Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Sư phạm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...

Tài liệu Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

.DOCX
24
338
50

Mô tả:

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ: VĂN HÓA DÂN GIAN A. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ I. KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chủ đề: VĂN HÓA DÂN GIAN 1. MỤC TIÊU Sau khi tổ chức xong hoạt động, học sinh có thể: 1.1. Kiến thức - Hiểu được ý nghĩa loại hình văn hóa dân gian vè cũng như ý nghĩa của cuộc thi. - Biết được một số loại hình văn hóa dân gian tiêu biểu trong đời sống hàng ngày như: hò vè, quan họ, bài chòi các trò chơi dân gian…. - Biết cách chơi một số trò chơi dân gian như: đua thuyền trên cạn, hai người ba chân… - Hiểu được ý nghĩa của các loại hình văn hóa dân gian cũng như các trò chơi… 1.2. Kĩ năng - Phát triển kỹ năng sưu tầm, nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc. - Kỹ năng tổ chức một số trò chơi dân gian, và thể hiện một số loại hình văn hóa khác. - Vận dụng được các loại hình văn hóa dân gian như vè, hò, quan họ, bài chòi, các trò chơi dân gian… để truyền được thông điệp của chương trình. - Vận dụng sáng tạo giai điệu dân ca của một số nước vào hình thức nhảy sạp truyền thống của dân tộc 1.3. Thái độ - Trân trọng nền văn hóa, lịch sử dân tộc mình và tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hóa của họ. - Coi trọng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Phê phán và chối bỏ những loại hình văn hóa không phù hợp - Yêu thích việc vận dụng loại hình văn hóa dân gian như: vè, hò, quan họ, bài chòi, các trò chơi dân gian… để truyền tải thông điệp của chương trình - Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc với những đặc trưng nổi bật. Đồng thời, hứng thú với việc kết hợp các loại hình văn hóa dân gian của nước nước mình với các nước khác trên thế giới. - Tự tin trong biểu diễn; yêu thích với các loại hình diễn xướng dân gian. - Có thái độ hợp tác tích cực trong những hoạt động chung. 2. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC 2.1. Nội dung Hoạt động giáo dục xoay quanh các vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cụ thể là các hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, cùng việc trải nghiệm các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian như dân ca, trò chơi dân gian, trang phục dân gian… 2.2. Hình thức - Tổ chức dưới dạng cuộc thi giữa 3 lớp khối 11 Trường THPT Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng - Hoạt động bao gồm 5 phần chính sau: Hoạt động 1: Phần thi chào hỏi: Hò xưng danh ( hò ba lí ). Hoạt động 2: Phần thi hiểu biết: Hành trình văn hóa. Hoạt động 3: Phần thi tài năng: Sân khấu dân gian. Hoạt động 4: Phần thi trải nghiệm: chuyền dây và đi ba chân. Hoạt động 5: Giao lưu khách mời và khán giả: nhảy sạp 3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TỔ CHỨC, THÀNH PHẦN THAM GIA 3.1. Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8hh00, ngày 2/5/2017 3.2. Địa điểm: Tại Hội trường A5, Trường THPT Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng 3.3. Đơn vị tổ chức: Đoàn Trường THPT Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng 3.4. Thành phần tham gia: Học sinh khối 11 Trường THPT Phan Châu Trinh TP Đà Nẵng 4. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 4.1. Ban tổ chức - BTC ra thông báo: Mục tiêu, nội dung, hình thức, thời gian, địa điểm, thể lệ… trước 01 tháng - GVCN triển khai kế hoạch hoạt động cho các lớp - Chuẩn bị Hội trường, âm thanh, ánh sáng… - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ và giao lưu - Chuẩn bị nội dung và phương tiện một số phần thi thuộc về ban tổ chức - Chuẩn bị tiêu chí đánh giá cho BGK - Chuẩn bị phần thưởng cho các đội thi 4.2. Học sinh - Xây dựng kế hoạch hoạt động và phân công người thực hiện - Chuẩn bị các nội dung thi và luyện tập - Chuẩn bị trang phục - Chuẩn bị 1-2 tiết mục văn nghệ giao lưu 4.3. Các phương tiện chủ yếu - Sân khấu, âm thanh, ánh sáng - Nhạc cụ, trang phục, hình ảnh, tranh ảnh, máy vi tính, máy chiếu, các bảng cho điểm, hoa tươi, phần thưởng… 5. CHƯƠNG TRÌNH CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 5.1. Khai mạc (10 phút) Đón tiếp đại biểu và ổn định tổ chức Văn nghệ chào mừng: bài hát Đêm gành gào nhớ điệu cổ hoài lang Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 5.2. Tổ chức hoạt động (75 phút) Hoạt động 1. Chào hỏi: Hò xưng danh Hoạt động 2: Hiểu biết: Hành trình văn hóa Hoạt động 3: Tài năng: Sân khấu dân gian Hoạt động 4: Trải nghiệm: chuyền dây và đi ba chân Hoạt động 5: Giao lưu khách mời 5.3. Kết thúc (5 phút) Công bố kết quả và trao thưởng Tổng kết, đánh giá Kết thúc 6. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Chủ đề: “VĂN HÓA DÂN GIAN” - Thời gian: 90 phút, diễn ra vào lúc 8h00, ngày 2 tháng 5 năm 2017 - Địa điểm: Hội trường A5, Trường THPT Phan Châu Trinh – TP Đà Nẵng 6.1. Phần khai mạc 6.1.1. Đón tiếp đại biểu, ổn định tổ chức Thiên, Tân và Hà, Hoa đứng trước cửa chính Hội trường đón tiếp đại biểu 6.1.2. Văn nghệ chào mừng - Bài hát: Đêm gành gào nhớ điệu cổ hoài lang, trình bày: Trần Thị Huyền 6.1.3. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo và 3 đội chơi a. Tuyên bố lí do - Tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các bạn học sinh; tạo cơ hội để các em thể hiện sự hiểu biết, tài năng và sự sáng tạo. - Hiểu biết thêm về các loại hình văn hóa truyền thống của dân tộc và của nhân loại - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào tự tôn dân tộc và trách nhiệm của giới trẻ trong việc giữ gìn, phát triển và hội nhập các giá trị văn hóa, nhân văn của dân tộc và nhân loại. b. Giới thiệu đại biểu - Thầy giáo: Bùi Văn Vân – Hiệu Trưởng nhà trường - Thầy giáo: Trương Phước Minh - Bí thư BCH Đoàn Trường - Bà: Trần Hạnh My - Đại diện Hội phụ huynh học sinh - Thầy cô giáo trong trường và các em học sinh khối 11 Trường THPT Phan Châu Trinh c. Giới thiệu ban giám khảo và các đội thi - Cô giáo: ThS. Vũ Thị Dung - Tổ trưởng tổ Văn học - Thầy giáo: Trương Đình Vương - Phó Bí thư Đoàn Trường - Bà: Hoàng Thị Cúc - Chuyên viên sở văn hóa – thể thao và du lịch TP Đà Nẵng - Thư ký: hai học sinh đến từ hai lớp 11 - Ba đội chơi đến từ 3 lớp của khối 12, mỗi đội gồm 5 thành viên 6.1.4. Thông qua chương trình hoạt động Theo chương trình hoạt động ở trên 6.1.5. Phát biểu khai mạc Đại diện BCH Đoàn trường phát biểu khai mạc 6.2. Phần nội dung chương trình hoạt động Hoạt động 1 Chào hỏi: Hò xưng danh 1. Mục tiêu - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa loại hình văn hóa dân gian vè cũng như ý nghĩa của cuộc thi. - Kĩ năng: Kỹ năng vận dụng điệu vè để thực hiện màn chào hỏi, biểu đạt thông điệp của đội. - Thái độ: Yêu thích việc vận dụng loại hình văn hóa dân gian vè để truyền tải thông điệp của đội; Có thái độ hợp tác tích cực trong những hoạt động chung. 2. Nội dung Các đội có màn chào hỏi ra mắt giới thiệu về đội của mình và thông điệp của đội. a. Bài vè của đội Sơn Tinh: Cuộc thi văn hoá dân gian Chủ đề ý nghĩa muôn vàn điều hay Bạn ơi quấn quýt lại đây Thi đua học hỏi, một ngày vui chơi Tâm hồn qua đó thảnh thơi Bạn ơi, cùng lại vui chơi thôi nào Thắng thua quan trọng gì đâu Mong sao đoàn kết chơi sao hết mình Nhóm tôi tên hiệu: sơn tinh Quanh năm trên núi, liều mình xuống đây! Đầu tiên xin chúc cô thầy Cùng ban giám khảo một ngày thật vui Chúc cho cả hội tươi cười Ngày thêm đoàn kết tình người yêu thương Nhóm tôi những đứa bất thường Nhưng mà nhiệt huyết , kiên cường, thông minh Dẫn đầu đội trưởng nhiệt tình Thanh Tân tôi đấy, tính tình hâm hâm Nhưng mà được cái tinh thông Giỏi tài dẫn dắt chẳng trông về nhì Cái mặt hay thấy hầm lì Là Huyền tốt bụng, hiếu kì chẳng sai Còn tôi cái tướng hài hài Là Đoan ít nói mặc ai nghĩ gì Lúc nào miệng cũng : hì hì Là Hà hóm hỉnh chẳng khi nào buồn Còn tôi cái đứa lùn lùn Là Hoa hiền hậu rất cuồng mộng mơ Còn tôi là Mỹ hững hờ Lạnh lùng thẳng thắng giả vờ làm chi Nhóm tôi đến với cuộc thi Nhất là học hỏi nhì là vui chơi Đồng thời qua đó gợi khơi Yêu thêm văn hoá dân gian nước mình Nhóm tôi kiến thức đầy mình Dân gian văn hoá nước mình chứ đâu Một lòng đoàn kết cùng nhau Đã chơi phải thắng rinh mau giải về. b. Bài vè của đội Thủy Tinh: Hiền: Nghe vẻ nghe vè Nghe vè đi tới Cái tên rất mới Hai đội cùng chơi Văn hóa dân gian Là chủ đề chung Đội hai giới thiệu Có sáu thành viên Tên nhóm Thủy Tinh Cưỡi nước mây về. Đội trưởng chúng tôi Có tài lắm đấy Thông minh vui tính Hiền đó chứ ai Tiên: Ve vẻ vè ve Cái vè Thủy Tiên Làm thơ rất tuyê êt Thơ nôm, hán viê êt Đều làm rất hay Văn xuôi cũng tuyê êt Nếu ai thấy hay Vỗ tay cái nào Tiên xin kính chào. Q.Như: Dịu dàng nết na Là ai ý nhỉ? "Là Như tôi đây" Vốn tính thật thà Hiền lành chất phác K.Ngân: Họ Lê tên Ngân Chính là tôi đó Nói năng nho nhỏ Học hành giỏi giang T. Ly: Nghe tên Trúc Ly Là ai cũng biết Tính tình thân thiện Cởi mở hòa đồng Thiên: Còn em trai út Ngọc quý nhà này Là Trần Thiên đây. Chúng tôi tham gia - tinh thần học hỏi Bổ sung kiến thức - văn hóa thi đua Chẳng muốn hơn thua- chỉ mong mình thắng Hai đội cùng nhau -trổ tài thi thố Vượt ngàn gian khổ - mới có hôm nay Có dở có hay - không là quan trọng Điều mà hi vọng - vượt lên chính mình ...Chính mình cái mà chính mình... Góp vui hôm nay- Đội tôi hát vè Nếu mà không tệ-Cho tràng pháo tay Cầu chúc hai đội -Hoàn thành cuộc thi Hoàn thành chiến thắng- Được quà cái mà được quà Cuối cùng Thủy Tinh - chúc các đội thi Kính chúc hội thi -thành công tốt đẹp. 3. Hình thức Thông qua biểu diễn các tiết mục vè có thể kèm theo nhạc cụ như phách, chén nhỏ giới thiệu về đội của mình. 4. Thể lệ - Mỗi đội có 3 phút thể hiện màn chào hỏi - Thứ tự biểu diễn theo bốc thăm trước đó - Toàn đội thi xuất hiện trên sân khấu giới thiệu về đội mình thông qua biểu diễn một bài vè ngắn, có thể kèm theo nhạc cụ như phách, chén nhỏ…. 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá 30 giây – 1 phút trừ 3 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 5 điểm. - Các sáng tác, tác phẩm đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với chủ đề. - Trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với nội dung. - Biểu diễn hay, sáng tạo, nghệ thuật. 6. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo sẽ cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có) 7. Thời gian Thời gian: 15 phút. Hoạt động 2 Hiểu biết: Hành trình văn hóa 1. Mục tiêu - Kiến thức: Nắm được những kiến thức liên quan đến văn hóa dân gian như các lễ hội dân gian, trang phục truyền thống, nghệ thuật dân gian… Biết được một số loại hình văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tiêu biểu trong đời sống hàng ngày của các dân tộc trên đất nước ta… - Kĩ năng: Phát triển các kĩ năng hoạt động trí tuệ (phản xạ nhanh, hệ thống và chọn lọc kiến thức một cách khoa học, chính xác…). - Thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu cội nguồn văn hóa dân tộc với những đặc trưng nổi bật; thông qua việc tìm hiểu, hình thành ý thức trong việc giữ gìn và phát huy những bản sắc lâu đời đó. 2. Nội dung Các đội thi tài về chủ đề: phong tục tập quán, trang phục truyền thống, nghệ thuật dân gian, lễ hội dân gian, ẩm thực, tín ngưỡng dân gian… HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO PHẦN THI TÌM HIỂU Phần 1: Khởi Động Câu 1: Đây là một phong tục trong hôn nhân của người H’mông được thể hiện qua tác phẩm nào dưới đây? A. Vợ nhặt B. Vợ chồng A Phủ C. Rừng xà nu D. Những đứa con trong gia đình Đáp án: B Câu 2: Địa danh nào được nhắc đến trong câu ca dao sau đây: Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng … sợ dài đường đi A. Quảng Nam B. Quảng Ngãi C. Bình Định D. Phú Yên Đáp án: Bình Định Câu 3: Lễ hội gò Đống Đa kỷ niệm chiến thắng của đội quân nào? A. Nghĩa quân Lam Sơn B. Quân Bạch Đằng C. Nghĩa quân Tây Sơn D. Quân Lê Lợi Đáp án: C Câu 4: Lễ cúng trăng của dân tộc Khmer vào rằm tháng 10 hằng năm mang tên lễ hội gì? A. Lễ Ocombok B. Lễ Ka tê C. Lễ Thinsak D. Lễ Sukha Đáp án: A Câu 5: Khi hát quan họ Bắc Ninh, áo tứ thân của người phụ nữ thường được kết hợp với ? A. Nón lá B. Nón quai thao (nón ba tầm) C. Quạt tay D. Cái ô Đáp án B: Đây là loại nón đẹp và sang trọng, thường chỉ dùng vào dịp lễ tết, đình đám. Có ba loại nón quai thao: nón Đấu là loại nhỏ nhất, sườn thành thấp nhất; Nón Nhỡ, còn gọi là nón Ngang, lớn hơn nón Đấu, giản dị hơn nón Mười và nón Mười, còn gọi là nón ba tầm, có vành rộng, sườn nón cao hơn hết. Chiếc nón quai thao từ lâu đã góp phần mang đến vẻ đẹp dịu dàng đầy nữ tính cho chị em phụ nữ, đúng như câu ca dao “Ai làm chiếc nón quai thao Để cho anh thấy cô nào cũng xinh”. Câu 6: Đâu là đặc sản vào mùa nước nổi ở Nam Bộ? A. Cá linh B. Bông điên điển C. Cá lăng D. Tất cả đều đúng Đáp án: D Câu 7: Đáp án nào sau đây là tín ngưỡng thờ cúng của con người? A. Tổ tiên B. Thổ địa C. Thờ tứ pháp D. Táo quân Đáp án: A Câu 8: Tác giả của tác phẩm “Chinh phụ ngâm” nguyên bản chữ Hán là? A. Hồ Xuân Hương B. Đặng Trần Côn C. Nguyễn Du D. Nguyễn Khuyến Đáp án B: Chinh phụ ngâm (lời than vãn của người phụ nữ có chồng đi đánh trận), còn có tên khác là Chinh phụ ngâm khúc là tác phẩm văn vần của Đặng Trần Côn, ra đời trong khoảng năm 1741 giai đoạn sơ kỳ Cảnh Hưng và về sau được nhiều người dịch ra thơ Nôm. Đây là thi phẩm chủ yếu viết theo lối tập cổ, dài 476 câu thơ. Các câu thơ trong bài dài ngắn khác nhau, theo thể trường đoản cú, câu dài nhất khoảng 12, 13 chữ, câu ngắn chỉ 3, 4 chữ. Tác phẩm là nỗi long của người vợ có chồng tham gia cuộc chiến do triều đình phong kiến chủ xướng, kể về nỗi khổ, nỗi cô đơn buồn tủi phải xa chồng. Câu 9: Vật biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực là cái gì? A. Đồng hồ B. Mâm đồng C. Chén bạc D. Trống đồng Đáp án: D Câu 10: Lễ cúng Thần Nông nhằm mục đích gì? A. Cầu mong được mùa và nông nghiệp phát triển B. Cầu cho phát tài C. Cầu duyên D. Cầu sức khỏe Đáp án: A Phần 2 : Gợi Ý Câu 1: Một loại hình nghệ thuật ở Nam Bộ ?  Gợi ý số 1: Là một dòng nhạc dân tộc được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.  Gợi ý số 2: Nhạc cụ biểu diễn gồm Đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn kìm, đàn cò, đàn tam, sáo  Gợi ý thứ 3: Một tác phẩm nổi tiếng của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có tên Dạ Cổ Hoài Lang Đáp án : Đờn ca tài tử Câu 2: Một loại hình nghệ thuật của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ thường được biểu diễn trong dịp lễ hội là?  Gợi ý số 1: Là một loại hình nghệ thuật gắn với nền văn minh lúa nước sông Hồng.  Gợi ý số 2: Dùng mặt nước làm sân khấu  Gợi ý số 3: Diễn viên được làm bằng gỗ Đáp án: Múa rối nước Câu 3: Loại giấy phổ biến được dùng trong các dòng tranh truyền thống là?  Gợi ý số 1: Được sản xuất từ một loại cây  Gợi ý số 2: Giấy có đặc tính xốp nhẹ, bền dai, không nhòe khi viết vẽ, ít bị mối mọt, hoặc dòn gãy, ẩm nát.  Gợi ý số 3: Là nguyên liệu để làm giấy điệp cho Tranh Đông Hồ Đáp án: Giấy dó Câu 4: Trong “Hà Nội ba sáu phố phường” Thạch Lam viết: …Thứ bột vàng và trong như hổ phách ấy, dẻo và quánh dưới hàm răng, là một thứ bánh rất ngon. Dù sao, cũng là một thứ bột thẳng thắn, vì nó dễ cho ta đoán trước để mà thèm thuồng những cái ngon ngọt hơn ẩn náu bên trong. Qua cái màu vàng óng ánh ấy, màu trắng của sợi dừa và màu vàng nhạt của đậu thêm một sắc nóng ấm và thân mật. Tôi bao giờ cũng ưa thức ăn nào có một hình sắc đẹp đẽ cái đẹp lúc trông ngắm giúp nhiều cho cái thưởng thức lúc ăn lắm… Ý là đang nhắc đến loại bánh nào sau đây?  Gợi ý số 1: Đây là một loại bánh ngọt cổ truyền của Việt Nam  Gợi ý số 2: Nguyên liệu là nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, hạt sen, dừa và lá chuối  Gợi ý số 3: Được sử dụng như một lễ vật trong các tráp ăn hỏi Đáp án: Bánh phu thê Câu 5: Trang phục của người dân Nam Bộ vào thời kháng chiến chống Pháp và Mĩ là?  Gợi ý số 1: Tên một loại áo và một loại khăn ở đồng bằng sông Cửu Long  Gợi ý số 2: Đây là một loại áo ngắn, dài tay, cổ giữa, cài bằng một hàng khuy thẳng từ cổ xuống bụng  Gợi ý số 3: Một chiếc khăn thường có 2 màu chủ đạo xen kẽ nhau Đáp án: Áo bà ba và khăn rằng Nam Bộ Câu 6: Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ - Tu được tổ chức vào lúc nào?  Gợi ý số 1: Mùa muôn hoa đua nở tràn ngập sắc màu  Gợi ý số 2: Trái ngược với kết thúc để muốn làm một cái gì đó mới mẻ  Gợi ý số 3: Một loại lương thực quan trọng hàng đầu ở Việt Nam và nhiều nơi Đáp án: Mùa xuân, khi bắt đầu vụ mùa lúa mới Phần 3: Tìm Từ Khóa Sau Mảnh Ghép Câu 1: Đây là nơi được vua Lý Thánh Tông xây dựng vào năm 1070? Đáp án: Văn Miếu – Quốc Tử Giám Câu 2: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Thịt mỡ dưa hành …. đỏ, Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh. Đáp án: Câu đối Câu 3: Đây là một nghệ thuật đã được tác giả Nguyễn Tuân đề cao xuyên suốt tác phẩm “Chữ người tử tù”? Đáp án: Thư pháp Câu 4: Đây là một nhà thơ được biết đến trong phong trào Thơ mới, tuy nhiên ông chưa xuất bản tập thơ nào. Những bài thơ hiếm hoi được biết đến của ông mang nặng một nỗi niềm hoài cổ… Ông là ai? Đáp án: Vũ Đình Liên Từ khóa: ÔNG ĐỒ 3. Hình thức Phần thi được tổ chức gồm có 3 phần: - Phần 1: Khởi Động - Phần 2: Gợi Ý - Phần 3: Tìm Từ Khóa Sau Mảnh Ghép 4. Thể lệ - Phần 1: MC sẽ đưa ra lần lượt các câu hỏi, có 10 câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau của văn hóa dân gian. Mỗi câu hỏi có 4 đáp án gợi ý để chọn 1 đáp án đúng nhất. Các đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Trả lời đúng sẽ được 10đ/câu. Nếu trả lời sai, đội khác giành quyền trả lời. - Phần 2: MC sẽ đưa ra lần lượt các câu hỏi, có 6 câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau của văn hóa dân gian. Mỗi câu hỏi có 3 gợi ý để đưa ra câu trả lời chính xác nhất. Các đội giành quyền trả lời bằng cách phất cờ. Nếu trả lời đúng ở gợi ý 1 được 15đ, ở gợi ý 2 được 10đ và gợi ý 3 được 5đ. Nếu trả lời sai, đội khác giành quyền trả lời. - Phần 3: Có một từ khóa mà các đội phải tìm kiếm gồm 5 chữ cái. Và có một hình ảnh gợi ý để các đội tìm ra từ khóa đó. Các đội sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để lật mở các mảnh ghép che đậy hình ảnh. Có tất cả 4 câu hỏi ứng với 4 mảnh ghép. Các đội có 15’ để suy nghĩ và trả lời. Trả lời đúng sẽ được 10đ/câu. Cuối cùng đội nào tìm ra từ khóa sẽ được 30đ. 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. - Trả lời đúng đáp án 6. Cách chấm điểm - Tổng điểm của phần thi cho mỗi đội: + Phần 1: 100đ/đội + Phần 2: 90đ/đội + Phần 3: 70đ/đội - Đội phất cờ trả lời đúng câu hỏi được điểm của câu hỏi đó, đội giành quyền trả lời nếu trả lời đúng chỉ được 5 điểm 7. Thời gian Thời gian: 15 phút Hoạt động 3 Tài năng: Sân khấu dân gian 1. Mục tiêu - Kiến thức: Biết và trình diễn được các hình thức diễn xướng dân gian dân tộc - Kĩ năng: Vận dụng các hình thức diễn xướng dân gian truyền tải được thông điệp về văn hóa dân gian. - Thái độ: Tự tin trong biểu diễn; yêu thích với các loại hình diễn xướng dân gian. 2. Nội dung Mô phỏng các hình thức diễn xướng dân gian quen thuộc như hát dân ca, bài chòi, hò, diễn tuồng…., qua đó thể hiện tài năng và bản sắc riêng của đội mình. a. Đội Sơn tinh với tiểu phẩm thằng bờm b. Đội Thủy tinh với bài múa bèo dạt mây trôi 3. Hình thức Các đội biểu diễn các hình thức diễn xướng dân gian tự chọn (hát dân ca, bội, hò, bài chòi, chèo, tuồng, cải lương…). 4 Thể lệ - Mỗi đội có 5 phút để thể hiện tiết mục diễn xướng dân gian - Thứ tự biểu diễn theo bốc thăm trước đó 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. Nếu quá dưới 1 phút trừ 5 điểm. Quá thời gian trên 1 phút trừ 10 điểm. - Các tiết mục đảm bảo tính văn hóa, phù hợp với chủ đề - Trang phục, đạo cụ biểu diễn phù hợp với nội dung phần trình diễn - Biểu diễn hay, sáng tạo, nghệ thuật. - Khuyến khích sự tham gia của tất cả các thành viên trong đội thi 5. Cách chấm điểm - Thang điểm 10 - Tổng điểm tối đa của phần thi cho mỗi đội là 30 điểm (3 giám khảo) - Ban giám khảo cho điểm bằng cách giơ bảng, đồng thời ghi điểm vào phiếu chấm điểm chuyển cho tổ thư ký, điểm giám khảo chấm nếu chênh lệch trên 2 điểm so với điểm trung bình chung cũng không được công nhận. - Thư ký theo dõi thời gian thi của các đội và thực hiện trừ điểm các đội vượt thời gian. - Điểm cho mỗi đội sau mỗi phần thi là tổng điểm của Ban giám khảo chấm cho mỗi đội, trừ đi điểm vượt thời gian (nếu có). 6. Thời gian - Thời gian tối đa cho toàn bộ phần thi: 20 phút Hoạt động 4 Trò chơi thứ nhất: TRUYỀN THUN BẰNG MIỆNG 1. Mục tiêu - Kiến thức: Biết được cách chơi trò chơi - Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng hoạt động và giao lưu tập thể - Thái độ: Yêu thích, tích cực trong trò chơi 2. Nội dung Trò chơi truyền thun bằng miệng. 3. Vật liệu Các đoạn ống hút ngắn (chiếc ống hút cắt đôi). Dây thun. 4. Thể lệ -02 đội xếp thành 2 hàng dọc, mỗi đội 5 người cùng mức xuất phát. -Từng thành viên ngậm 1 đoạn ống hút. Người đầu tiên sẽ có sợi thun treo trên ống hút, tìm cách cho sợi thun ấy móc qua ống hút của người kế tiếp. Cứ thế cho đến hết đội. *Chú ý: Không được dùng tay hay vật gì khác ngoài đoạn ống hút ngậm trên miệng để truyền thun. Ai phạm quy sẽ phải ngừng và làm lại tại trí đó. 5. Tiêu chí đánh giá - Đảm bảo thời gian. - Chuyền 10 dây chun về nhanh nhất. 6. Cách chấm điểm - Đội chyền được nhiều chun nhất sẽ được 30 điểm, đội nhiều thứ 2 sẽ được 20 điểm. - MC kiểm tra và đọc điểm. 6. Thời gian Thời gian: 5 phút - Thư kí tổng kết điểm của toàn bộ các nội dung thi của các đội. - Công bố kết quả và trao giải. Trò chơi thứ 2: TRÒ CHƠI 2 NGƯỜI 3 CHÂN 1. Mục tiêu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng