Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình...

Tài liệu Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh thái bình

.PDF
88
11
89

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ HƯƠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH Ngành: Công tác xã hội Mã số: 876 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định và đề tài chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 HỌC VIÊN Hà Thị Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ......................................................... 12 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý của thân nhân liệt sĩ. ................................ 12 1.2. Một số lý luận về hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ ............ 14 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ ............................................................................................................................ 28 Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH ....................... 32 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ....................................................................... 32 2.2. Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình............................................................................................................................. 41 2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. ................................................................................... 57 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ TỪ THỰC TIỄN TỈNH THÁI BÌNH ............................................................. 64 3.1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình ............................................................. 64 3.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình ............................................................. 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội UBND Uỷ ban nhân dân BLĐTBXH Bộ lao động thương binh xã hội BHYT Bảo hiểm y tế DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Số đối tượng thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp hàng tháng ...... 41 Bảng 2.2: Đánh giá việc thực hiện chi trả trợ cấp, phụ cấp ............................ 44 Bảng 2.3. Đánh giá mức hỗ trợ của Nhà nước về việc thực việc việc xây, sửa nhà ................................................................................................................... 46 Bảng 2.4: Số lượng TNLS được điều dưỡng phục hồi sức khỏe năm 2019 ... 48 Bảng 2.6: Đánh giá trạng thái và mức độ hài lòng của thân nhân liệt sĩ khi được nhân viên CTXH giải thích hướng dẫn .................................................. 56 Bảng 2.7: Đánh giá thái độ của nhân viên CTXH……………..................50 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đất nước ta được thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ như ngày nay đã có bao thế hệ cha ông phải hy sinh xương máu và cả tính mạng để bảo vệ chủ quyền của dân tộc. Kế thừa và phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, những năm qua Đảng, Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với người có công với cách mạng nói chung và thân nhân gia đình liệt sĩ nói riêng. Thân nhân liệt sĩ là một nhóm đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương về mặt tinh thần do họ đã bị mất người thân yêu. Ngoài sự tổn thương về tinh thần, thân nhân liệt sĩ còn bị ảnh hưởng về tâm sinh lý, về kinh tế gia đình. Do đó, Đảng và Nhà luôn đề ra những chính sách ưu đãi đối với Người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của đất nước như: các khoản trợ cấp, phụ cấp; hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; chế độ điều dưỡng chăm sóc sức khỏe; cấp phương tiện trợ giúp dụng cụ chỉnh hình; mua thẻ bảo hiểm y tế… để bù đắp tinh thần đối với thân nhân liệt sĩ. Thái Bình là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc là tỉnh đóng góp nhiều sức người sức của cho tiền tuyến. Kết thúc chiến tranh đã có trên 52 nghìn liệt sĩ hy sinh tại các chiến trường. Một số thân nhân của liệt sĩ hiện nay tuổi đã cao, sức khỏe yếu, họ rất dễ bị tổn thương về mặt tinh thần và thường có những biểu hiện tâm lý như: luôn cảm thấy cô đơn, lo lắng, dễ tủi thân và mong được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Từ đó các hoạt động hỗ trợ thân nhân liệt sĩ đã được triển khai và thực hiện như: Công tác chi trả trợ cấp phụ cấp hàng tháng, vận động nguồn lực cộng đồng trong việc hỗ trợ thân nhân liệt sĩ có khó khăn về nhà ở, thực hiện điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho thân nhân liệt sĩ, cấp phương tiện 1 dụng cụ chỉnh hình, mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ thân nhân liệt sĩ tiếp cận với các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng... Tuy nhiên, các hoạt động đó vẫn chưa mang đậm màu sắc của hoạt động công tác xã hội mà thực hiện trên cơ sở thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; hơn nữa hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ chưa được triển khai một cách chuyên nghiệp. Hiện nay, nghiên cứu về hoạt động công tác xã hội đối với người có công nói chung và hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ nói riêng tại tỉnh Thái Bình vẫn còn khá mới mẻ. Xuất phát từ những trình bày trên đây, tác giả đã lựa chọn “Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm gần đây việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, các địa phương và các tổ chức đặc biệt quan tâm nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đối với người có công với cách mạng nói chung và thân nhân liệt sĩ nói riêng. Chính vì vậy đã có nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu, bài viết viết về người có công với cách mạng: Đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” của học viên cao học Đinh Xuân Sâm thuộc học viện Khoa học xã hội. Đề tài đã nêu khái quát những vấn đề lý luận về chính sách và thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; Thực trạng chính sách người có công với cách mạng và thực tiễn thi hành chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách và bảo đảm thực hiện chính sách người có công với cách mạng. [21] 2 Đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” của học viên cao học Đoàn Thị Hoài Nhi thuộc Học viện Khoa học xã hội đã làm rõ một số vấn đề lý luận của quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng; Thực trạng người có công với cách mạng và thực trạng quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam; Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam. [18] Đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang” của học viên cao học Vũ Thị Lan Nhi thuộc Đại học Lao động - Xã hội đã nêu khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, thực trạng hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; Đề xuất giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang. [19] Đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” của học viên cao học Nguyễn Thị Thanh thuộc Học viện Khoa học xã hội đã nêu khái quát cơ sở lý luận về thực hiện chính sách người có công với cách mạng; Thực trạng thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; Quan điểm, giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách người có công với cách mạng tại quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. [23] Đề tài “Đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An” của học viên Đậu Thị Tình thuộc Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn đã nêu 3 khái quát cơ sở lý luận về nguồn lực cộng đồng và thực trạng nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc đời sống người có công với cách mạng từ thực tiễn xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ đó tác giả đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm huy động nguồn lực cộng đồng trong việc chăm sóc người có công với cách mạng tại xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. [25] Bài viết “Tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng” của tác giả Nguyễn Thị Hằng - Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng trên Tạp chí Cộng sản số 7/2005 đã khái quát một số thành tựu trong việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng từ năm 1995 đến năm 2005, từ đó rút ra kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi xã hội. [12] Bài viết “Chính sách người có công - là trách nhiệm của toàn dân” của tác giả Nguyễn Duy Kiên - Phó cục trưởng Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đăng trên Tạp chí Tuyên giáo số 7/2012 đã khái quát một số thành tựu của chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trong những năm qua. Tác giả tập trung đánh giá tìm hiểu nguồn lực thực hiện chính sách ở nước ta, khẳng định nguồn lực Nhà nước ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định đời sống của người có công với cách mạng thông qua chế độ trợ cấp ưu đãi thường xuyên, bởi đa số người có công là những người không hưởng chế độ lương hay bảo hiểm xã hội. [14] Bài viết “Chủ trương của Đảng đối với thương binh, liệt sĩ thời kỳ đổi mới” của tác giả Nguyễn Danh Tiên đăng trên Tạp chí Khoa học quân sự - Bộ Quốc phòng đã hệ thống một cách khái quát những quan điểm, chủ trương của Đảng đối với công tác thương binh, liệt sĩ từ năm 1986 đến năm 2012 . Đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và đưa ra giải 4 pháp nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác thương binh, liệt sĩ trong thời gian tới.[24] Bài viết “Một số vấn đề về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” của tác giả đại tá Đặng Danh Hưng - Trưởng phòng Thương binh Liệt sĩ - Người có công, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị đăng trên trang Thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương phát hành ngày 08/5/2019 đã nêu khái quát quá trình hình thành, phát triển chính sách ưu đãi người có công với cách mạng từ thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) cho đến nay và rút ra một số vấn đề. Từ thực tiễn, tác giả tập trung phân tích quan niệm “Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là một bộ phận đặc thù của chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta; là tổng thể các chủ trương, cơ chế, chính sách, pháp luật và kết quả hoạt động thực tiễn ưu tiên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với người có công với cách mạng và gia đình họ, nhằm không ngừng nâng cao đời sống người có công, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tạo động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” và các quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Qua đó tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm tiếp tục thực hiện chánh sách, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng. [34] Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã có đề cập đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn việc thực hiện chính sách ưu đãi, quản lý công tác xã hội, hoạt động công tác xã hội đối với người có công với cách mạng tại các địa phương. Song hiện tại vẫn chưa có công trình nghiên cứu đánh giá hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài “Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua kết quả nghiên cứu trong các công trình nêu trên là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tôi trong quá trình viết luận văn này. 5 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ thông qua thực tiễn tại tỉnh Thái Bình. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ. - Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình bao gồm: Hoạt động thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng; Hoạt động hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở; Hoạt động thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Hoạt động thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế; Hoạt động thực hiện cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình; Hoạt động hỗ trợ tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. - Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Thân nhân liệt sĩ tại 8 huyện/thành phố trên địa bàn tỉnh Thái Bình, nhân viên CTXH từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở. 6 - Phạm vi về không gian và thời gian: Đề tài được nghiên cứu tại 100 xã, phường, thị trấn của 8 huyện/thành phố tỉnh Thái Bình Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2018 đến tháng 6/2019 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Nghiên cứu dựa trên cơ sở duy vật biện chứng: từ những đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng; Hoạt động hỗ trợ thực hiện xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đối với những thân nhân gặp khó khăn về nhà ở; Hoạt động hỗ trợ thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Hoạt động hỗ trợ thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế; Hoạt động hỗ trợ thực hiện cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình; Hoạt động hỗ trợ tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình rút ra những nhận xét đánh giá và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu: là phương pháp sử dụng các kỹ thuật chuyên môn nhằm thu thập tài liệu, số liệu, các thông tin cần thiết từ các nguồn tài liệu đã được công bố để phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để: Đọc và tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến công tác xã hội như: Nhập môn công tác xã hội, Quản lý công tác xã hội, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Phương pháp nghiên cứu trong tâm lý học… Phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến người có công với cách mạng như: đề tài “Thực hiện chính sách người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi”, đề tài “Quản lý công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, 7 Đề tài “Hoạt động công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng tại xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”… và các bài báo có liên quan của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí, trang thông tin điện tử có liên quan. Đọc và phân tích các số liệu báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình, của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình. Đọc và nghiên cứu văn bản quy định chế độ chính sách ưu đãi người có công như: Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 04/2012/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ, Thông tư số 05/2013/TTBLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ, Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-BNV-BQP-BLĐTBXH ngày 10/10/2014 của liên Bộ Nội vụ Bộ Quốc phòng - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số 13/2014/ TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính, Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP ngày 22/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng, Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội… và một số văn bản quy định khác để tìm ra các biện pháp can thiệp, hỗ trợ, giúp đỡ thân nhân liệt sĩ. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Người điều tra soạn sẵn bảng hỏi sau đó tiến hành phát bảng hỏi, nêu các câu hỏi cho người được hỏi. Người được hỏi tự đọc câu hỏi rồi ghi câu trả lời vào phiếu hỏi, sau đó điều tra viên thu lại phiếu và xử lý thông tin. 8 Tỉnh Thái Bình có 1 thành phố và 7 huyện với tổng số liệt sĩ là 52.089 liệt sĩ. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra 100 mẫu đại diện thân nhân liệt sĩ để tiến hành khảo sát. Nội dung bảng hỏi liên quan đến thực trạng hoạt động công tác xã hội như: hoạt động hỗ trợ thực hiện chi trả trợ cấp hàng tháng; Hoạt động hỗ trợ thực hiện xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở đối với những thân nhân gặp khó khăn về nhà ở; Hoạt động hỗ trợ thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe; Hoạt động hỗ trợ thực hiện mua thẻ bảo hiểm y tế; Hoạt động hỗ trợ thực hiện cấp phương tiện dụng cụ chỉnh hình; Hoạt động hỗ trợ thực hiện ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với con liệt sĩ; Hoạt động hỗ trợ thăm viếng, tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ; Hoạt động hỗ trợ tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước. N=52.089 (liệt sĩ) n=100 (đại diện thân nhân) Tỷ lệ lấy mẫu: N/n = 52.089/100 = 520,89 Lấy danh sách đại diện thân nhân của 52.089 liệt sĩ. Lựa chọn ngẫu nhiên bất kỳ 1 đại diện thân nhân trong số đại diện thân nhân của 520 liệt sĩ đầu, cách 520 người nữa lại chọn người tiếp theo cho đến người thứ 100. - Phương pháp phỏng vấn sâu: là một phương pháp thu thập thông tin xã hội học thông qua việc tác động tâm lý học xã hội trực tiếp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn. Phỏng vấn là một phương tiện được sử dụng phổ biến trong các điều tra, nghiên cứu khoa học nhằm thu thập, khai thác thông tin từ người được phỏng vấn. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 10 người gồm: 07 thân nhân liệt sĩ, 03 nhân viên CTXH với mục đích tìm hiểu, thu thập thông tin và đánh giá thực trạng hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ từ phía nhân viên CTXH, trên cơ sở đó đề xuất một số giải 9 pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. - Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thực nghiệm thông qua các tri giác như nghe, nhìn để thu thập các thông tin từ thực tế xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Trong đề tài này tác giả tập trung quan sát môi trường sống, không gian sống, thể chất, trạng thái tâm lý của thân nhân liệt sĩ nhằm xác định họ đang gặp phải những vấn khó khăn gì. Ngoài ra, tác giả còn quan sát các hoạt động CTXH của nhân viên CTXH đối với thân nhân liệt sĩ. Với mục đích đối chiếu giữa thông tin thực tế nhận được với các báo cáo của địa phương về hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ, từ đó rút ra những vấn đề đã đạt được và chưa đạt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ. Kết quả thu được từ những nghiên cứu của đề tài có thể bổ sung, cung cấp những thông tin thiết thực về thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ nói riêng và hoạt động công tác xã hội đối với người có công nói chung. Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực hoạt động CTXH đối với thân nhân liệt sĩ nói riêng và lĩnh vực hoạt động CTXH đối với người có công nói chung. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn đã phản ánh được thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. 10 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ. Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ tại tỉnh Thái Bình. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ từ thực tiễn tỉnh Thái Bình. 11 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ 1.1. Một số khái niệm, đặc điểm tâm lý của thân nhân liệt sĩ 1.1.1. Khái niệm liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ Khái niệm Liệt sĩ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được Nhà nước truy tặng Bằng "Tổ quốc ghi công" thuộc một trong các trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; Hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh hoặc thực hiện chủ trương vượt tù, vượt ngục mà hy sinh; Làm nghĩa vụ quốc tế; Đấu tranh chống tội phạm; Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân; Do ốm đau, tai nạn khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao; Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm; Thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh chết vì vết thương tái phát. [32] Khái niệm thân nhân liệt sĩ Thân nhân liệt sĩ là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi) hoặc là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. [32] 12 1.1.2. Đặc điểm tâm lý của thân nhân liệt sĩ Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, trải qua những cuộc kháng chiến trường kỳ dựng và giữ nước đã có biết bao người đã ngã xuống, mãi mãi để lại tuổi thanh xuân của mình nơi chiến trường. Nhưng họ đã trở thành những tượng đài bất tử, những huyền thoại trong lòng những người đang sống. Sự hy sinh của các anh hùng liệt sĩ là những mất mát, thiệt thòi đối với thân nhân. Nỗi đau mất người thương là sự đau đớn lớn nhất đối với những người cha, người mẹ, người vợ và người con liệt sĩ mà không gì có thể bù đắp. Một bộ phận không nhỏ anh hùng liệt sĩ hy sinh đã lâu, thân nhân đã nhận được giấy báo tử, đã được hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi của Nhà nước nhưng vẫn chưa tìm thấy hài cốt liệt sĩ. Đến nay tuổi đã cao, sức khỏe yếu, họ rất dễ bị tổn thương về mặt tinh thần và thường có những biểu hiện tâm lý như: luôn lo lắng, băn khoan, trăn trở do chưa tìm được mộ người thân do đó trong thâm tâm họ luôn cảm thấy bất lực và dễ tủi thân; họ thường xuyên cảm thấy cô đơn và mong được sự quan tâm chăm sóc nhiều hơn từ phía Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương. Với những thân nhân liệt sĩ đã hết tuổi lao động, là người cao tuổi do những tác động tâm lý mất người thân và những thay đổi tâm sinh lý, tuổi tác mà sức khỏe của họ cũng có phần ảnh hưởng, khi ở độ tuổi này thân nhân liệt sĩ bị giảm chức năng của thính giác và thị giác khiến cho họ gặp không ít những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Một số Mẹ Việt Nam anh hùng có chồng và con hy sinh đã lâu hiện nay sống một mình, sức khỏe đã già yếu mọi sinh hoạt phải nhờ vào họ hàng và làng xóm. Vào những ngày lễ tết như: ngày 27/7, ngày tết nguyên đán… các bà, các mẹ có chồng, con hy đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến rất vui mừng và phấn khởi khi được đại diện lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban ngành, đoàn 13 thể và các tổ chức xã hội tổ chức đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà và chúc sức khỏe. Thoáng qua niềm vui đó là những nỗi buồn trong sâu thẳm đôi mắt của các bà, các mẹ khi được hỏi về thông tin người thân đã hi sinh. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ 1.2.1. Khái niệm hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ Khái niệm công tác xã hội Khái niệm về CTXH được hiệp hội CTXH quốc tế và các trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất như sau: Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Công tác xã hội sử dụng các học thuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sống. Tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2012): Công tác xã hội có thể hiểu là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. [15] Khái niệm về CTXH được thống nhất tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nhân viên CTXH quốc tế và đại hội đồng các trường đào tạo CTXH quốc tế tháng 7/2014 như sau: CTXH là một nghề dựa trên vấn đề thực tiễn và kiến thức khoa học nhằm thúc đẩy sự trao đổi và gắn kết xã hội. CTXH hướng tới việc trao quyền và nâng cao năng lực, giải quyết vấn đề của con người. Nền tảng triết lý của CTXH là công bằng xã hội, nhân quyền, tính trách nhiệm và việc tôn trọng sự đa dạng của con người đặt nền tảng bởi các 14 lý thuyết về CTXH và các ngành khoa học xã hội khác cũng như những nền văn hóa riêng của từng khu vực. CTXH sẽ thúc đẩy con người tham gia vào quá trình giải quyết những vấn đề thách thức trong cuộc sống và nâng cao an sinh xã hội cho con người. Khái niệm hoạt động công tác xã hội Hoạt động công tác xã hội là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội thay đổi về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Khái niệm hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ Từ các khái niệm trên tác giả rút ra khái niệm hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ như sau: Hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ là những hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp thân nhân liệt sĩ và cộng đồng nơi thân nhân liệt sĩ đang sinh sống nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời góp phần hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; tìm kiếm và kết nối họ với các nguồn lực hỗ trợ về vật chất, tham vấn cho thân nhân liệt sĩ những chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, tổ chức kết nối giữa thân nhân liệt sĩ với các tổ chức xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội. 1.2.2. Đặc điểm của hoạt động công tác xã hội đối với thân nhân liệt sĩ Trong những năm qua, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta ngày càng có sự biến đổi mạnh mẽ và nhanh chóng theo chiều hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, điều đó đặt ra nhiều yêu cầu bức thiết đối với việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công nói chung và các hoạt động công 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan