Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu...

Tài liệu Hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu

.PDF
24
19438
42

Mô tả:

Lời mở đầu Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ, giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm được thực hiện, đơn vị thu hồi được vốn bỏ ra. Cũng chính trong giai đoạn tiêu thụ này, bộ phận giá trị mới sáng tạo ra trong khâu sản xuất được thực hiện dưới hình thức lợi nhuận. Đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sẽ góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung, đồng thời góp phần thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này đặc biệt quan trọng trong thời đại công nghiệp với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Bởi vì, doanh nghiệp nào có tốc độ chu chuyển vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn cao thì doanh nghiệp đó cạnh tranh tốt, tồn tại và phát triển mạnh mẽ hơn. Quá trình tiêu thụ đựơc coi là hoàn thành khi hàng hoá thực sự đã tiêu thụ tức là khi quyền sở hữu về hàng hóa đã chuyển từ người bán sang người mua. Nói cách khác, hàng hóa đã được người mua chấp nhận hoặc người bán đã thu được tiền. Hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có các nhiệm vụ sau đây: Thứ nhất, hạch toán đầy đủ, chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ. Thứ hai, xác định kịp thời kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng loại sản phẩm, dịch vụ cũng như toàn bộ lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Một trong những vấn đề ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ trên là sự ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu. Do đó trong khuôn khổ bài viết này, em xin đưa ra một số ý kiến đóng góp, nhằm “Hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu”. Kết cấu của bài viết bao gồm: Phần A: Vấn đề lý luận về hạch toán giảm trừ doanh thu. Phần B: Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. 1 A.Vấn đề lý luận về hạch toán giảm trừ doanh thu: I. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, một số quy định về ghi nhận doanh thu: 1. Khái niệm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: * Theo các Nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi(GAAP): Nguyên tắc doanh thu thực hiện: Doanh thu là số tiền thu được và được ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa bán ra được chuyển giao và khi các dịch vụ được thực hiện chuyển giao. Trong một số trường hợp đặc biệt như mua bán bất động sản, bán tài sản trả tiền dần (trả góp) hay một số trường hợp đặc biệt khác, doanh thu có thể được xác định theo các phương pháp khác nhau như: - Theo số tiền thực thu. - Theo phương thức trả góp. - Theo phần trăm hoàn thành Nguyên tắc phù hợp: Theo nguyên tắc này tất cả các giá phí phải gánh chịu trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí xuất hiện ở kỳ nào, nó phải phù hợp với kỳ mà trong đó doanh thu được ghi nhận (chi phí phải phù hợp với doanh thu). * Theo Chuẩn mực kế toán Việt nam số 14(VAS14): Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa, sản phẩm cho người mua; - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa; - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng; Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy - thoả mãn các điều kiện sau: 2 - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập BCĐKT; - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó; 2. Căn cứ xác định doanh thu (theo VAS14): - Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. - Doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. - Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. - Khi hàng hóa, dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa, dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tương tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả hoặc thu thêm. II. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: 1. Căn cứ pháp lý và phương pháp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu: Hiện nay, nội dung và phương pháp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu được đề cập trong Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành ngày 20/3/2006 theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC tại phần hướng dẫn sử dụng tài 3 khoản. Theo đó, các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt. Căn cứ theo chuẩn mực và hướng dẫn thực hành chuẩn mực Việt nam số 14(VAS14), thông tư số 120/2003/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003 thì: a, Căn cứ ghi nhận chiết khấu thương mại: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Hạch toán TK Chiết khấu thương mại cần tôn trọng những quy định sau: - Thực hiện đúng chính sách chiết khấu thương mại của doanh nghiệp đã quy định. - Theo dõi chi tiết cho từng khách hàng, từng loại hàng. - Trường hợp chiết khấu thương mại được xác định ngay khi bán hàng: Khi lập hóa đơn, người bán phải ghi rõ tỷ lệ % hoặc mức chiết khấu, giá bán chưa thuế GTGT (sau khi đã trừ đi chiết khấu thương mại); thuế GTGT; tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Ví dụ 1: Ngày 1/1/200x, công ty Bến Xuân xuất bán cho khách hàng Mơ Hoa 100 spA, giá bán 50/sp, chiết khấu thương mại hưởng ngay khi mua là 2%. 4 Phương pháp lập hóa đơn (minh họa trong bảng 1). Bảng 1 Hóa đơn GTGT Ngày 1/1/200X Đơn vị bán hàng: Công ty Bến Xuân,… Đơn vị mua hàng: Công ty Mơ Hoa,… Tên hàng hóa, ĐVT SL ĐG Thành tiền 100 50 5.000 dịch vụ Hàng hóa A Chiết Cái khấu 100 thương mại 2% Cộng tiền: - Giá chưa thuế: 4.900 - Thuế GTGT: 490 - Giá có thuế: 5.390 Trong trường hợp này, kế toán không ghi nhận khoản chiết khấu thương mại bởi vì phần doanh thu được ghi nhận là giá bán sau khi đã trừ đi chiết khấu thương mại (khoản chiết khấu thương mại không được hạch toán vào TK 521). - Trường hợp chiết khấu thương mại được xác định dựa trên doanh số mua mà khách hàng đã đạt được theo quy định của đơn vị thì số tiền chiết khấu được tính điều chỉnh trên hóa đơn, dịch vụ của lần mua hàng cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Trên hóa đơn khách hàng mua lần cuối, phải ghi rõ số hiệu, ngày phát hành của hóa đơn đã xuất các lần trước. Minh họa trường hợp này qua ví dụ sau: Ví dụ 2: Ngày 31/12/200x, công ty Bến Xuân xuất bán cho khách hàng Mơ Hoa 200 spB, giá bán chưa thuế GTGT là 10/sp; đồng thời, Công ty cũng xác định khoản chiết khấu cho khách hàng Mơ Hoa hưởng dựa trên doanh số mua hàng cả năm 200x là 3000 (đối với phần chênh lệch lớn hơn của chiết khấu, đơn vị đã lập phiếu chi cho khách hàng hưởng bằng tiền mặt). Phương pháp lập hóa đơn (minh họa ở bảng số 2). 5 Bảng 2 Hóa đơn GTGT Ngày 31/12/ 200X Đơn vị bán hàng: Công ty Bến Xuân,… Đơn vị mua hàng: Công ty Mơ Hoa,.. Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT SL Hàng 10 hóa B Cái 200 Chiết khấu trên doanh ĐG Thành tiền 2.000 2.000 số năm 200X HĐ số… ngày… Cộng tiền: - Giá chưa thuế: 0 - Thuế GTGT: 0 - Giá có thuế: 0 Trong trường hợp này, phần chiết khấu ghi nhận trên hóa đơn sẽ được tính trừ vào doanh thu bán hàng. Kế toán chi ghi nhận phần chiết khấu thương mại tương ứng với phần xuất quỹ tiền mặt cho khách hàng. b, Căn cứ ghi nhận giảm giá hàng bán: Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém chất lượng, sai quy cách hoặc lạc hậu về thị hiếu. Đối với giảm giá hàng bán, hàng hóa và dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán có thuế GTGT. Trường hợp khoản giảm giá được xác nhận ngay tại thời điểm mua hàng, hóa đơn được lập và ghi nhận của kế toán tương tự như trường hợp chiết khấu thương mại xác định ngay tại thời điểm bán hàng (Ví dụ 1, bảng 1). Nếu việc giảm giá phát sinh sau thời điểm đã lập hóa đơn thì bên mua phải lập biên bản thoả thuận và người bán phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá. Minh họa trường hợp này như sau: Ví dụ 3: Ngày 15/2, công ty Bến Xuân nhận được thông báo từ khách hàng Mơ Hoa về lô hàng đã xuất bán ngày 5/2(HĐ số 0Y, số lượng 100, sản phẩm D, đơn giá 6 chưa thuế 50) bị kém phẩm chất, Công ty Bến Xuân đã đồng ý giảm 10% giá trị lô hàng. Phương pháp lập hóa đơn (minh họa trong bảng 3). Bảng 3 Hóa đơn GTGT Ngày 15/2/200X Đơn vị bán hàng: Công ty Bến Xuân,… Đơn vị mua hàng: Công ty Mơ Hoa,… Tên hàng hóa, dịch ĐVT SL ĐG Thành tiền 100 5 500 vụ Hàng hóa D Cái (Giảm giá theo HĐ 0Y Ngày 5/2/0X,…) Cộng tiền: - Giá chưa thuế: 500 - Thuế GTGT: 50 - Giá có thuế: 550 c, Căn cứ ghi nhận hàng bán bị trả lại: Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. Đối với hàng bán bị trả lại, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên đó ghi rõ “hàng hóa bị trả lại do không đúng quy cách, chất lượng” kèm theo bản photocopy liên hóa đơn đã nhận trước đó (đóng dấu sao y bản chính), tiền thuế GTGT. Hóa đơn là căn cứ để cả hai bên điều chỉnh doanh số mua, bán, số thuế GTGT đã kê khai. Minh họa trường hợp này qua ví dụ sau: 7 VD4: Ngày 31/1/200x, khách hàng Mơ Hoa xuất trả lại cho Công ty Bến Xuân toàn bộ lô hàng đã mua ngày 20/1/200x (hóa đơn số 0x, số lượng 20 spC, đơn giá chưa thuế 30). Phương pháp lập hóa đơn (minh họa bảng số 4). Bảng 4 Hóa đơn GTGT Ngày 31/1/200X Đơn vị bán hàng: Công ty Mơ hoa,… Đơn vị mua hàng: Công ty Bến Xuân,… Tên hàng hóa, dịch ĐVT SL ĐG Thành tiền 20 30 600 vụ Hàng hóa C Cái (Xuất trả hàng mua theo HĐ số …ngày 20/1/0X,… Cộng tiền: - Giá chưa thuế: 600 - Thuế GTGT: 60 - Giá có thuế: 660 2, Hạch toán chiết khấu thương mại: Tài khoản 521 - Chiết khấu thương mại: Dùng để phản ánh khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán với người mua hàng trong trường hợp mua hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Bên Có: Kết chuyển số chiết khấu thương mại sang TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần của kỳ kế toán. TK 521 không có số dư cuối kỳ, TK 521 có 3 tài khoản cấp 2: - TK 5211 - Chiết khấu hàng hóa. - TK 5212 - Chiết khấu thành phẩm. 8 - TK 5213 - Chiết khấu dịch vụ. Kế toán ghi sổ như sau: Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại. Nợ TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ). Có TK 111, 112- DN thanh toán bằng tiền Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Có TK 3388- DN chấp nhận chiết khấu Nếu DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì ghi: Nợ TK 521- Chiết khấu thương mại(bao gồm cả thuế GTGT) Có TK 111, 112- DN thanh toán bằng tiền Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Có TK 3388- DN chấp nhận chiết khấu Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu, ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 521- Chiết khấu thương mại. 3, Hạch toán hàng bán bị trả lại: Tài khoản 531- Hàng bán bị trả lại: Dùng để theo dõi doanh thu của số hàng hóa, thành phẩm, lao vụ dịch vụ đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: do vi phạm cam kết, hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách… Trị giá của số hàng bị trả lại bằng số lượng hàng bị trả lại nhân (x) với đơn giá ghi trên hóa đơn khi bán. Trị giá số hàng bị trả lại = Số lượng hàng bị trả lại x Đơn giá bán. Kết cấu tài khoản 531: Bên Nợ: Doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu của khách hàng về số sản phẩm hàng hoá đã bán ra. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại trừ vào doanh thu trong kỳ. TK 531 không có số dư cuối kỳ. 9 Các chi phí khác liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chịu, được hạch toán vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Kế toán ghi sổ như sau: + Trường hợp hàng bán bị trả lại: - Khi doanh nghiệp nhận lại số hàng bán bị trả lại và đã nhập lại kho số hàng đó, ghi: Nợ TK 155- Nhập kho thành phẩm. Nợ TK 157- Gửi tại kho của người mua. Nợ TK 138(1381)- Hao hụt ngoài định mức khi vận chuyển. Có TK 632- Giá vốn hàng bán bị trả lại. Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại(nếu có), ghi: Nợ TK 641- Chi phí bán hàng. Có TK 111, 112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 334- Chi phí nhân viên bốc dỡ, vận chuyển - Thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại. Nợ TK 33311- Thuế GTGT phải trả cho khách hàng tương ứng với số doanh thu của hàng bán bị trả lại. Có TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng (thanh toán bằng tiền) Có TK 3388- Chấp nhận khoản hàng bán bị trả lại Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng Nếu doanh nghiệp áp dụng thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì : Nợ TK 531- Hàng bán bị trả lại. Có TK 111- Tiền mặt (thanh toán bằng tiền) Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 531- Hàng bán bị trả lại. 4, Hạch toán giảm giá hàng bán: Tài khoản 532- Giảm giá hàng bán: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thoả thuận vì các lý do chủ 10 quan của doanh nghiệp (hàng kém phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế). Kết cấu tài khoản 532: Bên Nợ: Các khoản giảm giá được chấp thuận. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 532 cuối kỳ không có số dư. Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào TK 532- Giảm giá hàng bán và chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn, tức là sau khi có hóa đơn bán hàng. Không phản ánh vào tài khoản này số giảm giá đã được ghi trên hóa đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên hóa đơn. Trong kỳ hạch toán, khoản giảm giá hàng bán phát sinh thực tế được phản ánh vào bên Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán. Nếu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì mức giảm giá ghi bên Nợ TK 532 tính theo giá chưa có thuế; ngược lại nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp hoặc hàng bán ra chịu các loại thuế khác như thuế TTĐB, thuế XK thì mức giảm giá ghi bên Nợ TK 532 được tính trên giá bán có thuế. Cuối kỳ, kết chuyển tổng số tiền giảm giá hàng bán vào tài khoản doanh thu bán hang để xác định doanh thu thuần thực hiện trong kỳ. Trình tự hạch toán được tiến hành như sau: + Khi có chứng từ xác định khoản giảm giá hàng bán cho người mua về số lượng hàng đã bán: - Nếu khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng, doanh nghiệp thanh toán cho khách hàng khoản giảm giá đã chấp thuận ghi: Nợ TK 532- Khoản giảm giá hàng bán (tính theo giá bán chưa có thuế GTGT). Nợ TK 33311- Giảm thuế GTGT tương ứng. Có TK 111- Tiền mặt (thanh toán bằng tiền). Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng. Có TK 338(3388)- DN chấp nhận giảm giá hàng bán. - Nếu khách hàng chưa thanh toán tiền mua hàng, kế toán ghi giảm số phải thu của khách hàng đúng bằng số giảm giá đã chấp thuận ghi: 11 Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán. Nợ TK 33311- Thuế GTGT tương ứng. Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng. Chú ý: Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì ghi : Nợ TK 532- Giảm giá hàng bán (tính theo giá có thuế GTGT). Có TK 111- Tiền mặt Có TK 3388- DN chấp nhận khoản giảm giá hàng bán. Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng (thanh toán bằng tiền) Có TK 131- Trừ vào số nợ phải thu khách hàng. - Cuối kỳ hạch toán, kết chuyển sang tài khoản doanh thu bán hàng toàn bộ số giảm giá hàng bán, ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Có TK 532- Giảm giá hàng bán. 5, Hạch toán thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp: a, Hạch toán thuế xuất khẩu: Đối tượng chịu thuế xuất khẩu là hàng hóa được phép xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Thuế xuất khẩu được tính căn cứ vào số lượng từng mặt hàng xuất khẩu, giá tính thuế và thuế suất từng mặt hàng. Thuế xuất khẩu = phải nộp Số lượng mặt hàng chịu thuế x Giá tính x Thuế ghi trong tờ kê khai hàng hoá thuế suất Đối với những mặt hàng đặc biệt thì Nhà nước quy định giá tối thiểu để tính thuế xuất khẩu. Trong trường hợp này, nếu giá trên chứng từ thấp hơn giá tối thiểu thì giá tính thuế là giá tối thiểu, ngược lại, nếu giá trên chứng từ cao hơn giá tối thiểu thì giá tính thuế là giá ghi trên chứng từ. Thời điểm để tính thuế xuất khẩu là lúc đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, trị giá hàng xuất khẩu bằng ngoại tệ được quy đổi thành VND theo tỷ giá mua bán bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước công bố ở thời điểm đăng ký tờ khai hàng hóa để xác định giá tính thuế. 12 Đối tượng nộp thuế xuất khẩu là các đơn vị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu. Thuế xuất khẩu là loại thuế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, vì vậy thuế xuất khẩu được ghi giảm doanh thu bán hàng của doanh nghiệp, khi xác định được số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333(3333) - Thuế xuất khẩu phải nộp Trong các trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế xuất khẩu như hàng xuất khẩu thực tế ít hơn so với tờ khai, hàng không xuất khẩu được…phản ánh số thuế xuất nhập khẩu được hoàn lại, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112: Nếu được hoàn lại bằng tiền . Nợ TK 3333: Chi tiết thuế xuất khẩu (trừ vào số phải nộp). Có TK 511: Nếu hoàn lại thuế trong niên độ kế toán. Có TK 711: Nếu hoàn lại vào niên độ kế toán sau. Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 111,112: Nếu nhận bằng tiền. Nợ TK 3333: Nếu trừ vào số phải nộp kỳ sau. Có TK 711: Thu nhập khác. Khi nộp thuế xuất khẩu, kế toán ghi: Nợ TK 333(3333): thuế XK Có TK 111, 112: DN nộp thuế XK bằng tiền b, Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu trên giá bán của một số loại hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước hạn chế tiêu dùng như: rượu, bia, thuốc lá, hàng mã…Theo quy định hiện nay, hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đồng thời chịu cả thuế GTGT. Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu thuộc diện chịu thuế TTĐB được xác định như sau: 13 Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu. Đối với hàng sản xuất trong nước: Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế GTGT, được xác định như sau: Giá bán hàng hóa, dịch vụ chưa thuế GTGT Giá tính thuế TTĐB =_______________________________________ 1+ Thuế suất thuế TTĐB Giá bán của cơ sở sản xuất là giá bán ghi trên hoá đơn bán hàng và các khoản phụ thu (nếu có) của cơ sở. Trường hợp cơ sở sản xuất bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc thì giá bán hàng làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa hàng, cơ sở trực thuộc của cơ sở sản xuất bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán theo đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá bán làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do đại lý bán ra chưa trừ hoa hồng. Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB bằng nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB thì khi kê khai thuế TTĐB ở khâu sản xuất được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nếu có chứng từ hợp pháp. Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện cùng với việc kê khai nộp thuế, xác định thuế phải nộp trong trường hợp này theo công thức sau: Số thuế TTĐB = Số thuế TTĐB của hàng - Số thuế TTĐB đã nộp ở khâu phải nộp trong kỳ xuất kho tiêu thụ trong kỳ mua NVL tương ứng với hàng xuất kho TT trong kỳ Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt: Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế vế số thuế TTĐB của hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước, kế toán ghi: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512- Doanh thu nội bộ Có TK 3332- Thuế TTĐB 14 Nếu doanh nghiệp được hoàn thuế TTĐB của hàng nhập khẩu trong các trường hợp hàng tạm nhập, tái xuất hoặc thuế TTĐB đã nộp theo tờ khai nhưng thực tế nhập khẩu ít hơn, kế toán ghi: Nợ TK 111,112: Nếu được hoàn lại bằng tiền . Nợ TK 3332: Nếu trừ vào số phải nộp của kỳ sau. Có TK 152, 156: Nếu hàng còn trong kho. Có TK 632: Nếu hàng đã tiêu thụ. Có TK 711: Nếu đã kết chuyển giá vốn hàng bán. Khi được giảm thuế TTĐB, kế toán ghi: Nợ TK 3332 Có TK 711 Khi nộp thuế TTĐB, kế toán ghi: Nợ TK 3332 Có TK 111,112 c, Hạch toán thuế GTGT đầu ra theo phương pháp trực tiếp: Để hạch toán thuế GTGT đầu ra, kế toán sử dụng TK 3331 “Thuế giá trị gia tăng phải nộp”. Kết cấu TK này như sau: Bên Nợ phản ánh: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. - Số thuế GTGT được giảm trừ. - Số thuế GTGT đã nộp vào ngân sách Nhà nước. - Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại. Bên Có phản ánh: - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. - Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, sử dụng nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp của thu tài chính, thu khác. - Số thuế GTGT phải nộp của hàng hoá nhập khẩu. Số dư bên Có: Số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. Số dư bên Nợ: Số thuế GTGT đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3: 15 + Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra. + Tài khoản 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu. Xác định thuế GTGT phải nộp: Số thuế GTGT = phải nộp Giá trị gia tăng của hàng x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế hoá, dịch vụ GTGT của hàng = Giá thanh toán của hàng - Giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ hóa, dịch vụ bán ra hóa, DV mua vào Nguyên tắc: - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ bán ra là giá bán thực tế bên mua phải thanh toán cho bên bán, bao gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả. - Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá, dịch vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm cả thuế GTGT) mà cơ sở sản xuất, kinh doanh đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra. Phương pháp xác định GTGT làm căn cứ tính thuế GTGT phải nộp đối với từng cơ sở sản xuất kinh doanh như sau: Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh đã thực hiện đầy đủ việc mua, bán hàng hóa, dịch vụ có hóa đơn, chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán thì GTGT được xác định căn cứ vào giá mua, giá bán ghi trên chứng từ. Đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện đầy đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng hóa, dịch vụ, xác định đúng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ theo hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nhưng không có đủ hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì GTGT được xác định bằng doanh thu nhân (x) với tỷ lệ (%) GTGT tính trên doanh thu. Đối với cá nhân (hộ) kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ hóa đơn mua, bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh của từng hộ ấn định mức doanh thu tính thuế; GTGT được xác định bằng doanh thu ấn định nhân với tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu. Kế toán ghi sổ như sau: + Khi bán sản phẩm, hàng hóa, kế toán phản ánh doanh thu: 16 Nợ TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Nợ TK 131- Phải thu của khách hàng Có TK 511, 512- Ghi theo tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT + Cuối kỳ xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: Nợ TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512- Doanh thu nội bộ Có TK 33311- Thuế GTGT đầu ra + Khi nộp thuế thì ghi: Nợ TK 33311- Thuế GTGT đầu ra Có TK 111- Tiền mặt Có TK 112- Tiền gửi ngân hàng B. Thực trạng và kiến nghị nhằm hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: I. Thực trạng việc ghi chép sổ sách chứng từ và hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung và các nghiệp vụ phát sinh làm giảm trừ doanh thu nói riêng, những quy định của cơ quan thuế, nhất là quy định về lập hoá đơn, chứng từ có tác động rất to lớn đến phương pháp ghi nhận nghiệp vụ của nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp, như: - Là cơ sở pháp lý hướng dẫn kế toán viên ghi chép vào các sổ sách kế toán. - Giúp cho việc ghi chép được rõ ràng, cụ thể, thuận tiện trong việc theo dõi các khoản giảm trừ của từng loại mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ. - Giúp các nhà quản lý trong doanh nghiệp có cơ sở để theo dõi tình hình doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp trong sản xuất cũng như trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá nhằm nâng cao được doanh thu, hạn chế các khoản giảm trừ doanh thu. - Là cơ sở để các cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, các cơ quan quản lý của Nhà nước kiểm tra việc thực hiện ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán có đúng theo quy định của pháp luật đề ra hay không. 17 Tuy nhiên, quy định về lập chứng từ cũng như ghi nhận của kế toán đối với các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu vẫn còn một số bất cập sau: 1. Phương pháp lập chứng từ: Theo quy định hiện hành, trong trường hợp chứng từ dùng để ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu là hóa đơn do người bán (trường hợp giảm giá hàng bán) hoặc người mua (hàng bán bị trả lại) xuất và dựa vào đó, người bán điều chỉnh, ghi nhận giảm doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra. Điều này khó được các doanh nghiệp thực hiện đồng bộ bởi vì kế toán một số doanh nghiệp hiện nay vẫn quan niệm rằng việc xuất hóa đơn thì đồng nghĩa với việc ghi tăng doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra, nhất là trong trường hợp người mua trả lại hàng nhưng không chịu xuất hóa đơn trả hàng cho người bán (trong trường hợp này, nếu người mua chưa thanh toán tiền hàng cho người bán thì người bán hoàn toàn không ràng buộc nào để yêu cầu người mua xuất hóa đơn trả lại hàng). Việc lập chứng từ đối với các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu được chia ra quá nhiều phương pháp và từ đó gây ra cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn vận dụng thực hiện. Chẳng hạn, đối với các nghiệp vụ giảm giá hàng bán, quy định hiện nay yêu cầu người bán lập hóa đơn giảm giá nhưng đối với trường hợp giảm giá trên doanh số bán thì khoản giảm giá này lại được điều chỉnh giảm vào hóa đơn mua hàng lần sau cùng. Một số yêu cầu khi lập hóa đơn còn khó thực hiện, chẳng hạn như trường hợp giảm giá trên doanh số, quy định yêu cầu trên hóa đơn của lần mua hàng cuối cùng phải ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn đã bán hàng trước đó. Điều này khó thực hiện bởi vì đa số các trường hợp giảm giá trên doanh số thì số lượng của các hóa đơn đã xuất bán trước đó rất là nhiều, do đó dẫn tới doanh nghiệp, đơn vị không thể ghi hết được lên hóa đơn bán hàng lần sau cùng như quy định đã đề ra; hoặc trong trường hợp giảm giá trên doanh số, nếu số tiền giảm giá lớn hơn giá trị hàng bán của hóa đơn lần sau cùng thì đơn vị chỉ được ghi số tiền giảm bằng với giá bán của hàng hóa, dịch vụ lần này; số tiền được giảm còn lại sẽ tính vào hóa đơn mua hàng của khách hàng đó vào lần sau tiếp…trong khi đó doanh nghiệp không thể chắc chắn rằng khách hàng có tiếp tục mua hàng lần “sau tiếp” nữa hay không? 18 2. Ghi nhận của kế toán: Một số trường hợp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu theo quy định của kế toán hiện hành còn làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều thắc mắc khi ghi nhận và xác định doanh thu thuần của từng mặt hàng, loại hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ nhằm phục vụ việc xác định kết quả lãi (lỗ) theo từng loại hàng hóa, dịch vụ. Có thể liệt kê một số trường hợp sau: Trường hợp giảm giá hàng bán: Đối với khoản giảm giá được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng lần kế tiếp, kế toán không ghi nhận khoản giảm giá này bởi vì khoản giảm giá này được điều chỉnh giảm vào doanh thu của lần bán hàng kế tiếp. Về mặt kế toán chi tiết, điều này sẽ không đảm bảo cho việc đơn vị xác định chính xác doanh thu thuần của từng mặt hàng tiêu thụ (trong trường hợp loại hàng, dịch vụ bán lần tiếp theo khác với loại hàng, dịch vụ được giảm giá từ các lần bán hàng trước đó) và cũng không đảm bảo việc kế toán tuân thủ nguyên tắc tương xứng giữa doanh thu và chi phí của kế toán - nguyên tắc phù hợp (trong trường hợp doanh nghiệp vẫn ghi nhận giá vốn hàng bán nhưng lại không ghi nhận doanh thu cho lần bán hàng tiếp theo)- xem ví dụ 2. Trong trường hợp này, kế toán vẫn ghi nhận giá vốn hàng bán của mặt hàng B đã tiêu thụ, nhưng lại không ghi nhận doanh thu của mặt hàng B (do đã được trừ vào các khoản giảm giá hàng đã bán trước).Vì vậy, doanh thu thuần của mặt hàng B trong kỳ bị âm, từ đó số liệu kế toán cho thấy mặt hàng B kinh doanh bị lỗ. Trường hợp chiết khấu thương mại: Quy định của kế toán chỉ cho phép ghi nhận các khoản chiết khấu thương mại được đơn vị chi trả bằng tiền cho khách hàng, điều này làm cho số liệu kế toán khó là căn cứ hiệu quả để đơn vị theo dõi các khoản giảm trừ doanh thu thực tế phát sinh cũng như xác định chính xác lợi nhuận của từng mặt hàng đã tiêu thụ (minh họa tại ví dụ 2). II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về chứng từ và phương pháp hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu: Những điểm bất cập trên cho thấy quy định về lập chứng từ cũng như ghi nhận các nghiệp vụ giảm trừ doanh thu còn gây nhiều vướng mắc khi đi vào vận dụng trong thực tiễn. Do đó, kế toán tại các doanh nghiệp cần phải thường xuyên cập nhật và tuân thủ những hướng dẫn và các quy định của Nhà nước về phương 19 pháp lập chứng từ, ghi chép sổ sách, tránh những trường hợp lập chứng từ, đặc biệt là hóa đơn theo cảm tính. Các quy định của Nhà nước đối với phương pháp lập chứng từ, những hướng dẫn về phương pháp lập chứng từ trong các trường hợp giảm giá cũng cần đơn giản, dễ hiểu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng áp dụng trong thực tế của đơn vị mình. Trước mắt, trong các trường hợp phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu (chiết khấu thương mại hưởng trên doanh số, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại) phát sinh sau khi đã lập hóa đơn, chính người bán hàng hóa, dịch vụ sẽ lập hóa đơn điều chỉnh để ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu kèm theo biên bản ghi nhận rõ nguyên nhân và các thông tin khác có liên quan đến lô hàng giảm giá. Trên hóa đơn này cũng sẽ ghi nhận số hiệu, ngày, tháng của các hóa đơn được điều chỉnh nhưng riêng đối với trường hợp giảm giá trên doanh số thì thông tin này sẽ được lập riêng trên một bảng kê. Về lâu dài, Bộ Tài Chính cần phát hành “Hóa đơn giảm trừ”. Các đơn vị sử dụng hóa đơn này cho các trường hợp ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu và là căn cứ để người bán kê khai giảm doanh thu và thuế GTGT đầu ra khi khai báo với cơ quan thuế. Đối với phương pháp ghi nhận của kế toán, có thể thấy rằng đối với nghiệp vụ giảm trừ doanh thu, phương pháp ghi nhận của kế toán hiện nay chịu sự tác động rất lớn của quy định của cơ quan thuế, thể hiện rõ ở quy định về lập chứng từ và hóa đơn (Thông tư 120/2003/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003 hướng dẫn thi hành Luật thuế Giá trị gia tăng). Tuy nhiên, để đảm bảo thông tin kế toán là một căn cứ quan trọng để những người quan tâm như: Cơ quản lý của Nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán, các nhà đầu tư, các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn, các cổ đông … sử dụng; đặc biệt là bộ phận quản lý doanh nghiệp, có thể dựa vào đó để ra các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cao hơn nữa; kế toán cần phải ghi nhận chính xác doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu cho từng loại hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, không được lấy các khoản giảm trừ doanh thu của loại hàng hóa, dịch vụ này bù trừ với doanh thu của loại hàng hóa, dịch vụ khác. Xử lý cụ thể của kế toán như 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan