Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế do Kiểm ...

Tài liệu Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế do Kiểm toán nhà nước thực hiện

.PDF
199
271
92

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUÁN HẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUÁN HẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÔNG TRONG LĨNH VỰC Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 62.34.04.10 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN 2. PGS.TS. NGÔ TRÍ TUỆ Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực, được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích nguồn dẫn cụ thể trong Luận án. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Quán Hải i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................. v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................................. vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ viii MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................... 6 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc..................................................................... 6 1.2. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế ........................................................................ 11 CHƢƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ CÔNG VÀ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y TẾ .............................................................................................................. 17 2.1. Lý luận cơ bản về dịch vụ công ............................................................................. 17 2.2. Dịch vụ công trong lĩnh vực y tế ........................................................................... 22 2.3. Vai trò của Kiểm toán nhà nƣớc đối với kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế............... 25 2.4. Tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ............................................................. 32 2.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ...................... 46 2.6. Những bài học kinh nghiệm.................................................................................... 54 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN ........................................................................ 57 3.1. Thực trạng về hoạt động dịch vụ y tế tại Việt Nam ............................................... 57 3.2. Thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện ................................................................................................................................ 67 3.3. Đánh giá về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện ................................................................................................................................ 87 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ Y TẾ DO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC THỰC HIỆN ................................................... 99 4.1. Bối cảnh và yêu cầu hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện ................................................................................................ 99 ii 4.2. Định hƣớng hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện ...................................................................................................... 104 4.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện............................................................................................................. 106 4.4. Các điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp .................................................... 140 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ................................................................ 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 151 PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 162 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB ASEAN ASOSAI The Asian Development Bank The Association of Southeast Asian Nations Ngân hàng phát triển Châu Á Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á The Asian Organization of Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối Supreme Audit Institutions cao Châu Á BCKT Báo cáo kiểm toán CSSK Chăm sóc sức khỏe BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CNTT Công nghệ thông tin HĐND Hội đồng nhân dân IDA INTOSAI JAHR International Development Hiệp hội phát triển quốc tế Association The International Organization of Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm Supreme Audit Institutions toán tối cao Báo cáo tổng quan chung ngành y tế Joint Annual Health Review hàng năm KCB Khám, chữa bệnh KTNN Kiểm toán nhà nƣớc KSCLKT Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên KHKT Kế hoạch kiểm toán NSNN Ngân sách Nhà nƣớc ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức TTYT Trung tâm y tế TYT Trạm y tế UBND Uỷ ban nhân dân YTDP Y tế dự phòng WB World Bank Ngân hàng thế giới iv DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả một số chỉ tiêu cơ bản về nhân lực y tế, 2010-2015 ............. Bảng 3.2 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản và chỉ số tài chính y tế, 2010-2015 .............................................................................................. Bảng 3.3 59 Số cơ sở và giƣờng bệnh bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện toàn quốc giai đoạn 2012-2014 ..................................................................... Bảng 3.4 57 64 Tổng số bệnh viện, số giƣờng bệnh và hoạt động chuyên môn của bệnh viện giai đoạn 2010-2014 ............................................................. 64 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả kiểm toán 05 năm giai đoạn 2011-2015 .................. 69 Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ văn bản theo kiến nghị của KTNN.............................................................................. Bảng 3.7 69 Thống kê số lƣợng các cuộc kiểm toán giai đoạn 2011-2015 .............. 70 v DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1 Tỷ lệ dự toán NSNN cho y tế so với tỷ lệ dự toán NSNN (2011-2015) .. 60 Hình 3.2 Cơ cấu tham gia BHYT theo 05 nhóm đối tƣợng (2009-2014)................ 61 vi DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1 Khung phân tích nghiên cứu ................................................................ 16 Sơ đồ 2.1 Khung hệ thống dịch vụ y tế Việt Nam ............................................... 23 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy của Kiểm toán nhà nƣớc .............................................. 27 Sơ đồ 2.3 Mối quan hệ tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực .......................................... 29 Sơ đồ 2.4 Tổ chức đoàn kiểm toán trực tuyến ........................................................ 38 Sơ đồ 2.5 Tổ chức đoàn kiểm toán phân tuyến ...................................................... 39 Sơ đồ 2.6 Quy trình kiểm toán chung của Kiểm toán nhà nƣớc ............................. 40 Sơ đồ 4.1 Quy trình kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế ........................................... 113 Sơ đồ 4.2 Nội dung kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán ..................... 121 Sơ đồ 4.3 Quy trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán ....................................... 134 vii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 2.1 Một số tiêu chí kiểm toán dịch vụ y tế của Canada Phụ lục 3.1 Mẫu Bảng quan sát hoạt động Phụ lục 3.2 Bảng quan sát ghi chép tại cơ sở khám chữa bệnh Phụ lục 4.1 Danh sách các chuyên gia đƣợc phỏng vấn theo nội dung Phụ lục 4.2 Thông tin phỏng vấn các chuyên gia về tiêu chí kiểm toán Phụ lục 4.3 Chƣơng trình kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế Phụ lục 4.4 Mẫu ghi chép kết quả phỏng vấn Phụ lục 4.5 Quy trình phỏng vấn Phụ lục 4.6 Chƣơng trình kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ một tổ chức không có tiền thân, Kiểm toán nhà nƣớc (KTNN) ra đời trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ, sau hơn 23 năm thành lập, KTNN đã trở thành một thể chế đƣợc hiến định trong Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hơn 23 năm hoạt động và phát triển, cùng với việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, những năm gần đây, KTNN đã chú trọng hơn đến việc từng bƣớc thực hiện kiểm toán hoạt động để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công, việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Quốc hội, Chính phủ. Ở Việt Nam, nhu cầu đƣợc cung cấp thông tin kiểm toán ngày càng cao và thông tin yêu cầu ngày càng toàn diện, trong đó các thông tin đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong việc thực hiện các chính sách, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, sử dụng các nguồn lực công luôn là sự quan tâm của các cơ quan chức năng và xã hội. Hoạt động dịch vụ công tại Việt Nam trong những năm qua đã cho thấy nhiều điểm tích cực trong việc cung cấp các dịch vụ cho xã hội, tuy nhiên thực tiễn cũng cho thấy còn nhiều vấn đề cần phải xem xét, bổ sung để hoạt động cung ứng dịch vụ công ngày càng tốt hơn. Trong đó, hoạt động dịch vụ công nhận đƣợc sự quan tâm hơn cả của dƣ luận xã hội đó là dịch vụ công trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là chất lƣợng các sản phẩm dịch vụ y tế cung cấp cho ngƣời dân đã gây ra nhiều dƣ âm tiêu cực, bức xúc trong dƣ luận và làm nóng nghị trƣờng Quốc hội trong những năm qua. Với tƣ cách là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất trong bộ máy kiểm tra, giám sát tài chính - ngân sách quốc gia, hoạt động cung ứng dịch vụ y tế là đối tƣợng kiểm toán thƣờng xuyên. Theo đó, tổ chức công tác kiểm toán hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế (sau đây gọi là dịch vụ y tế) do KTNN thực hiện phải góp phần tăng cƣờng vai trò của KTNN trong việc hỗ trợ các đơn vị này cải thiện tích cực việc cung ứng dịch vụ cho xã hội. 1 Trong những năm qua, KTNN đã thƣờng xuyên kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản tại Bộ Y tế và lồng ghép kiểm toán tại sở y tế trong các cuộc kiểm toán ngân sách các địa phƣơng, tuy nhiên những cuộc kiểm toán này chủ yếu là kiểm toán báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính, mới chỉ đánh giá bƣớc đầu về các dịch vụ của ngành y tế mà chƣa đánh giá đƣợc sâu công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, cơ chế chính sách và chất lƣợng dịch vụ y tế. Mặt khác, tổ chức hoạt động kiểm toán đang tiến hành theo một quy trình chung của một bộ, ngành, địa phƣơng, chƣa xây dựng đƣợc một quy trình riêng biệt tổ chức hoạt động kiểm toán để có thể đánh giá đầy đủ đƣợc hoạt động dịch vụ y tế; đồng thời quy trình kiểm toán chƣa đi sâu phân tích lợi thế và vai trò của loại hình kiểm toán hoạt động để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin tin cậy, khách quan, toàn diện và mang lại giá trị, lợi ích cho những ngƣời sử dụng thông tin trong việc thực hiện quyền giám sát của mình đối với tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của sản phẩm dịch vụ. Chính phủ giờ đây đã quan tâm nhiều hơn đến chất lƣợng hoạt động dịch vụ công và quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm đáp ứng tính công khai, minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công, điều này đòi hỏi phải xem xét một cách thỏa đáng trên các khía cạnh của tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các khoản chi tiêu công từ khâu lập dự toán ngân sách đến chấp hành và quyết toán ngân sách, do đó KTNN đã bắt đầu mở rộng phạm vi kiểm toán bằng việc lựa chọn các chủ đề kiểm toán nổi cộm… Chính vì vậy, việc nghiên cứu để đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của KTNN đối với việc cung ứng dịch vụ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng và là yêu cầu cấp thiết đối với KTNN và phù hợp với định hƣớng đẩy mạnh kiểm toán chuyên đề và chuyển dần sang kiểm toán hoạt động trong chiến lƣợc phát triển của KTNN đến năm 2020. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực y tế do Kiểm toán nhà nước thực hiện” để nghiên cứu những cơ sở lý luận, thực tiễn cũng nhƣ kinh nghiệm nƣớc ngoài nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và luận giải cơ sở khoa học tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế. - Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do KTNN thực hiện, tổng hợp kinh nghiệm quốc tế. - Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do KTNN thực hiện gắn với quy trình kiểm toán chung của KTNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế tại các đơn vị thuộc Bộ Y tế, các tổ chức công thực hiện cung ứng dịch vụ y tế. - Về mặt thời gian: Thông tin, dữ liệu liên quan đến tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế đƣợc thu thập chủ yếu từ năm 2010 đến năm 2015. - Về mặt nội dung: Dịch vụ y tế do Bộ Y tế và các đơn vị, tổ chức công cung ứng rất đa dạng và phong phú, KTNN đã thực hiện kiểm toán đối với một số dịch vụ y tế theo dạng tổ chức các cuộc kiểm toán chuyên đề hoặc tổ chức kiểm toán hƣớng vào một số dịch vụ cụ thể. Định hƣớng nghiên cứu của Luận án sẽ tập trung đánh giá 03 hoạt động: (i) Các yếu tố đầu vào của dịch vụ y tế; (ii) Cung ứng sản phẩm dịch vụ y tế; (iii) Quản trị hệ thống y tế gắn với quy trình kiểm toán chung hiện nay của KTNN bao gồm 04 bƣớc: B1. Chuẩn bị kiểm toán; B2. Thực hiện kiểm toán; B3. Lập và phát hành BCKT. B4. Kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. Theo đó, trong nghiên cứu này, tác giả minh chứng tổ chức thực hiện kiểm toán dịch vụ y tế qua 03 cuộc kiểm toán: (i) Kiểm toán hoạt động xử lý nƣớc thải y tế của các bệnh viện tuyến trung ƣơng trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2011-2015. (ii) Kiểm toán chuyên đề BHYT cho ngƣời nghèo giai đoạn 2010-2012. 3 (iii) Kiểm toán việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc năm 2014 của Bộ Y tế. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, những nguyên lý cơ bản trong quản lý nói chung và kiểm tra kiểm soát nói riêng. Đồng thời tác giả cũng sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, thống kê,... từ đó đƣa ra các giải pháp kiến nghị về: hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế phù hợp với điều kiện cụ thể và môi trƣờng pháp lý hiện nay ở Việt Nam. - Điều tra thông qua phỏng vấn: Phƣơng pháp điều tra, phỏng vấn để thu thập tài liệu sơ cấp, sau đó tổng hợp, phân tích các tài liệu sơ cấp đã thu thập đƣợc. Thực hiện phỏng vấn theo bảng hỏi, đối tƣợng là các chuyên gia kiểm toán và chuyên gia trong lĩnh vực y tế, viên chức làm công tác tài chính kế toán tại các bệnh viện, đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế; phối hợp với các chuyên gia để xây dựng nội dung nghiên cứu và xử lý tài liệu thu thập nhằm có các kết quả tối ƣu. - Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, so sánh, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này; nội dung nghiên cứu liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học chuyên ngành nhƣ: khoa học quản lý, kinh tế, xã hội học,… - Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình: Nghiên cứu một số trƣờng hợp điển hình tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu kinh nghiệm kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế của một số quốc gia trên thế giới để ứng dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam có vai trò khá quan trọng với định hƣớng nghiên cứu của Luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học của Luận án Nghiên cứu về tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế với trƣờng hợp nghiên cứu điển hình do KTNN thực hiện đƣợc coi là nghiên cứu mới, tiên phong và khám phá về chủ đề kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế nhận đƣợc sự quan tâm của dƣ luận. Theo đó, nghiên cứu mang tính thời sự, có giá trị cả về lý luận, thực tiễn nhằm phát 4 triển lý luận chung và làm rõ khung lý thuyết cơ bản về việc triển khai loại hình kiểm toán hoạt động và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do KTNN thực hiện, phù hợp với định hƣớng phát triển loại hình kiểm toán hoạt động theo Chiến lƣợc Phát triển của KTNN đến năm 2020 và những năm tiếp tới. 6. Ý nghĩa và thực tiễn của Luận án - Chất lƣợng tổ chức công tác kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoạt động của KTNN. Những kết quả kiểm toán đúng đắn, trung thực, khách quan của KTNN báo cáo Chính phủ, Quốc hội không chỉ cho phép đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ y tế mà còn cung cấp thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách, các giải pháp khắc phục những yếu kém trong quản lý hoạt động dịch vụ y tế, đƣa công tác quản lý hoạt động dịch vụ y tế lên trình độ cao hơn và tăng cƣờng hơn nữa chất lƣợng cung ứng dịch vụ. - Về thực tiễn: (i) Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng việc tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế của KTNN Việt Nam trong thời gian qua. Định hƣớng xây dựng để tổ chức triển khai loại hình kiểm toán hoạt động trong lĩnh vực y tế; (ii) Đề xuất các giải pháp tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế và định hƣớng xây dựng các quy trình, hƣớng dẫn thực hiện trong thực tiễn. 7. Cơ cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của Luận án gồm 04 chƣơng, cụ thể: Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu Chƣơng 2: Lý luận cơ bản về dịch vụ công và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế Chƣơng 3: Thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế do Kiểm toán nhà nƣớc thực hiện. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu trong nƣớc 1.1.1. Dịch vụ công và dịch vụ y tế Cải cách khu vực công đƣợc nhiều nhà kinh tế, khoa học và các cơ quan quản lý quan tâm nghiên cứu, đáng chú ý có nghiên cứu của tác giả Ngô Ngọc Thắng (2007) với đề tài “Sự biến đổi chức năng xã hội của Nhà nƣớc trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa”, nghiên cứu của tác giả Lê Hồng Sơn (2007) với công trình “Cơ sở lý luận của việc xác định giới hạn trách nhiệm của Nhà nƣớc trong quản lý xã hội” đề cập đến chức năng xã hội của Nhà nƣớc. Các nhóm tác giả khác lại đề cập nhiều đến cải cách hành chính trong khu vực công nhƣ tác giả Lê Chi Mai (2003) với “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam”, tác giả Đinh Văn Ân và Hoàn Thu Hoa (2006) với “Đổi mới cung ứng dịch vụ công ở Việt Nam”, nhóm tác giả Lê Xuân Bá, Bùi Văn Dũng, Nguyễn Thị Luyến (2005) với “Thực trạng và giải pháp đổi mới cơ chế quản lý dịch vụ công” đã phân tích các bất cập của cơ chế thị trƣờng và khuyến nghị giảm bớt sự can thiệp trực tiếp của Nhà nƣớc, nghiên cứu của Đặng Đức Đạm (2009) về “Một số vấn đề về đổi mới quản lý dịch vụ công ở Việt Nam” đã phân tích khá rõ cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp để phát triển dịch vụ công ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu trên đây đƣợc thực hiện từ năm 2003 đến 2009 và mục tiêu nghiên cứu còn khác nhau nên còn không ít vấn đề giải quyết chƣa thấu đáo nên có nhiều cơ chế, chính sách mới liên quan đến dịch vụ công cần phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện. Luận án tiến sĩ của Vũ Thanh Sơn (2007) nghiên cứu về “Cạnh tranh đối với khu vực công: kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề của Việt Nam” đã luận giải đƣợc cơ sở lý luận cũng nhƣ thực trạng cạnh tranh đối với khu vực công và vận dụng đƣợc một số kinh nghiệm cạnh tranh đối với khu vực công trên thế giới vào Việt Nam, tuy nhiên Luận án mới chỉ đứng trên quan điểm cạnh tranh mà chƣa làm rõ đƣợc vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và các cơ quan thanh tra, kiểm toán ở Việt Nam, mặt khác nghiên cứu này đƣợc thực hiện năm 2007, nhiều dịch vụ 6 công tại Việt Nam đã có nhiều đổi thay nên cần phải tiếp tục có những nghiên cứu mới hơn nữa để thúc đẩy hoạt động dịch vụ công phát triển tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Chí Thanh năm (2011) về “Đổi mới chính sách tài chính đối với khu vực sự nghiệp công ở Việt Nam” đã tiếp cận nghiên cứu tài chính của đơn vị sự nghiệp công theo các mối quan hệ với: Nhà nƣớc, các chủ thể cung cấp đầu vào cho đơn vị, các chủ thể sử dụng dịch vụ của đơn vị sự nghiệp qua đó đã làm rõ kinh phí do NSNN cấp để thực hiện nhiệm vụ Nhà nƣớc giao chính là Nhà nƣớc mua dịch vụ của đơn vị, tuy nhiên tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu về các chính sách, sản phẩm cụ thể của dịch vụ y tế mà chỉ đề cập dƣới góc độ dịch vụ chung của đơn vị sự nghiệp. Các báo cáo tổng quan ngành y tế từ năm 2007 đến nay do Bộ Y tế thực hiện đã đề cập đến khái niệm dịch vụ y tế, các loại dịch vụ y tế và chỉ rõ dịch vụ y tế là dịch vụ chỉ toàn bộ các hoạt động chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho cộng đồng, cho con ngƣời mà kết quả là tạo ra các sản phẩm không tồn tại dƣới dạng hình thái vật chất cụ thể nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận tiện và có hiệu quả hơn nhu cầu ngày càng tăng của cộng đồng và con ngƣời. Theo đó báo cáo cho rằng dịch vụ y tế gồm 02 yếu tố “tiêu thụ” và “đầu tƣ”, sức khỏe là kết quả trực tiếp của việc tiêu thụ phúc lợi, đồng thời ngƣời lao động có sức khỏe sẽ đóng góp cho sản xuất và đầu tƣ, đặc biệt báo cáo là căn cứ quan trọng để đánh giá thực trạng và xác định các vấn đề ƣu tiên của ngành y tế, cung cấp thông tin về lập kế hoạch phát triển dịch vụ y tế ở Việt Nam, thiết lập các chỉ số theo dõi, đánh giá hoạt động toàn diện các dịch vụ y tế của Việt Nam. Do đây là báo cáo chuyên ngành đặc thù của ngành y tế nên chƣa đề cập đến các hoạt động kiểm soát, kiểm tra hay kiểm toán để đánh giá độc lập chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của ngành y tế, nên các thông tin từ báo cáo sẽ là tài liệu rất hữu ích cho việc xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi để xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động dịch vụ trong nghiên cứu. 7 1.1.2. Tổ chức kiểm toán và kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế Trong tổ chức kiểm toán, đáng chú ý có một số nghiên cứu đã đề cập đến tổ chức kiểm toán nhƣ: Đề tài khoa học cấp Bộ do Trần Đức Quế chủ nhiệm năm 1997 “Xây dựng quy trình kiểm toán NSNN”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Bùi Hải Ninh chủ nhiệm năm 1999 “Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Phúc năm 2009 “Tổ chức kiểm toán NSNN do KTNN Việt Nam thực hiện”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Lê Huy Trọng chủ nhiệm năm 2007 “Tổ chức kiểm toán hoạt động trong các cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính”; Đề tài khoa học cấp Bộ do Lê Minh Khái chủ nhiệm năm 2011 “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán”; Luận án tiến sĩ của Hoàng Quang Hàm năm 2014 “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán dự toán ngân sách Nhà nƣớc của KTNN Việt Nam”… các nghiên cứu trên đây đã đề cập khá đầy đủ về cách thức để tổ chức triển khai một cuộc kiểm toán nói chung, tuy nhiên chƣa để cập đến một lĩnh vực kiểm toán cụ thể, kiểm toán dịch vụ y tế chỉ đƣợc đề cập khi thực hiện lồng ghép trong cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản tại các đơn vị, chƣa làm rõ đƣợc phƣơng thức và hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết để tiến hành một cuộc kiểm toán hoạt động dịch vụ công chuyên biệt mà cụ thể hơn nữa là dịch vụ y tế. Đáng lƣu ý là nghiên cứu cấp Bộ do Mai Vinh chủ nhiệm năm 2007 “Đổi mới hoàn thiện tổ chức công tác kiểm toán ngân sách bộ, ngành”. Trong nghiên cứu tác giả đã đề cập đến việc tổ chức triển khai một cuộc kiểm toán tại ngân sách bộ, ngành điển hình có nhiều tƣơng đồng với hƣớng nghiên cứu của công trình này khi lấy Bộ Y tế làm đối tƣợng nghiên cứu chính. Theo đó, Mai Vinh đã đi sâu nghiên cứu về ngân sách bộ, ngành và kiểm toán ngân sách bộ, ngành trên phƣơng diện lý luận cũng nhƣ thực tiễn làm cơ sở cho việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức kiểm toán ngân sách bộ ngành, tuy nhiên Mai Vinh chƣa đề cập đến đặc thù của một cuộc kiểm toán trong một lĩnh vực cụ thể để đánh giá đƣợc tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của đối tƣợng kiểm toán mà cụ thể là sản phẩm dịch vụ trong lĩnh vực y tế cung cấp cho xã hội. 8 Luận án tiến sĩ của Vũ Văn Họa năm 2010 “Tăng cƣờng vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do KTNN thực hiện” đã bổ sung và làm rõ khái niệm kiểm toán hoạt động với tƣ cách là một loại hình kiểm toán để đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động; phân tích và làm rõ hơn so với các nghiên cứu trƣớc đó về một số đặc điểm của kiểm toán hoạt động, nhƣ: đối tƣợng của kiểm toán hoạt động là toàn bộ quá trình quản lý, sử dụng các nguồn lực và kết quả hoạt động của một tổ chức; mục tiêu của các cuộc kiểm toán đều hƣớng tới việc đánh giá hoạt động của một tổ chức có tiến triển đúng mục đích không, có thực sự tiết kiệm không, có hiệu quả, hiệu lực không, có mang lại kết quả thỏa đáng và có tuân thủ pháp luật, quy chế, quy định không; lĩnh vực kiểm toán hoạt động có thể thực hiện ở toàn bộ khu vực công, song chủ yếu tập trung vào những hoạt động, lĩnh vực đang có vấn đề nổi cộm, ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, thời điểm kiểm toán hoạt động thực hiện trong tất cả các khâu của quá trình quản lý (trƣớc, trong và sau), kiểm toán viên (KTV) cần phải có kiến thức rộng lớn, có năng lực phân tích vấn đề và có năng lực phối hợp với KTV khác... Đặc biệt đề tài nghiên cứu cấp bộ do Đoàn Xuân Tiên chủ nhiệm năm 2014 “Các giải pháp tăng cƣờng kiểm toán hoạt động của KTNN” có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn, phù hợp với loại hình kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán chính đƣợc lựa chọn trong quá trình nghiên cứu của Luận án, đề tài đã tập trung nghiên cứu tổng quan về kiểm toán hoạt động từ khái niệm, mục tiêu, đối tƣợng, phạm vi, đặc điểm về nội dung và phƣơng pháp của kiểm toán hoạt động, các tiêu chuẩn, tiêu chí về kiểm toán hoạt động; đặc điểm chung của tổ chức kiểm toán hoạt động đến thực trạng tổ chức thực hiện kiểm toán hoạt động của KTNN. Tuy nhiên, Luận án của Vũ Văn Họa và đề tài của Đoàn Xuân Tiên nêu trên chỉ đi sâu phân tích việc áp dụng loại hình kiểm toán hoạt động và vai trò của loại hình kiểm toán này trong hoạt động của KTNN mà không chi tiết, cụ thể vào một lĩnh vực dịch vụ công đƣợc lựa chọn kiểm toán. Hiện nay, để triển khai loại hình kiểm toán này trong một lĩnh vực cụ thể vẫn còn gặp nhiều thách thức và là khoảng trống lớn cần đƣợc hoàn thiện, khoảng trống 9 đó là: khuôn khổ pháp lý nghề nghiệp, các chuẩn mực, quy trình, hƣớng dẫn, hồ sơ, mẫu biểu và phƣơng pháp chuyên môn, nghiệp vụ chƣa đảm bảo tính thống nhất, khoa học và chặt chẽ; kiểm toán hoạt động còn tập trung vào khâu hậu kiểm trong khi kiểm toán hoạt động có thể kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trƣớc và trong quá trình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; hệ thống văn bản pháp luật do Nhà nƣớc ban hành, nhất là hệ thống pháp luật về cải cách dịch vụ công chƣa đồng bộ, thƣờng xuyên có sự điều chỉnh, bổ sung, chƣa minh bạch dẫn đến việc đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực gặp nhiều trở ngại, khó xác định tác động của chính sách do còn dàn trải, liên quan đến nhiều đối tƣợng và ở phạm vi rất rộng… Những thách thức trên đây sẽ đƣợc đề cập và làm sáng tỏ hơn khi Luận án sẽ nghiên cứu để tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ y tế, một chủ đề nhận đƣợc nhiều sự quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, có khá nhiều bài bào đăng trên các tạp chí chuyên ngành, tạp chí khoa học có một số đánh giá có liên quan đến tổ chức một cuộc kiểm toán nói chung, hoạt động dịch vụ, và dịch vụ y tế nói riêng, nhƣ: bài viết của Nguyễn Hữu Phúc (2007) về “Kiểm toán chuyên đề một hƣớng tiếp cận mới của KTNN”; Lê Đình Thăng (2009) về “Cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập nhìn từ kết quả kiểm toán”; Mai Vinh (2007) về “Một số ý kiến qua kết quả kiểm toán về quản lý thu và sử dụng viện phí trong các bệnh viện”; Trần Minh Khƣơng (2013) với “Thấy gì qua kiểm toán việc đấu thầu mua thuốc, vật tƣ y tế và trang thiết bị tại một số bệnh viện tuyến tỉnh”; Nguyễn Thanh Sơn (2013) về “Quản lý, sử dụng Quỹ BHYT: Nghịch lý và lạm dụng”; Đoàn Xuân Tiên (2014) về “Các giải pháp nâng cao chất lƣợng kiểm toán hoạt động”; Ngọc Bích (2015) về “Báo cáo kết quả hai cuộc kiểm toán hoạt động trong năm 2014”; Vinh Thúy (2015) về “Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực y tế tƣ nhân”; Thùy Giang (2016) về “Lãng phí lớn trong việc mua sắm thiết bị y tế”; Bạch Dƣơng (2017) về “Kiểm toán BHXH, lộ nhiều vấn đề”... 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan