Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động kinh doanh và quản trị tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa....

Tài liệu Hoạt động kinh doanh và quản trị tại công ty cổ phần viglacera xuân hòa.

.DOCX
46
176
144

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH *** BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : Họ và tên sinh viên : Lớp : Th.S NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LAN MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii MỤC LỤC..........................................................................................................iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ........................................................................................viii LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA..................................................................................................................... 2 1.1. Thông tin chung về công ty......................................................................2 1.2. Quá trình hình thành, phát triển công ty................................................2 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động công ty.................................5 1.4. Các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh tại công ty....................8 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA....................................................10 2.1. Các nguồn lực kinh doanh của công ty..................................................10 2.1.1. Nguồn nhân lực.................................................................................10 2.1.2. Nguồn tài chính.................................................................................13 2.1.3. Cơ sở vật chất, kỹ thuật công nghệ...................................................15 2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty.......................................................17 2.2.1. Hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm, marketing, cung ứng.....17 2.2.2. Thị trường hoạt động của công ty.....................................................19 2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa..............................................................................................................19 2.3. Hoạt động quản trị tiêu thụ sản phẩm tại công ty................................21 2.3.1. Hoạch định tiêu thụ sản phẩm của công ty......................................21 2.3.2. Tổ chức thực hiện tiêu thụ sản phẩm của công ty...........................23 2.3.3. Kiểm tra đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty...............32 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA..................................................................35 3.1. Những thành công và nguyên nhân dẫn tới thành công của công ty...35 3.2. Những hạn chế và ngyên nhân hạn chế của công ty.............................36 KẾT LUẬN........................................................................................................38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................39 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BXD : Bộ Xây dựng TCLĐ : Tổng cục Lao động QĐ : Quyết định MMTB : Máy móc thiết bị DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hệ thống chức danh công việc của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa...........................................................................................................10 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa...........................................................................................................11 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa.....................................................................................................................12 Bảng 2.4: Tình hình vốn của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà..............14 Bảng 2.5: Thiêt bị sản xuất chủ yếu của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa ............................................................................................................................ 15 Bảng 2.6: Thiết bị văn phòng của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà......16 Bảng 2.7: Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa..................................................................................................................... 19 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.....................20 Bảng 2.9: Danh mục một số sản phẩm sản xuất của công ty..........................24 Bảng 2.10: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa..........................................................................................26 Bảng 2.11: Giá bán một số sản phẩm gạch ngói của một số công ty..............28 Bảng 2.12: Sản lượng tiêu thụ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ của công ty. ............................................................................................................................ 32 Bảng 2.13: Kết quả tiêu thụ một số loại sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa năm 2016.........................................................................33 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa...........................................................................................................34 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa.....6 Sơ đồ 2.1: Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa...........................................................................................................30 LỜI MỞ ĐẦU Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng Viglacera. Công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm gạch và ngói đất sét nung với công nghệ hiện đại của ITALIA. Những tri thức và kinh nghiệm mà công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa tích lũy trong 40 năm qua đã được chuyển thể vào sản phẩm nhằm tạo ra những viên ngói, viên gạch phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Nhiều năm liền công ty vinh dự đạt được danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do Nhà nước công nhận. Tham gia kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh là tất yếu. Số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ngói nung phan bố rải rác trên tất cả các tỉnh thành của cả nước. Như vậy thị trường sản xuất và kinh doanh gạch ngói nung có cường độ cạnh tranh là rất cao. Ngoài ra, công ty còn phải đối mặt với những khó khăn như thiếu vốn, yếu kém trong khâu quản lý và cung ứng nguyên vật liệu, trình độ lao động chưa đáp ứng yêu cầu công nghệ, yếu kém trong khâu tiêu thụ hàng hóa. Được sự nhất trí của nhà trường và sự đồng ý của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa, em đã được thực tập tại công ty. Trải qua 8 tuần thực tập tại công ty, em đã có thêm kinh nghiệm, hiểu biết quý báu về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ cho công việc sau này. Báo cáo thực tập của em gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu về công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Chương 2: Hoạt động kinh doanh và quản trị tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Chương 3: Đánh giá thành công, hạn chế tại công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA 1.1. Thông tin chung về công ty. Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Tên giao dịch quốc tế: Viglacera Xuân Hòa Joint Stock Company. Tên viết tắt: Viglacera Xuân Hòa JSC. Trụ sở chính: thôn An Trung, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Điện thoại: 84-4-35811366. Fax: 84-4-35811390. Website: xuanhoaceramic.com 1.2. Quá trình hình thành, phát triển công ty. a) Quá trình hình thành. Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa tiền thân là nhà máy gạch Xuân Hòa, được hình thành do sáp nhập 3 xí nghiệp gạch Xuân Hòa, Bá hiên, Cầu Xây từ năm 1978 theo quyết định số 86/BXD – TCLĐ ngày 12/1/1978 của bộ trưởng BXD. Tháng 3/1993 nhà máy gạch Xuân Hòa có quyết đinh thành lập doanh nghiệp Nhà nước – Nhà máy gạch Xuân Hòa trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Thủy tinh và Gốm xây dựng – BXD theo quyết định số 085A/BXD-TCLĐ ngày 24/3/1993 của bộ trưởng BXD, trụ sở đặt tại xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, đăng ký kinh doanh số 109751 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Tháng 8/1994 nhà máy gạch Xuân Hòa đổi tên thành công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa theo quyết định số 481/BXD-TCLĐ ngày 30/7/1994 của bộ trưởng BXD. Ngày 17/12/2004 theo quyết định số 2021/QĐ-BXD “V/v: Chuyển công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa thành công ty cổ phần Xuân Hòa thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng. Ngày 29/9/2005 được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu và ngày 8/11/2005 đăng ký kinh doanh thay đổi 2 lần thứ nhất – số: 0103009411. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành công ty cổ phần Xuân Hòa Viglacera từ ngày 29 tháng 9 năm 2005. Tháng 1/2007 công ty đổi tên thành công ty cổ phần Xuân Hòa theo chủ chương của tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng về phát triển thương hiệu Viglacera. Với bề dày lịch sử 40 năm trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng bằng đất sét nung, công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa đã và đang ngày một phát triển. b) Quá trình phát triển. Từ khi sáp nhập 3 xí nghiệp gạch Xuân Hòa, Bá Hiến, Cầu Xây thành nhà máy gạch Xuân Hòa (1978). Nhà máy hoạt động theo cơ chế bao cấp, hàng hóa sản xuất và tiêu thụ hằng năm do BXD và Liên hiệp các xí nghiệp gạch ngói, sành sứ xây dựng giao cho kế hoạch. Nhà máy được Nhà nước giao cho vùng nguyên liệu sẵn có thuộc khu vực của nhà máy. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là gạch đặc và ngói. Thời kỳ 1986-1992: Kinh tế đất nước ta chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trước yêu cầu đổi mới nền kinh tế đất nước, nhà máy đã đổi mới cơ cấu tiến hành sản xuất sản phẩm trên thị trường cần chứ không phải là sản phảm mà mình có như thời kỳ trước. Cụ thể, nhà máy chuyển từ sản xuất gạch đặc sang sản xuất gạch rỗng. Do đó giúp nhà máy tiết kiệm vật tư rất nhiều (đất giảm 35%, than giảm 15% so với sản xuất gạch đặc). Nhờ đó hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thời kỳ 1992-1997: Dưới sự chỉ đạo của BXD, Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty là vừa tập trung tổ chức sản xuất ở nhà máy đầu tư thiết bị mới nhằm phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị, tăng sản lương, sản xuất đa dạng sản phẩm, tăng thêm nguồn thu để trả nợ vốn vay đầu tư, không ngừng ổn định, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên đồng thời tiếp tục mở rộng thêm phương hướng mới là hợp tác sản xuất kinh doanh với một số đơn vị trong Tổng công ty để sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu rộng lớn của thị trường. Công ty đã cho ra đời nhiều sản phẩm mới như gạch R150, R60…. Năm 1992, công ty tách nhà máy gạch Cầu Xây thành công ty cổ phần Gốm Cầu Xây, do vậy công ty còn lại 2 nhà máy gạch Xuân Hòa và 3 Bá Hiến. Tháng 3 năm 1992, công ty đã đầu tư tại nhà máy gạch Xuân Hòa 1 hệ lò Tuynel liên hợp với công suất ban đầu là 20 triệu viên/năm. Tháng 9 năm 1993, nhà máy gạch Xuân Hòa tiếp tục đầu tư thêm 1 hệ thống lò Tuynel có cùng công suất. Tháng 11 năm 2001, được sự đồng ý của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng công ty đã khởi công xây dựng nhà máy gạch Cotto Bình Dương và đến năm 2002 đã cho ra đời sản phẩm gạch Cotto Bình Dương có chất lượng cao được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngày 14 tháng 6 năm 2004 nhà máy gạch Cotto Bình Dương được bàn giao cho công ty Gốm xây dựng Hạ Long thuộc Tổng công ty Viglacera quản lý và điều hành. Tháng 9 năm 2003, công ty Gốm xây dựng Xuân Hòa lại tách nhà máy gạch Bá Hiến thành công ty cổ phần Bá Hiến Viglacera theo quyết định số 1105/QĐ-BXD ngày 14 tháng 8 năm 2003 và quyết định số 1260/QĐ-BXD ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ trưởng BXD. Sự chuyển đổi cơ chế cùng chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của mình. Các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp như mở rộng hợp tác, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác. Công ty cũng dần dần chuyển hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. Chính vì vậy công ty cổ phần Xuân Hòa thuộc tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng đã được hình thành ngày 17 tháng 12 năm 2004 theo quyết định số 2021/QĐ-BXD. Ngày 29 tháng 9 năm 2005 được cấp giấy phép kinh doanh lần đầu vào ngày 8 tháng 11 năm 2005 đăng ký thay đổi lần thứ nhất – số 0103009411. Công ty bắt đầu chuyển đổi hoạt động thành công ty cổ phần Xuân Hòa Viglacera từ ngày 29 tháng 9 năm 2005 và tháng 1 năm 2007 công ty đổi tên thành công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Từ khi hình thành cho đến nay, đứng trước bao thăng trầm biến động của môi trường kinh doanh, công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa vẫn đứng vững và không ngừng phát triển. Tháng 12 năm 2002, sản phẩm của công ty đã đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000. Đây là tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước Việt Nam công nhận. 4 1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động công ty. a) Mô hình tổ chức bộ máy. Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa sử dụng cơ cấu tổ chức theo hình thức trực tuyến từ trên xuống dưới phân bậc theo các cấp lãnh đạo rồi xuống các đơn vị, phòng ban nhỏ hơn. Ban lãnh đạo trong công ty bao gồm: đứng đầu tổ chức là đại hội đồng cổ đông tiếp đến là hội đồng quản trị và cuối cùng là giám đốc. Phó giám đốc sản xuất, kế toán trưởng, phó giám đốc kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư chịu trách nhiệm, quản lý cảu giám đốc. Xuống tới phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm lần lượt chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và phó giám đốc kinh doanh. Đây là cơ cấu tổ chức trực tuyến nên ban giám đốc trực tiếp quản lý, giám sát được tình hình sản xuất của xí nghiệp. Các quyết định, chỉ đạo của ban lãnh đạo nhanh chóng được chuyển tới phòng ban, đơn vị nhỏ lẻ hơn có trách nhiệm sản xuất theo đúng thông qua người quản lý các phòng ban. Nhờ có hệ thống tổ chức phòng ban theo chức năng nên công tác quản lý và chỉ đạo diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên các quyết định, chiến lược kinh doanh chỉ đạo của ban lãnh đạo được truyền từ trên xuống theo chiều dọc nên không có sự thông qua giữa các phòng ban và các cấp lãnh đạo nên sự thống nhất chưa được cao và mọi thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào họ. 5 Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức bộ máy công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Vật tư CHỦ TỊCH HĐQT - GĐ Phòng tổ chức Hành chính Phó Giám đốc Sản xuất Kế toán trưởng Phó Giám đốc Kinh doanh Xưởng Cơ Điện Nhà máy sản xuất Phòng kế hoạch Tài chính Phòng Kinh doanh – Tiêu thụ sản phẩm (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa) b) Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, bộ phận. Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty, là đại hội của những người đồng sở hữu thành lập, thảo luận và thông qua điều lệ của công ty. Đại hội đồng cổ đông được triệu tập vào cuối năm để giải quyết các vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo điều lệ như sau: Quyết định phương hướng nhiệm vụ phát triển của công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, bầu bãi nhiệm các thành viên của hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty. Hội đồng quản trị: là bộ máy quản lý của công ty, trong đó ông Phạm Văn Luyện là giám đốc công ty – chủ tịch hội đồng quản trị, toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc thẩm quyền của hội đồng cổ đông. Đây 6 là nơi họp bàn các quyết định, phương hướng phát triển, hoạch định các kế hoạch phát triển ở hiện tại và tương lai của công ty. Ban kiểm soát: thay mặt cho cổ đông kiểm tra mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Trưởng ban kiểm soát là người đứng đầu có nhiệm vụ phân công trách nhiệm cho các kiểm soát viên phụ trách như: Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh, trình đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường, thông báo tình hình kết quả kiểm soát cho hội đồng quản trị. Giám đốc (chủ tịch hội đồng quản trị): là người được hội đồng quản trị bầu ra, đứng đầu của bộ máy quản lý của nhà máy, là người điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các nghĩa vụ và quyền hạn được giao. Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc trong công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và thay mặt giám đốc khi giám đốc vắng mặt. Trực tiếp quản lý phòng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phó giám đốc sản xuất: phụ trách công tác sản xuất trong doanh nghiệp và thay mặt giám đốc về lĩnh vực sản xuất khi giám đốc vắng mặt. Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ công tác kế toán tài chính tại công ty, chỉ đạo phối hợp thông nhất công tác tài chính kế toán giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kinh tế tài chính. Tổ chức công tác báo cáo tài chính với cấp trên và Nhà nước, thanh quyết toán công tác kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. Các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính: phụ trách về công việc quản lý nhân sự, giải quyết các chế độ chính sách về lao động, tiền lương, chế độ bảo hiểm và chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phụ trách về các văn bản hành chính của công ty. Theo dõi công văn đến, đi và quản lý con dấu. Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty. 7 Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư: tham mưu giúp giám đốc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư. Giám sát kỹ thuật, theo dõi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện. Xây dựng các văn bản, các quy chế, các quy định cụ thể có liên quan đến sản xuất kinh doanh khoa học kỹ thuật công nghệ và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc công ty. Phòng kế toán tài chính: tham mưu cho giám đốc để hoàn thành tốt mọi công tác về tài chính theo chế độ hiện hành của Nhà nước. Kết hợp với các phòng ban liên quan hoàn thành mọi báo cáo để thực hiện đầy đủ các quy định của công ty với Nhà nước về mặt tài chính. Lập các báo cáo kiểm kê, kiểm toán và thực hiện tốt các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước. Cân đối và cung cấp tài chính kịp thời phục vụ tốt mọi dự án xây dựng đổi mới và cải tiến công nghệ của công ty. Chịu sự quản lý trực tiếp của kế toán trưởng. Phòng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm: phụ trách về công tác kinh doanh của công ty và quản lý công tác bán sản phẩm. Lập báo cáo kết quả kinh doanh tiêu thụ sản phẩm qua các thời điểm khác nhau. Chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Mối liên hệ giữa các bộ phận và các cấp quản trị: Là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động độc lập nên mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty cổ phần Viglacera Xuân Hoà chủ yếu là quan hệ dọc từ cấp trên xuống cấp dưới như giữa cổ đông với hội đồng quản trị và ban kiểm soát; giữa hội đồng quản trị với giám đốc; giữa giám đốc với kế toán trưởng, phó giám đốc sản xuất, phó giám đốc kinh doanh, với phòng tổ chức hành chính và phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư;…. Bên cạnh đó, công ty còn có mối quan hệ ngang – mối quan hệ bộ phận đồng cấp. Đó là mối quan hệ giữa hội đồng quản trị với ban kiểm soát, 2 bộ phận này đều chịu sự quản lý trực tiếp của đại hội đồng cổ đông hay mối quan hệ giữa phòng tổ chức hành chính với phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư với 2 phó giám đốc sản xuất và kinh doanh và với kế toán trưởng,… 1.4. Các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh tại công ty. Công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa với ưu thế gồm một đội ngũ cán bộ kỹ sư và công nhân trẻ khỏe, năng động có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn khá, luôn sẵn sang đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và khách 8 hàng về chất lượng sản phẩm, giá cả và tiến độ giao hàng cho nên ngành nghề kinh doanh của công ty cũng khá đa dạng bao gồm: sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, xây lắp công trình công nghiệp và dân dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói,đất sét nung, kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại, đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, khai thác và chế biến nguyên, vật liệu xây dựng, đại lý kinh doanh xăng dầu, kinh doanh nhập khẩu. 9 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA XUÂN HÒA. 2.1. Các nguồn lực kinh doanh của công ty. 2.1.1. Nguồn nhân lực. Trong bất cứ một tổ chức nào cũng không thể thiếu được một nhân tố cực kỳ quan trọng đó là con người và công ty cổ phần Viglacera cũng không ngoại lệ. Con người là một trong những rất quan trọng trong công ty cho nên việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Do đó công ty phải quản lý và sử dụng nguồn nhân lực sao cho hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Bảng 2.1: Hệ thống chức danh công việc của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. STT Chức danh Trình độ Kinh nghiệm 1 Giám đốc -Có bằng thạc sĩ trở lên - Có kỹ năng quản lý, điều -Thành thạo tin học văn phòng hành hoạt động của Công ty -Tốt nghiệp thạc sĩ trở lên - Có kỹ năng quản lý, điều -Thành thạo tin học văn phòng hành hoạt động Công ty Trưởng phòng và -Tốt nghiệp đại học trở lên - Năm năm kinh nghiệm các đơn vị Trực -Thành thạo tin học văn phòng làm công việc chuyên môn Phó phòng và các -Tốt nghiệp đại học trở lên - Hai năm kinh nghiệm đơn vị trực thuộc -Thành thạo tin học văn phòng chuyên môn, và có kỹ năng 2 3 Phó Giám đốc thuộc 4 giao tiếp 5 6 Nhân viên các -Tốt nghiệp cao đẳng trở lên - Một năm kinh nghiệm phòng ban -Thành thạo tin học văn phòng chuyên môn Đốc công -Tốt nghiệp trung cấp trở lên - Ba năm kinh nghiệm -Thành thạo tin học văn phòng chuyên môn, có khả năng quản lý tốt 7 8 Công nhân, lái xe Bảo vệ, bốc xếp -Tốt nghiệp trung học phổ - Có 1 năm kinh nghiệm về thông trở lên chuyên môn -Không yêu cầu - Có sức khỏe tốt (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa) 10 Bảng 2.1 cho thấy tùy theo tính chất, trình độ chuyên môn công việc mà đòi hỏi ở mỗi vị trí làm việc đó phải đáp ứng được các tiêu chí khác nhau. Ở vị trí càng cao thì yêu cầu về trình độ chuyên môn lại càng cao lên. Ở vị trí công nhân, lái xe chỉ cần tốt nghiệp trung học phổ thông còn ở vị trí giám đốc thì yêu cầu về trình độ phải có bằng thạc sĩ, thành thạo tin học văn phòng, có kỹ năng quản lý điều hành hoạt động công ty. Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. 2015 Năm 2016 2017 Số Cơ Số Cơ Số Cơ Giới ngườ cấu(%) ngườ cấu(%) ngườ cấu(%) tính i Nam 183 154 337 Nữ Tổng i 54,3 45,7 100 191 159 350 i 54,57 45,43 100 202 168 370 Mức tăng giảm 2016/2015 2017/2016 Tuyệt (%) đối 54,59 45,41 100 8 5 13 Tuyệt (%) đối 4,37 3,24 7,61 11 9 20 5,76 5,66 11,42 ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa) Bảng 2.2 cho ta thấy : Về tổng số lao động: Đội ngũ nhân viên của công ty không ngừng lớn mạnh về số lượng lao động. Số lao động đều tăng qua các năm: Năm 2016 tăng 13 người so với năm 2015 tương ứng tăng 7,61%. Năm 2017 tăng 20 người so với năm 2016 tương ứng tăng 11,42%. Nhìn chung lao động của công ty tăng khá đều qua các năm. Về giới tính: lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn trong công ty. Năm 2015 nam chiếm 54,3%, nữ chiếm 45,7%; năm 2016 nam chiếm 54,57%, nữ chiếm 45,43%, năm 2017 nam chiếm 54,59%, nữ chiếm 45,41%. Tỷ lệ lao động nam nữ tuy có sự biến đổi nhưng tỷ lệ lao động nam luôn cao hơn tỷ lệ lao động nữ. 11 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa. Năm 2015 2016 2017 Số Số người Số người người Chỉ tiêu So sánh 2016/2015 2017/2016 Chênh Cơ Chênh Cơ lệch cấu(%) lệch cấu(% ) 9 16 11 19 12 20 2 3 22,22 18,75 1 1 9,09 5,26 Lao động phổ thông 250 90 255 84 259 79 5 -6 2 -6,66 4 5 1,57 -5,95 Tổng 365 369 370 4 1,09 1 0,27 Đại học Cao đẳng và trung cấp Công nhân kỹ thuật ( Nguồn:Phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần Viglacera Xuân Hòa ) Về trình độ lao động: Công ty có xu hướng tăng lao động có trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Cụ thể : Năm 2016 so với năm 2015: lao động trình độ đại học và cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật đều tăng lần lượt là 2, 3 và 5 lao động tương ứng tăng là 22,22%, 18,75% và 2%. Trong khi đó lao động phổ thông lại bị công ty cắt giảm 6 nhân viên tương ứng với -6,66%. Năm 2017 so với năm 2016 lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật tiếp tục tăng lần lượt là 9,09%, 5,26% và 1,57% trong khi đó công ty tiếp tục cắt giảm 5,95% lao động phổ thông. Tổng kết lại công ty đã liên tục nâng cao chất lượng lao động của công ty thông qua việc tập trung vào tuyển dụng các nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật và thải loại hết các nhân viên trình độ lao động phổ thông ra khỏi công ty. Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, tăng cường và nâng cao trình độ cho người lao động, công ty luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân lực hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với viện cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn. Vì thế công ty thường xuyên 12 quan tâm đến công tác đào tạo nâng cao trình độ cho công nhân như mời giáo viên về giảng dạy tại công ty cho công nhân lao động mới, thực hiện các buổi trao đổi kinh nghiệm giữa những người lao động với nhau, tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, mở các lớp bồi dưỡng về lý luận cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Đối với cán bộ quản lý, công ty luôn chú trọng nâng cao trình độ về chuyên môn và lý luận nên thường xuyên cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao kiến thức. Công ty có những chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm phát huy tính khả năng, sáng tạo và nhằm thu hút thêm nhân lực trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, có trình độ, chẳng hạn như: Công ty nghiêm túc thực hiện đầy đủ các quyền lợi của người lao động theo quy định pháp luật hiện hành, tạo công ăn việc làm thường xuyên, thực hiện ký kết hợp đồng lao động 100% đối với người lao động làm việc trong công ty, tham gia 100% bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật, thực hiện các chế độ cho người lao động như: cấp đủ bảo hộ lao động theo kế hoạch cho cán bộ công nhân viên, cải thiện tốt điều kiện làm việc cho công nhân như phục vụ nước uống, quạt mát, dụng cụ sản xuất đủ theo yêu cầu, thực hiện việc nấu ăn ca cho người lao động thường xuyên, hằng năm thực hiện nâng lương cho người lao động, thanh toán nhanh dứt điểm tiền lương hàng tháng cho công nhân, đảm bảo thu nhập bình quân từ đó tạo thêm động lực hết sức to lớn tới nguồn nhân lực tại công ty. 2.1.2. Nguồn tài chính. Trong những năm gần đây doanh thu của công ty ngày càng tăng dẫn đến vốn của công ty cũng tăng. Nguồn tài chính là một yếu tố đầu vào rất quan trọng để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nếu không có nguồn tài chính thì không thể có các yếu tố đầu vào khác như nguyên vật liệu, lao động,… và như vậy không thể coi là hoạt động sản xuất kinh doanh được. Nếu việc đầu tư nguồn tài chính cho hoạt động tiêu thụ không đúng đắn có thể sẽ không thúc đẩy tiêu thụ mà còn gây ra tốn kém chi phí. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng