Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành...

Tài liệu Hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện

.DOC
114
447
139

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Phương Hoa. Các số liệu và kết quả trong Luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU................................................................................................................... CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP DO THANH TRA NGÀNH THUẾ THỰC HIỆN.............................................................. 1.1 Những vấn đề cơ bản về giá chuyển nhượng và chuyển giá........................ 1.1.1 Khái niệm giá chuyển nhượng và chuyển giá................................................... 1.1.2 Bên liên kết và giao dịch liên kết...................................................................... 1.1.3 Nguyên nhân của hoạt động chuyển giá........................................................... 1.1.4 Tác động của chuyển giá................................................................................ 1.1.5 Một số hoạt động chuyển giá.......................................................................... 1.2 Những nội dung cơ bản về thanh tra giá chuyển nhượng......................... 1.2.1 Khái niệm thanh tra giá chuyển nhượng......................................................... 1.2.2 Nguyên tắc hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng....................................... 1.2.3 Các phương pháp thanh tra giá chuyển nhượng.............................................. 1.2.4 Quy trình thanh tra giá chuyển nhượng.......................................................... 1.3 Kinh nghiệm thanh tra giá chuyển nhượng ở số nước trên thế giới............................................................................................. 1.3.1 Kinh nghiệm thanh tra giá chuyển nhượng tại Mỹ......................................... 1.3.2 Kinh nghiệm thanh tra giá chuyển nhượng tại Trung Quốc............................ 1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam...................................................... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DO THANH TRA NGÀNH THUẾ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................... 2.1 Thực trạng hoạt động chuyển giá ở Việt Nam trong năm gần đây............................................................................................ 2.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.................... 2.1.2 ......Hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.................................................................................................. 2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.................................................................................................. 2.1.4 Một số hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI............................... 2.2 Thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do Thanh tra ngành thuế thực hiện trong thời gian qua................................ 2.2.1 Khái quát tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thuế........... 2.2.2 Quy trình thanh tra giá chuyển nhượng.......................................................... 2.2.3. Trường hợp thanh tra giá chuyển nhượng điển hình....................................... 2.3 Nhận xét về thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do Thanh tra ngành thuế thực hiện................................................ 2.3.1 Kết quả đạt được............................................................................................. 2.3.2 Những tồn tại hạn chế của thanh tra giá chuyển nhượng................................ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DO THANH TRA NGÀNH THUẾ THỰC HIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY............................... 3.1 Phương hướng hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp ở Việt Nam........................ 3.1.1 Sự cần thiết phải tăng cường thanh tra giá chuyển nhượng............................ 3.1.2 Mục tiêu, yêu cầu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng............................ 3.1.3 Phương hướng hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng................................. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do Thanh tra ngành thuế thực hiện......................................................................... 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng minh bạch, đơn giản, hiệu quả và thống nhất.................................................................................................. 3.2.2 Hoàn thiện cơ chế thanh tra giá chuyển nhượng theo mức độ rủi ro............... 3.2.3 Xây dựng bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục Thuế và một số cục thuế có quy mô lớn............................................................................... 3.2.4 Bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế.................................................. 3.2.5 Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra thuế................................................................................................................. 3.2.6 Xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng................................. 3.2.7 Xây dựng và áp dụng quy trình thỏa thuận trước về giá................................... 3.2.8 Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra giá chuyển nhượng........................................... 3.2.9 Tăng cường hoạt động thuế quốc tế................................................................. KẾT LUẬN............................................................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ALP Nguyên tắc giá thị trường APA Thỏa thuận trước về giá CUP Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản NNT Người nộp thuế OECD Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển SGATAR Hiệp hội quản lý thuế các nước châu Á TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp WTO Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức hệ thống thanh tra thuế ở Việt Nam..............................50 BẢNG Bảng 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư FDI từ năm 1988 đến năm 2010.................38 Bảng 2.2 Tình hình kê khai thuế TNDN tại các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 - 2010. .41 Bảng 2.3: Tình hình kê khai mẫu GNC-01/QLT của các doanh nghiệp FDI tại một số cục thuế năm 2010...............................................................................42 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Bat-Vinataba giai đoạn 2005 - 2008. . .58 Bảng 2.5 Kết quả giao dịch với các bên liên kết giai đoạn 2005-2008.....................59 Bảng 2.6 Tổng hợp chi phí pha trộn nguyên liệu thanh toán cho Công ty BatSingapore.................................................................................................60 Bảng 2.7 Tổng hợp kết quả thanh tra.......................................................................62 Bảng 2.8 Thống kê số lượng cán bộ thanh tra thuế được đào tạo về chuyển giá......65 Bảng 2.9 : Kết quả thanh tra, kiểm tra NNT năm 2007 - 2010.................................67 i MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Gian lận về giá chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết để tránh thuế đã trở thành hiện tượng phổ biến, diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, đặc biệt là những năm gần đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá đã chuyển một phần hoặc toàn bộ thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) về tập đoàn, công ty mẹ ở nước ngoài gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Mặt khác, lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, một số doanh nghiệp có quan hệ liên kết đã lập kế hoạch tránh thuế TNDN ngay trong nội địa Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã không được ưu đãi thuế sang doanh nghiệp được ưu đãi thuế để hưởng lợi bằng cách định giá mua, bán sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường làm thất thu cho Ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, chống chuyển giá, xác định đúng giá thị trường trong chuyển giao hàng hóa dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường số thu cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ, tính tự nguyện của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước. Trong khi đó, kỹ năng về quản lý thuế quốc tế và xác định giá chuyển nhượng của cán bộ thuế các cấp còn rất nhiều hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hiện trạng hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng ở Việt Nam từ để đề xuất, xây dựng các giải pháp phù hợp cho công tác này đáp ứng yêu cầu quản lý theo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài Giá chuyển nhượng đang là vấn đề mang tính thời sự tại Việt Nam, trong ii những năm gần đây hiện tượng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đã lợi dụng giá chuyển nhượng đế trốn thuế làm thất thu cho ngân sách nhà nước. Với trách nhiệm của mình Ngành Thuế đã thực hiện nhiều các biệp pháp quản lý khác nhau trong đó có hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng lợi dụng giá chuyển nhượng vẫn còn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu và làm rõ những lý luận về giá chuyển nhượng và thanh tra giá chuyển nhượng, đồng thời đánh giá một cách trung thực khách quan về thực trạng trốn thuế thông qua giá chuyển nhượng và thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện. Trên cơ sở những vấn đề lý luận nghiên cứu và thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng do thanh tra Ngành thuế Thực hiện. Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện, mà thực chất thanh tra hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Pham vi nghiên cứu của Đề tài là thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. Luận văn không đi vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khác thuộc Chính phủ cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ và thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trên cơ sở lý luận và thực tế được tiếp cận qua công tác thanh tra thuế do Tác iii giả thực hiện. Đồng thời, Đề tài cũng kết hợp với các phương pháp chuyên ngành như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài Về mặt khoa học: Hệ thống hóa, góp phần tổng kết lại mặt lý luận về giá chuyển nhượng, thanh tra giá chuyên nhượng, làm tiền đề áp dụng lý luận vào thực tiễn. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị, biện pháp góp phần hoàn thiện thanh giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. 6. Bố cục của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo kết cấu của luận văn gồm những nội dung chính sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế thực hiện; Chương 2: Thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế Việt Nam thực hiện; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế Việt Nam thực hiện. Có thể khái quát, tóm tắt nội dung của luận văn như sau: Chương 1, luận văn trình bày cơ sở lý luận về giá chuyển nhương, chuyển giá và thanh tra giá chuyển nhượng bao gồm các nội dung; khái niệm và bản chất của giá chuyển nhượng, chuyển giá và thanh tra giá chuyển nhượng. Một số quan điểm của các nhà kinh tế, các tổ chức quốc tế cũng như các học giả về giá chuyển nhượng, chuyển giá và thanh tra giá chuyển nhượng qua đó tác giả Đề tài thống nhất và cho rằng: Giá chuyển nhượng là giá áp dụng trong các giá giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý và có thể tác động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành viên này; chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng iv hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các bên có quan hệ liên kết không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của doanh nghiệp và Thanh tra giá chuyển nhượng là một loại hình chuyên sâu của thanh tra thuế trong đó tập trung vào việc xác định lại giá chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết. Tác giả đưa ra các hình thức chuyển giá, tác động của chuyển giá và nguyên nhân của hoạt động chuyển giá trong doanh nghiệp, đồng thời tác giả cũng đã trình bày các nguyên tắc cần áp dụng khi thanh tra giá chuyển nhượng. Từ đó đưa ra một số phương pháp thanh tra giá chuyển nhượng cơ bản tại các doanh nghiệp như: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập; Phương pháp giá bán lại; Phương pháp giá vốn cộng lãi; Phương pháp so sánh lợi nhuận; Phương pháp tách lợi nhuận, quy trình thanh tra giá chuyển nhượng tại doanh nghiệp. Chương 2, trên cơ sở lý luận chung về thanh tra giá chuyển nhượng tác giả tập trung nghiên cứu kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, thực trạng chuyển giá và các hình thức chuyển giá của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Tác giả cũng đã đi sâu vào nghiên cứu cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy thanh tra Ngành Thuế, quy trình thanh tra thuế, kết quả thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp và đã tóm lược việc thực hiện quy trình thanh tra qua trường hợp thanh tra giá chuyển nhượng điển hình. Tác giả cũng đã nghiên cứu và khái quát đầy đủ thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng trong do thanh tra ngàh thuế thực hiện, chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó. Cụ thể tác giả đã đi sâu vào phân tích thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã chỉ rõ: Đến hết năm 2010 cả nước có 8.750 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn hoạt động, nhìn chung sau giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở sở vật chất các doanh nghiệp đã dần đi vào ổn định và phát triển với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng doanh thu ngày càng tăng tuy nhiên có một thực tế hết sức bất thường đó là trong tổng số 8.750 doanh nghiệp thì có 5.670 doanh nghiệp (chiếm 64,8%) làm ăn có lãi v và chỉ có 2.825 doanh nghiệp (chiếm 32,2%) phải nộp thuế TNDN với tổng số thuế đã nộp trong năm 2010 là 15.188 tỷ đồng. Hiện tượng các doanh nghiệp liên tục khai lỗ nhưng vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là một nghịch lý nhưng đã tồn tại từ nhiều năm, tình hình này phổ biến đến mức một nhà đầu tư nước ngoài đã gọi Việt Nam là “thiên đường thuế”. Bảng 2.2 Tình hình kê khai thuế TNDN tại các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 - 2010 Năm Số doanh Doanh nghiệp khai lỗ nghiệp đang hoạt Số lượng Tỷ lệ (%) động (1) (2) (3) 3.017 (4 = 3/2) Doanh nghiệp nộp thuế TNDN Số lượng Tỷ lệ (%) (5) (6 = 5/2) 1.239 Tổng số thuế TNDN đã nộp (tỷ đồng) (7) 7.212 2006 5.147 58,6 2007 6.245 3.525 56,4 1.579 25,3 5.829 2008 7.244 3.683 50,8 1.884 26,0 9.050 2009 8.100 3.758 46,4 2.011 24,8 8.140 2010 8.750 3.580 40,9 2.825 32,3 15.188 26,5 4,76 Trung bình 24,1 50,6 Nguồn Báo cáo thống kê Tổng cục Thuế Từ số liệu trên cho thấy, tình bình quân giai đoạn 2006-2010 trong tổng số các doanh nghiệp FDI đang hoạt động có 50,6% doanh nghiệp khê khai lỗ, 26,5% doanh nghiệp nộp thuế TNDN với số thuế bình quân là 4,7 tỷ đồng. Tỷ lệ các doanh nghiệp khai lỗ có xu hướng giảm đần từ 58,6% năm 2006 xuống còn 40,9% năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn khá cao nếu so sánh với tỷ lệ các doanh nghiệp đang hoạt động kê khai lỗ trên phạm vi cả nước năm 2010 là 26,7%. Tác giá cũng đã khái quát được kết quả thanh tra giá chuyển nhượng do thanh tra Ngành Thuế thực hiện Bảng 2.9 : Kết quả thanh tra, kiểm tra NNT năm 2007 - 2010 vi STT Chỉ tiêu Năm Năm I. Tổng số doanh nghiệp được 2007 70.245 2008 2009 29.947 21.585 thanh tra, kiểm tra 1. Tổng số thuế phải nộp sau thanh 3.848 2.408 3.626 5.462 470 3.214 164 46 2.231 131 950 98 3.347 181 1.610 148 4.708 606 11.274 3 16 124 432 16 14 39 143 15 1 12 2 24 3 34 5 362 14 134 9 3.620 19 6 5 1 12 8 7 1 337 11 9 2 638 tra, kiểm tra - Nợ đọng - Truy thu - Phạt 2. Điều chỉnh giảm lỗ II. Số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá được thanh tra 1. Tổng số thuế phải nộp sau thanh tra - Truy thu - Phạt 2. Điều chỉnh giảm lỗ III. Số doanh nghiệp có sai phạm về giá chuyển nhượng 1. Tổng số thuế phải nộp sau thanh tra - Truy thu - Phạt 2. Điều chỉnh giảm lỗ 1 2 2 Năm Năm 2010 31.759 Nguồnbáo cáo thống kê Tổng cục Thuế Từ kết quả của các nghiên cứu, phân tích tác giả đưa ra nhận xét đánh giá chung về thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng, những kết quả đạt được, những tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại. Chưong 3, Trên cơ sở sự cần thiết phương phướng, mục tiêu hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng và những nhận xét đánh giá về kết quả đạt được cũng như chưa đạt được của thanh tra giá chuyển nhượng. Tác giả Đề tài đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do vii thanh tra Ngành Thuế thực hiện, đó là: Hoàn thiện hệ thống luật pháp theo hướng minh bạch, đơn giản, hiệu quả và thống nhất; Hoàn thiện cơ chế thanh tra giá chuyển nhượng theo mức độ rủi ro; Xây dựng bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng tại Tổng cục Thuế và một số cục thuế có quy mô lớn; Bổ sung chức năng điều tra cho cơ quan thuế; Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực của cán bộ thanh tra thuế; Xây dựng sổ tay nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng;Xây dựng và áp dụng quy trình thỏa thuận trước về giá; Xây dựng kho cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thanh tra giá chuyển nhượng; Tăng cường hoạt động thuế quốc tế. KẾT LUẬN Trong điều kiện nền kinh kế nước ta đang trong thời kỳ hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, nhất là từ khi Việt Nam trờ thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ”độ mở” của nền kinh tế ngày các cao, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài trong đó có nhiều tập đoàn lớn quan tâm và đầu tư vào Việt Nam tạo nên một khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển sôi động đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cùng với sự lớn mạnh đó, mức độ đóng góp vào Ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng góp phần chuyển dịch cơ cấu thu Ngân sách nhà nước theo hướng tích cực, đảm bảo tính ổn định bền vững của Ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp đã lợi dụng những kiếm khuyết trong hệ thống chính sách thuế để trốn thuế thông qua các hành vi chuyển giá làm thất thu ngân sách bóp méo thị trường và làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khác. Trong những năm gần cung với việc thực hiện thành công Chiến lược Cải cách Hệ thống Thuế đến năm 2010 hoạt động thanh tra thuế nói chung và thanh tra giá chuyển nhượng nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện cả về phương pháp, quy trình và lực lượng thanh tra. Nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng, xu hướng cải cách và hiện đại hoá công tác thanh tra giá chuyển nhượng của các nước trong khu vực và trên thế giới là cơ sở quan trọng, cần thiết để viii ngành thuế có thể đưa ra các giải pháp kịp thời, có hiệu quả trong công tác thanh tra giá chuyển nhượng. Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ, trên cơ sở phối hợp với các chức năng quản lý khác của ngành như tuyên truyền, hỗ trợ; quản lý kê khai và cưỡng chế, thu nợ; đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra thuế cả về kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp nhằm đảm bảo hiệu quả công tác thanh tra thuế, công tác quản lý thuế. Với những nội dung phân tích ở từng chương, Luận văn đã đạt được những kết quả chủ yếu sau: Thứ nhất, Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra giá chuyển nhượng kinh nghiệm hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng của của một số nước trên thế giới tạo điều kiện để nghiên cứu thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng ở Việt Nam một cách đúng đắn và khoa học; Thứ hai, qua phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng, luận văn đã chỉ rõ những kết quả chủ yếu, những tồn tại, hạn chế, từ đó rút ra những nguyên nhân hạn chế của thanh tra giá chuyển nhượng ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, các lý luận và thực trạng nghiên cứu, Luận văn đã đưa ra sự cần thiết phải đổi mới thanh tra giá chuyển nhượng tại Việt Nam, đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong tình hình mới. Do điều kiện và thời gian nghiên cứu hạn hẹp, mặc dù đã có nhiều cố gắng song Luận văn không tránh khỏi những sai sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các đồng nghiệp để bản Luận văn được hoàn thiện hơn… 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Gian lận về giá chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết để tránh thuế đã trở thành hiện tượng phổ biến, diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, đặc biệt là những năm gần đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua hành vi chuyển giá đã chuyển một phần hoặc toàn bộ thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) về tập đoàn, công ty mẹ ở nước ngoài gây thất thu cho Ngân sách nhà nước. Mặt khác, lợi dụng chính sách ưu đãi thuế, một số doanh nghiệp có quan hệ liên kết đã lập kế hoạch tránh thuế TNDN ngay trong nội địa Việt Nam. Các doanh nghiệp này đã không được ưu đãi thuế sang doanh nghiệp được ưu đãi thuế để hưởng lợi bằng cách định giá mua, bán sản phẩm (hàng hoá, dịch vụ) không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường làm thất thu cho Ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, chống chuyển giá, xác định đúng giá thị trường trong chuyển giao hàng hóa dịch vụ giữa các bên có quan hệ liên kết có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường số thu cho Ngân sách nhà nước, đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nâng cao tính tuân thủ, tính tự nguyện của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Ngân sách nhà nước. Trong khi đó, kỹ năng về quản lý thuế quốc tế và xác định giá chuyển nhượng của cán bộ thuế các cấp còn rất nhiều hạn chế. Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu, phân tích, đánh giá về hiện trạng hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng ở Việt Nam từ để đề xuất, xây dựng các giải pháp phù hợp cho công tác này đáp ứng yêu cầu quản lý theo trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính vì vậy, việc nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện” có ý nghĩa thiết thực, mang tính thời sự, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu của Đề tài Giá chuyển nhượng đang là vấn đề mang tính thời sự tại Việt Nam, trong 2 những năm gần đây hiện tượng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đã lợi dụng giá chuyển nhượng đế trốn thuế làm thất thu cho ngân sách nhà nước. Với trách nhiệm của mình Ngành Thuế đã thực hiện nhiều các biệp pháp quản lý khác nhau trong đó có hoạt động thanh tra giá chuyển nhượng nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, tình trạng lợi dụng giá chuyển nhượng vẫn còn diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, mục đích nghiên cứu của Đề tài là nghiên cứu và làm rõ những lý luận về giá chuyển nhượng và thanh tra giá chuyển nhượng, đồng thời đánh giá một cách trung thực khách quan về thực trạng trốn thuế thông qua giá chuyển nhượng và thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế thực hiện. Trên cơ sở những vấn đề lý luận nghiên cứu và thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng do thanh tra Ngành thuế Thực hiện. Căn cứ vào kết quả phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện, mà thực chất thanh tra hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Pham vi nghiên cứu của Đề tài là thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. Luận văn không đi vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng khác thuộc Chính phủ cũng như hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ và thanh tra, kiểm tra giải quyết khiếu nại tố cáo do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trên cơ sở lý luận và thực tế được tiếp cận qua công tác thanh tra thuế do Tác 3 giả thực hiện. Đồng thời, Đề tài cũng kết hợp với các phương pháp chuyên ngành như thống kê, phân tích, tổng hợp, diễn giải, tiếp cận hệ thống... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Hệ thống hóa, góp phần tổng kết lại mặt lý luận về giá chuyển nhượng, thanh tra giá chuyên nhượng, làm tiền đề áp dụng lý luận vào thực tiễn. Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu, khảo sát, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả thanh tra giá chuyển nhượng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do thanh tra Ngành Thuế thực hiện từ đó đưa ra các kiến nghị, biện pháp góp phần hoàn thiện thanh giá chuyển nhượng trong các doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế thực hiện. 6. Bố cục của Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo kết cấu của luận văn gồm những nội dung chính sau đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế thực hiện; Chương 2: Thực trạng thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra Ngành Thuế Việt Nam thực hiện; Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thanh tra giá chuyển nhượng trong doanh nghiệp do thanh tra ngành thuế Việt Nam thực hiện. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TRA GIÁ CHUYỂN NHƯỢNG TRONG DOANH NGHIỆP DO THANH TRA NGÀNH THUẾ THỰC HIỆN 1.1 Những vấn đề cơ bản về giá chuyển nhượng và chuyển giá 1.1.1 Khái niệm giá chuyển nhượng và chuyển giá Theo từ điển Tài chính của Campbell R. Harvey biên soạn thì giá chuyển nhượng là “Giá của công ty bán hàng hoá, dịch vụ cho một công ty khác trong cùng một tập đoàn” [Mục. 482]. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì "Giá chuyển nhượng là giá áp dụng trong các giá giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty thành viên, được thống nhất quản lý và có thể tác động vào các khoản phải trả cho thu nhập hoặc chuyển vốn giữa các công ty thành viên này". Từ các khái niệm trên có thể thấy giá chuyển nhượng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra quyết định về tài chính của doanh nghiệp, bởi nó có khả năng điều chỉnh lợi nhuận, tạo luồng chảy của vốn đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường… Vì vậy, giá chuyển nhượng là công cụ hữu ích của doanh nghiệp để kiểm soát lưu chuyển tiền tệ, phân bổ nguồn lực tiết kiệm chi phí thuế. Cùng với sự hình thành và phát triển của các quan hệ liên doanh, liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc xác định lợi ích kinh tế đã vượt ra ngoài phạm vi của một chủ thể riêng lẻ, mà được tính trong lợi ích chung của cả tập đoàn hay nhóm liên kết. Khi các tập đoàn xây dựng và thực hiện chính sách về giá chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty thành viên không theo giá thị trường để tối đa hóa lợi ích của mình thì có nghĩa là các tập đoàn đã thực hiện hành vi chuyển giá. Chuyển giá là vấn đề đụng chạm trực tiếp đến quyền thu thuế của mỗi quốc gia. Thế giới đã từng xảy ra những vụ chuyển giá điển hình, ví dụ: Năm 1993, sau khi tiến hành điều tra, Mỹ đã ra phán quyết Công ty Nissan của Nhật tránh thuế 5 bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào nước này. Kết quả, Nissan phải trả cho phía Mỹ khoản phạt 170 triệu USD. Để trả đũa cho "phán quyết" này của Mỹ, một năm sau cơ quan thuế của Nhật Bản tố cáo Tập đoàn Coca - Cola khai lợi nhuận thu được thấp hơn do khai giá quá cao các loại nguyên liệu nhập từ Mỹ và áp đặt phí bản quyền rất cao cho các công ty tại Nhật. Rốt cuộc, Coca - Cola cũng phải nộp 150 triệu USD tiền phạt. Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu. Để làm được điều này, họ nắm bắt và vận dụng những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để xây dựng và áp dụng một chính sách về giá giao dịch nội bộ trong tập đoàn. Theo đó, giá chuyển giao giữa các thành viên trong nội bộ tập đoàn có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch này. Cần phân biệt trường hợp chuyển giá với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế: Đối với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế các bên giao dịch vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó, nếu giao dịch bị chuyển giá, giá cả trong giao dịch chính là giá thoả thuận nên các bên sẽ không phải thực hiện việc thanh toán khoản chênh lệch giữa giá giao dịch nội bộ và giá thị trường. Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Sở dĩ giá cả có thể bị tác động trong những giao dịch liên kết là do: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng