Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp nhập khẩu thiết bị tại công ty cổ phần thiết ...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp nhập khẩu thiết bị tại công ty cổ phần thiết bị tân phát

.PDF
47
85
71

Mô tả:

Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến giáo viên hƣớng dẫn PGS.TS Doãn Kế Bôn ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm và phƣơng pháp để giúp em hoàn thành khóa luận này. Bên cạnh đó em xin cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Quản trị Tác nghiệp, khoa Thƣơng mại Quốc tế đã giúp đỡ để tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em thực hiện khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị phòng xuất nhập khẩu và tất cả các anh chị và nhân viên của quý công ty Cổ phần Thiết bị Tân Phát đã truyền đạt kinh nghiệm, cho em có cơ hội thực hành những kiến thức thực tế thuộc nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cung cấp những số liệu, bảng thống kê để em có thể thực hiện khóa luận nhanh chóng và đạt kết quả tốt nhất. Cuối cùng, em xin cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân,bạn bè và tất cả những đã luôn bên cạnh ủng hộ, khuyến khích và nâng đỡ em trong thời gian vừa qua. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN ...............1 HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU ........................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................1 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ..............................................................................1 1.3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................2 1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài ....................................................................................2 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................3 1.6.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu. ..........................................................................3 1.6.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .........................................................................3 1.7. Kết cấu khóa luận: gồm 4 chƣơng .......................................................................3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP .....................................................................4 2.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu ......................................................................4 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................4 2.1.2. Phân loại hợp đồng nhập khẩu ..........................................................................5 2.1.3. Nội dung hợp đồng nhập khẩu ..........................................................................6 2.1.4. Điều kiện hiệu lực của một hợp đồng nhập khẩu..............................................8 2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu .............................................................8 2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu...................................................................................8 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế 2.2.2. Thuê tàu, lƣu cƣớc.............................................................................................9 2.2.3. Mua bảo hiểm ..................................................................................................10 2.2.4. Làm thủ tục hải quan .......................................................................................11 2.2.5. Nhận hàng nhập khẩu ......................................................................................12 2.2.6. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu .........................................................................13 2.2.7. Làm thủ tục thanh toán ....................................................................................14 2.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) .....................................................15 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT..............................................................................................16 3.1. Giới thiệu về công ty cổ phần thiết bị Tân Phát .................................................16 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................16 3.1.2. Lĩnh vực kinh doanh .......................................................................................16 3.1.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................17 3.1.4. Tình hình tài chính công ty .............................................................................17 3.2. Khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát .......18 3.2.1. Kết quả kinh doanh của những năm gần đây ..................................................18 3.2.2. Thực trạng hoạt động nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát ................................................................................................................19 3.3. Thực trạng về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát ..............................................................................21 3.3.1. Thuê tàu, lƣu cƣớc...........................................................................................21 3.3.2. Mua bảo hiểm ..................................................................................................22 3.3.3. . Làm thủ tục hải quan .....................................................................................23 3.3.4. Kiểm tra và nhận hàng hóa nhập khẩu ............................................................24 3.3.5. Làm thủ tục thanh toán ....................................................................................25 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khóa luận tốt nghiệp Khoa Thương mại Quốc tế 3.3.6. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) .....................................................26 3.4. Đánh giá thành công mà công ty đã đạt đƣợc và những tồn tại trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát trong những năm gần đây..................................................................................27 3.4.1. Một số thành công những năm gần đây Công ty đã đạt đƣợc trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị. .....................................................................27 3.4.2. Những tồn tại và hạn chế trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát ...................................................................29 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CÁC THIẾT BỊ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT... .................................................................................................................................32 4.1. Định hƣớng nhập khẩu của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát trong thời gian tới...............................................................................................................................32 4.2. Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát.......................................34 4.3. Một số kiến nghị về phía nhà nƣớc nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay. ................39 GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát Trang 17 Bảng 1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị Trang 18 Tân Phát năm 2010, 2011, 2012. Bảng 2 Kim ngạch NK của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát năm Trang 19 2010, 2011, 2012 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa đầy đủ Từ viêt tắt HĐTMQT Hợp đồng Thƣơng mại quốc tế TMQT Thƣơng mại quốc tế NK Nhập khẩu KH Khách hàng VN Việt Nam VNĐ Việt Nam Đồng EPC Thiết kế, cung cấp, xây lắp (Engineering, Procurement, Construction) L/C Thư tín dụng (Letter of Credit) GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh tế quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến mục tiêu tăng trƣởng kinh tế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế nhƣ hiện nay. Để hoạt động thƣơng mại quốc tế diễn ra một cách thuận lợi và an toàn,điều quan trọng đối với các bên tham gia là xây dựng một hợp đồng thƣơng mại có hiệu quả trên tinh thần hợp tác cùng phát triển. Nhƣ vậy, hợp đồng là cầu nối giữa ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu trong hoạt động thƣơng mại quốc tế, mang lại lợi ích kinh tế cho hai bên và tạo mối quan hệ bền vững không chỉ giữa các bên mà còn trong cả quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ với nhau. Một hợp đồng giao dịch đƣợc đánh giá là thành công khi các bên đều thực hiện đúng theo những điều khoản hai bên đã cam kết thực hiện trong hợp đồng. Chính vì vậy, việc hoàn thiện hơn nữa quy trình thực hiện hợp đồng thƣơng mại là một vấn đề cấp bách và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát là công ty chuyên nhập khẩu phụ tùng ô tô, máy móc cơ khí, công nghiệ, thiết bị y tế, giáo dục từ các đối tác nƣớc ngoài nhƣ Trung Quốc, Nhật Bản, Ý, Đức, Mỹ v...v... Trong quá trình thực tập em đã có cơ hội tìm hiểu và nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tại Công ty và nhận thấy còn một số tồn tại Công ty cần khắc phục trong quá trình thực hiện hợp đồng. Xuất phát từ những lý do trên, đồng thời dựa trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Công ty, em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp nhập khẩu thiết bị tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát” cho khóa luận tốt nghiệp nhằm góp phần giúp Công ty thực hiện tốt hơn và có hiệu quả trong việc thực hiện hợp đồng, giúp công ty tăng doanh số, tiết kiêm thời gian cũng nhƣ phòng tránh đƣợc rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện. 1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu” từ trƣớc đến nay là một trong số những đề tài đƣợc sinh viên, học viên và các chuyên gia ở trong và ngoài nƣớc lựa chọn để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học, luận văn và những văn bản đề xuất. Trong số đó các công trình đã chỉ ra đƣợc những vấn đề GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 1 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp mang tính cấp thiết hiện nay, thực trạng và những tồn tại của doanh nghiệp từ đó phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp và đƣa ra định hƣớng trƣớc mắt cùng giải pháp giúp doanh nghiệp có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn và quy trình thực hiện hợp đồng đƣợc tiến hành nhanh gọn, đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ thời gian thực hiện. Tuy nhiên, với đặc thù hàng hóa nhập khẩu của các công ty khác nhau nên mỗi công trình nghiên cứu có những giải pháp riêng để phù hợp với hoạt động kinh doanh mà Công ty đang tiến hành. Trong phạm vi khóa luận này, em xin tập trung nghiên cứu, đề xuất giải pháp để hoàn thiện quy trinh nhập khẩu thiết bị kỹ thuật của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 1.3. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của bài khóa luận tốt nghiệp này chính là nghiên cứu, phân tích thực trạng thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát trong vòng ba năm trở lại đây, từ đó hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu, dựa vào những kết quả phân tích để đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị kỹ thuật của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng mà em tập trung nghiên cứu trong phạm vi thực hiện khóa luận này là “Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị”, quy trình bao gồm nhiều bƣớc nhƣ xin giấy phép nhập khẩu; thuê tàu, lƣu cƣớc; mua bảo hiểm; làm thủ tục hải quan; nhận hàng; kiểm tra hàng hóa; làm thủ tục thanh toán; khiếu nại và giải quyết khiếu nại. 1.5. Phạm vi nghiên cứu đề tài - Về không gian: tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị tại bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát - Về thời gian: Các số liệu đƣợc thống kê trong 3 năm gần đây: 2010, 2011, 2012 tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát. - Về nội dung: hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thiết bị kỹ thuật với các đối tác từ châu Âu, Mỹ, Nhật, Trung Quốc của công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 2 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp 1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.6.1. Phương pháp thu thập dữ liệu.  Thu thập dữ liệu sơ cấp: - Phƣơng pháp quan sát, học hỏi và tổng kết thực tiễn từ các giai đoạn thực hiện hợp đồng của phòng xuất nhập khẩu và các phòng ban khác ở Công ty. - Phƣơng pháp phỏng vấn các chuyên gia Đây là phƣơng pháp đƣợc thực hiện bằng cách tự thiết kế các câu hỏi phỏng vấn nhân viên hay lãnh đạo trong Công ty về các vấn đề cần nghiên cứu để có cái nhìn khái quát hơn về hoạt động nhập khẩu thiết bị tại Công ty.  Thu thập dữ liệu thứ cấp: - Từ nguồn dữ liệu nội bộdoanh nghiệp: kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính, kim ngạch nhập khẩu, thống kê số lƣợng hợp đồng đã ký kết để phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu và định hƣớng phát triển hoạt động nhập khẩu. - Từ nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp: các hợp đồng nhập khẩu từ giáo trình, tạp chí chuyên ngành, văn bản pháp quy, luận văn của sinh viên khóa trƣớc và các tài liệu trên internet. 1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu  Phƣơng pháp thống kê: Thống kê kết quả báo cáo hoạt động kinh doanh, các bảng tổng kết để đánh giá mức độ thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp tại các khâu trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.  Phƣơng pháp so sánh: Căn cứ vào số liệu qua các năm 2010, 2011, 2012 về tình hình hoạt động nhập khẩu để đánh giá các bƣớc trong quy trình thực hiện hợp đồng. 1.7. Kết cấu khóa luận: gồm 4 chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp Chƣơng 3: Phân tích thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật tại công ty cổ phần thiết bị Tân Phát Chƣơng 4: Định hƣớng phát triển và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật của công ty cổ phần thiết bị Tân Phát GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 3 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản  Khái niệm hợp đồng thương mại quốc tế Hợp đồng thƣơng mại quốc tế (HĐTMQT) là sự thỏa thuận về thƣơng mại giữa các đƣơng sự có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau.Theo đó, một bên gọi là bên bán hay bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một bên gọi là bên mua hay bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa.Bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền cho bên bán.  Đặc điểm và tính pháp lý của HĐTMQT  Đặc điểm: - Chủ thể của hợp đồng có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau. - Hàng hóa là đối tƣợng của hợp đồng đƣợc di chuyển khỏi biên giới quốc gia (đối với hàng hóa đƣợc sản xuất trong khu chế xuất khi bán cho doanh nghiệp bên ngoài cũng đƣợc coi là di chuyển ra khỏi biên giới). - Đồng tiền thanh toán trong hợp đồng sẽ đƣợc hai bên thống nhất sử dụng, nhƣng thƣờng là các đồng ngoại tệ mạnh nhƣ là USD, EUR, GBP, ...  Tính pháp lý: Luật áp dụng trong hợp đồng có thể là luật của nƣớc ngƣời mua, ngƣời bán, hoặc của bên thứ ba. Về nguyên tắc các bên tham gia đƣợc tự do thỏa thuận, việc lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng giữ một vai trò hết sức quan trọng vì nó điều chỉnh hành vi trong quá trình thực hiện hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp đó là cơ sở pháp lý để các bên giải quyết tranh chấp. Hiện nay có ba nguồn luật làm cơ sở điều chỉnh hợp đồng đó là: - Nguồn luật quốc gia: Luật quốc gia gồm luật của nƣớc ngƣời bán và luật của nƣớc ngƣời mua. Luật quốc gia mỗi nƣớc đƣợc lựa chọn trong hợp đồng nhập khẩu khi: + Các bên đã thỏa thuận luật quốc gia trong hợp đồng. Trong trƣờng hợp này, dù tranh chấp xảy ra nhƣng các bên có thể đàm phán nhằm chọn luật áp dụng để giải quyết. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 4 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp + Luật đó đƣợc quy định trong các điều ƣớc quốc tế liên quan mà các nƣớc đã tham gia ký kết hoặc thừa nhận có quy định về điều khoản luật áp dụng cho các hợp đồng nhập khẩu, có thể lựa chọn áp dụng của nƣớc mua, nƣớc bán hoặc luật của nƣớc thứ ba. - Điều ƣớc quốc tế: Điều ƣớc quốc tế là văn bản pháp lý do các quốc gia ký kết hoặc thừa nhận nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ của mình với các chủ thể khác trong giao dịch thƣơng mại. Thƣờng tồn tại dƣới hình thức các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng. - Tập quán thƣơng mại quốc tế: Tập quán quốc tế về thƣơng mại là những thói quen, phong tục phổ biến về thƣơng mại, đƣợc hình thành từ lâu đời và thƣờng xuyên đƣợc áp dụng trên phạm vi toàn cầu hoặc từng khu vực bởi các chủ thể của Luật thƣơng mại quốc tế. Một số tập quán thƣơng mại quốc tế đƣợc sử dụng hiện nay: INCOTERM 2010, UCP500, UCP600 ...  Khái niệm hợp đồng nhập khẩu: Hợp đồng nhập khẩu là hợp đồng mua hàng với thƣơng nhân nƣớc ngoài, thực hiện quá trình nhận quyền sở hữu hàng hóa và thanh toán tiền hàng. 2.1.2. Phân loại hợp đồng nhập khẩu Hợp đồng nhập khẩu có thể đƣợc phân loại theo một số tiêu chí sau: - Xét theo thời gian thực hiện hợp đồng có hai loại hợp đồng nhập khẩu: + Hợp đồng nhập khẩu ngắn hạn: thƣờng đƣợc kí kết trong một khoảng thời gian tƣơng đối ngắn, sau khi hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng nhập khẩu cũng kết thúc. + Hợp đồng nhập khẩu dài hạn: có thời gian thực hiện tƣơng đối dài mà trong thời gian đó việc giao hàng đƣợc thực hiện làm nhiều lần. - Xét theo nội dung mua bán có hai loại hợp đồng: + Hợp đồng mua bán hàng hóa + Hợp đồng mua bán các dịch vụ nhƣ: hợp đồng thuê tƣ vấn, hợp đồng đại lý, hợp đồng môi giới, hợp đồng ủy thác ... - Xét theo cách thức thành lập có hai loại: GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 5 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp + Hợp đồng nhập khẩu một văn bản: là hợp đồng trong đó ghi rõ nội dung mua bán, các điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và đã đƣợc hai bên kí kết. + Hợp đồng nhập khẩu gồm nhiều văn bản nhƣ: Đơn chào hàng cố định của ngƣời bán và chấp nhận của ngƣời mua; Đơn đặt hàng của ngƣời mua và chấp nhận của ngƣời bán; Hỏi giá của ngƣời mua, chào hàng cố định của ngƣời bán và chấp nhận của ngƣời mua. 2.1.3. Nội dung hợp đồng nhập khẩu Cấu trúc của một hợp đồng TMQT bao gồm hai phần chính: những điều trình bày chung và những điều khoản của hợp đồng - Phần trình bày chung bao gồm: + Số hiệu của hợp đồng ( Contract No.): Đây không phải là nội dung pháp lý bắt buộc của hợp đồng nhƣng nó tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kiểm tra, giám sát, điều hành và thực hiện hợp đồng của các bên. + Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng: Nội dung này có thể để ở đầu của hợp đồng nhƣng cũng có thể để ở cuối của hợp đồng. Nếu nhƣ trong hợp đồng không có những thỏa thuận gì thêm thì hợp đồng sẽ có hiệu lực pháp lý kể từ ngày ký kết. + Tên và địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng: Đây là phần chỉ rõ các chủ thể của hợp đồng, cho nên phải nêu rõ ràng, đầy đủ, chính xác: tên (theo giấy phép thành lập), địa chỉ, số tài khoản, ngƣời đại diện, chức vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng… + Các định nghĩa dùng trong hợp đồng( General definition): Trong hợp đồng có thể sử dụng các thuật ngữ, để tránh những sự hiểu lầm, những thuật ngữ hay những vấn đề quan trọng cần phải đƣợc định nghĩa. + Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng: Đây có thể là các hiệp định Chính phủ để ký kết, hoặc các Nghị định thƣ ký kết giữa các Bộ ở các quốc gia, hoặc nêu ra sự tự nguyện thực sự của hai bên ký kết hợp đồng. - Phần các điều khoản cơ bản của một hợp đồng + Điều khoản về tên hàng (Commodity): Điều khoản này chỉ rõ đối tƣợng cần giao dịch, cần phải quy định chính xác tên hàng. Nếu nhiều mặt hàng chia thành GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 6 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp nhiều loại với các đặc điểm khác nhau thì phải lập bảng liệt kê và phải ghi rõ trong hợp đồng + Điều khoản về chất lƣợng (Quality): Quy định chất lƣợng của hàng hóa giao nhận, và là cơ sở để giao nhận chất lƣợng hàng hóa, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp chất lƣợng. Nếu dùng tiêu chuẩn hàng, tài liệu, kỹ thuật, mẫu hàng... để quy định chất lƣợng thì phải đƣợc xác nhận và trở thành một bộ phận không thể tách rời hợp đồng. + Điều khoản về số lƣợng hàng hóa (Quantity): Quy định số lƣợng hàng hóa giao nhận, đơn vị tính, phƣơng pháp xác định trọng lƣợng. Nếu số lƣợng hàng hóa giao nhận quy định phỏng chừng thì phải quy định ngƣời đƣợc phép lựa chọn dung sai về số lƣợng và giá tính cho số lƣợng hàng cho khoản dung sai đó. + Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking): Quy định loại bao bì, hình dáng, kích thƣớc, số lớp bao bì, phƣơng thức cung cấp bao bì, giá bao bì. Quy định về nội dung và số lƣợng của ký mã hiệu. + Điều khoản về giá cả (Price): Quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phƣơng pháp quy định giá và quy tắc giảm giá (nếu có) + Điều khoản về thanh toán (Payment): Quy định đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, phƣơng thức thanh toán, bộ chứng từ cho thanh toán. + Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery): Quy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng (ga, cảng) đi, (ga, cảng) đến, (ga, cảng) thông quan, phƣơng thức giao nhận cuối cùng, thông báo giao hàng, số lần thông báo, thời điểm thông báo, nội dung thông báo và một số các quy định khác về việc giao hàng. + Điều khoản về trƣờng hợp miễn trách (Force majeure): Quy định những trƣờng hợp đƣợc miễn hoặc hoãn thƣc hiện các nghĩa vụ của hợp đồng cho nên thƣờng quy định nguyên tắc xác định các trƣờng hợp miễn trách, quy định trách nhiệm và quyền lợi của mỗi bên khi xảy ra trƣờng hợp miễn trách. + Điều khoản khiếu nại (Claim): Quy định thời hạn khiếu nại, thể thức khiếu nại, và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 7 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp + Điều khoản bảo hành (Warranty): Quy định thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và trách nhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành. + Phạt và bồi thƣờng thiệt hại (Penalty): Quy định các trƣờng hợp phạt và bồi thƣờng, trị giá phạt và bồi thƣờng tùy theo từng hợp đồng có thể có riêng từng điều khoản phạt và bồi thƣờng hoặc đƣợc kết hợp với các điều khoản giao hàng, thanh toán. + Điều khoản trọng tài (Arbitration): Quy định các nội dung: Ai là ngƣời đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử địa điểm tiến hành trọng tài cam kết chấp hành tài quyết và phân định chi phí trọng tài. 2.1.4. Điều kiện hiệu lực của một hợp đồng nhập khẩu Một hợp đồng không có hiệu lực cũng có nghĩa là giữa các bên không tồn tại quan hệ hợp đồng vì vậy hai bên cần thƣơng thảo và thống nhất đƣa ra điều kiện hiệu lực của hợp đồng bao gồm các điều mục sau:  Chủ thể hợp đồng: là bên xuất khẩu và bên nhập khẩu phải có đủ tƣ cách pháp lý đƣợc xác định theo pháp luật của nƣớc mà chủ thể đó mang quốc tịch.  Đối tượng của hợp đồng: là hàng hóa không phụ thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Nếu là hàng quản lý bằng hạn ngạch thì phải có phiếu hạn ngạch, hàng phải qua biên giới hoặc không phải qua biên giới nhƣng đƣợc các tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ nƣớc Việt Nam.  Nội dung hợp đồng nhập khẩu phải có đủ các nội dung: tên hàng; số lƣợng; quy cách và phẩm chất; giá cả; phƣơng thức thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Hợp đồng mua bán của Việt nam với đối tác nƣớc ngoài phải đƣợc lập thành văn bản. Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi bổ sung đều không có hiệu lực. 2.2. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu 2.2.1. Xin giấy phép nhập khẩu Chỉ những hàng hóa khi nhập khẩu phải có điều kiện và bắt buộc xin giấy phép thì mới phải xin giấy phép nhập khẩu. Doanh nghiệp phải làm đơn theo mẫu gửi lên cơ quan thẩm quyền chức năng phụ trách hàng hóa đó. Hiện nay, việc cấp giấy phép nhập khẩu đƣợc tiến hành bởi bộ Công Thƣơng. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 8 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp Hồ sơ xin giấy phép gồm: đơn xin giấy phép và bản sao hợp đồng đã ký với đối tác hoặc bản sao L/ C. Mỗi giấy phép chỉ đƣợc cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩu hoặc một số mặt hàng nhất định. Trƣớc khi tiến hành nhập khẩu thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh/ thành phố 2.2.2. Thuê tàu, lưu cước  Những căn cứ để thuê phƣơng tiện vận tải:  Căn cứ vào hợp đồng nhập khẩu: điều kiện cơ sở giao hàng, những quy định về đặc điểm của phƣơng tiện vận tải, quy định về mức bốc dỡ, thƣởng phạt bốc dỡ...  Căn cứ vào khối lƣợng và đặc điểm hàng hóa: căn vào khối lƣợng hàng hóa để tối ƣu hóa tải trọng của phƣơng tiện, từ đó tối ƣu hóa đƣợc chi phí, đồng thời phải căn cứ vào những đặc điểm của hàng hóa để đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển  Căn cứ vào điều kiện vận tải: đó là hàng rơi hay hàng đóng trong container, hàng hóa thông dụng hay đặc biệt, cách thức vận chuyển... Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu hàng hóa nhập khẩu đƣợc vận chuyển bằng đƣờng biển.  Tổ chức thuê phƣơng tiện vận tải có thể lựa chọn một trong hai cách sau:  Phƣơng thức thuê tầu chợ (Liner): là tầu chạy theo một hành trình và thời gian xác định, quá trình thuê tầu chợ đƣợc tiến hành theo các bƣớc cơ bản sau. -Xác định số lƣợng hàng cần chuyên chở, đặc điểm hàng cần chuyên chở, tuyến đƣờng chuyên chở, thời điểm giao hàng. -Nghiên cứu các hãng tàu: Đặc điểm của tầu phù hợp với đặc điểm hàng hóa cần vận chuyển, lịch trình tàu chạy, dự kiến tàu đến, cƣớc phí, uy tín của hãng ... -Lựa chọn hãng tầu vận tải thích hợp. -Lập bảng kê khai hàng (Cargo list) và ký đơn xin lƣu khoang (Booking note), đồng thời trả trƣớc phí vận chuyển. -Tập kết hàng để giao cho tầu và nhận vận đơn.  Phƣơng thức thuê tầu chuyến (Voyage charter): là ngƣời chủ tầu cho ngƣời thuê tầu thuê toàn bộ chiếc tầu để chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 9 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp cảng và nhận tiền cƣớc thuê tầu do hai bên thỏa thuận, quá trình thuê tầu chuyến bao gồm các nội dung sau: -Xác định nhu cầu vận tải gồm: Lƣợng hàng hóa cần vận chuyển, đặc điểm của hàng hóa, lịch trình của tàu, tải trọng cần thiết của tàu, chất lƣợng tàu, đặc điểm của tầu. -Xác định hình thức thuê: Thuê một chuyến (Single Voyage); thuê khứ hồi (Round Yoyage); thuê nhiều chuyến (Consecurive Voyage); thuê bao cả tầu (Lumpsum) -Nghiên cứu các hãng tàu trên các nội dung: Chất lƣợng và điều kiện phục vụ, mức độ đáp ứng nhu cầu vận tải, giá cƣớc, uy tín để lựa chọn hãng tàu có tiềm năng nhất. -Đàm phán và ký hợp đồng thuê tầu với hãng tầu. 2.2.3. Mua bảo hiểm  Các căn cứ để mua bảo hiểm cho hàng hóa: - Căn cứ vào điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu: nếu rủi ro về hàng hóa trong quá trình vận chuyển thuộc về ngƣời nhập khẩu thì ngƣời đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hóa. Nguyên tắc này do điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu quy định. - Căn cứ vào hàng hóa vận chuyển: khối lƣợng hàng hóa, giá trị của hàng hóa, đặc điểm hàng hóa vận chuyển là căn cứ quan trọng để lựa chọn quyết định mua bảo hiểm. - Căn cứ vào điều kiện vận chuyển: Loại phƣơng tiện vận chuyển, chất lƣợng của phƣơng tiện, loại bao bì bốc dỡ, đặc điểm của hành trình vận chuyển. - Căn cứ vào thỏa thuận trong hợp đồng.  Tổ chức mua bảo hiểm cho hàng hóa: bao gồm các bƣớc sau  Xác định nhu cầu bảo hiểm: bao gồm việc xác định giá trị thực tế của lô hàng, bao gồm giá hàng hóa, cƣớc phí chuyên chở, phí bảo hiểm, các chi phí liên quan khác và hiện nay Việt Nam và các nƣớc trên thế giới thƣờng áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau: Điều kiện bảo hiểm C: Những rủi ro, tổn thất đƣợc bảo hiểm: GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 10 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp - Những mất mát, hƣ hỏng xảy ra cho hàng hóa đƣợc bảo hiểm có thể quy định hợp lý cho các nguyên nhân sau:  Cháy hoặc nổ;  Tàu hay xà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;  Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phƣơng tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nƣớc hay bị mất tích;  Dỡ hàng tại cảng nơi tàu gặp nạn;  Phƣơng tiện vận chuyển đƣờng bộ bị lật đổ, hoặc bị trật bánh. - Những mất mát, hƣ hỏng xảy ra với hàng hóa đƣợc bảo hiểm do các nguyên nhân sau:  Hy sinh tổn thất chung  Ném hàng khỏi tàu - Hàng hóa đƣợc bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phƣơng tiện chở hàng bị mất tích. Điều kiện bảo hiểm B:Giống điều kiện bảo hiểm C nhƣng còn thêm một số rủi ro sau:  Động đất, núi lử phun, sóng đánh;  Nƣớc cuốn hàng khỏi tàu;  Nƣớc biển, nƣớc sông, nƣớc hồ chảy vào tàu, xà lan, hầm hàng, phƣơng tiện vận chuyển, container hoặc nơi chứa hàng;  Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hay xà lan. Điều kiện bảo hiểm A: Theo điều kiện bảo hiểm này thì ngƣời bảo hiểm phải chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hƣ hỏng cho hàng hóa bảo hiểm trừ những rủi ro ngoại trừ. Rủi ro đƣợc bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả những rủi ro chính do tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận, bảo quản, lƣu kho hàng hóa. 2.2.4. Làm thủ tục hải quan Để làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp có thể trực tiếp tiến hành hoặc ủy quyền cho đại lý làm thủ tục hải quan. Quy trình làm thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo luật hải quan Việt Nam bao gồm các bƣớc chính sau đây:  Khai và nộp hồ sơ hải quan: GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 11 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp Ngƣời khai hải quan phải khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa trong thời hạn quy định. Khai hải quan đƣợc thực hiện thống nhất theo mẫu tờ khai hải quan do Tổng cục hải quan quy định. Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử.Ngƣời khai hải quan sau khi khai vào tờ khai hải quan, cùng với các chứng từ tạo thành hồ sơ hải quan. Hồ sơ hải quan bao gồm các chứng từ theo quy định của luật hải quan và đƣợc nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở hải quan. Hồ sơ hải quan sau khi tiếp nhận đƣợc qua hệ thống quản lý rủi ro tự động phân luồng: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.  Xuất trình hàng hóa: Hệ thống quản lý rủi ro xác định các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra đại diện không quá 10% đối với lô hàng nhập khẩu là nguyên liệu sản xuất, hàng cùng chủng loại, hàng đống gói đồng nhất... - Kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Khi xuất trình hàng hóa doanh nghiệp phải thống nhất với cơ quan hải quan về địa điểm và thời điểm kiểm tra hàng hóa, đảm bảo đúng quy định  Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hồ sơ luồng xanh, luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có quyết định sau: - Cho hàng qua biên giới. - Cho hàng hóa qua biên giới có điều kiện nhƣ phải sửa chữa khắc phục lại, phải nộp bổ sung thuế nhập khẩu. - Không đƣợc phép xuất nhập khẩu. Nếu doanh nghiệp không nhất trí với các kết luận của cơ quan hải quan, thì có thể yêu cầu xem xét lại, nếu hai bên không thống nhất đƣợc thì doanh nghiệp có thể khiếu kiện theo trình tự của pháp luật. 2.2.5. Nhận hàng nhập khẩu  Nhận hàng từ tàu biển bao gồm các bƣớc sau: - Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng - Ký hợp đồng ủy thác cơ quan ga cảng về việc giao nhận hàng nƣớc ngoài về - Xác nhận với cơ quan ga cảng về kế hoạch tiếp nhận hàng, lịch tầu, cơ cấu mặt hàng, điều kiện kỹ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hóa. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 12 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp - Cung cấp các tài liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng hóa - Tiến hành nhận hàng - Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng cho cơ quan ga cảng  Nhận hàng chuyên chở bàng container, bao gồm các bƣớc: - Nhận vận đơn và các chứng từ khác - Trình vận đơn và các chứng từ khác cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng - Nhà xuất khẩu đến trạm hoặc bãi container để nhận hàng Nếu hàng đủ container (FCL), ngƣời nhập khẩu muốn nhận container về kiểm tra tại kho riêng thì trƣớc đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời đề nghị hãng tầu để mƣợn container.Nếu hàng không đủ container (LCL) doanh nghiệp đến bãi container làm thủ tục nhận hàng tại kho CFS và vận chuyển hàng về kho doanh nghiệp.  Nhận hàng chuyên chở bằng đƣờng sắt: Nếu hàng đầy toa xe, nhận cả toa xe kiểm tra niêm phong, kẹp chì làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hóa tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho của doanh nghiệp. Nếu hàng không đủ toa xe, ngƣời nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao hàng của ngành đƣờng sắt tổ chức vận chuyển hàng hóa về kho riêng.  Nhận hàng chuyên chở bằng đƣờng bộ: Nếu nhận tại cơ sở của ngƣời nhập khẩu (thƣờng là đầy một xe hàng) ngƣời nhập khẩu làm thủ tục và chịu trách nhiệm bốc hàng xuống để nhận hàng. Nếu nhận tại cơ sở của ngƣời vận tải ngƣời nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng.  Nhận hàng chuyên chở bằng đƣờng hàng không: Ngƣời nhập khẩu làm thủ tục nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không và tổ chức vận chuyển hàng về kho riêng. 2.2.6. Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu Mục đích của quá trình kiểm tra hàng nhập khẩu là để bảo về quyền lợi hợp pháp của ngƣời mua và là cơ sở để khiếu nại sau này nếu có, bao gồm các nội dung kiểm tra: - Kiểm tra về số lƣợng: số lƣợng hàng thiếu, số lƣợng hàng đổ vỡ và nguyên nhân. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 13 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp - Kiểm tra về chất lƣợng: Số lƣợng hàng hóa sai về chủng loại, kích thƣớc, nhãn hiệu, quy cách, màu sắc; số lƣợng hàng hóa bị suy giảm về chất lƣợng, mức độ suy giảm - Kiểm tra bao bì: sự phù hợp của bao bì so với yêu cầu quy định trong hợp đồng. - Kiểm dịch thực vật nếu hàng hóa là thực vật. - Kiểm dịch động vật nếu hàng hóa là động vật. 2.2.7. Làm thủ tục thanh toán  Thanh toán bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ - Mở L/C: Để tiến hành mở L/ C ngƣời nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/ C trả tiền cho ngƣời xuất khẩu (đơn theo mẫu in sẵn của từng ngân hàng) và nộp tiền ký quỹ. Đơn xin mở L/ C là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/ C và ngƣời xin mở L/C, đồng thời cũng là cơ sở để ngân hàng mở cho bên xuất khẩu. Vì vậy nội dung của đơn xin mở L/ C cần chính xác, đúng mẫu đơn và phải phù hợp với nội dung mình mong muốn. - Kiểm tra chứng từ: Sau khi L/ C có hiệu lực, ngƣời xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng, đồng thời gửi bộ chứng từ đến cho ngƣời nhập khẩu. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngƣời nhập khẩu nhận chứng từ để nhận hàng và thanh toán tiền hàng, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ.  Thanh toán bằng phƣơng thức nhờ thu Khi nhận chứng từ ở ngân hàng doanh nghiệp nhập khẩu phải kiểm tra các chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp theo hợp đồng hai bên đã ký kết thì chấp nhận trả tiền (D/A) hoặc trả tiền (D/P) để nhận chứng từ nhận hàng. Nếu chứng từ không phù hợp theo quy định của hợp đồng thì ngƣời nhập khẩu có thể từ chối thanh toán. Việc vi phạm hợp đồng của nhà nhập khẩu sẽ đƣợc hai bên trực tiếp giải quyết.  Thanh toán bằng phƣơng thức chuyển tiền: Ngƣời nhập khẩu khi nhận đƣợc bộ chứng từ do ngƣời xuất khẩu chuyển đến, tiến hành kiểm tra, nếu thấy phù hợp thì viết lệnh chuyển tiền gửi đến ngân hàng yêu cầu ngân hàng chuyển tiền (bằng điện T/T, hoặc bằng thƣ M/T) để trả tiền cho ngƣời xuất khẩu, nếu bộ chứng từ không phù hợp thì từ chối nhận chứng từ. Nếu trong hợp đồng quy định than toán bằng phƣơng thức giao chứng từ trả tiền, thì đến kỳ hạn thanh toán ngƣời nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mình yêu GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 14 SVTH: Nguyễn Mai Huyền Khoa Thương mại Quốc tế Khóa luận tốt nghiệp cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD ký một bản ghi nhớ, đồng thời thực hiện ký quỹ 100% giá trị của thƣơng vụ để lập tài khoản ký thác. 2.2.8. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) Trong thực hiện hợp đồng thƣờng có các trƣờng hợp khiếu nại nhƣ sau:  Ngƣời mua khiếu nại ngƣời bán hoặc ngƣời bán khiếu nại ngƣời mua. Ngƣời mua khiếu nại ngƣời bán khi ngƣời bán vi phạm bất kỳ điều khoản quy định về nghĩa vụ của ngƣời bán trong hợp đồng. Cụ thể ngƣời mua thƣờng khiếu nại ngƣời bán trong các trƣờng hợp sau: - Giao hàng không đúng về số lƣợng, trọng lƣợng, quy cách. - Hàng giao không đúng phẩm chất, nguồn gốc nhƣ hợp đồng quy định - Bao bì, ký mã hiệu sai quy cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển, bảo quản làm hàng bị hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển. - Giao hàng chậm, cách thức giao hàng sai so với thỏa thuận giữa hai bên nhƣ chuyển tải hàng hóa, giao hàng từng phần. - Không giao hàng mà không phải do trƣờng hợp bất khả kháng gây ra - Không giao, hoặc giao chậm tài liệu kỹ thuật không thông báo hoặc thông báo chậm việc hàng đã giao lên tầu Ngƣời khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếu nại, bằng chứng về sự vi phạm và các chứng từ khác có liên quan. Khi nhận đƣợc hồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơ tìm các giải pháp để giải quyết một cách thỏa đáng nhất.  Ngƣời bán hoặc ngƣời mua khiếu nại ngƣời chuyên chở và bảo hiểm. Ngƣời bán hoặc ngƣời mua khiếu nại ngƣời chuyên chở khi ngƣời chuyên chở vi phạm hợp đồng chuyên chở. Hồ sơ khiếu nại bao gồm đơn khiếu nại, các chứng từ kèm theo gửi trực tiếp đến cho ngƣời chuyên chở hoặc đại diện của ngƣời chuyên chở trong thời gian ngắn nhất. Ngƣời bán hoặc ngƣời mua có thể khiếu nại ngƣời bảo hiểm, khi hàng hóa bị tổn thất do các rủi ro đã đƣợc mua bảo hiểm gây nên. Đơn khiếu nại phải kèm theo những bằng chứng về việc thổn thất cùng các chứng từ khác gửi đến công ty bảo hiểm trong thời gian ngắn nhất. GVHD: PGS.TS Doãn Kế Bôn 15 SVTH: Nguyễn Mai Huyền
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan