Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện thanh tra diện rộng của thanh tra chính phủ trong thực hiện chính sác...

Tài liệu Hoàn thiện thanh tra diện rộng của thanh tra chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội

.PDF
202
139
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH NGUYỄN THANH HẢI HOÀN THIỆN THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍ NH CÔNG HÀ NỘI- 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH NGUYỄN THANH HẢI HOÀN THIỆN THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI Chuyên ngành: Quản lý Hành chính công Mã số: 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍ NH CÔNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HO :̣ C GS. TS. ĐINH VĂN MẬU HÀ NỘI- 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân , được xuất phát từ yêu cầu phát sinh cấp thiết trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu, các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả nghiên cứu của luận án được phản ánh trung thực, khách quan, chưa được công bố trước đây. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thanh Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu 3. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Đóng góp mới của luận án 6. Kết cấu của tài nghiên cứu TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Những công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 1. Những công trình trong nước 2. Những công trình nghiên cứu nước ngoài II. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1. Những khái niệm có liên quan đến đề tài 1.1.1. Thanh tra và thanh tra diện rộng 1.1.2. Chính sách xã hội 1.2. Thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội 1.2.1. Khái niệm thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội 1.2.2. Vai trò của thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội 1.2.3. Mối quan hệ giữa hoạt động thanh tra diện rộng với chính sách xã hội 1.3. So sánh cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra của Việt Nam với một số nước trên thế giới 1.3.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra của một số nước trên thế giới 1.3.2. So sánh cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra của Việt Nam với một số nước trên thế giới KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 2.1. Thể chế hành chính về thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội 2.2. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội 2.2.1. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công 2.2.2. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội - Bảo hiểm y tế 1 3 3 3 4 6 7 7 7 12 20 22 22 22 29 33 33 36 38 40 40 53 56 57 57 61 61 65 2.2.3. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc gắn liền với chính sách xóa đói giảm nghèo 2.2.4. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách Y tế 2.2.5. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách Giáo dục và Đào tạo 2.2.6. Thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách Văn hóa - Thể thao - Du lịch 2.3. Những hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội 2.3.1. Những hạn chế trong quá trình tổ chức thanh tra diện rộng 2.3.2. Những nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thanh tra diện rộng 2.3.3. Những kinh nghiệm rút ra qua thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA DIỆN RỘNG CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 3.1. Phương hướng 3.1.1. Thanh tra diện rộng góp phần xây dựng đường lối, chính sách xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa 3.1.2. Thanh tra diện rộng nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong việc hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả các chính sách xã hội 3.1.3. Thanh tra diện rộng là cơ chế bảo đảm thực hiện các chính sách xã hội và góp phần phòng, chống bệnh quan liêu, tham nhũng 3.2. Các giải pháp hoàn thiện 3.2.1. Hoàn thiện thể chế hành chính về công tác thanh tra 3.2.2. Hoàn thiện tổ chức nhân sự của Đoàn thanh tra diện rộng 3.2.3. Tăng cường phối , kết hợp củ a lãnh đạo các đị a phương, Bộ, ngành có liên quan và tuyên truyền, phổ biến pháp luật 3.2.4. Hợp tác quốc tế học tập kinh nghiệm 3.2.5. Hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng trong thực hiện chính sách xã hội 3.2.6. Đảm bảo kinh phí KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 74 76 81 85 88 89 95 98 105 107 107 107 109 112 113 113 123 127 128 129 143 145 147 150 151 162 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CSXH: Chính sách xã hội GD&ĐT: Giáo dục và đào tạo LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội NSNN: Ngân sách nhà nước QLNN: Quản lý nhà nước QLHCNN: Quản lý hành chính nhà nước TBDH: Thiết bị dạy học TTCP: Thanh tra Chính phủ TTNN: Thanh tra Nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân VH-TT-DL: Văn hóa - Thể thao - Du lịch XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1. Kết quả thanh tra thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại 59/61 tỉnh, thành phố và 02 Bộ 62 Biểu đồ 2.2. Kết quả thanh tra việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công tại các tỉnh, thành phố Biểu đồ 2.3. Kết quả thanh tra diện rộng BHXH-BHYT 2005 - 2009 64 66 Biểu đồ 2.4. Một số dạng sai phạm trong thực hiện BHXH-BHYT 67 Biểu đồ 2.5. Sai phạm chi phí khám chữa bệnh tại 47 tỉnh, thành phố và Bộ Quốc phòng (giá trị tuyệt đối: triệu đồng) Biểu đồ 2.6. Nợ BHXH-BHYT các địa phương (tính đến 10/2010) 68 69 Biểu đồ 2.7. Tình trạng sử dụng vốn chương trình, dự án 327 và quyết định 120/HĐBT Biểu đồ 2.8. Kết quả thanh tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm 76 80 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện Chính sách Xã hội” là một đề tài mới, hấp dẫn, chưa được tác giả nào nghiên cứu, nên hầu hết cán bộ, thanh tra viên của TTCP và toàn ngành thanh tra rất quan tâm. Thực tế hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện chính sách xã hội đã và đang được thực hiện từ năm 1990 và trong suốt thời gian đó đến nay TTCP đã tiến hành gần 20 cuộc thanh tra diện rộng trong cả nước, nhưng hầu như toàn bộ các công trình nghiên cứu khoa học tại TTCP và các thanh tra tại các bộ ngành, địa phương chưa được tác giả nào nghiên cứu, đề cập một cách đầy đủ về nội dung này mà mới dừng ở mức độ có báo cáo kết quả của TTCP gửi Thủ tướng Chính phủ về các cuộc thanh tra diện rộng sau khi kết thúc; trong khi vai trò, giá trị, kết quả và hiệu lực về lý luận, thực tiễn của các đoàn thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH rất lớn. Thanh tra diện rộng trong thực hiện CSXH là một hoạt động thanh tra có tính đặc thù xuất phát từ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của TTCP trong phạm vi hoạt động thanh tra trong cả nước; về nghiệp vụ thì hoạt động thanh tra diện rộng có tính kế thừa, lồng ghép một cách khoa học của phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc thanh tra hành chính với thanh tra chuyên đề của các bộ, ngành và có sự bổ sung, đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp, quy trình để áp dụng theo một qui trình riêng cho việc tiến hành một cuộc thanh tra diện rộng trong cả nước. Hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH được tổ chức với quy mô rộng lớn, thời gian dài, được phối kết hợp giữa đoàn thanh tra của TTCP với nhiều đoàn thanh tra tại các bộ, ngành và các địa phương và được ví như một dàn nhạc hợp xướng mà TTCP đóng vai trò là nhạc trưởng. Qua 1 thực tế cho thấy để giúp chính phủ đánh giá một cách toàn diện, tổng thể hiệu quả của việc thực thi một CSXH nào đó có phù hợp với thực tế hay không cũng như để đánh giá được chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ công chức và hiệu quả của đối tượng được thụ hưởng chính sách của Nhà nước thì phải thông qua một kênh kiểm tra, đánh giá, đề xuất quan trọng đủ cơ sở lý luận, thực tiễn tính pháp lý cao đó là xuất phát từ kết quả hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP. Trong thời gian qua việc tiến hành hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP chưa được thực hiện theo một quy trình chuẩn; phương pháp tiến hành và trình tự thủ tục còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan chỉ đạo của lãnh đạo các cấp và kế hoạch từng trưởng đoàn thanh tra; do vậy việc áp dụng các quy trình nghiệp vụ thanh tra cho hoạt động thanh tra diện rộng của Trưởng đoàn cũng như của các đoàn viên còn nhiều bất cập, không đồng bộ nhất quán từ khâu triễn khai ban đầu đến khi kết thúc gây hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả, hiệu lực cũng như việc thực thi các kiến nghị, kết luận của các đoàn thanh tra diện rộng. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội” là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn đang là nhu cầu đòi hỏi cấp bách hiện nay của TTCP và toàn ngành thanh tra. Trong đề tài này đã tập trung đề cập nghiên cứu hệ thống hóa một số các khái niệm về thanh tra, thanh tra diện rộng, chính sách xã hội, vai trò thanh tra diện rộng trong thực hiện CSXH; so sánh thanh tra diện rộng với thanh tra diện hẹp; so sánh thanh tra diện rộng của TTCP với thanh tra chuyên đề của các Bộ, ngành; phân tích đánh thực trạng và những kinh nghiệm rút ra qua các cuộc thanh tra diện rộng trong một số lĩnh vực chính về CSXH, những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của các cuộc thanh tra diện rộng; trên cơ sở đó luận án đã đề xuất một quy trình thanh tra diện rộng và các phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận và mối quan hệ về thanh tra và thanh tra diện rộng trong việc thực hiện CSXH; Khái niệm về chính sách xã hội; sự khác nhau giữa thanh tra diện hẹp và thanh tra diện rộng; so sách giữa thanh tra chuyên đề của các Bộ ngành với thanh tra diện rộng của TTCP. - Phân tích thực trạng thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện một số CSXH chính và những bất cập, hạn chế về nghiệp vụ thanh tra diện rộng của TTCP. - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. Trên cơ sở đó, xây dựng một quy trình thanh tra diện rộng trong thực hiện CSXH của TTCP. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thanh tra và hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thực trạng kết quả thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH ở Việt Nam từ 2002 - 2012. Từ đó, đưa ra các phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng trong thực hiện các CSXH của TTCP. 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và mục tiêu của Đảng, Nhà nước, quy định của Hiến pháp và pháp luật về thực hiện CSXH, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Thống kê toán học; Điều tra ankét; Lấy ý kiến chuyên gia… Ví dụ cụ thể về một phương pháp lấy ý kiến chuyên gia như sau: - Trong quá trình nghiên cứu lý luận, chúng tôi xin ý kiến của các chuyên gia, chuyên môn là cán bộ lãnh đạo, cán bộ có kinh nghiệm trong Ngành đang làm công tác thanh tra tại TTCP và các bộ, ngành, địa phương. - Trên cơ sở lấy ý kiến của các nhà chuyên gia, chuyên môn về công tác thanh tra diện rộng trong việc thực hiện CSXH, chúng tôi phân tích, chọn lọc và rút ra những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quy trình thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH hiện nay. - Qua quá trình tiến hành điều tra thử trên 20 Cán bộ lãnh đạo là thanh tra viên cao cấp lãnh đạo cấp vụ trở lên thanh tra tại TTCP và các bộ, ngành, địa phương và tiến hành điều tra chính thức trên 283 cán bộ là thanh tra viên, thanh tra viên chính đang công tác tại TTCP và thanh tra các bộ, ngành, trên cả nước.Trên cơ sở kết quả điều tra thử, chúng tôi bổ sung và hoàn chỉnh lại phiếu điều tra để tiến hành điều tra chính thức. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về lý luận - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống lý luận, pháp lý về hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong thực hiện chí nh sách xã hội (CSXH). Luận án đưa ra hệ thống lý luận, phân tích và trình bày những quan điểm mới, bổ sung, góp phần hoàn thiện nội hàm một số khái niệm về thanh tra diện rộng; những căn cứ pháp lý , 4 lý luận, tính khách quan để tiến hành và hoàn thiện thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. - Luận án đã luận giải sự giống nhau, khác nhau giữa thanh tra diện rộng và thanh tra diện hẹp; giữa thanh tra diện rộng của TTCP với thanh tra chuyên đề của các Bộ , ngành và so sánh cơ cấu tổ chức , hoạt động thanh tra Việt Nam với một số nước. 5.2. Về thực tiễn - Đề tài luận án tập trung nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thanh tra diện rộng trong thực hiện CSXH tại 06 lĩnh vực: chính sách bảo đảm an sinh xã hội; chính sách bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế; chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường , phủ xanh đất trống đồi trọc gắn liền với chính sách xóa đói giảm nghèo; chính sách y tế; chính sách giáo dục - đào tạo; chính sách văn hóa - thể thao - du lịch. Luận án đã chỉ ra vai trò , vị trí, tầm quan trọng của các chính sách nêu trên và các dạng sai phạm , nguyên nhân của các sai phạm và kiến nghị trong quá trình thanh tra. - Một số kinh nghiệm rút ra qua thanh tra diện rộ ng (có 11 kinh nghiệm): chọn vấn đề bức xúc , vĩ mô mà xã hội quan tâm ; phối hợp thống nhất của TTCP với lãnh đạo các đị a phương ; chất lượng xây dựng đề cương hướng dẫn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ ; cơ cấu thành lập đoàn gọn nhẹ, chất lượng; phân công hợp lý; phát hiện sai phạm gắn với việc xử lý; đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm. 5.3. Kết quả nghiên cứu - Đề xuất phương hướng và hệ thống 05giải pháp là: (hoàn thiện về thể chế; tổ chức nhân sự của đoàn ; kinh phí ; tăng cường phối kết hợp của lãnh đạo TTCP với lãnh đạo các Bộ ngành , đị a phương ; tuyên truyền phổ biến pháp luật, hợp tác quốc tế ) và 04 nhóm điều kiện là: (hoàn thiên quy trình giai đoạn chuẩn bị thanh tra ; tiến hành thanh tra ; kết thúc thanh tra và xử lý sau 5 thanh tra) nhằm hoàn thiện quy trì nh thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. - Đặc biệt luận án đã thiết kế các cách thức, trình tự khoa học cụ thể các bước quy trì nh thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. Những đóng góp khoa học mới của luận án sẽ là căn cứ cơ sở cho việc hoàn thiện thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH. 6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội. 6 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN I. Những công trình đã nghiên cứu liên quan đến đề tài 1. Những công trình trong nƣớc Trải qua 68 năm xây dựng và trưởng thành, từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945, thành lập “Ban Thanh tra đặc biệt” đã đánh dấu sự ra đời của ngành Thanh tra Việt nam. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, ngành Thanh tra luôn xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”. Mỗi một giai đoạn có những yêu cầu đòi hỏi khác nhau, nhưng ở thời kỳ nào cũng vậy, tổ chức thanh tra luôn hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước công tác thanh tra, kiểm tra luôn được Đảng và Chính phủ quan tâm và chỉ đạo sát sao. Từ khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 sau đó có Luật Thanh tra năm 2004 và mới đây nhất là Luật Thanh tra năm 2010 có hiệu lực kể từ 01/7/2011, Công tác nghiên cứu khoa học luôn được Lãnh đạo TTCP quan tâm nhằm nâng cao trình độ lý luận của cán bộ, gắn lý luận với thực tiễn và nhằm bổ xung lý luận cho thực tiễn cũng như thông qua thực tiễn để làm sáng tỏ các lý luận nghiệp vụ của toàn ngành. Trong suốt mấy chục năm qua cho đến nay, TTCP đã nghiệm thu 132 đề tài nghiên cứu khoa học; Trong đó, có 04 đề tài khoa học cấp Nhà nước, 61 đề tài khoa học cấp bộ và 67 đề tài khoa học cấp cơ sở. Các công trình nghiên cứu được tập trung theo 04 nội dung lĩnh vực sau: Hướng thứ nhất: Các tác giả quan tâm nghiên cứu về quá trình ra đời, hình thành, phát triển truyền thống của ngành cũng như quan điểm của Đảng, chính phủ về ngành Thanh tra Việt Nam; cụ thể như: Lịch sử truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam của Tiến sỹ Vũ Phạm Quyết Thắng nhân dịp kỷ niệm 65 năm truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam. Tác giả nghiên cứu 7 “Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945 - 2010” đã phân tích và chỉ ra được những vấn đề cơ bản về: Quá trình hình thành và phát triển của ngành Thanh tra từ 1945 - 2010; Về vai trò, vị trí của công tác thanh tra nói chung và các tổ chức thanh tra nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Khái quát về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra trong các giai đoạn lịch sử; Kinh nghiệm thực tiễn góp phần thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thanh tra trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Có thể nói đây là tác phẩm phản ánh một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện nhất về quá trình ra đời, phát triển và những hoạt động, đóng góp chủ yếu cũng như kinh nghiệm xây dựng bộ máy của ngành Thanh tra Việt Nam. Tác giả Quách Lê Thanh đã nghiên cứu, phân tích “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”. Tác giả đã phân tích từ trước khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và trong suốt quá trình phát triển của đất nước đến trước khi qua đời, Hồ Chí Minh vẫn quan tâm chỉ đạo công tác thanh tra. Đề tài khoa học của tác giả là sản phẩm có giá trị cao, làm cơ sở lý luận về Tư tưởng của Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng nói chung và chỉ đạo hoạt động thanh tra nói riêng. Nhìn chung ở hướng nghiên cứu này các tác giả đã đề cập nhiều về quá trình hình thành và phát triễn của ngành thanh tra qua các thời kỳ, sự quan tâm cũng như quan điểm chỉ đạo của Đảng, Bác Hồ đối với công tác của ngành thanh tra. Phần này các tác giả hầu như không nghiên cứu và đề cập đến các nghiệp vụ hoạt động của thanh tra nói chung cũng như hoạt động thanh tra diện rộng của TTCP nói riêng. Hướng thứ hai: Các tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác thanh tra như: Về mặt lý luận đối với công tác thanh tra, nhiều tác giả đã nghiên cứu. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu khoa học quy mô, sâu sắc cấp Nhà nước như : “Hoàn thiện cơ 8 chế thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước” của tác giả Trần Đức Lượng. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã phân tích và hệ thống hóa lý luận về thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đây là công trình khoa học có giá trị, làm cơ sở lý luận cho các tác giả nghiên cứu sau này phát triển và hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Tác giả Nguyễn Duy Cát đã đưa ra “Cơ sở lý luận nghiệp vụ thanh tra”. Thông qua công trình nghiên cứu, tác giả đã phân tích những lý luận cơ bản về nghiệp vụ thanh tra; Công trình khoa học “Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam” của tác giả Phạm Văn Khanh đã phân tích và chỉ rõ từ lý luận đến thực tiễn hoạt động thanh tra trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần hiện nay; Quản lý nhà nước về công tác thanh tra theo hướng đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra của tác giả Lê Bình Vọng cũng chỉ rõ cần có một cơ cấu tổ chức và hoạt động thanh tra phù hợp với giai đoạn mới hiện nay. Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu theo hướng này đã thu được những kết quả nhất định cả về lý luận cũng như thực tiễn công tác thanh tra như: phân tích và so sánh, phân loại khái niệm thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát cũng như khái quát các hệ thống quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát; nghiên cứu tổng thể về thực tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, thực trạng công tác thanh tra kinh tế - xã hội tại các địa phương, bộ, ngành cụ thể gắn với giải pháp khắc phục, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong quản lý kinh tế; Qua những chuyến trao đổi, nghiên cứu, thực địa với các cơ quan, tổ chức quốc tế tại một số quốc gia (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Hoa Kỳ…) và trong khuôn khổ hợp tác quốc tế trong công tác thanh tra, các tác giả đã có những nghiên cứu, tìm hiểu về tổ chức, chức năng và rút ra những nhận xét, đánh giá về tổ chức, hoạt động của cơ quan thanh tra, kiểm tra, giám sát một số nước trên thế giới. Từ 9 đó, tạo cơ sở khoa học để xây dựng quy trình tiến hành một cuộc thanh tra hành chính cũng như đề xuất các phương án đổi mới hệ thống tổ chức TTNN theo hướng cải cách hành chính, đồng thời góp phần quan trọng trong xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện Luật Thanh tra. Trong phần nghiên cứu này chưa có tác giả nào đề cập hoặc nghiên cứu về nghiệp vụ hoạt động thanh tra diện rộng trong thực hiện CSXH của TTCP. Hướng thứ ba: Các tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo như: Khiếu nại, tố cáo hành chính - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp của Tiến sỹ Lê Tiến Hào đã trên cơ sở lý luận, thực trạng và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; Việc giải quyết khiếu nại của dân trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước sau khi Tòa án hành chính được thiết lập của tác giả Lê Đình Đấu; Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước về giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng của tác giả Phạm Văn Khanh; Thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai, nhà ở hiện nay của tác giả Ngô Đăng Huynh; Hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính của tác giả Nguyễn Văn Thanh; Việc thực hiện thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng các cơ quan nhà nước và trách nhiệm của các tổ chức thanh tra trong giải quyết khiếu nại hành chính của tác giả Phạm Văn Long; Đổi mới cơ chế giải quyết tố cáo hiện nay của tác giả Đỗ Gia Thư; Tiếp tục đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam của tác giả Đinh Văn Minh… Các tác giả theo hướng nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được một số nội dung chính sau đây: Hệ thống lý luận về khiếu nại, tố cáo, cơ sở giải quyết khiếu nại, tố cáo trong các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và tổ chức thanh tra nhà nước nói riêng, làm cơ sở khoa học phục vụ việc xây dựng quy trình xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo, quy chế tiếp công dân và là cơ sở lý luận trong việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh Khiếu nại, Tố cáo của 10 công dân năm 1991 cho đến việc tách riêng Luật Khiếu nại và Luật Tố cáo năm 2011; thực trạng khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số địa phương, bộ, ngành cũng như giới hạn ở một số chuyên đề mang tính thời sự như đất đai, giải phóng mặt bằng…Trong phần nghiên cứu này hấu hết các tác giả cũng không đề cập đến qui trình nghiệp vụ thanh tra diện rộng của TTCP. Hướng thứ tư: Các tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống tham nhũng như: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham nhũng ở Việt Nam đến năm 2020 của tác giả Mai Quốc Bình; Thanh tra với cuộc đấu tranh chống tham nhũng của tác giả Trần Quốc Trượng; Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống tham nhũng của các cơ quan TTNN theo Luật phòng, chống tham nhũng của tác giả Trần Ngọc Liêm; Các biện pháp bảo đảm quyền thông tin của công dân phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng của tác giả Đinh Văn Minh; Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng của tác giả Nguyễn Đức Hạnh… tác giả theo hướng nghiên cứu này, về cơ bản đã làm sáng tỏ được hệ thống lý luận về phòng, chống tham nhũng, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trước nạn tham nhũng cũng như vị trí, vai trò của công tác thanh tra trong công tác phòng, chống tham nhũng và một số giải pháp nhằm phòng, chống tham nhũng hiện nay cũng như việc minh bạch kê khai tài sản….”. Qua nghiên cứu cho thấy, các tác giả quan tâm nghiên cứu chủ yếu những vấn đề chung về lý luận, thực tiễn, về quy trình trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và chủ yếu nghiên cứu về quản lý nhà nước (QLNN) trong lĩnh vực văn hóa xã hội cũng như việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Nhiều tác giả đã đạt được những kết quả nghiên cứu nhất định làm cơ sở khoa học, tiền đề phát triển 11 ngành Thanh tra Việt Nam cũng như việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác thanh tra nói riêng. Như vậy qua kết quả nghiên cứu của các đề tài khoa học theo 04 nội dung, lĩnh vực trên trong suốt thời gian qua cho thấy, tại TTCP chưa có đề tài nào nghiên cứu nào về hoạt động thanh tra diện rộng và sự tác động của hoạt động thanh tra diện rộng trong việc thực hiện các CSXH ở Việt Nam. Mặc dù TTCP đã tổ chức nhiều cuộc thanh tra diện rộng nhưng trong hệ thống văn bản pháp luật của TTCP và của Nhà nước cũng như các công trình khoa học nghiên cứu vừa qua của TTCP về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng cũng chưa đề cập, nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, “Hoàn thiện thanh tra diện rộng của Thanh tra Chính phủ trong thực hiện chính sách xã hội” là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của TTCP và toàn ngành thanh tra trong cả nước, nhằm bổ xung hệ thống hóa lý luận về thanh tra diện rộng và xây dựng một quy trình tiến hành thanh tra diện rộng của TTCP trong thực hiện CSXH một cách khoa học nhằm đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra của TTCP. 2. Những công trình nghiên cứu nƣớc ngoài Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về hoạt động thanh t ra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát. Nhưng có thể chia thành 03 hướng nghiên cứu sau: Hướng thứ nhất: nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát hành chính. Đây là mô hình phổ biến ở các nước Châu Á, Châu Phi như Trung Quốc, Ai Cập… Các tác giả nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động cơ quan kiểm tra , giám sát hành chính được tổ chức theo Luật Giám sát hành chính , được thành lập từ Trung ương đến địa phương , bao gồm: Bộ Giám sát , cơ quan giám sát tỉnh , thành phố, huyện, quận. Do cơ cấu tổ chức của các nước khác nhau nên các tác giả tập trung nghiên cứu về: Nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, công chức nhà nước nhằm đảm bảo việc chấp hành và tuân thủ pháp luật; Nhiệm vụ giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo thẩm 12 quyền; Công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức nhà nước và các đối tượng khác thuộc quyền giám sát. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, các tác giả đi sâu nghiên cứu theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng nước như Ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc có nhiệm vụ xác nhận quyết toán về thu và sử dụng ngân sách quốc gia, kiểm toán báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các cơ quan tự quản ở địa phương, các tổ chức được Nhà nước giao quyền hoặc có sử dụng Ngân sách nhà nước (NSNN). Ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có cơ quan Thanh tra, kiểm tra Đảng. Ở Trung Quốc có Bộ Giám sát hành chính và Ủy ban Kiểm tra kỷ luật của Đảng, hai cơ quan này kết hợp với nhau tạo thành mô hình “một nhà hai cửa”. Nó có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và xem xét, kiểm tra, kỷ luật đối với công chức là đảng viên. Do đó, hiệu lực hoạt động của cơ quan này là rất lớn. Ở Ai Cập có cơ quan Giám sát hành chính có quyền giám sát và thanh tra hoạt động của các cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức Nhà nước, các tổ chức tư nhân có sử dụng NSNN, nó có quyền tiếp nhận điều tra tố cáo các hành vi tham nhũng, tiêu cực của công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước. Thông qua hoạt động Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo có quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự và có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Mặt khác , các tác giả cũng đã đề cập đến quyền hạn trong quá trình thực thi nhiệm vụ, các cơ quan Thanh tra, giám sát hành chính như: Yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát cung cấp tài liệu liên quan đến vụ việc đang được xem xét; được xem xét hồ sơ tài liệu, kể cả tài liệu lưu trữ của cơ quan Nhà nước được coi là bí mật để phục vụ việc thanh tra, giám sát; Yêu cầu cá nhân (đối tượng chịu sự giám sát) trả lời chất vấn và giải trình những vấn đề liên quan đến vụ việc cần làm rõ; Tạm đình chỉ công tác hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức vi phạm về chức trách, công vụ. Trong trường hợp có dấu hiệu tội phạm 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất