Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễ...

Tài liệu Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay

.PDF
101
536
74

Mô tả:

Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nayHoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ________________________________ NGUYỄN THỊ ANH TẤN HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY Chuyên ngành: Chính trị học Mã số: 60 31 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Văn Thuận HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ rất nhiệt tình và có hiệu quả của Khoa Triết học, Học viện Khoa học xã hội, của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, Đảng ủy và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn của huyện Phù Ninh. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Chính trị học, Học viện khoa học xã hội; đặc biệt là cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thuận, Nguyên chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc Hội khóa XII, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện Phù Ninh; xin cản ơn các Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và bà con nhân dân đã giúp đỡ, cộng tác cùng tôi để Đề tài được thực hiện kịp tiến độ theo kế hoạch. Phú Thọ, ngày 25 tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Anh Tấn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ luận văn của một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ dẫn rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ. Phú Thọ, ngày 25 tháng 8 năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Anh Tấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ...................... 11 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta .............. 11 1.2. Giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam ................ 19 1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam.................................................................................. 33 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................................................ 38 2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của huyện Phù Ninh và tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc huyện Phù Ninh .................................. 38 2.2. Thực trạng việc thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Phù Ninh từ năm 2010 đến nay .................. 44 Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC TỪ THỰC TIỄN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ... 60 3.1. Quan điểm tăng cường hoạt động giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ....................................................................................... 60 3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc ............................................................................. 64 KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 81 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 87 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ban TTND : Ban Thanh tra nhân dân Ban GSĐTCCĐ : Ban giám sát đầu tư của cộng đồng HĐND : Hội đồng nhân dân MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PBXH : Phản biện xã hội UBND : Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài MTTQ Việt Nam là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị nước Việt Nam. Sự qui định này do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, xuất phát từ thể chế chính trị nước ta là một nước dân chủ, mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam là vấn đề không mới, đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992, Luật MTTQ Việt Nam năm 1999 và trong nhiều văn bản pháp luật khác. Về chức năng phản biện xã hội “...trước Hiến pháp năm 2013, không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội mà chỉ dừng ở mức độ quy định về hoạt động góp ý kiến...” (23, tr, 75). Trên cơ sở tổng kết lý luận và thực tiễn cho thấy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ đã được khẳng định qua các lần Đại hội Đảng toàn quốc, cụ thể: Trong Văn kiện Đại hội lần thứ IX nêu "MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân… tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện giám sát của nhân dân… [12]; Văn kiện Đại hội lần thứ X đã đề cập thêm nội dung Phản biện xã hội: "Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và PBXH…" [13]; Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và PBXH” [14]. Văn kiện Đại hội XII tiếp tục nêu: “tiếp tục tăng cường củng cố tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, MTTQ đóng vai trò nòng cốt trong tập hợp, vận động nhân dân, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát và PBXH tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc" [15, tr.166]. 1 Về cơ sở pháp lý, vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ đã được khẳng định trong Luật MTTQ Việt Nam và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tại mục 5 Điều 3, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Thực hiện giám sát và phản biện xã hội” [8, tr.1]; Hiến pháp năm 2013 quy định: “...MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [33, tr.11]. Chức năng giám sát và phản biện xã hội được đề cập lần đầu tiên trong Hiến pháp một cách có hệ thống và được cụ thể hóa bằng Quy chế. Nâng cao vai trò, vị trí của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ngày 12/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217-QĐ/TW, về việc ban hành Quy chế Giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW, ban hành Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Hòa chung quá trình lịch sử phát triển của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Phù Ninh đã từng bước chuyển mình. Với diện tích tự nhiên là 15.637,32 ha, dân số 106.789 người, có 19 đơn vị hành chính (18 xã và 01 thị trấn). Nằm ở vị trí Đông bắc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Đoan Hùng, phía nam giáp thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao, phía Tây giáp thị xã Phú Thọ và huyện Thanh Ba, phía đông có tuyến sông Lô bao bọc là ranh giới với huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn huyện có nhiều doanh nghiệp của Trung ương, của tỉnh như Tổng công ty Giấy Việt Nam, các cụm công nghiệp 2 Đồng Lạng, Tử Đà, Phú Gia…; Huyện có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua như tuyến đường Quốc lộ 2, Cao tốc Nội bài - Lào Cai, đường thủy, đường bộ đa dạng. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều đổi mới, góp phần quan trọng xây dựng khối đoàn kết toàn dân, nâng cao năng lực, vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ đổi mới [4, tr,10,11,12]. Bên cạnh những thuận lợi, sự phát triển của huyện Phù Ninh cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức. Trong đó vai trò của MTTQ có lúc, có nơi hoạt động chưa hiệu quả, MTTQ chủ yếu vẫn là tập hợp ý kiến phản ánh, kiến nghị của cán bộ, nhân dân về chế độ, chính sách.. chứ chưa có nhiều ý kiến thực sự khoa học nêu ra để xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh. Vai trò của MTTQ mới chỉ dừng lại ở chức năng giám sát mà chưa có phản biện mặc dù được quy định rõ trong Luật MTTQ nhưng thực tế cho thấy, cách thức, đối tượng, cơ chế ràng buộc của giám sát, phản biện xã hội vẫn chưa thực sự cụ thể. Có một thực tế cho thấy khi xã hội phát triển, trình độ dân trí được nâng cao thì người dân có xu hướng quan tâm đến những vấn đề chính trị, đến những quyết sách của Đảng và Nhà nước và chủ động tích cực lên tiếng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình nhiều hơn. Chính vì vậy là một cán bộ đang làm việc tại cơ quan Ủy ban MTTQ huyện Phù Ninh, bản thân tác giả luận văn luôn suy nghĩ, trăn trở và đặt câu hỏi: làm thế nào để hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ nói chung và của huyện Phù Ninh nói riêng hoạt động có hiệu quả, góp phần thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI, XII) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Xuất phát từ điều đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay” làm luận văn thạc sĩ Chính trị học và hy vọng qua đó sẽ góp phần vào việc tăng cường hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ huyện Phù Ninh hiện nay và trong những năm tiếp theo. 3 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động của MTTQ Việt Nam trong những năm gần đây nhận được sự quan tâm của nhiều các nhà khoa học. Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu đề cập đến lĩnh vực này. Trong tổng quan nghiên cứu đề tài, tác giả có liệt kê, tham khảo một số công trình có liên quan. Đây là những tài liệu tham khảo khá quan trọng, giúp ích rất nhiều cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài này. Đây là một công trình nghiên cứu khá hệ thống về việc đánh giá thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam trên địa bàn huyện Phù Ninh. Các công trình nghiên cứu về hoạt động giám sát của MTTQ: 2.1. Sách - Nguyễn Thọ Ánh (2012), Thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay. Tác giả khẳng định giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam là nhiệm vụ cấp bách trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta; tác giả trình bày về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống chính trị, hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam; thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam. - Phạm Hồng Chương - Doãn Thị Chín (đồng chủ biên), (tháng 32016), Tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, Nội dung cuốn sách này khái quát nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh; phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh… - Vũ Trọng Kim (2016), Tập bài giảng về công tác Mặt trận, Đây là một công trình nghiên cứu và tập hợp các bài viết của tác giả làm sáng tỏ một số vấn đề trong hoạt động của MTTQ góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế. 4 2.2. Các bài viết trên báo, tạp chí viết về giám sát - Nguyễn Xuân Huy (2013), Về chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam, Tạp chí cộng sản, số ra ngày 26/6/2013. Tác giả khẳng định giám sát sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, là nhiệm vụ rất quang trọng của MTTQ, chỉ ra những hạn chế trong cơ chế giám sát và đề xuất cơ chế giám sát của MTTQ Việt Nam. - Lê Khả Phiêu (2014), Phải làm gì để nhân dân, Mặt trận giám sát được hoạt động của Đảng và Nhà nước, Tạp chí Mặt trận, (số 131); Tác giả khẳng định trong toàn bộ công tác vận động cách mạng của Đảng, khi nào Đảng coi trọng công tác Mặt trận, có khẩu hiệu chiến lược và sách lược đúng, có phương thức và biện pháp tập hợp rộng rãi lực lượng đại đoàn kết dân tộc thì các mục tiêu cách mạng hoàn thành thắng lợi. Đảng dựa vào thực tiễn là dựa vào nhân dân, là do nhân dân, từ nhân dân, là dân phải làm chủ. Muốn dân chủ thì phải có giám sát. Không có giám sát thì không có dân chủ, thì khó tránh được khuyết điểm sai lầm, khó phát hiện và sửa chữa khuyết điểm và sai lầm. Tác giả cho rằng: Đảng, Nhà nước rất cần thiết sự giám sát của nhân dân, của Mặt trận. - Đỗ Phương (2014), Lại bàn về giám sát và PBXH, Tạp chí Mặt trận, (số 133); Tác giả của bài viết đề cập đến vị trí, vai trò giám sát trong xã hội hiện nay còn nhiều hạn chế, để phát huy vai trò giám sát và phản biện cần những thay đổi cơ chế và tổ chức quản lý nếu không giám sát và PBXH chỉ là cụm từ sử dụng trong tổ chức MTTQ Việt Nam mà thôi. - Bùi Thị Nguyệt Thu (2015),”Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam thực tiễn và một số kiến nghị”, tạp chí Dân Chủ và Pháp luật. Tác giả đã nhấn mạnh một số kết quả trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam và chỉ ra một số tồn tại, hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực giám sát của MTTQ Việt Nam còn thấp. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra nguyên nhân và một số kiến nghị để công tác giám sát của MTTQ Việt Nam đi vào thực chất và hiệu quả. 5 - Ngô Sách Thực (2017), “Những vấn đề đặt ra trong công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận, (số 166 + 167). Bài viết nêu ra những kết quả đã đạt được trong công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam hiện nay, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân; đề ra các nội dung để tiếp tục làm tốt hơn công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong thời gian tiếp theo. 2.3. Các bài viết trên báo, tạp chí viết về phản biện - Hoàng Chí Bảo (2013), “Nâng cao năng lực giám sát - phản biện: Đòi hỏi từ thực tiễn - Biết nghe phản biện từ dân là thực thi ủy quyền của dân”, Báo Đại đoàn kết, (số 269). Tác giả cho rằng: Biết nghe phản biện từ dân là thực thi ủy quyền của dân và nếu tập hợp đầy đủ, phân tích khoa học, đánh giá một cách khách quan và trung thực thì đây sẽ là nguồn thông tin chân thật, sống động và giúp ích thiết thực nhất đối với lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước cũng như hoạt động xã hội, làm công tác dân vận của Mặt trận, của các đoàn thể nhân dân. - Nguyễn Trọng Bình (2010), “PBXH của MTTQ Việt Nam – Thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Mặt trận, (số 7). Tác giả đã nhấn mạnh một số kết quả trong quá trình thực hiện chức năng PBXH của MTTQ Việt Nam và nhận định một số tồn tại, hạn chế dẫn đến hiệu quả, hiệu lực phản biện của MTTQ Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu; PBXH hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức góp ý. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề cần giải quyết để PBXH của MTTQ Việt Nam đi vào thực chất và hiệu quả. - Trần Đức Châm (2014), PBXH bản chất là thực hành dân chủ, Tạp chí Mặt trận, (số 132). Bài viết đề cập đến việc thực hiện Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” ở cơ sở. Tác giả cho rằng với kinh nghiệm phong phú vận động quần chúng trong nhiều thập niên qua, MTTQ hoàn toàn có thể phát huy vai trò 6 tốt hơn trong việc khơi dậy tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân; phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và mỗi người dân trong việc quản lý và tổ chức đời sống cộng đồng theo quy định của pháp luật cũng như tham gia các hoạt động PBXH. Từ đó cũng đề nghị Nhà nước tiếp tục hoàn thiện cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến PBXH và giám sát công việc của Đảng, nhà nước. - Nguyễn Văn Pha (2016), Phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam tham gia giám sát và PBXH, Tạp chí tuyên giáo, (số 4). Tác giả đã nhấn mạnh một số kết quả trong quá trình thực hiện chức năng giám sát của MTTQ Việt Nam và nhận định một số tồn tại, hạn chế. Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra nguyên nhân và một số vấn đề cần giải quyết công tác giám sát của MTTQ Việt Nam đi vào thực chất và hiệu quả. - Nguyễn Văn Quang (2012), “PBXH nhằm tạo sự đồng thuận”, Tạp chí Mặt trận, (số 107). Bài viết đã nêu ra vai trò của PBXH với đồng thuận xã hội, từ đó rút ra rào cản trong quá trình thực hiện PBXH. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản để công tác phản biện có hiệu quả. Tác giả nhấn mạnh vai trò của PBXH đối với sự đồng thuận xã hội là rất lớn. Xã hội muốn phát triển cần phải coi trọng công tác PBXH. Đặc biệt là phản biện trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật nhằm tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện. 2.4. Các Luận án Tiến sỹ, luận văn thạc sỹ - Phạm Thế Dân (2015), ”thực hiện PBXH của MTTQ tỉnh Ninh Bình", Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Đại học KHXH và nhân văn, Hà Nội. Trên cơ sở làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng của MTTQ Việt Nam, tầm quan trọng của PBXH đối với quá trình thực thi quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước ở nước ta, khảo sát thực trạng PBXH, luận văn đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện chức năng PBXH của MTTQ Việt Nam. 7 - Trần Thị Hồng Loan (2017), “Nâng cao vai trò giám sát và phản biện của MTTQ tại Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện KHXH, Hà Nội. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam; thực trạng hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ tại Thành phố Hồ Chí Minh và nêu quan điểm, giải pháp tăng cường hoạt động giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Vũ Thị Như Hoa (2013), Nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Chính trị học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về PBXHvà vai trò của MTTQ Việt Nam trong PBXH, khẳng định PBXH là xu thế tất yếu của sự phát triển, là nhu cầu của cuộc sống và đưa ra hệ thống các tiêu chí đánh giá chất lượng PBXH; đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng PBXH của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã có nhiều hướng tiếp cận và nghiên cứu tương đối sâu sắc về hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, cũng như đề cập tới các biện pháp phối hợp thực hiện để hoạt động giám sát, PBXH ngày càng hiệu quả hơn. Đây là những gợi ý quan trọng để tác giả kế thừa và tìm hiểu thêm về hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với mong muốn có cái nhìn khái quát, toàn diện hơn về thực trạng cũng như góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam nói chung và của MTTQ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực trạng hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, luận văn đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. 8 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam đối với cấp huyện. - Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ huyện Phù Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến nay, chỉ rõ những nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và làm rõ những vấn đề đang đặt ra. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam huyện Phù Ninh trong thời gian từ năm 2010 đến nay. Đây là khoảng thời gian gắn với nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân huyện, trong đó MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò tập hợp vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giám sát, PBXH đạt được một số kết quả đáng khích lệ. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về kiểm soát quyền lực, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thực thi quyền lực nhân dân, về vai trò của nhân dân, của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giám sát hoạt động của bộ 9 máy Đảng và Nhà nước, thực hiện PBXH trong quá trình hình thành đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Đồng thời tham khảo những tài liệu của các công trình nghiên cứu khoa học, các văn kiện, số liệu có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Ngoài ra, để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp như: Phương pháp logic - lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp tra cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập và xử lý thông tin... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn cung cấp cơ sở lý luận về giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam. Những luận chứng, luận cứ để thực hiện tốt hơn hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam trên địa bàn huyện Phù Ninh. - Chỉ ra những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam huyện Phù Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến nay. - Xác định quan điểm và đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hoạt động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam trên địa bàn huyện Phù Ninh đến năm 2020. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bảng chữ viết tắt, luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 8 tiết. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT VÀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 1.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta 1.1.1. Vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo. Trải qua các thời kỳ cách mạng với những hình thức tên gọi khác nhau, Mặt trận không ngừng lớn mạnh và đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc và cùng với Đảng, Nhà nước hợp thành những trụ cột cơ bản trong hệ thống chính trị nước ta. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/2/1930) trong nội dung chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng chỉ ra sự cần thiết xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất nhằm đoàn kết các tầng lớp trong xã hội, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các cá nhân ... phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu chung, xây dựng một xã hội hòa bình, tự do và hạnh phúc. Ngày 18/11/1930, Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ thị thành lập Hội Phản để Đồng minh, đây là hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất, một hình thức liên minh chính trị của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các lực lượng yêu nước khác. Và từ đó đến nay, trong lịch sử cách mạng Việt Nam chưa bao giờ vắng bóng tổ chức Mặt trận. Khi Đảng chưa giành được chính quyền, Mặt trận đã tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, vận động, giác ngộ, tập hợp nhân dân , đồng thời thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ của chính quyền ở vùng giải phóng. Sau khi Đảng giành được chính quyền, Mặt trận trở thành thành viên của hệ thống chính trị. Mặt trận cùng với Đảng, Nhà nước là công cụ thực hiện và phát huy quyền làm 11 chủ của nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước, Mặt trận đã vận động các tầng lớp nhân dân đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước. Hiện nay trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội, vị trí của Mặt trận ngày càng được xác định rõ hơn thông qua việc đề ra các chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện rõ trong Hiến pháp, trong các văn bản luật đặc biệt là Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam và sự thừa nhận của các tầng lớp nhân dân. Trong các văn kiện quan trọng của Đảng ngày càng tiếp tục khẳng địh vị trí quan trọng của Mặt trận trong hệ thống chính trị. Cụ thể như Chỉ thị 17 ngày 18/4/1983 của Ban Bí thư (khóa V); Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII; Đại hội lần thứ X Như vậy, vị trí của MTTQ Việt Nam do chính nhân dân, chính lịch sử xác định và thừa nhận. Pháp luật khẳng định MTTQ Việt Nam "là một bộ phận của hệ thống chính trị của nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". MTTQ Việt Nam với tư cách là thành viên của hệ thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ riêng và tồn tại, hoạt động trong mối liên hệ với các thành viên khác của hệ thống chính trị. Địa vị này còn do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng đòi hỏi phải xây dựng khối đại đoàn kết các lực lượng tiến bộ của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Địa vị pháp lý của MTTQ Việt Nam còn do đặc điểm, cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam quy định, hệ thống đó không tổ chức vận hành theo hình thức đa nguyên, đa đảng mà Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo. Vì vậy, cả về góc độ pháp lý, cả về góc độ lịch sử và hoạt động thực tiễn đều khẳng định MTTQ Việt Nam là một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vai trò của MTTQ không chỉ tự Mặt trận khẳng định mà còn do chính nhân dân, chính lịch sử thừa nhận. Từ khi đất nước thống nhất, Mặt trận tổ 12 quốc Việt Nam giữ vai trò rất quan trọng việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta xác định "MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [14, tr.86-87]. Luật MTTQ Việt Nam 2015 quy định: “Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài" [8, tr.1]. Là một tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện rộng lớn, Mặt trận tổ quốc Việt Nam có vai trò củng cố và tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần tạo nên sự đồng thuận xã hội trong toàn dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước, động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cách mạng, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt trận Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân. Vai trò của MTTQ Việt Nam được Đảng, nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nên MTTQ Việt Nam có vai trò vị trí như tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và PBXH; Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND; ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với những sự kiện quan trọng khi cần thiết… 13 Hiện nay trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển đòi hỏi phải tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Do vậy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội càng quan trọng. Nâng cao vai trò, tác dụng của Mặt trận trong hệ thống chính trị và đời sống xã hội là một yêu cầu của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Về quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam ghi trong Luật MTTQ: 1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; 2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; 3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; 4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; 5. Thực hiện giám sát và PBXH; 6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước; 7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân [8, tr.1-2]. Hiến pháp năm 2013 xác định: 1. MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. MTTQ Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, PBXH; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội LHPNViệt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và 14 bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam. 3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động [33, tr.11]. Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định mới liên quan đến quyền và trách nhiệm cũng như chức năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam. Hiến pháp đã hiến định chức năng giám sát, PBXH của MTTQ Việt Nam; hiến định được chức năng Mặt trận đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân; về các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam đã ghi rõ 5 tổ chức chính trị xã hội (Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội LHPN Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam) và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình, đồng thời phối hợp và thống nhất hành động trong MTTQ Việt Nam. Điều này khẳng định MTTQ Việt Nam là một thể thống nhất, bao gồm Uỷ ban MTTQ và các tổ chức thành viên. Theo đó chức năng của MTTQ Việt Nam là tập hợp, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường đồng thuận trong xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; Giám sát, PBXH. Tương ứng với những chức năng cơ bản trên, MTTQ Việt Nam có những nhóm nhiệm vụ cơ bản như: tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; giám sát và PBXH; tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất