Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động phòng ngừa tội phạm của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố hồ chí ...

Tài liệu Hoạt động phòng ngừa tội phạm của tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố hồ chí minh

.PDF
99
42
81

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****************** PHẠM THỊ DUYÊN HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 201 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ****************** PHẠM THỊ DUYÊN HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60.38.40 Người hướng dẫn khoa học: TS.VÕ THỊ KIM OANH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Thị Duyên, ngày sinh 28/11/1971 là học viên lớp Cao học Luật khóa 13, Trường Đại Học Luật TP.HCM. Tôi được Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phân công thực hiện luận văn thạc sỹ Luật học với đề tài “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” Nay tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi cùng giáo viên hướng dẫn. Tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thắc mắc khiếu nại sau này. DANH MỤC BẢNG Bảng 1 2 3 4 Tên Bảng Tình hình xeùt xöû vuï aùn hình söï cuûa ngaønh Toøa aùn nhaân daân Thaønh phoá Hoà Chí Minh töø naêm 2006 – 2010. Tình hình xeùt xöû vuï aùn veà trật tự xã hội cuûa ngaønh Toøa aùn nhaân daân thaønh phoá Hoà Chí Minh töø naêm 2006 – 2010. Tình hình xeùt söû löu ñoäng vuï aùn hình söï cuûa ngaønh Toøa aùn Thaønh phoá Hoà Chí Minh töø naêm 2006 – 2010 Tình hình coâng taùc thi haønh aùn hình söï cuûa ngaønh Toøa aùn nhaân daân Thaønh phoá Hoà Chí Minh töø naêm 2006 – 2010 Tình hình giaûi quyeát caùc loaïi aùn daân söï, hoân nhaân vaø gia 5 ñình, kinh doanh – thöông maïi, lao ñoäng vaø haønh chính cuûa ngaønh Toøa aùn nhaân daân Thaønh phoá Hoà Chí Minh töø naêm 2006 – 2010 6 Tình hình bieân cheá löïc löôïng Thaåm phaùn của Toøa aùn nhaân daân Thaønh phoá Hoà Chí Minh từ năm 2006 - 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN............................ 7 1.1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm ........................7 1.1.1 Khái niệm, biện pháp về phòng ngừa tội phạm ........................................................ 7 1.1.2 Nội dung hoạt động phòng ngừa tội phạm..............................................................15 1.1.3 Ý nghĩa của hoạt động phòng ngừa tội phạm.........................................................19 1.2 Tòa án nhân dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm .........................21 1.2.1 Vai trò của Tòa án nhân dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm.............21 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm ............................................................................................................24 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................30 2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức, biên chế của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................30 2.1.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh......................................................................................................................................30 2.1.2 Cán bộ biên chế của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh...32 2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động xét xử ..............................34 2.2.1 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự..................................34 2.2.2 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong xét xử các vụ án phi hình sự..........................41 2.2.3 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua hoạt động xét xử phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.....................................................................................................42 2.2.4 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua giải quyết các vụ án quá thời hạn luật định......44 2.3 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong hoạt động thi hành án hình sự .......45 2.4 Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động khác ..................49 2.4.1 Thông qua công tác thống kê báo cáo .....................................................................49 2.4.2 Tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền.......................................................53 2.4.3 Thông qua hoạt động tuyên truyền, vận động, hướng dẫn, giải thích pháp luật.55 2.5 Thành công và hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................56 2.5.1 Những thành công đã đạt được trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................56 2.5.2 Những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.......................................................................................58 2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ........................................................59 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................................62 3.1 Dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới..........................................................................................................62 3.1.1 Cơ sở của dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ..........................................................................................................................62 3.1.2 Nội dung của dự báo tình hình tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm tới............................................................................................................64 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................66 3.2.1 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đối với công tác cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động phòng ngừa tội phạm .....................................................................................................................66 3.2.2 Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xét xử góp phần phòng ngừa tội phạm..68 3.2.3 Nâng cao vai trò tham mưu và tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về phòng ngừa tội phạm cho hệ thống chính trị và xã hội.........................................................................70 3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác thi hành án, coi đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân .......................72 3.2.5 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Tòa án nhân dân với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm.........................................................74 3.3 Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm................76 3.3.1 Kiến nghị về chuyên môn ..........................................................................................76 3.3.2 Kiến nghị về biên chế, tổ chức, bộ máy của Tòa án nhân dân..............................78 3.3.3 Kiến nghị về chế độ lương thưởng và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân.................................................................................................79 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận văn Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Điều này được thể hiện với tỷ trọng đóng góp GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước. Có thể nói Thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ1. Như vậy, từ khi đất nước tiến hành phát triển kinh tế theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cho tới nay, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn luôn là một trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội lớn của cả nước. Song bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của nền của nền kinh tế thị trường, thì cũng còn nhiều tiêu cực, đặc biệt là tình hình tội phạm. Vì tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều diễn biến phức tạp về tính chất, mức độ và thủ đoạn phạm tội của đối tượng gây án ngày càng tinh vi, xảo quyệt nên đã gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra xử lý tội phạm, làm ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự an toàn xã hội tại địa bàn. Để thực hiện tốt phong trào đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ đổi mới hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh xác định, phòng ngừa tội phạm được coi là một bộ phận quan trọng nhất, là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, cũng như của tất cả các cơ quan, tổ chức và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có ngành Tòa án nhân dân. Ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chủ thể chính của hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Thành phố nhằm góp phần hiện thực hoá những văn kiện của Đảng và chương trình hành động của chính phủ. 1 Xem: Trương Mạnh Hoài (2009), Thành phố Hồ Chí Minh – Trung tâm kinh tế của cả nước, www.sggp.org.vn. 2 Trong thời gian qua, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có những biện pháp tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm xử lý nghiêm minh, kịp thời các loại tội phạm về hình sự, đặc biệt các loại tội phạm an ninh quốc gia, tội phạm tham nhũng và các tội phạm có tổ chức. Bảo vệ trật tự kỷ cương, bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Bên cạnh đó thì ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua việc giải quyết các loại án khác như án Dân sự, Hôn nhân gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao động, Hành chính,… nhằm nâng cao trình độ nhận thức pháp luật, ý thức sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật cho mọi người dân, thể hiện vai trò tích cực của một chủ thể chính trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh còn bộc lộ nhiều thiếu sót như: thiếu cơ chế phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành trong và ngoài địa bàn thành phố; một số cán bộ còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhu cầu công tác thực tế hiện nay. Vì vậy việc nghiên cứu làm rõ thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân trong thời gian tới là một yêu cầu cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Do vậy, tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình với mong muốn đóng góp một phần vào quá trình phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Tình hình nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm hiện đã được nhiều công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, trong các công trình này chưa có công trình 3 nào nghiên cứu chuyên biệt và có hệ thống về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh mà chủ yếu các công trình nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm của các chủ thể nói chung trong xã hội, về vai trò của hệ thống chính trị hoặc của ngành Công an trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Nhưng đó là nguồn tham khảo đáng quý trong quá trình nghiên cứu của tác giả: – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Nguyễn Mạnh Kháng thuộc Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật được thực hiện năm 1999: Phòng ngừa tội phạm. Nội dung đề tài nghiên cứu tổng quan về hoạt động phòng ngừa tội phạm của tất cả các chủ thể trong hệ thống bộ máy chính trị, vì vậy vai trò của từng chủ thể cũng được nhìn nhận một cách chung nhất. Khi đề cập đến vai trò của ngành Tòa án để tài khẳng định Tòa án là một trong các cơ quan bảo vệ pháp luật, như lại không đi sâu, nghiên cứu cụ thể những hoạt động của Tòa án trong phòng ngừa tội phạm. – Tác phẩm: Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm của Nguyễn Xuân Yêm được Nhà xuất bản Công an Nhân dân ấn hành năm 2001. Đây là một công trình nghiên cứu công phu và có giá trị, được trình bày theo cụ thể về hoạt động phòng ngừa tội phạm. Công trình đã phân tích những lý luận cơ bản về tội phạm học và những nội dung cụ thể của tội phạm học như: Tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội; biện pháp phòng ngừa tội phạm; tội phạm ẩn… và phương pháp phòng ngừa tội phạm như: tội phạm kinh tế, tội phạm ma túy, tội phạm về trật tự xã hội… Tuy nhiên công trình không đề cập chuyên sâu tới vai trò phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án. – Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh: Vai trò của các quy định phần chung Bộ luật hình sự trong phòng ngừa tội phạm được tác giả Nguyễn Thị Ánh Hồng thực hiện năm 2003. Nội dung luận văn trình bày một số vấn đề lý luận chung về vai trò phòng ngừa tội phạm của bộ luật hình sự. Trong đó có đề cập đến Tòa án, tuy nhiên chỉ với vai trò là chủ thể trong thực hiện quy định của Bộ luật hình sự. 4 – Tác giả Đoàn Thị Nguyên với Khoá luận tốt nghiệp Đại học về: Hệ thống các chủ thể phòng ngừa tội phạm ở Việt Nam của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, được công bố năm 2005. Công trình đã chỉ ra những chủ thể từ hệ thống chính trị, đến các cơ quan bảo vệ pháp luật và các tổ chức chính trị – xã hội. Tuy nhiên với Khóa luận tốt nghiệp Đại học nên chỉ dừng ở việc xác định những đối tượng tham gia và hoạt động phòng ngừa tội phạm chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu vai trò của Tòa án trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. – Khóa luận tốt nghiệp Đại học của tác giả Phan Thị Xuân Huế về: Tòa án trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm thuộc trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, nghiên cứu vào năm 2003. Đây là công trình nghiên cứu hệ thống về vai trò của ngành Tòa án trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Tuy nhiên, ở cấp độ cử nhân nên công trình chỉ dừng lại ở phương pháp nhìn nhận hoạt động Tòa án nói chung thông qua vai trò xét xử sơ thẩm và phúc thẩm mà chưa thấy được những hoạt động khác của Tòa án trong việc thể hiện vai trò phòng ngừa tội phạm như: công tác tham mưu cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các cấp; công tác tuyên truyền, vận động và phổ biến, hướng dẫn, giải thích pháp luật… Trên đây là sơ lược tình hình nghiên cứu về Hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án. Tuy nhiên có thể thấy, với việc nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh một cách hệ thống thì chưa có công trình nào nghiên cứu. Với mong muốn cố gắng hoàn thành mục đích và nhiệm vụ của Luận văn, tác giả hy vọng nghiên cứu này sẽ góp phần nhỏ trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là góp phần nhận thức rõ hơn về hoạt động phòng ngừa tội phạm, về thực tiễn hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó trong hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh để đưa ra một số giải pháp góp 5 phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận văn cần thực hiện những nhiệm vụ sau: – Làm rõ những vấn đề lý luận về phòng ngừa tội phạm; làm rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong việc phòng ngừa tội phạm. – Nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2006 đến 2010. Qua đó rút ra những mặt đã đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó. – Dự báo tình hình tội phạm và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh – Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Từ mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn không có tham vọng giải quyết hết những vấn đề về hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung mà nội dung Luận văn chỉ nghiên cứu về: – Hoạt động phòng ngừa tội phạm của ngành Tòa án nhân dân. – Địa bàn nghiên cứu tại Thành phố Hồ Chí Minh . – Thời gian nghiên cứu trong 5 năm, từ năm 2006 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn Cơ sở phương pháp luận để thực hiện luận văn này là: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, logic và lịch sử, thống kê,… 6 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn 6.1 Ý nghĩa khoa học của luận văn – Việc nghiên cứu giúp cho bản thân tác giả có điều kiện hiểu sâu hơn về hoạt động phòng ngừa tội phạm. Đồng thời kết quả nguyên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân. 6.2 Giá trị ứng dụng của luận văn – Luận văn có thể là tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm, ngoài ra từ kết quả nguyên cứu của luận văn có thể áp dụng nhằm góp phần tổ chức thực hiện tốt hơn nữa hoạt động phòng ngừa tội phạm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh . 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về phòng ngừa tội phạm và hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân. Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tội phạm của Tòa án nhân dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 7 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM VÀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.1 Khái niệm, nội dung và ý nghĩa của phòng ngừa tội phạm 1.1.1 Khái niệm, biện pháp về phòng ngừa tội phạm Từ trước đến nay, đấu tranh chống tội phạm được tiến hành theo phương châm: nhanh chóng và kịp thời phát hiện tội phạm, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, tránh làm oan người vô tội, trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội. Do đó, hoạt động phòng ngừa tội phạm chính là một trong những nội dung quan trọng và chiếm một vị trí đặc biệt trong lý luận cũng như hoạt động thực tiễn của các cơ quan đại diện cho hệ thống luật pháp. Việc nghiên cứu về phòng ngừa tội phạm chính là cơ sở, nền tảng và điểm xuất phát để tiếp tục nghiên cứu những nội dung khác trong lý luận tội phạm học. Mà suy cho cùng thì mục đích của ngành khoa học về tội phạm học chính là “tội phạm” với tư cách là đối tượng phòng ngừa và “tội phạm học” với tư cách là hệ thống bao gồm các bộ phận khác nhau mà lý luận về phòng ngừa tội phạm chính là một bộ phận cấu thành trong đó. Trước tiên cần phải hiểu các khái niệm “phòng ngừa” và “tội phạm”: Khái niệm “phòng ngừa”, theo từ điển Tiếng Việt có nghĩa là: “Phòng trước không cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra”2. Khái niệm “tội phạm” trong khoa học Luật Hình sự từ trước đến nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về nội dung cũng như nội hàm khái niệm tội phạm. Cùng với xu thế chung của tình hình phát triển của xã hội hiện nay thì việc mở rộng nội hàm và cách nhìn nhận khái niệm tội phạm dưới góc độ hiện đại hơn qua nhiều góc độ kinh tế, xã hội, pháp lý, văn hóa, địa lý, dư luận xã hội... Mặc dù vậy, điều cơ bản và quan trọng hơn cả, tội phạm chính là cơ sở pháp lý để phân biệt nó với các vi phạm pháp luật khác và với hành vi trái đạo đức, cũng như với các trường hợp không 2 Viện ngôn ngữ học (1995), Từ điển tiếng việt phổ thông, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, tr.714. 8 phải là tội phạm, qua đó bảo vệ pháp chế, củng cố và duy trì trật tự pháp luật, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ một cách hữu hiệu lợi ích của Nhà nước, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Do đó, dưới góc độ khoa học Luật Hình sự Việt Nam, khái niệm tội phạm được nghiên cứu dưới phương diện “tĩnh” và có thể được hiểu ngắn gọn như sau: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Từ việc tìm hiểu khái niệm về “phòng ngừa” và “tội phạm”, trong khoa học pháp lý, từ đây giúp cho việc tìm hiểu khái niệm phòng ngừa tội phạm được hệ thống hơn. Hiện các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều quan điểm về khái niệm về “phòng ngừa tội phạm”. Cụ thể như: Theo tác giả Hồ Trọng Ngũ lại cho rằng “Phòng ngừa tội phạm là một hệ thống tổng hợp những biện pháp có quan hệ hữu cơ với nhau được các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tiến hành nhằm ngăn chặn tội phạm xảy ra và loại trừ những nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh hiện tượng tiêu cực đó”3. Còn GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm khẳng định: “Phòng ngừa tội phạm là tổng hợp các biện pháp có quan hệ tác động lẫn nhau, được tiến hành bởi cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội nhằm mục đích ngăn chặn tội phạm và hạn chế, loại trừ những nguyên nhân sinh ra tội phạm”4. Theo khái niệm này có thể hiểu rằng, hoạt động phòng ngừa tội phạm như “một phương tiện điều chỉnh sự phát triển các quan hệ xã hội nhằm mục đích hạn chế, loại trừ các nguyên nhân tội phạm, như là sự tác động lẫn nhau của các biện pháp kinh tế – xã hội, giáo dục – sư phạm, tổ chức và pháp luật, như là một tổ hợp các biện pháp khác nhau của phòng ngừa tội phạm”5. 3 Hồ Trọng Ngũ (2005), “Phòng ngừa tội phạm ở cộng đồng dân cư”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (6). Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 45. 5 Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội, tr. 46. 4 9 Khái niệm phòng ngừa tội phạm mà tác giả cho là hoàn chỉnh nhất: “Phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính xã hội và tính nhà nước nhằm khắc phục các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, hạn chế và loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”6. Khái niệm phòng ngừa tội phạm thì về cơ bản đều thống nhất khi phân chia nội dung của khái niệm phòng ngừa tội phạm theo hai cấp bậc rộng và hẹp khác nhau. Tác giả Dương Tuyết Miên lại đưa ra khái niệm “Theo nghĩa hẹp, chỉ tập trung vào việc ngăn cản tội phạm xảy ra, khắc phục loại bỏ nguyên nhân điều kiện. Theo nghĩa rộng, ngoài việc ngăn cản tội phạm xảy ra còn sử dụng các biện pháp để phát hiện xử lý tội phạm kịp thời”. GS.TS. Đỗ Ngọc Quang lại chỉ ra phòng ngừa tội phạm theo hai nghĩa: “Theo nghĩa rộng, phòng ngừa tội phạm bao hàm, một mặt không để cho tội phạm xảy ra, thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội. Mặt khác, bằng mọi cách để ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là cải tạo, giáo dục người phạm tội, đưa họ trở thành những công dân có ích cho xã hội; theo nghĩa hẹp, phòng ngừa tội phạm là không để cho tội phạm xảy ra, không để cho tội phạm gây hậu quả cho xã hội, không để cho thành viên của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, tiết kiệm được những chi phí cần thiết cho Nhà nước trong công tác điều tra, truy tố, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội”7. PGS.TS. Nguyễn Chí Dũng lại cho rằng: “Phòng ngừa tội phạm là sử dụng các phương pháp, chiến thuật, biện pháp, phương tiện nghiệp vụ cần thiết, với sự tham gia của các lực lượng nhằm khắc phục mọi nguyên nhân, điều kiện không để tội phạm phát sinh, phát triển”8. Đồng thời, Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ rõ trong phòng ngừa tội phạm có hai nhóm biện pháp là phòng ngừa chung và phòng ngừa riêng. Theo đó: phòng ngừa chung là sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, pháp luật... nhằm loại bỏ các yếu tố có thể trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, 6 Tập bài giảng tội phạm học (2008), Đại Học luật Thành phố Hồ Chí Minh , tr.119. Đỗ Ngọc Quang (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr.32. 8 Nguyễn Chí Dũng (2004), Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.39. 7 10 phát triển tội phạm, được toàn xã hội tham gia thực hiện; phòng ngừa riêng là các biện pháp pháp luật, nghiệp vụ do các cơ quan chuyên môn (Công an, Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án, Kiểm lâm, Cảnh sát biển...) tiến hành nhằm vào những đối tượng cụ thể9. TS. Lê Thế Tiệm phân tích: “Phòng ngừa tội phạm tức là không để cho tội phạm xảy ra và gây nên những hậu quả nguy hiểm cho xã hội, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu các hình phạt khắc nghiệt của pháp luật. Và nếu tội phạm có xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý để đảm bảo cho tội phạm không thể tránh khỏi hình phạt, giáo dục và cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội...”10; Theo Từ điển Luật học định nghĩa: “Phòng ngừa tội phạm là ngăn ngừa tội phạm và loại trừ các nguyên nhân phát sinh tội phạm bằng toàn bộ những biện pháp liên quan với nhau do cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội tiến hành”11. GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa đưa ra khái niệm này dưới góc độ tội phạm học: “Phòng ngừa tội phạm là hoạt động của các cơ quan, tổ chức và công dân, thực hiện tổng thể các biện pháp tác động trực tiếp vào các nhóm nguyên nhân của tội phạm để kiểm soát, hạn chế tác dụng và loại trừ dần những nhóm nguyên nhân này...”12. Nhìn chung, các khái niệm của các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng: phòng ngừa tội phạm là việc sử dụng các biện pháp nhất định để phòng trước không cho tội phạm xảy ra. Các khái niệm nêu trên đều giống nhau ở điểm mục đích phòng ngừa là giảm bớt hoặc loại bỏ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội và xác định được các nguyên nhân của tội phạm để đề ra các cách thức phòng ngừa . Trong phạm vi nghiên cứu luận văn của mình, tác giả cho rằng hoạt động phòng ngừa tội phạm cần được hiểu theo nghĩa rộng tức là bao gồm cả hoạt động 9 Nguyễn Chí Dũng (2004), Một số vấn đề về tội phạm và cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.39. 10 Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả và tập thể tác giả (1994), Tội phạm ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp, Đề tài KX 04 – 14, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội,1994,tr.17. 11 Từ điển Luật học(1999), Nxb. Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr.52. 12 Nguyễn Ngọc Hòa (2007), Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học, Tạp chí Luật học, (6), tr.31. 11 tác động vào nguyên nhân, điều kiện của tội phạm và hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm. Phòng ngừa tội phạm được tiến hành bằng hệ thống các biện pháp khác nhau. Mỗi biện pháp phòng ngừa gắn liền với chức năng, vai trò của một tổ chức Nhà nước và xã hội nhất định. – Trong tội phạm học Việt Nam, căn cứ vào phạm vi, cấp độ phòng ngừa tội phạm, có những biện pháp phòng ngừa cơ bản sau đây: + Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ xã hội chung: là biện pháp phòng ngừa được thực hiện trên cơ sở những nỗ lực và cải thiện toàn diện các điều kiện kinh tế, chính trị xã hội, tư tưởng cũng như pháp luật. Phòng ngừa tội phạm bằng biện pháp xã hội chung thực chất là tạo những tiền đề tích cực, những điều kiện căn bản cho việc loại trừ tội phạm. Đó là việc hình thành ý thức tự giác cho công dân, nâng cao trình độ văn hoá, chính trị xã hội trong công luận, nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân. + Phòng ngừa tội phạm theo cấp độ chuyên ngành tội phạm học: được coi là biện pháp làm sáng tỏ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cụ thể và của tình trạng phạm tội nói chung. Việc loại trừ các điều kiện phạm tội đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp có tính đặc biệt nhất là về sức mạnh cưỡng chế. Vì vậy, trong tội phạm học việc dùng các biện pháp cưỡng chế hình sự cũng như các biện pháp cưỡng chế hành chính được coi là những biện pháp cần thiết cho việc phòng ngừa tội phạm. + Phòng ngừa tội phạm theo phạm vi lãnh thổ: như trong phạm vi toàn quốc, khu vực, tỉnh, huyện,... Biện pháp phòng ngừa tội phạm chỉ đạt được hiệu quả khi xác định được đầy đủ các đặc điểm của tình trạng phạm tội tại từng khu vực địa lý nhất định. Mỗi một địa phương, tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá mà có những đặc điểm khác nhau về nguyên nhân, điều kiện phạm tội, diễn biến của từng loại tội phạm cụ thể cũng như khả năng thực tế của việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm cụ thể nói riêng. Ở vùng nông thôn, vùng công nghiệp, vùng thành thị đều có những đặc điểm quản lý con người khác nhau, có những tồn 12 tại khác nhau, do vậy việc khắc phục những tồn tại này phải hoàn toàn độc lập với nhau. – Cũng trong tội phạm học, căn cứ vào các biện pháp phòng ngừa tội phạm trên cơ sở tính chất của phòng ngừa tội phạm có những biện pháp sau đây: + Biện pháp kinh tế: đây là biện pháp tác động bằng kinh tế nhằm khắc phục những hạn chế, loại trừ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Biện pháp này đòi hỏi phải khắc phục tình trạng kinh tế sa sút trong xã hội, nâng cao điều kiện sống trong nhân dân, tổ chức việc làm cho người lao động, mở rộng mạng lưới dịch vụ xã hội, tạo việc làm cho người phạm tội đã chấp hành xong bản án,… Điều này cũng đã được V.I.Lênin chỉ rõ: “Một trong những biện pháp phòng ngừa tội phạm là phải nâng cao đời sống vật chất của quần chúng, phải không ngừng tăng cường tính tự giác, tích cực, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tham gia công việc của nhà nước và của xã hội”13. Trong những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước mà cụ thể là đổi mới kinh tế đã đem lại những thành công bước đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song để sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được thành công, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế nhằm góp phần đưa nước ta thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ xã hội trong tiến trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Vì khi kinh tế phát triển sẽ nâng cao đời sống nhân dân trong xã hội, loại trừ được những hiện tượng vi phạm pháp luật. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tội phạm hiện nay là do kinh tế. Bởi khi nền kinh tế kém phát triển, đời sống của dân cư còn khó khăn, đói nghèo, những mâu thuẫn, bất công về lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội là những nguyên nhân chủ quan để phát sinh và tồn tại tội phạm. Do vậy vậy, phát triển kinh tế, thúc đẩy kinh doanh, sản xuất giữ vai trò nền tảng trong việc nâng cao mức sống của nhân dân. Đồng thời đây cũng là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài và hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. 13 V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.43, tr.33. 13 + Biện pháp chính trị – xã hội: đây là biện pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu nhà nước xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ, thu hút mọi công dân trong cả nước vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Bên cạnh đó cần tác động vào tư tưởng, nhận thức của mỗi người dân về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, ngừa tội phạm, chỉ rõ những tác hại do tội phạm gây ra trong xã hội dưới các hình thức như tuyên truyền pháp luật, xét xử án công khai, bản án nghiêm minh, ... nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm của nhân dân. Điều này, một mặt là để động viên nhân dân tự giác tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm. Mặt khác nhằm định hướng cho những người “không vững vàng” trong việc nhận thức các yêu cầu về giá trị đối với mỗi cá nhân trong xã hội cũng như yêu cầu về pháp luật để họ có thể tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. + Biện pháp văn hoá, tư tưởng: đây là biện pháp nhằm nâng cao ý thức giác ngộ về chính trị – xã hội trong quần chúng nhân dân, góp phần có ý thức tôn trọng luật pháp, đấu tranh chống tội phạm, hình thành nhân cách con người mới trong xã hội chủ nghĩa. Qua thực tiễn và nghiên cứu cho thấy, trong cơ cấu chung của tình hình tội phạm, nhìn chung người phạm tội có trình độ học vấn thấp chiếm tỷ lệ tương đối cao. Ngoài ra, cùng với sự phát triển về kinh tế – xã hội thì những hiện tượng tiêu cực cũng xuất hiện ngày càng nhiều như: các ấn phẩm đồi trụy, độc hại; các tư tưởng phản động, các lối sống tha hoá, biến chất, ... Do vậy, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh cho nhân dân, tổ chức một cách có hệ thống công tác giáo dục – đào tạo nhằm nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân, thu hút quần chúng nhân dân vào các hoạt động văn hoá lành mạnh, bổ ích, tăng cường công tác phòng ngừa tội phạm, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng. Những biện pháp này sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc khắc phục hoạt động phòng, ngừa tội phạm. 14 + Biện pháp tổ chức quản lý: việc tổ chức quản lý xã hội chặt chẽ từ trung ương đến địa phương là cơ sở để xác định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, xã hội, và công dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. + Biện pháp phòng ngừa theo chức năng: phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ chung của nhà nước được giao cho các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên để hoạt động này hiệu quả cần phân định rõ cho các cơ quan chức năng một cách cụ thể như: Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, ủy ban nhân dân, các tổ chức xã hội,... + Các biện pháp pháp luật: cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các văn bản luật kịp thời, chặt chẽ, và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Cần xác định rõ hơn các quyền và trách nhiệm của nhà nước, của xã hội, và của công dân trong hoạt động phòng ngừa tội phạm. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền và phổ biến pháp luật một cách rộng rãi để nhân dân tham gia hưởng ứng tinh thần sống và làm việc theo đúng pháp luật. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, pháp luật có một vai trò rất to lớn, V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Pháp luật xã hội chủ nghĩa như là một công cụ để thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước”14. Thấm nhuần tư tưởng này nên tại Điều 12 của Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa … Mọi hành động xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”15. Để xã hội trở nên trật tự và ổn định,hạn chế tình trạng phạm tội, cần phải chú trọng tới công tác phòng ngừa tội phạm. Mà trong hoạt động phòng ngừa tội phạm, pháp luật có một vai trò rất sức quan trọng. Trật tự kỷ cương xã hội, kỷ cương đất nước được đảm bảo đến mức độ nào phụ thuộc rất lớn vào các biện pháp pháp luật. Tác dụng phòng ngừa của pháp luật được thể hiện ở toàn bộ quá trình xây dựng và thực thi pháp luật. Vì tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật với nhiệm vụ của mình đều có tác dụng phòng ngừa tội phạm bằng các chế tài do ngành luật đó quy định. Cụ thể 14 V.I.Lênin (2005), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.43, tr.33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2002), Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan