Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn v...

Tài liệu Hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện lục ngạn bắc giang ii

.PDF
110
38
144

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN BẮC GIANG II TRẦN VĂN MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8.34.01.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ QUANG THẮNG Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Số liệu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và có trích nguồn. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN VĂN MINH i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chƣơng trình cao học khóa 2017-2018 chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trƣờng Đại học mở Hà Nội và viết luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tác giả cũng nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo Trƣờng Đại học mở Hà Nội. Các cán bộ quản lý Khoa Sau đại học, thầy giáo hƣớng dẫn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt quá trình học tập và công tác. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Trƣờng Đại học mở Hà Nội, Khoa Sau đại học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả học tập và nghiên cứu. Các thầy cô giáo Trƣờng Đại học mở Hà Nội đã giảng dạy trong suốt quá trình tác giả học tập tại trƣờng. Thầy giáo hƣớng dẫn: TS Lê Quang Thắng, ngƣời đã toàn tâm, toàn ý hƣớng dẫn về mặt khoa học giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Toàn thể các phòng ban và cán bộ công chức của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. Các cơ quan hữu quan, các nhà khoa học, đồng nghiệp và bạn bè đã cung cấp tài liệu, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn này. Mục dù đã có nhiều cố gắng hoàn thành nội dung nghiên cứu bằng tất cả năng lực và sự nhiệt tình của bản thân, tuy nhiên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn nữa nhận thức của mình. Xin chân thành cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI........................................................................................................ 11 1.1.Tín dụng và rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại ....... 11 1.1.1.Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại .................................... 11 1.1.2.Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại .................. 14 1.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại ............................... 21 1.2.1.Khái niệm hệ thống xếp hạng tín dụng ........................................................ 21 1.2.2.Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại ........ 22 1.2.3. Nội dung của xếp hạng tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại .................. 25 1.2.4. Yêu cầu của việc phân tích XHTD khách hàng .......................................... 32 1.3. Tiêu chí đánh giá kết quả XHTD nội bộ đối với một NHTM ........................... 33 1.3.1. Kết quả về mặt khối lƣợng XHTD nội bộ có thể đƣợc đánh giá qua các tiêu chí sau: .................................................................................................................. 33 1.3.2. Kết quả về mặt chất lƣợng XHTD nội bộ:.................................................. 33 1.3.3. Việc sử dụng kết quả XHTD nội bộ phục vụ cho hoạt động tín dụng tại NHTM ................................................................................................................... 33 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................................................. 33 1.4.1.Các nhân tố bên trong ngân hàng thƣơng mại ............................................. 33 1.4.2.Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thƣơng mại............................................. 36 1.5. Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại .................... 38 1.5.1. Một số mô hình áp dụng trên thế giới ......................................................... 38 1.5.2 Một số mô hình xếp hạng tín dụng tại Việt Nam ........................................ 40 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.......................................................................................... 42 iii CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN BẮC GIANG II .......... 43 2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II .................... 43 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyên Lục Ngạn. ............................. 43 2.1.2. Thực trạng hoạt động của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn .............. 44 2.1.3. Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II trong giai đoạn 2015-2017. ............................................................................... 45 2.2.Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. .................................................................................................................... 49 2.2.1.Cơ sở pháp lý cho xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn ...................................................................................................................... 49 2.2.2.Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn. ..... 50 2.2.3. Kết quả hoạt động tín dụng và xếp hạng tín dụng ...................................... 70 2.2.4.Ứng dụng kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trong việc ra quyết định cấp tín dụng và phân loại nợ: .......................................................... 75 2.3. Đánh giá xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II ..................................................................................................................... 77 2.3.1.Kết quả đạt đƣợc .......................................................................................... 77 2.3.2.Những tồn tại trong xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn ...................................................................................................................... 79 2.3.3.Nguyên nhân ................................................................................................ 81 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.......................................................................................... 84 CHƢƠNG 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN LỤC NGẠN ĐẾN NĂM 2025 ........................................................................................................................... 85 3.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II trong thời gian tới (đến năm 2025). .............. 85 3.1.1. Định hƣớng về hoạt động tín dụng ............................................................. 85 3.1.2. Định hƣớng về công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoàn thiện, sử dụng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng .......................................................................... 86 3.1.3. Định hƣớng về công tác xếp hạng tín dụng ................................................ 86 iv 3.2. Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng của Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đến năm 2025 ............................................................................. 87 3.2.1. Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng. ..................................................................................................................... 87 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức phân tích, giám sát xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn. .................................................................................... 89 3.2.3. Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng ................ 90 3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học ...................................................... 91 3.2.5. Mở rộng ứng dụng kết quả xếp hạng tín dụng ............................................ 92 3.2.6. Nâng cao chất lƣợng quản trị điều hành ..................................................... 92 3.2.7. Quy định cụ thể đối tƣợng không phải xếp hạng tín dụng ......................... 93 3.2.8. Cụ thể và công khai chính sách khách hàng ............................................... 93 3.3. Kiến nghị, đề xuất với cơ quan cấp trên ............................................................ 94 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ...... 94 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc ........................................................... 95 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.......................................................................................... 97 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 99 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2015 - 2017. .................46 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dƣ nợ tín dụng giai đoạn năm 2015-2017...................48 Bảng 2.3: Kết quả tài chính giai đoạn 2015-2017....................................................49 Bảng 2.4: Các chỉ tiêu tài chính ................................................................................58 Bảng 2.5: Tỷ trọng các nhóm chỉ tiêu theo loại hình KH đã quan hệ tín dụng ........59 Bảng 2.6: Tỷ trọng các nhóm chỉ tiêu theo loại hình KH chƣa quan hệ tín dụng ....59 Bảng 2.7: Tỷ trọng của chỉ tiêu tài chính và phi tài chính ........................................60 Bảng 2.8: Thang điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ..........................................60 Bảng 2.9: Chỉ tiêu về nhân thân đối với cá nhân, hộ nông dân ................................63 Bảng 2.10: Chỉ tiêu về khả năng trả nợ chủa khác hàng ...........................................64 Bảng 2.11: Tỷ trọng chỉ tiêu về nhân thân và khả năng trả nợ của cá nhân, hộ nông dân .............................................................................................................................64 Bảng 2.12: Chỉ tiêu về chủ hộ kinh doanh ................................................................65 Bảng 2.13: Chỉ tiêu về khả năng trả nợ của hộ kinh doanh ......................................65 Bảng 2.14: Chỉ tiêu về phƣơng án kinh doanh ..........................................................67 Bảng 2.15: Tỷ trọng chỉ tiêu về nhân thân, khả năng trả nợ và phƣơng án kinh doanh của Hộ kinh doanh ..........................................................................................68 Bảng 2.16: Thang điểm xếp hạng tín dụng khách hàng hộ gia đình, cá nhân ..........68 Bảng 2.17: Thang điểm xếp hạng TSBĐ khách hàng Hộ gia đình, cá nhân ............69 Bảng 2.18: Báo cáo dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế .............................................71 Bảng 2.19: Báo cáo dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế .....................................72 Bảng 2.20: Báo cáo dƣ nợ theo nhóm nợ ..................................................................72 Bảng 2.21. Báo cáo số lƣợng khách hàng thực hiện xếp hạng .................................73 Bảng 2.22: Kết quả xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn ..........74 Bảng 2.23: Thang điểm .............................................................................................75 Bảng 2.24: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng .................................................76 Bảng 2.25: Đánh giá rủi ro tín dụng ..........................................................................76 vi DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Agribank Chi nhánh huyện Lục Ngạn ............................45 Sơ đồ 2.2: Quy trình xếp hạng và quản lý rủi ro tín dụng nội bộ .............................52 Sơ đồ 3.1: Mô hình thu thập, lƣu trữ thông tin .........................................................88 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM : Ngân hàng Thƣơng mại Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam RRTD : Rủi ro tín dụng NH : Ngân hàng KH : Khách hàng DN : Doanh nghiệp XHTD : Xếp hạng tín dụng CBTD : Cán bộ tín dụng TCTD : Tổ chức tín dụng TDNH : Tín dụng ngân hàng TD : Tín dụng viii PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Theo lộ trình khi gia nhập WTO năm 2007 thì năm 2011 sẽ mở ra một sân chơi lành mạnh hơn cho các ngân hàng khi Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các Ngân hàng nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, hệ thống Ngân hàng phải tiếp tục xây dựng, hoàn thiện môi trƣờng pháp lý phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt đối với các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc phải nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, thiết lập hệ thống quản trị rủi ro... Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các Ngân hàng thƣơng mại, nhƣng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Trong các cuộc họp tại Basel đã đƣa ra những yêu cầu về quản trị rủi ro trong đó chú trọng và đề cao vai trò xếp hạng tín dụng đối với các Ngân hàng thƣơng mại đƣợc quy định trong Hiệp ƣớc Basel I (năm 1988) và bổ sung trong hiệp ƣớc Basel II (năm 2004). Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng, hầu hết các Ngân hàng thƣơng mại lớn tại Việt Nam đã nghiên cứu triển khai Hệ thống xếp hạng tín dụng để phục vụ công tác quản trị rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng, một số ngân hàng đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt hệ thống xếp hạng tín dụng và cho phép thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Phƣơng pháp định tính (Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐNHNN). Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng đƣợc cải thiện và dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Ngày 27/7/2011 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cũng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc phê duyệt cho thực hiện chấm điểm và phân loại nợ theo Điều 7 quyết định 493. Sau hơn bảy năm triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách khách hàng, là căn cứ để phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR của Hội đồng thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ban hành ngày 30/5/2014 “Quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Ngân hàng 1 Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” và đáp ứng yêu cầu của công tác quản trị rủi ro dần phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên do hệ thống xếp hạng tín dụng mới đƣợc triển khai đến tất cả các Chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nên còn nhiều hạn chế nhƣ: việc thu thập, khai thác thông tin không đầy đủ, chƣa có công cụ hỗ trợ việc kiểm tra, kiểm soát… dẫn đến kết quả chấm điểm, phân loại nợ chƣa chính xác, chính sách khách hàng chƣa hợp lý. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II là một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng luôn quan tâm hiệu quả của công tác xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, giảm bớt tỷ lệ nợ xấu phải trích dự phòng rủi ro, đáp ứng các yêu cầu của Basel, Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó công tác xếp hạng tín dụng tại đơn vị vẫn còn những tồn tại hạn chế cần chấn chỉnh khắc phục: một số khách hàng mới đến đặt quan hệ cán bộ tín dụng vẫn còn quên chƣa chấm điểm; sau khi phát sinh dƣ nợ không chấm điểm lại; để dồn đến ngày cuối cùng của kỳ chấm điểm mới thực hiện chấm điểm và phê duyệt kết quả chấm điểm khách hàng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng; chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính chƣa chính xác, chƣa logic với chỉ tiêu tài chính… Hơn nữa tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang tồn tại hai phƣơng pháp chấm điểm khách hàng nên rất khó trong quá trình thực hiện chính sách khách hàng. Từ các lý do trên tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II” làm mục tiêu nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng giúp thực hiện tốt công tác quản trị rủi ro và chính sách khách hàng tại chi nhánh. 2 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. MỤC TIÊU CHUNG Phân tích thực trạng, đề xuất các giải pháp và kiến nghị về công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đến năm 2025. 2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ Tìm hiểu rõ hơn về công tác xếp hạng tín dụng, đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II, rút ra những kết quả đạt đƣợc, các tồn tại và nguyên nhân gây nên tồn tại, từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc xếp hạng tín dụng khách hàng có quan hệ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II thời gian tới từ đó nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. 3. TỔNG QUAN Xếp hạng tín dụng nội bộ nói chung của các Ngân hàng thƣơng mại và xếp hạng tín dụng nội bộ nói riêng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã đƣợc nhiều nghiên cứu và ứng dụng từ lâu ở các nƣớc. Hiện nay trên thế giới có hai tổ chức xếp hạng tín dụng nổi tiếng và lâu đời nhất thế giới là Standar & Poor’s và Moody’s. Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu về xếp hạng tín dụng nội bộ đã đƣợc một số tác giả công bố tại các công trình sau: (1) Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của tác giả Đàm Trần Uyên Ly (2012) "Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam". Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng hệ thống XHTD tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) để từ đó đƣa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng. Từ những kiến nghị để hoàn thiện hệ thống XHTD, luận văn đã xây dựng một hệ thống XHTD mới thay thế cho hệ thống XHTD hiện hành. Khi XHTD theo phƣơng pháp XHTD mới chắc chắn kết quả xếp hạng sẽ phản ánh chính xác hơn tình hình hoạt động của khách hàng. Từ kết quả XHTD đạt đƣợc luận văn đã xây dựng một chính sách cấp tín 3 dụng đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, chi tiết ,dễ áp dụng, đảm bảo tính cạnh tranh để có thể áp dụng ngay tại BIDV. (2) Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của tác giả Nguyễn Hoàng Anh (2012) "Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum". Đề tài đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum, qua đó cho thấy những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những biến động quá nhanh của điều kiện môi trƣờng kinh doanh hiện nay. Qua đó, luận văn đề ra những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Kon Tum nhƣ: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ý thức và đạo đức nghề nghiệp của CBTD; Từng bƣớc chuẩn hóa các chỉ tiêu phi tín dụng có thể lƣợng hóa bằng số cụ thể để dễ dàng xác định chấm điểm; Nâng cao hạ tầng CNTT phục vụ cho công tác XHTD nội bộ toàn hệ thống nói chung và tại Agribank Chi nhánh Kon Tum nói riêng, đáp ứng đƣợc nhu cầu truy cập, chiết suất thông tin nhanh và chính xác. Nghiên cứu này cũng đã đƣa thêm đƣợc những kiến nghị về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Agribank Chi nhánh Kon Tum phát huy hiệu quả. (3) Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Lê Thanh Loan (2016) "Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi". Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam. Luận văn cũng đã phân tích và đánh giá đƣợc thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi, qua đó cho thấy những thành tựu đạt đƣợc, cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với yêu cầu đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Từ thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi và kết hợp đối chiếu với cơ sở lý luận và yêu cầu thực tế 4 trong kinh doanh ngân hàng, luận văn đề ra những giái pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp đang áp dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi. Nghiên cứu này cũng đã đƣa thêm một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nƣớc về các biện pháp hỗ trợ cần thiết để công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu, Chi nhánh Quảng Ngãi phát huy hiệu quả hơn. (4) Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của tác giả Huỳnh Thị Tú Trinh (2017) "Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hải Châu, thành phố Đà Nẵng". Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác XHTD nội bộ đối với đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại NHTM ở Việt Nam. Đề tài đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Agribank Chi nhánh Hải Châu, qua đó cho thấy những thành tựu đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với yêu cầu trong công tác quản trị RRTD của ngân hàng. Từ thực trạng công tác XHTD nội bộ đối với khách hàng cá nhân kinh doanh tại Chi nhánh và kết hợp đối chiếu cơ sở lý luận cũng nhƣ yêu cầu thực tế trong hoạt đông kinh doanh, luận văn đƣa ra những khuyến nghị đến Agribank Chi nhánh Hải Châu, Agribank và NHNN Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện công tác XHTD nội bộ đối với đối với khách hàng cá nhân kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn. (5) TS. Phạm Huy Hùng “Xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” đăng trên website http://www.viettinbankschool.edu.vn, công trình đã phân tích một bức tranh chung về thực trạng về XHTD nội bộ tại các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, qua đó công trình cũng đánh giá những mặt đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân tồn tài của công tác XHTD nội bộ tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung. (6) TS. Đặng Thị Việt Đức “Xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam” đăng trên website 5 http://www.tapchitaichinh.vn/. Bài viết đánh giá thực trạng hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam, từ đó đƣa ra đề xuất liên quan tới mô hình xếp hạng và quy trình thu thập, trao đổi và đối chiếu thông tin đầu vào của mô hình nhằm hoàn thiện hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại tổ chức này (7) TS. Đào Thị Thanh Bình “Mô hình xếp hạng tín dụng cho các công ty sản xuất ở Việt Nam”, tạp chí kinh tế phát triển tháng 6 năm 2013, công trình đã cho thấy XHTD đã và đang đóng một vai trò rất quan trọng, giúp các cán bộ ngân hàng thẩm định mức tín dụng của khách hàng vay, cung cấp cho nhà đầu tƣ những thông tin hữu ích về rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp hoặc một dự án. Altman Z-score (1968) là một trong những mô hình xếp hạng tín dụng phổ biến nhất trên thế giới, đã đƣợc sử dụng tại rất nhiều quốc gia. Bài nghiên cứu này, sử dụng phƣơng pháp luận tiếp cận của Altman để tập trung xây dựng mô hình định mức tín dụng cho các công ty sản xuất ở Việt Nam. Số liệu tài chính từ các công ty sản xuất đƣợc niêm yết ở Việt Nam, khi dùng mức lợi nhuận thuần trong bốn quý để xác định trạng thái của doanh nghiệp là điểm khác biệt trong bài báo này, đã đƣợc sử dụng để xây dựng mẫu. Một hàm Z-score mới với tám tham số tài chính đƣợc tìm ra từ các cơ sở mẫu dữ liệu của Việt Nam. Dựa vào Standard & Poor về xác suất vỡ nợ của thị trƣờng châu Á, bài nghiên cứu này đƣa ra mối quan hệ giữa các chỉ số Z với xác suất vỡ nợ và từ đó suy luận về xếp hạng tín nhiệm cho các công ty sản xuất của Việt Nam. (8) TS. Lân Thanh Phi Quỳnh “Xác định các yếu tố tác động đến mức xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng thương mại tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, số 212 (II), tháng 02 năm 2015, tr. 125-134. Công trình nghiên cứu về mức xếp hạng tín nhiệm của các ngân hàng thƣơng mại tại một quốc gia không chỉ là vấn đề quan tâm của các nhà quản trị ngân hàng nhằm nâng cao uy tín và hiệu quả hoạt động của ngân hàng mà còn là một vấn đề đƣợc các cơ quan quản lý chính phủ chú trọng để sớm có những biện pháp can thiệp kịp thời ổn định hệ thống ngân hàng. Tác giả sử dụng mô hình hồi quy Logit thứ bậc (Ordered logit) nhằm xác định các yếu tố tác động chủ yếu đến mức xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thƣơng mại tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 6 yếu tố về rủi ro chung của quốc gia, mức độ rủi ro của ngành, mức độ hỗ trợ của chính phủ hay tập đoàn và một số chỉ tiêu tình hình tài chính của đơn vị có tác động rất lớn đến mức xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thƣơng mại. Từ đó, nghiên cứu đƣa ra một số gợi ý đối với các cơ quan quản lý của chính phủ và bản thân ngân hàng thƣơng mại nhằm cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm. Các công trình trên đã đánh giá đƣợc thực trạng XHTD nội bộ của nơi công trình nghiên cứu, đã nêu đƣợc những tồn tại, bất cập từ đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn công tác XHTD tại một đơn vị hay một hệ thống NHTM cụ thể nhƣng đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. Luận văn sẽ nghiên cứu khoảng trống nêu trên để hoàn thiện công tác XHTD nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 4.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. 4.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II từ năm 2015 đến 2017. - Khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II chỉ có tổ chức kinh tế và hộ gia đình/cá nhân không có khách hàng là định chế tài chính; hơn nữa hệ thống xếp hạng tín dụng đã triển khai từ năm 2011 nhƣng đến quý 1/2012 mới chính thức thực hiện xếp hạng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng là tổ chức kinh tế và hộ gia đình/cá nhân trên 500 triệu đồng. Vì vậy luận văn tập trung vào nghiên cứu các quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và việc tổ chức thực hiện của Ngân hàng Nông 7 nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II về xếp hạng tín dụng đối với tổ chức kinh tế và hộ gia đình/cá nhân. - Hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đƣợc thực hiện thống nhất trong các Chi nhánh, Phòng giao dịch. Đó là một hệ thống chấm điểm tự động và chi tiết tới từng ngành nghề, quy mô, loại khách hàng vì vậy phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào những khách hàng đặc thù của Chi nhánh. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống thực trạng thực trạng công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II, luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau: 5.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN Luận văn vận dụng cách tiếp cận theo phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; vận dụng quan điểm, đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong quá trình đổi mới kinh tế để phân tích thực trạng công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. Từ đó rút ra một số nhận xét và kiến nghị đề xuất các giải pháp để góp phần hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II Phƣơng pháp tiếp cận: xem xét, nghiên cứu dƣới góc độ các quy trình nghiệp vụ, các văn bản hƣớng dẫn thực hiện của Nhà nƣớc, của Agribank, trong đó tập trung vào các quy trình xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đang thực hiện để phân tích, đánh giá nhằm tìm ra những bất cập, mâu thuẫn hoặc những tồn tại để nhằm đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong tƣơng lai. 5.2. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU Đƣợc thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II; trang web và các báo cáo tài liệu nội bộ 8 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, của Ngân hàng Nhà nƣớc quy định về xếp hạng tín dụng; Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam CIC)…thông tin đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nƣớc. Xuất phát từ những nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đề tài sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học kết hợp chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, giữa cái chung và cái riêng, giữa chi tiết với tổng hợp, kết hợp sử dụng những bảng biểu trong mô tả và phân tích để rút ra những vấn đề cần thiết phải giải quyết. 6. DỰ KIẾN KẾT QUẢ Hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II: 6.1. Định hƣớng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đến năm 2025. - Định hƣớng về hoạt động tín dụng - Định hƣớng về công tác quản trị rủi ro tín dụng và hoàn thiện, sử dụng sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng - Định hƣớng về công tác xếp hạng tín dụng 6.2. Giải pháp hoàn thiện xếp hạng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đến năm 2025 - Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng - Nâng cao chất lƣợng công tác tổ chức phân tích, giám sát xếp hạng tín dụng khách hàng vay vốn. - Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ thực hiện xếp hạng tín dụng - Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin học - Mở rộng ứng dụng kết quả xếp hạng tín dụng - Nâng cao chất lƣợng quản trị điều hành - Quy định cụ thể đối tƣợng không phải xếp hạng tín dụng 9 - Cụ thể và công khai chính sách khách hàng 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Đề tài: “Hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II” Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về công tác xếp hạng tín dụng trong ngân hàng thƣơng mại. - Chƣơng 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II. - Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lục Ngạn Bắc Giang II đến năm 2025. 8. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN STT 1 2 3 Nội dung nghiên cứu Chƣơng 1 Chƣơng 2 Chƣơng 3 Thời gian bắt đầu 01/5/2018 01/10/2018 01/10/2018 10 Thời gian kết thúc 15/9/2018 15/10/2018 15/11/2018 Kết quả nghiên cứu dự định đạt đƣợc
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng