Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công hồ chứa nước phước trung tỉnh n...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công hồ chứa nước phước trung tỉnh ninh thuận

.PDF
88
178
106

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của Đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích của Đề tài .................................................................................................2 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ..............................................................2 4. Kết quả dự kiến đạt được.........................................................................................2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP ĐẤT ..............3 1.1 Tình hình chung về xây dựng đập đất ở nước ta................................................3 1.2 Tình hình xây dựng đập ở Miền Trung ..............................................................5 1.3 Tổng quan về chất lượng và chất lượng công trình xây dựng ...........................7 1.3.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng ...........................................7 1.3.2 Chất lượng công trình đập đất và vấn đề liên quan.....................................9 1.4 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên thế giới và Việt Nam ...............10 1.4.1 Khái quát về quản lý chất lượng công trình và các nguyên tắc quản lý quản lý chất lượng công trình ................................................................................10 1.4.2 Vai trò của Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng ...........11 1.4.3 Chất lượng công trình đập đất và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam ...................................................................................................12 1.5 Tổng quan về những hư hỏng, sự cố hồ đập và nguyên nhân .........................14 1.5.1 Thực trạng công trình hồ chứa thuỷ lợi.....................................................14 1.5.2 Một số sư cố dễ xảy ra ở đối với đập đất và nguyên nhân ........................15 1.5.3 Một số sự cố công trình điển hình .............................................................17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..............................................................................................21 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP ĐẤT ..................................................................................................22 2.1 Đất xây dựng và các chỉ tiêu cơ bản trong thi công đập đất ............................22 2.1.1 Đất xây dựng công trình thủy lợi ..............................................................22 iii 2.1.2 Tính chất đặc trưng ...................................................................................24 2.1.3 Các chỉ tiêu cơ lý chủ yếu của đất trong quá trình thi công ......................25 2.2 Đất miền Trung và Tây Nguyên và những chỉ tiêu cơ lý đặc thù ảnh hưởng đến chất lượng thi công đất và an toàn đập đất .........................................................31 2.2.1 Đặc điểm địa chất công trình ....................................................................31 2.2.2 Nguồn vật liệu đấp đập ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên ..............32 2.2.3 Các tính chất của đất ảnh hưởng đến chất lượng thi công đập đất và an toàn đập..................................................................................................................32 2.3 Quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu đập đất bằng phương pháp đầm nén ..........................................................................................................................34 2.3.1 Yêu cầu chung ...........................................................................................34 2.3.2 Quản lý và kiểm tra chất lượng thi công đập đất ......................................37 2.3.3 Nghiệm thu công trình ..............................................................................41 2.4 Hệ thống văn bản pháp luật và những quy định hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây dựng. .......................................................................................44 2.4.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 .............................................................44 2.4.2 dựng Nghị định và Thông tư hiện hành về quản lý chất lượng công trình xây ...................................................................................................................49 2.5 Hệ thống hóa công tác quản lý chất lượng thi công đập đất ............................52 2.5.1 Trình tự hiện và quản lý chất lượng xây dựng công trình theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP .....................................................................................................52 2.5.2 Công tác Quản lý chất lượng trong quá trình thi công đập đất .................54 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..............................................................................................55 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HỒ CHỨA NƯỚC PHƯỚC TRUNG .................................................................................56 3.1 Tổng quan về dự án thủy lợi hồ chứa nước Phước Trung ...............................56 3.1.1 Vị trí công trình .........................................................................................56 3.1.2 Mục tiêu, nhiệm vụ công trình ..................................................................57 3.1.3 Các thông số kỹ thuật ................................................................................57 3.1.4 Các tổ chức cá nhân tham gia xây dựng ...................................................59 3.2 Phân tích thực trạng và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình hồ chứa nước Phước Trung ...........................................59 iv 3.2.1 Thực trạng quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi hồ chứa nước Phước Trung ..........................................................................................................59 3.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý chất lượng ...............62 3.2.3 Một số hình ảnh vỡ đập hồ chứa nước Phước Trung ................................63 3.3 Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng công tác thi công đập đất ................65 3.3.1 Trách nhiệm của các bên trong giai đoạn thi công .................................65 3.3.2 Công tác quản lý chất lượng vật tư, vật liệu đắp đập ................................71 3.3.3 Công tác đầm nén hiện trường ..................................................................74 3.3.4 Công tác phòng chống lụt bão trong giai đoạn thi công ...........................76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..............................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................78 1.1. Khái quát chung ..............................................................................................78 1.2. Kết quả đạt được .............................................................................................78 1.3. Những hạn chế trong luận văn: ......................................................................79 2. Kiến nghị ...................................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................81 PHỤ LỤC ......................................................................................................................82 v DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1-1: Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng ...........7 Hình 1-2: Dòng thấm phát triển dưới đáy đập...............................................................18 Hình 1-3: Thấm mạnh tạo dòng chảy lớn dưới chân đập ..............................................19 Hình 1-4: Những gì còn lại sau khi nước hồ bị tháo cạn...............................................19 Hình 1-5: Toàn cảnh đập Khe Mơ sau sự cố .................................................................20 Hình 2-1: Sơ đồ quản lý chất lượng ..............................................................................53 Hình 3-1: Bản đồ vị trí công trình hồ chứa nước Phước Trung ....................................56 Hình 3-2: Bản đồ tổng thể hồ chứa nước Phước Trung ................................................57 Hình 3-3: Sơ đồ quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công .......................................65 Hình 3-4:Sơ đồ tổ chức quản lý chất lượng của nhà thầu thi công tại hiện trường .....68 Hình 3-5: Sơ đồ quy trình kiểm tra, đánh giá chất lượng vật tư đưa vào công trình ....72 Hình 3-6: Sơ đồ quản lý, kiểm tra khối lượng, chất lượng vật tư đưa vào thi công......73 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Thống kê một số đập đất ở khu vực miền Trung............................................5 Bảng 2-1: Các đặc trưng tính chất vật lý của đất ..........................................................28 Bảng 2-2: Số lượng mẫu kiểm tra .................................................................................40 Bảng 3-1: Bảng tổng hợp trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm cán bộ Ban quản lý dự án ODA ngành nông nghiệp ........................................................................60 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CĐT Chủ đầu tư CTXD Công trình xây dựng CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng CQQLNN Cơ quan quản lý Nhà nước QLCLCTXD Quản lý chất lượng công trình xây dựng QLCL Quản lý chất lượng QLNN Quản lý Nhà nước PL Pháp luật PCLB Phòng chống lụt bão NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TNĐNHT Thí nghiệm đầm nén hiện trường NTXL Nhà thầu xây lắp TVTK Tư vấn thiết kế viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Ninh Thuận là một tỉnh nằm ở phía trung nam Việt Nam. Đây là một trong những tỉnh khô hạn nhất trong cả nước, với điều kiện khí hậu thường được so sánh giống như khí hậu vùng Địa Trung Hải. Ở đây nông nghiệp vẫn là hoạt động chính (chiếm 52%GDP tỉnh với 76%dân số trong độ tuổi lao động). Ngoài hai lưu vực tưới chính hiện có (khoảng 15000ha), nông nghiệp của tỉnh còn nhiều khó khăn lớn về điều kiện tự nhiên (hạn hán, lũ lụt, nhiều địa hình núi cao với đất đai cằn cỗi nằm ngoài vùng đồng bằng) lẫn điều kiện kinh tế xã hội (thị trường địa phương yếu kém, giao thông trong tỉnh khó khăn, nông nghiệp phần lớn chỉ làm được một vụ/năm, ít sử dụng sức kéo bằng phương tiện cơ giới và tập quán canh tác nương rẫy trên sườn núi, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống trong vùng). Những hạn chế trên làm cho nông nghiệp của tỉnh không có được lợi thế và hiện đang xếp thứ tư trong số các tỉnh nghèo nhất nước. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, phát triển thủy lợi là một trong những giải pháp có thể giảm được các nguy cơ thiên tai như lũ lụt, hạn hán. Dựa trên các chương trình cho vay và trợ giúp hiện có của các nước phát triển và tổ chức quốc tế để giúp các tỉnh nghèo phát triển cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế, năm 2000, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho chủ trương tỉnh Ninh Thuận lập dự án quy hoạch thủy lợi vừa và nhỏ và đường giao thông của tỉnh. Dự án xây dựng hồ chứa nước Phước Trung, xã Phước Trung, huyện Bác Ái là một trong số 05 hồ của dự án hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ tỉnh Ninh Thuận do cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ. Mục tiêu của dự án là giảm nguy cơ thiên tai như lũ lụt, góp phần giảm nghèo cho người dân trong tỉnh, góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc thiểu số trong vùng hội nhập tốt hơn. Để đảm bảo an toàn cho công trình, đưa công trình vào sử dụng đạt được hiệu quả như mong muốn thì công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công cần phải được 1 thực hiện tốt. Với mong muốn đóng góp kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập trong việc giúp chủ đầu tư quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng thi công hồ chứa nước Phước Trung” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích của Đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình và nghiên cứu hoàn thiện giải pháp quản lý chất lượng thi công đập đất trong giai đoạn thi công hồ chứa nước Phước Trung. 3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý thuyết chung về công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiên cứu các tài liệu, văn bản quy phạm cũng như pháp luật liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong phạm vi nghiên cứu của để tài. - Điều tra, thống kê và tổng hợp các tài liệu đã nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Các phương pháp thu thập thông tin: Các văn bản pháp quy, tài liệu liên quan đến công tác triển khai thực hiện dự án. - Phương pháp chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia quản lý dự án nhằm thu được những kinh nghiệm, có được các nhận xét và ý kiến góp ý về các vấn đề liên quan đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng và mối liên hệ với các bên tham gia vào tiến trình thực hiện dự án…trong những tình huống cụ thể. 4. Kết quả dự kiến đạt được Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về đập đất và an toàn đập đất, đi sâu nghiên cứu về chất lượng thi công và bảo đảm chất lượng thi công đập đất, đề xuất qui trình bảo đảm chất lượng thi công đập đất cho các hồ chứa cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Ninh Thuận. 2 CHƯƠNG 1 ĐẤT 1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG ĐẬP Tình hình chung về xây dựng đập đất ở nước ta Từ nhiều thế kỷ qua, con người đã biết xây dựng các đập ngăn sông để tạo hồ trữ nước tự nhiên, điều tiết dòng chảy phục vụ nhu cầu sử dụng nước và hạn chế lũ lụt, phát triển thủy điện, tạo môi trường sinh thái… Với rất nhiều lợi ích mang lại như đã kể trên, nên trong những thập kỷ qua số lượng đập tạo hồ chứa nước trên Thế giới được xây dựng ngày càng nhiều. Nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó, hầu hết đập đất ở Việt Nam được xây dựng từ năm 1954 ở miền Bắc và từ sau năm 1975 trên cả nước. Ở nước ta, số đập đất tạo hồ chứa nước chiếm khoảng 90%, còn lại là đập bê tông và vật liệu khác. Tính đến nay chúng ta đã xây dựng được trên 6500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ nước khoảng 11 tỷ m3. Trong đó có 560 hồ chứa có dung tích trữ nước lớn hơn 3 triệu m3 hoặc đập cao trên 15m, 1752 hồ có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu m3 nước, còn lại là những hồ đập nhỏ có ung ích dưới 0,2 triệu m3 nước [1]). Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là: + Nghệ An 625 hồ chứa + Thanh Hóa + Hòa Bình 618 hồ chứa 521 hồ chứa + Tuyên Quang 503 hồ chứa + Bắc Giang 461 hồ chứa + Đắc Lắc 439 hồ chứa + Hà Tĩnh 345 hồ chứa + Vĩnh Phúc + Bình Định + Phú Thọ 209 hồ chứa 161 hồ chứa 124 hồ chứa 3 - Giai đoạn 1960 ÷ 1975: Chúng ta đã xây dựng nhiều hồ chứa có dung tích trữ nước từ 10 ÷ 50 triệu m3 như: Đại Lải (Vĩnh Phúc); Suối Hai, Đồng Mô Khuôn thần (Hà Nội); (Bắc Giang); Thượng Tuy, Khe Lang (Hà Tĩnh); Rào Nan, Cẩm Ly (Quảng Bình); đặc biệt hồ Cấm Sơn (Lạng Sơn) có dung tích 248 triệu m3 nước với chiều cao đập đất 40m (đập đất cao nhất lúc bấy giờ) - Giai đoạn 1975 ÷ 2000: Sau khi đất nước thống nhất chúng ta đã xây dựng được hàng ngàn hồ chứa trong đó có nhiều hồ chứa nước lớn như: Núi Cốc (Thái Nguyên); Kè Gỗ (Hà Tĩnh); Yên Lập (Quảng Ninh); Sông Mực (Thanh Hóa); Phú Ninh (Quảng Nam); Yazun hạ (Gia Lai); Dầu Tiếng (Tây Ninh)… trong đó hồ Dầu Tiếng có dung tích lớn nhất 1,58 tỷ m3. Các địa phương trên cả nước đã xây dựng trên 700 hồ chứa có dung tích từ 1÷10 triệu m3. Đặc biệt trong giai đoạn này các huyện, xã, hợp tác xã, nông trường đã xây dựng hàng ngàn hồ chứa có dung tích trên dưới 0,2 triệu m3 - Giai đoạn từ năm 2000 đến nay: Bằng nhiều nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Bộ NN&PTNT đã quản lý đầu tư xây dựng mới nhiều hồ chứa có qui mô lớn và vừa như: Cửa Đạt (Thanh Hóa); Định Bình (Bình Định); Tả Trạch (Thừa Thiên Huế); Nước Trong (Quảng Ngãi); Đá Hàn (Hà Tĩnh); Rào Đá (Quảng Bình); Thác Chuối (Quảng Trị); Kroong Buk Hạ, IaSup Thượng (Đắc Lắc)… Đặc điểm chung của các hồ chứa thủy lợi là đập chính ngăn sông tạo hồ, tuyệt đại đa số là đập đất - Nhận định chung Hơn một nửa trong tổng số hồ đã được xây dựng và đưa vào sử dụng trên 25 ÷ 30 năm nhiều hồ đã bị xuống cấp. Những hồ có dung tích từ 1 triệu m3 nước trở lên đều được thiết kế và thi công bằng những lực lượng chuyên nghiệp trong đó những hồ có dung tích từ 10 triệu m3 trở lên phần lớn do Bộ Thủy lợi (trước đây) và Bộ NN&PTNT hiện nay quản lý vốn, kỹ thuật thiết kế và thi công. Các hồ có dung tích từ 1 triệu ÷ 10 triệu m3 nước phần lớn là do UBNN tỉnh quản lý vốn, kỹ thuật thiết kế thi công. Các hồ nhỏ phần lớn do huyện, xã, HTX, nông trường tự bỏ vốn xây dựng và quản lý kỹ thuật. Những hồ tương đối lớn được đầu tư tiền vốn và kỹ thuật tương đối đầy đủ thì chất lượng xây dựng đập đạt được yêu cầu. Còn những hồ 4 nhỏ do thiếu tài liệu cơ bản như: Địa hình, địa chất, thủy văn, thiết bị thi công, lực lượng kỹ thuật và nhất là đầu tư kinh phí không đủ nên chất lượng đập chưa tốt, mức độ an toàn rất thấp. 1.2 Tình hình xây dựng đập ở Miền Trung Miền Trung hiện gồm 13 tỉnh thành có diện tích tự nhiên trên 10 vạn km2 chiếm 30,47% diện tích cả nước với dân số chỉ chiếm khoảng 15% cả nước, có tiềm năng kinh tế xã hội to lớn. 39 năm qua kể từ ngày đất nước thống nhất, là trên 20 năm đổi mới, miền này có những thay đổi lớn lao và nhanh chóng về mặt kinh tế - xã hội và ổn định chính trị, đời sống nhân dân được cải thiện. Do đặc điểm về địa hình [17] sườn đông dốc đứng, sườn tây thoải dần sang phía Lào và Campuchia, mặt khác do chế độ mưa thay đổi rất lớn trong năm mùa khô lượng mưa khá nhỏ, mùa mưa lượng mưa rất lớn, độ dốc địa hình lớn, dẫn tới thời gian tập trung lũ nhanh. Do đó rất nhiều hồ chứa đã được xây dựng ở vùng này. Tiêu biểu như các công trình thủy lợi: Phú Ninh (Quảng Nam), Thạch Nham, Nước Trong, Núi Ngang Quảng Ngãi,….Theo thống kê của ngành thủy lợi, số hồ chứa xây dựng ở vùng miền Trung chiếm 7 khoảng 80%. Các công trình này cấp nước tưới cho nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt, góp phần cải tạo môi trường khí hậu và hình thành nhiều khu đô thị mới, các khu du lịch văn hóa, sinh thái. Do yêu cầu cấp bách của phát triển sản xuất mà các đập lần lượt được xây dựng với nhiều đơn vị tham gia thiết kế và thi công. Qua vài năm đi vào sử dụng một số đập bộc lộ nhiều tồn tại, có đập sạt lở, trượt và vỡ ngay cả trong quá trình thi công. Đã có nhiều các cuộc hội thảo, các nghiên cứu để tìm ra các nguyên nhân xảy ra các sự cố và các biện pháp nhằm giảm thiểu và giải quyết những vấn đề tồn tại này. Đề tài này tập trung phân tích các quy trình quản lý chất lượng và đưa ra quy trình quản lý chất lượng phù hợp với các đập xây dựng trong vùng. Bảng 1-1: Thống kê một số đập đất ở khu vực miền Trung (Trích Báo cáo hội thảo an toàn đê đập, đập năm 2014, CPO, Hà Nội) TT Tên hồ Tỉnh H max (m) Năm Hoàn thành 1 Liệt Sơn Quảng Ngãi 29,0 1981 5 2 Phú Ninh Quảng Nam 40,0 1982 3 Sông Mực Thanh Hóa 33,4 1983 4 Hòa Trung Đà Nẵng 26,0 1984 5 Hội sơn Bình Định 29,0 1985 6 Biển Hồ Gia Lai 21,0 1985 7 Núi Một Bình Định 30,0 1986 8 Vực Tròn Quảng Bình 29,0 1986 9 Tuyền Lâm Lâm Đồng 32,0 1987 10 Đá Bàn Khánh Hòa 42,5 1988 11 Kẻ Gỗ Hà Tĩnh 37,4 1988 12 Khe Tân Quảng Nam 22,4 1989 13 Kinh Môn Quảng Trị 21,0 1989 14 Sông Rác Hà Tĩnh 26,8 1996 15 Đồng Nghệ Đà Nẵng 25,0 1996 16 Sông Quao Bình Thuận 40,0 1997 17 Cà Giây Cà Giây 35,4 1999 18 Ayun Hạ Gia Lai 36,0 1999 19 Sông Hinh Phú Yên 50,0 2000 20 Easoupe Thượng Đắk Lắc 27,0 2005 21 Khe Ngang Thiên Huế 15,6 2012 6 Theo thống kê bảng 1.1 thì hơn một nửa trong tổng số hồ ở khu vực đã được xây dựng và sử dụng từ 20 đến 30 năm, các hồ chủ yếu là nhỏ và vừa, nhiều hồ đã bị xuống cấp. 1.3 Tổng quan về chất lượng và chất lượng công trình xây dựng 1.3.1 Tổng quan về chất lượng công trình xây dựng 1.3.1.1 Khái niệm về công trình xây dựng "Công trình xây dựng" [2] là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công tŕnh xây dựng bao gồm công tŕnh dân dụng, công tŕnh công nghiệp, giao thông, NN&PTNT, công tŕnh hạ tầng kỹ thuật và các công tŕnh khác. Công trình xây dựng được phân nhóm và phân cấp theo thông tư số 26/2016/TTBXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng. 1.3.1.2 Chất lượng công trình xây dựng (Theo PGS.TS. Trần Chủng(2009)- Trưởng ban chất lượng tổng hội xây dựng Việt Nam. Quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. Chuyên đề 5. Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Công Trình). Chất lượng CTXD là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.[3] Đảm bảoPhù hợp Chất lượng CTXD = - An Toàn - Bền vững - Kỹ thuật - Mỹ thuật + - Quy chuẩn - Tiêu chuẩ n - Quy phạm PL - Hợp đồng Hình 1-1: Sơ đồ hóa các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng công trình xây dựng Nhìn vào sơ đồ (hình 1-4), chất lượng CTXD không chỉ đảm bảo sự an toàn về mặt kỹ thuật mà còn phải thỏa mãn các yêu cầu về an toàn sử dụng có chứa đựng yếu tố xã 7 hội và kinh tế. Ví dụ: một công trình quá an toàn, quá chắc chắn nhưng không phù hợp với quy hoạch, kiến trúc, gây những ảnh hưởng bất lợi cho cộng đồng (an ninh, an toàn môi trường...), không kinh tế thì cũng không thỏa mãn yêu cầu về chất lượng công trình. Có được chất lượng công trình như mong muốn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý (chính quyền, chủ đầu tư) và năng lực cửa các nhà thầu tham gia các quá trình hình thành sản phẩm xây dựng. Ngoài các yếu tố trên công trình phải thỏa mãn cả về mỹ thuật. Xuất phát từ sơ đồ này, việc phân công quản lý cũng được các quốc gia luật hóa với nguyên tắc: Những nội dung “phù hợp” (tức là vì lợi ích của xã hội, lợi ích cộng đồng) do Nhà nước kiểm soát và các nội dung “đảm bảo” do các chủ thể trực tiếp tham gia vào quá tŕnh đầu tư xây dựng (chủ đầu tư và các nhà thầu) phải có nghĩa vụ kiểm soát. Từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình xây dựng được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình). Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó. Một số vấn đề cơ bản trong đó là: - Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, chất lượng khảo sát, chất lượng thiết kế... - Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình. - Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng. 8 - Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng. - Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng và bảo trì công trình. - Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng... - Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án. 1.3.2 Chất lượng công trình đập đất và vấn đề liên quan Đập là công trình đầu mối hết sức quan trọng. Đập được xây dựng để ngăn các sông suối, giữ lại hàng triệu mét khối nước để tạo thành hồ chứa có nhiệm vụ cung cấp nước, thủy điện, tưới tiêu và phòng lũ. Ở nước ta, Đâp đất chiếm ưu thế hơn các đập khác là sử dụng vật liệu địa phương nên chi phí xây dựng thấp, kỹ thuật thi công đơn giản, sử dụng các thiết bị phổ biến sẵn có trong nước, công tác xử lý nền móng yêu cầu không quá phức tạp. Trong quá trình thi công chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều yếu tố thời tiết như nắng, mưa, bão và các điều kiện thi công, các điểm dừng kỹ thuật như chặn dòng, dẫn dòng thi công, phòng chống lụt bão, thời gian thi công kéo dài nhiều năm, do đó việc đảm bảo chất lượng công trình là hết sức chặt chẽ. Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng loại đập này có điểm yếu là khi nước tràn qua thì dễ gây xói, moi sâu vào thân dẫn đến bị vỡ. Ngoài ra, khi cường suất mưa lớn và kéo dài, đất thân đập bị bão hòa nước làm giảm khả năng chống đỡ, dẫn đến trượt mái và hư hỏng đập. Trong thiết kế và xây dựng đập ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn phòng lũ được xác định theo cấp công trình. Ví dụ đập cấp I chống được con lũ thiết kế có chu kỳ xuất hiện lại là 500÷1000 năm; trị số tương ứng của đập cấp II là 200 năm; cấp III: 100 năm; cấp IV: 67 năm; cấp V: 50 năm. Như vậy các đập cấp IV, V khả năng chống 9 lũ thấp, khả năng nước tràn dẫn đến vỡ đập là lớn. Ngoài ra, số lượng các đập loại này rất nhiều; việc quản lý, bảo dưỡng các đập nhỏ cũng không được chặt chẽ, bài bản như đối với các đập lớn. Thực tế đã xảy ra ở nước ta trong những năm qua là hư hỏng, sự cố và vỡ đập chỉ xảy ra ở đập vừa và nhỏ. Trong trận lũ lịch sử ở Hà Tĩnh vừa qua, đập Khe Mơ bị vỡ là một đập nhỏ, trong khi các đập lớn như Kẻ Gỗ, Bộc Nguyên, Sông Rác … vẫn an toàn. Đập dù lớn hay nhỏ khi bị vỡ đều gây ra tổn thất nặng nề cho bản thân công trình, và cho vùng hạ du. Ở các đập mà hạ du là khu dân cư hoặc kinh tế, văn hóa thì thiệt hại do vỡ đập gây ra ở hạ du lớn hơn gấp nhiều lần so với thiệt hại đối với bản thân công trình, và phải mất nhiều năm sau mới có thể khắc phục được. 1.4 Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên thế giới và Việt Nam 1.4.1 Khái quát về quản lý chất lượng công trình và các nguyên tắc quản lý quản lý chất lượng công trình Theo Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015: QLCLCTXD là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định (bao gồm: CQQLNN, chủ đầu tư, tư vấn, thi công và các bên tham gia lĩnh vực xây dựng) và pháp luật khác có liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác, sử dụng công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an toàn của công trình. Theo đó, tại Điều 4 của Nghị định quy định Nguyên tắc chung trong QLCLCTXD: 1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận. 2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan. 10 3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện. 4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật. 5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật. 6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng quy định tại Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện. 1.4.2 Vai trò của Công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng Công tác quản lý chất lượng có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp nói chung, chủ đầu tư và cơ quan nhà nước, vai trò đó được thể hiện cụ thể là: + Đối với doanh nghiệp, làm tốt công tác quản lý chất lượng, doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu và mục đích của mình thuận lợi hơn,mục đíchkhai thác mọi tiềm năng,sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm mọi nguồn lực của tổ chức, tiết kiệm thời gian và phát triển bền vững. + Đối với chủ đầu tư, CĐT là người chủ đồng vốn bỏ ra để đặt hàng công trình xây dựng, họ là người chủ đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng cho các nhà thầu trong lập dự án, khảo sát, thiết kế đến giai đoạn thi công xây lắp, vận hành, bảo trì. Vì vậy, đảm bảo và nâng cao chất lượng sẽ thỏa mãn được các yêu cầu của chủ đầu tư, tiết kiệm được vốn và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống. Đảm bảo và nâng 11 cao chất lượng tạo lòng tin, sự ủng hộ của chủ đầu tư với nhà thầu, góp phần phát triển mối quan hệ hợp tác lâu dài. + Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo chất chất lượng công trình sẽ hạn chế những sự cố công trình làm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, do đó sẽ tiết kiệm được ngân sách nhà nước trong việc khắc phục những sự cố công trình để phát triển kinh tế xã hội đồng thời phát huy hiệu quả của công trình. Hàng năm, vốn đầu tư dành cho xây dựng rất lớn, chiếm từ 20-25% GDP. V́ vậy quản lư chất lượng công trình xây dựng rất cần được quan tâm, Thời gian qua, còn có những công trình chất lượng kém, gây bất bình trong dư luận. Do vậy vấn đề cần thiết đặt ra đó là làm sao để công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng có hiệu quả. Như đã nêu, Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy, quản lý chất lượng công trình xây dựng là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Đối với công trình hồ - đập, vấn đề an toàn hồ - đập là một vấn đề cấp bách hiện nay. 1.4.3 Chất lượng công trình đập đất và sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Từ nhiều thế kỷ qua, con người đã biết xây dựng các đập ngăn sông để tạo hồ trữ nước tự nhiên, điều tiết dòng chảy phục vụ nhu cầu sử dụng nước và hạn chế lũ lụt, phát triển thủy điện, tạo môi trýờng sinh thái. Với nhiều lợi ích như vậy, nên trong những thập kỹ qua số lượng tạo đập hồ chứa nước trên thế giới được xây dựng ngày càng nhiều. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nếu trong những năm 70-80 của thế kỹ XX chúng ta mới xây dựng được một số đập lớn như Thác Bà, Hòa bính, Dầu Tiếng, Kè Gỗ…nhưng chỉ trong thập kỹ đầu của thế kỷ XXI hàng loạt các đập lớn được xây dựng với kết cấu đa dạng như đập Krông Báck thượng, Ba Hạ, Tràng Vinh, Hà Động… 12 Bên cạnh tác dụng to lớn của loại công trình này, chúng cũng chứa nhiều tiềm ẩn rủi ro Trên thế giới đã có không ít đập bị vỡ gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng lớn đến môi trường. Với lý do trên, nhiều tổ chức quốc tế đã quan tâm đến an toàn hồ đập, tổ chức về an toàn các đập lớn Thế giới (ICODL) thành lập từ năm 1928, hiện có trên 80 nước tham gia. Ở Việt Nam, Vấn đề an toàn đập vật liệu địa phương ngày càng trở nên cấp thiết và được quan tâm đúng mực hơn trong thời kì biến đổi khí hậu hiện nay. Đã có nhiều nghiên cứu được sử dụng như tài liệu tham khảo để thiết kế, thi công, đánh giá an toàn đập. Sổ tay an toàn đập được lập ra để đảm bảo tính hệ thống về an toàn đập từ các khâu thiết kế, thi công, quản lý vận hành, bảo trì, kiểm tra đánh giá mức độ an toàn đập theo định kỳ, công tác tổ chức an toàn đập và trách nhiệm đối với an toàn đập từ chủ đập đến các cấp, cơ quan quản lý, các ngành có liên quan đến an toàn đập theo quy định của Nghị định 72/ND-CP, Pháp lệnh bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi. Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến an toàn đập, nhiều hội thảo, hội nghị đã được tổ chức như: Hội thảo khoa học về " An toàn trong xây dựng đập và vận hành hồ chứa" tại trường đại học Đà Nẵng tháng 6/2012; Hội thảo đã nêu ra các vấn đề mang tính thời sự hiện nay là làm thế nào để xây dựng và vận hành an toàn, hiệu quả các công trình đập; Hội thảo về "quản lý an toàn đập" tại Nha Trang vào tháng 7/2012, hội thảo trao đổi phương thức, cách đánh giá mức độ an toàn hồ, đập và khả năng cảnh báo mất an toàn đập qua số liệu quan trắc thủy văn, địa chất, địa chấn, quan trắc công trình và trách nhiệm của các tổ chức quản lý thông qua nội dung kỹ thuật sổ tay an toàn đập; Hội thảo “Đảm bảo an toàn đập Việt Nam - Thực trạng, thách thức và giải pháp”, được tổ chức tại Hà Nội ngày 10/7/2014, nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng, nhận biết các vấn đề thách thức và đề xuất các giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập; Hội thảo khoa học “Tiêu chí đánh giá an toàn đập đất” ngày 23/07/2016 do Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức tại TP Phan Thiết, Bình Thuận. Tại hội thảo nàycác nhà khoa học báo cáo tham luận về nhiều vấn đề khác nhau như: Hướng dẫn sử dụng sổ tay an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lớn; Hồ đập Việt Nam – Một số vấn đề đặt ra và hướng giải quyết; Lũ vượt thiết kế - nguyên nhân và giải pháp; Tiêu chí đánh giá an toàn đập đất… 13 Điều đó cho thấy tầm quan trọng cực kỳ to lớn của công tác an toàn đập cũng như sự quan tâm đến vấn đề an toàn đập ở nước ta, nhất là trong mùa mưa lũ. 1.5 Tổng quan về những hư hỏng, sự cố hồ đập và nguyên nhân 1.5.1 Thực trạng công trình hồ chứa thuỷ lợi Cũng như các công trình xây dựng khác, công trình thuỷ lợi thường vẫn xảy ra những sự cố ở những thời gian, mức độ và tính chất khác nhau. Nhưng những sự cố thường gặp nhất, gây nên những tổn thất về người và của nhất, huỷ hoại môi trường lớn nhất thì có thể nói là những sự cố xẩy ra đối với hồ chứa, trong đó kể cả mục đích hồ cho sử dụng tổng hợp hoặc chỉ để tưới hay phát điện. Hồ chứa nước là loại hình công trình thuỷ lợi phổ biến nhất ở nước ta, chỉ trừ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh của đồng bằng Bắc bộ như Thái Bình, Nam Định và Hà Nam còn tất cả các tỉnh khác đều có hồ chứa. Các hồ chứa chủ yếu tập trung ở miền Trung và Tây nguyên, khoảng 80% còn lại là ở miền núi và trung du Bắc Bộ. Theo báo cáo đánh giá hiện trạng của Tổng Cục thuỷ lợi – Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Hội thảo về sự cố các công trình xây dựng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng tổ chức tháng 12/2015 tại Hà Nội: Thời gian qua, Chính phủ đã phê duyệt Chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa nước và nâng cao hiệu quả khai thác các hồ chứa (tại Văn bản số 1749/CP-NN ngày 30/10/2003 và số 1734/TTg-KTN ngày 21/9/2009). Đến nay, cả nước đã sửa chữa được 663 hồ; còn khoảng 1.150 hồ đang bị hư hỏng nặng cần được sửa chữa, nâng cấp trong giai đoạn 2016 - 20120. Kết quả phân loại thực trạng như sau: a) Các hồ chứa lớn (dung tích trữ >3,0 triệu m3 hoặc đập cao >15m): 93 hồ có đập bị thấm ở mức độ mạnh và 82 hồ có đập bị biến dạng mái; 15 hồ có tràn xả lũ bị nứt và 188 hồ có tràn xả lũ bị hư hỏng phần thân hoặc bể tiêu năng; 95 hồ hư hỏng tháp cống và 72 hồ có cống hỏng tháp van, dàn phai. Những hồ này đều có dung tích trữ lớn và đập tương đối cao, nếu lũ lớn và sự cố sẽ gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. b) Các hồ chứa vừa và nhỏ (có dung tích dưới 3 triệu m3, đập có chiều cao dưới 15m): 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất