thể như sau: a. Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 Luật tương trợ tư pháp quy định phạm vi điều chỉnh bao gồm các nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù giữa Việt Nam với nước ngoài; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp. b.Về đối tượng áp dụng của Luật, Điều 2 quy định đối tượng áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp với Việt Nam. c. Nguyên tắc tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự Với tính chất là một bộ phận của chính sách đối ngoại, tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự luôn tuân thủ các nguyên tắc quan hệ quốc tế mang tính chất chung của các quốc gia trong cộng đồng quốc tế theo khuôn khổ Tuyên bố của Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị, hợp tác giữu các quốc gia. Ở Việt Nam, cụ thể hóa các nguyên tắc trên, thực hiện nhất quán chính sách đối ngoại vì hòa bình, hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa, Đảng ta khẳng định “Mở rộng quan hệ nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ... theo nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng và cùng có lợi”. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, các nguyên tắc này đã được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định tại Điều 340 “Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong hoạt động tố tụng hình sự”. Luật tương trợ tư pháp năm 2007 ra đời, tiếp tục kế thừa toàn bộ nội dung các nguyên tắc của Bộ luật tố tụng hình sự, quy định tại Điều 4 Luật tương trợ tư pháp, bao gồm: - Nguyên tắc tôn trọng, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc của nhau; - Nguyên tắc bình đẳng và các bên cùng có lợi; - Nguyên tắc phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; - Nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam. d. Xác định ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự Điều 5 Luật tương trợ tư pháp quy định ngôn ngữ sử dụng để lập hồ sơ trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự được xác định như sau: - Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài đã có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp là ngôn ngữ được quy định trong điều ước quốc tế đó. - Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hồ sơ phải kèm theo bản dịch ra ngôn ngữ của nước được yêu cầu tương trợ tư pháp hoặc dịch ra một ngôn ngữ khác mà nước được yêu cầu chấp nhận. Với việc quy định cả ba lĩnh vực tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ và chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù là phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như thực tiễn pháp luật Việt Nam và các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam tham gia ký kết. Về từng lĩnh vực cụ thể, Luật tương trợ tư pháp đã quy định về trình tự, thủ tục thực hiện theo từng chương riêng như: Tương trợ tư pháp về hình sự tại Chương III; dẫn độ tại Chương IV; chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Chương V. Về tương trợ tư pháp về hình sự, chương này quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự; hồ sơ uỷ thác tư pháp về hình sự; văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; thủ tục uỷ thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài; thủ tục tiếp nhận và xử lý uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định; dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ; cung cấp thông tin; việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự; yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, giao nộp hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài; xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam; thực hiện uỷ thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam; chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Điều 17 của Luật tương trợ tư pháp quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự bao gồm: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp về hình sự; triệu tập người làm chứng, người giám định; thu thập, cung cấp chứng cứ; truy cứu trách nhiệm hình sự; trao đổi thông tin; các yêu cầu tương trợ tư pháp khác về hình sự. Thông qua hoạt động ủy thác tư pháp về hình sự, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam sẽ có đầy đủ chứng cứ, tài liệu cũng như thông tin đầy đủ hơn khi giải quyết một vụ án hình sự mà phạm vi thẩm quyền tài phán vượt khỏi quốc gia Việt Nam. Tương trợ tư pháp về hình sự thuộc phạm vi điều chỉnh của công pháp quốc tế cho nên luật quy định nguyên tắc duy nhất là chi phí việc thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự giữa Việt Nam với nước ngoài do nước yêu cầu chi trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nguyên tắc này đảm bảo phù hợp với các quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các nước cũng như thông lệ quốc tế. Về hồ sơ, văn bản ủy thác tư pháp về hình sự, trình tự, thủ tục thực hiện ủy thác tư pháp về hình sự được quy định cụ thể tại các Điều 18, 19, 20, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29 và Điều 30 của Luật tương trợ tư pháp. Ngoài ra Luật cũng quy định một số trường hợp từ chối yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp tại Điều 21 nếu các yêu cầu đó không phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các quy định của pháp luật Việt Nam; yêu cầu đó gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia; liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự một người về hành vi phạm tội mà người đó đã bị kết án, được tuyên không có tội hoặc được đại xá, đặc xá tại Việt Nam; liên quan đến hành vi phạm tội đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam; liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật nhưng không cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Ủy thác tư pháp về hình sự có thể bị hoãn thực hiện tại Việt Nam nếu việc thực hiện ủy thác tư pháp cản trở quá trình điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án tại Việt Nam. Về vấn đề dẫn độ, chương này quy định các vấn đề về dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án; trường hợp bị dẫn độ; không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba; từ chối dẫn độ cho nước ngoài; hồ sơ yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo; tiếp nhận yêu cầu dẫn độ; xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người; quyết định dẫn độ; các biện pháp ngăn chặn để dẫn độ; thi hành quyết định dẫn độ; áp giải người bị dẫn độ; hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời; dẫn độ lại; chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án; quá cảnh; chi phí về dẫn độ. Điều 32 Luật tương trợ tư pháp quy định Cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền của Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài dẫn độ cho Việt Nam người có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự mà bản án có hiệu lực pháp luật để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án. Như vậy, dẫn độ là nhằm đảm bảo quốc gia yêu cầu dẫn độ thực hiện quyền tài phán của mình đối với người có hành vi phạm tội thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hình sự của nước yêu cầu. Luật cũng chỉ rõ các trường hợp bị dẫn độ quy định tại Điều 33 như: Người có thể bị dẫn độ là người có hành vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam và pháp luật hình sự của nước yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc đã bị Tòa án của nước yêu cầu xử phạt tù mà thời hạn chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất sáu tháng. Các hành vi phạm tội nêu trên không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh, các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước yêu cầu. Đối với trường hợp hành vi phạm tội xảy ra ngoài lãnh thổ nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội. Việc Luật tương trợ tư pháp quy định về thời hạn phạt tù từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại ít nhất là sáu tháng là hoàn toàn phù hợp với Luật mẫu về dẫn độ của Liên hợp quốc cũng như thông lệ quốc tế. Về vấn đề chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù, chương này quy định về các vấn đề như: Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo; tiếp nhận yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho người nước ngoài; thẩm quyền quyết định tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam; thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam; áp giải người bị chuyển giao; chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Điều 49 Luật Tương trợ tư pháp quy định: Người đang chấp hành hình phạt tù có thể được chuyển giao đến nước mà người đó mang quốc tịch hoặc đến nước khác đồng ý tiếp nhận chuyển giao để tiếp tục chấp hành hình phạt tù mà nước chuyển giao đã tuyên với người đó. Việc chuyển giao được thực hiện căn cứ vào điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước chuyển giao hoặc nước tiếp nhận. Trường hợp chưa có điều ước quốc tế liên quan đến việc chuyển giao thì việc chuyển giao được thực hiện theo thỏa thuận trực tiếp giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước liên quan trên cơ sở quy định của Luật tương trợ tư pháp và các quy định khác của pháp luật Việt Nam có liên quan, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Thực hiện chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù về bản chất nhằm thực hiện mục đích nhân đạo, do vậy, Luật cũng quy định một trong những điều kiện bắt buộc khi thực hiện chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù phải có sự đồng ý của ba bên gồm: sự đồng ý của nước chuyển giao, sự đồng ý của nước tiếp nhận và đặc biệt là phải có sự đồng ý của người được chuyển giao (Điều 50). Luật tương trợ tư pháp cũng đưa ra một số ngoại lệ về từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam khi có căn cứ cho rằng người bị chuyển giao có thể bị tra tấn, trả thù hoặc truy bức tại nước tiếp nhận chuyển giao hoặc việc chuyển giao có thể gây phương hại đến chủ quyền, an ninh quốc gia của Việt Nam. Việc quy định này là hoàn toàn phù hợp với quy định của Công ước của Liên Hiệp quốc về chống tra tấn và hành hạ năm 1984 mà Việt Nam đang xem xét để gia nhập. III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN VỀ HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC HÌNH SỰ 1. Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự 1.1. Chức năng, nhiệm vụ tương trợ tư pháp hình sự Luật tương trợ tư pháp ra đời và có hiệu lực có ý nghĩa quan trọng, tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho hoạt động tương trợ tư pháp của các cơ quan nhà nước Việt Nam trên cả 03 lĩnh vực về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; đồng thời cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan có liên quan trong thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp, trong đó khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của Tòa án nhân dân, xác định cụ thể thẩm quyền của Tòa án nhân dân trong thực hoạt động hiện tương trợ tư pháp; xem xét, quyết định các vụ việc về dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Đồng thời cũng xác định trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động tương trợ tư pháp; Điều 68 Luật tương trợ tư pháp quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: - Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này. - Xem xét, quyết định dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù hoặc từ chối dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của Luật này. - Tiến hành các hoạt động tương trợ tư pháp khác theo thẩm quyền. - Báo cáo kết quả thực hiện tương trợ tư pháp cho Tòa án nhân dân tối cao. Điều 63 Luật tương trợ tư pháp xác định Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm: - Hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp thực hiện tương trợ tư pháp. - Xem xét, quyết định các vụ việc về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù theo thẩm quyền. - Định kỳ sáu tháng và hằng năm thông báo với Bộ Tư pháp tình hình thực hiện tương trợ tư pháp thuộc thẩm quyền. Trách nhiệm, thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao cũng được quy định cụ thể hóa tại Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 về hướng dẫn chi tiết nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao và một số cơ quan hữu quan khác trong một số hoạt động như: xây dựng pháp luật trong nước và hoạt động đàm phán, ký kết thực hiện các hiệp định tương trợ tư pháp; tổ chức các lớp bồi dưỡng pháp luật trong nước, điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp, hướng dẫn nghiệp vụ hoạt động tương trợ tư pháp cho các cán bộ thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp vv… 2.2. Công tác phối hợp thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự - Công tác phối hợp đàm phán, ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với các cơ quan chủ trì tiến hành xây dựng, đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp. Đến năm 2012, đã tham gia 05 đoàn đàm phán, ký kết các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự; 08 đoàn đàm phán, ký kết hiệp định về dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. - Công tác phối hợp ban hành văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật trong nước về tương trợ tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao đã chủ động phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Luật tương trợ tư pháp về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và chuyển giao tài liệu, chứng cứ để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội hình sự. Trong năm 2013 Tòa án nhân dân tối cao đã tham gia phối hợp ký ban hành 02 văn bản hướng dẫn về hai lĩnh vực gồm: Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BCA-BTP-BNG-VKSNDTC-TANDTC ngày 22/02/2013 “Hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao, tiếp tục thi hành án đối với người đang chấp hành hình phạt tù”. Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG ngày 16/8/2013 “Hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự”. Ngoài ra, còn phối hợp với Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao xây dựng các Thông tư liên tịch hướng dẫn một số quy định của Luật tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ. - Về thực hiện công tác sơ kết, tổng kết trong hoạt động quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp: Tòa án nhân dân tối cao cũng phối hợp với Bộ Tư pháp tiến hành sơ kết 03 năm thi hành Luật tương trợ tư pháp năm 2007; xây dựng Báo cáo công tác tương trợ tư pháp của Chính phủ trình Quốc Hội tại Kỳ họp Thứ tư Quốc hội khóa XIII (tháng 10/2012). - Công tác tổ chức nhân sự: Tại Tòa án nhân dân tối cao Viện khoa học xét xử được giao là cơ quan đầu mối, tham mưu giúp Tòa án nhân dân tối cao trong hoạt động về xây dựng và hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật tương trợ tư pháp trong nước; tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ và tham gia các hoạt động phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007. Năm 2011, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập Phòng nghiên cứu pháp luật quốc tế trực thuộc Viện khoa học xét xử. Phòng được giao nhiệm vụ chuẩn bị các dự thảo văn bản của Tòa án nhân dân tối cao về hoạt động tương trợ tư pháp; đề xuất và tham gia các hoạt động phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và tham gia một số đoàn đàm phán Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và dẫn độ. Các Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay vẫn chưa được phép thành lập Phòng chuyên trách để thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp, mà chủ vẫn được giao cho cán bộ Tòa án thực hiện theo hình thức kiêm nhiệm. 2. Thực tiễn hoạt động tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự của Tòa án nhân dân trong giai đoạn hiện nay Từ trước đến nay, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao phát sinh chưa đáng kể yêu cầu cũng như được yêu cầu thực hiện việc ủy thác tư pháp về hình sự; xem xét, quyết định dẫn độ; chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thực tiễn, trong giai đoạn hiện nay hoạt động tương trợ tư pháp của các Tòa án nhân dân chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình. Đối với hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự chủ yếu do Bộ Công an và các cơ quan điều tra là cơ quan trực tiếp thực hiện phần lớn hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự; Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao về kết quả thực hiện hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù của ngành Tòa án nhân dân thực hiện từ năm 2008 kể từ khi Luật tương trợ tư pháp có hiệu lực đến hết tháng 7/2013 (Công văn số 113/TANDTC - HTQT ngày 18/7/2011 và Thông báo số 202/TANDTC-KHXX ngày 18/9/2013 của Tòa án nhân dân tối cao) thì hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại các Tòa án nhân dân chưa phát sinh hoặc phát sinh không đáng kể. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự không có bất kỳ Tòa án cấp tỉnh nào trong số 63 tỉnh, thành có yêu cầu ủy thác tư pháp về hình sự ra nước ngoài; đồng thời các Tòa án này cũng không nhận được yêu cầu nào về dẫn độ theo quy định của Luật tương trợ tư pháp năm 2007 và quy định của các hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ. Riêng vấn đề chuyển giao, tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù thì chỉ có 03 Tòa án cấp tỉnh thụ lý giải quyết, cụ thể: - 01 trường hợp do Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam thụ lý giải quyết yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị quyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam về nước yêu cầu; - 01 trường hợp do Tòa án nhân dân tỉnh Sơn La thụ lý giải quyết yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đề nghị chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù là công dân Việt nam đang chấp hành hình phạt tù tại Cộng hòa nhân dân Lào về Việt Nam để tiếp tục thi hành án. - 01 trường hợp Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng ra quyết định tiếp nhận 04 người bị kết án tù tại Vương quốc Anh về Việt Nam tiếp tục chấp hành hình phạt tù theo quy định của hiệp định giữa nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai - len về chuyển giao người bị kết án phạt tù. 2. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân và trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự Tùy từng lĩnh vực mà Luật tương trợ tư pháp quy định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục của Tòa án nhân dân cho từng lĩnh vực: tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình hình phạt tù. 2.1. Tương trợ tư pháp về hình sự Luật tương trợ tư pháp quy định theo hướng giao thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự. Khoản 1 Điều 68 quy định: Tòa án nhân dân cấp tỉnh “Thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài theo quy định của Luật này”. Tương trợ tư pháp về hình sự được hiểu là hoạt động hợp tác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta với các cơ quan tương ứng của nước ngoài nhằm thực hiện yêu cầu trong giải quyết vụ án hình sự. Tương trợ tư pháp về hình sự được thực hiện dưới hình thức “ủy thác tư pháp” về hình sự. a. Các vụ án hình sự cần thực hiện ủy thác tư pháp (ủy thác tư pháp ra) Như trên đã nêu, trong giai đoạn hiện nay hoạt động ủy thác tư pháp của các Tòa án nhân dân chủ yếu chỉ phát sinh trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, các Tòa án nhân dân chưa phát sinh yêu cầu cũng như được yêu cầu thực hiện việc ủy thác tư pháp về hình sự; Khi phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử thì các Tòa án có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp theo quy định tại Điều 20 Luật tương trợ tư pháp như sau: Cơ quan tiến hành tố tụng của Việt Nam trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thực hiện tương trợ tư pháp trong các trường hợp sau đây: - Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho người đang cư trú ở nước được yêu cầu;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146