Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm n...

Tài liệu Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại các daonh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ việt nam

.PDF
114
846
60

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ------- LÊ ĐÌNH PHƯƠNG UYÊN HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN MÃ SỐ : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN Tp. HỒ CHÍ MINH - Năm 2010 1 “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM” MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................. 6 U Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ ..................... 9 1.1. TỒNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ................................................................ 9 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển ......................................................................................9 1.1.2 Định nghĩa KTNB ..................................................................................................14 1.1.3 Bản chất của KTNB ...............................................................................................15 1.1.4 Vai trò và dịch vụ của KTNB ................................................................................16 1.1.5 Các tiêu chuẩn hành nghề KTNB ..........................................................................19 1.1.6 Mối quan hệ giữa KTNB với các bộ phận khác trong doanh nghiệp ....................21 1.1.7 Hệ thống chuẩn mực KTNB theo IIA ....................................................................23 1.1.8 Quy trình thực hiện dịch vụ đảm bảo.....................................................................24 1.1.9 Phương pháp kiểm toán..........................................................................................29 1.2. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP BHNT VÀ ĐẶC ĐIỂM KTNB TRONG DOANH NGHIỆP BHNT................................................................................................ 31 1.2.1 Tổng quan về doanh nghiệp BHNT .......................................................................31 1.2.2 Đặc điểm KTNB trong doanh nghiệp BHNT ........................................................33 1.3. KINH NGHIỆM TỔ CHỨC KTNB TẠI TRUNG QUỐC VÀ CHÂU ÂU......... 34 1.3.1 Trung Quốc ............................................................................................................34 1.3.2 Châu Âu .................................................................................................................36 1.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM...................................................... 37 2 1.4.1 Về chức năng..........................................................................................................37 1.4.2 Về tiêu chuẩn..........................................................................................................37 1.4.3 Về hệ thống chuẩn mực kiểm toán.........................................................................38 1.4.4 Các quy định pháp lý..............................................................................................38 Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP.... 39 KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ TẠI VIỆT NAM........................................ 39 2.1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA KTNB TẠI VIỆT NAM ........................................39 2.2. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ LIÊN QUAN: ...........................................................42 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BHNT ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN KTNB ..........................................................................43 2.4. THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC KTNB TẠI MỘT SỐ DN KINH DOANH BHNT TẠI VIỆT NAM..................................................................................................45 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KTNB TẠI CÁC DN KINH DOANH BHNT TẠI VIỆT NAM..................................................................................................48 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DN KINH DOANH BHNT TẠI VIỆT NAM........ 57 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN........................................................................57 3.1.1 Hội nhập quốc tế ....................................................................................................57 3.1.2 Phù hợp đặc điểm, điều kiện Việt Nam .................................................................58 3.1.3 KTNB phải giúp nâng cao giá trị tăng thêm cho DN ............................................59 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.....................................................................................60 3.2.1 Hoàn thiện môi trường pháp lý ..............................................................................60 3.2.2 Hình thành tổ chức nghề nghiệp ............................................................................63 3.2.3 Xác lập tiêu chuẩn, chức năng của KTNB và KTVNB ........................................65 3.2.4 Xây dựng hệ thống CMKTNB...............................................................................66 3.3. HOÀN THIỆN KTNB TẠI CÁC DN KINH DOANH BHNT ...............................67 3.3.1 Chức năng ..............................................................................................................67 3 3.3.2 Quy trình, phương pháp kiểm toán ........................................................................68 3.4. CÁC BIỆN PHÁP GIÚP THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KTNB TẠI CÁC DN BHNT ..........................................................................................74 3.4.1 Đối với các cơ quan Nhà nước..............................................................................74 3.4.2 Đối với Doanh nghiệp Bảo hiểm Nhân thọ............................................................76 PHỤ LỤC 1....................................................................................................................... 79 CÁC CHUẦN MỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ THEO IIA ............................................. 79 PHỤ LỤC 2....................................................................................................................... 93 CÁC CHUẦN MỰC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRUNG QUỐC..................................... 93 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT........................................................................................ 96 DANH SÁCH CÁC CÔNG TY TIẾN HÀNH KHẢO SÁT ....................................... 102 KẾT QUẢ KHẢO SÁT ................................................................................................. 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 113 4 TỪ VIẾT TẮT KTV : Kiểm toán viên KTNB : Kiểm toán Nội bộ KTVNB : Kiểm toán viên nội bộ BKS : Ban Kiểm soát KSNB : Kiểm soát nội bộ HĐQT : Hội đồng Quản trị TGĐ / GĐ: Tổng Giám đốc / Giám đốc UBKT : Ủy ban Kiểm toán DN : Doanh nghiệp ĐTNN : Đầu tư nước ngoài VN : Việt Nam KTĐL : Kiểm toán độc lập DNNN : Doanh nghiệp nhà nước NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại NH : Ngân hàng TCTD : Tổ chức Tín dụng WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới BHNT : Bảo hiểm Nhân thọ BCTC : Báo cáo Tài chính CIA : Chứng chỉ Kiểm toán viên Nội bộ Hoa Kỳ ACCA : Chứng chỉ của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh CPA : Chứng chỉ Kiểm toán viên Việt Nam HTKS : Hệ thống Kiểm soát HTKSNB: Hệ thống Kiểm soát Nội bộ KHKT : Kế hoạch Kiểm toán 5 BCKT : Báo cáo Kiểm toán CM KTNB: Chuẩn mực Kiểm toán Nội bộ 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Chủ trương mở rộng đầu tư nước ngoài của nhà nước ta đã mở ra cho các DN nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng phải đối mặt trước nhiều thách thức. Do vậy, trong quá trình kinh doanh DN / nhà quản lý phải không ngừng phân tích, đánh giá những rủi ro có thể phát sinh và đưa ra các biện pháp quản trị. Đây chính là một trong những chức năng của KTNB hiện đại. KTNB là cánh tay đắc lực trong việc đánh giá rủi ro đưa ra những nhận xét, kiến nghị hỗ trợ nhà quản lý trong việc ra quyết định. Nhận thức được tầm quan trọng của KTNB trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực Bảo hiểm Nhân thọ. Người viết chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình Kiểm toán nội bộ tại các DN kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam” làm luận văn cao học với mong muốn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận, thực trạng để từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Làm rõ lý luận liên quan đến KTNB và KTNB trong doanh nghiệp BHNT. - Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động KTNB và quy trình KTNB tại các DN kinh doanh BHNT tại VN. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc tổ chức KTNB và quy trình KTNB tại các DN kinh doanh BHNT tại VN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu là quy trình KTNB tại các Doanh nghiệp kinh doanh BHNT tại Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các DN BHNT hiện có tại Việt Nam 7 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Luận văn kết hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp thống kê. Đồng thời luận văn đúc kết thực tiễn để từ đó xây dựng KTNB phù hợp với Việt Nam. 5. Kết quả nghiên cứu của đề tài Đề tài đã đưa ra những giải pháp để xây dựng và hoàn thiện quy trình KTNB tại các DN kinh doanh BHNT tại Việt Nam. 8 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, với tư cách là Giảng viên Hướng dẫn, PGS. TS. Trần Thị Giang Tân đã tận tình hướng dẫn và đã có nhiều đóng góp ý kiến cho đề tài. Qua đây, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS. TS. Trần Thị Giang Tân, người đã tận tình hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học này. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng đã nhận được sự giúp đỡ về những thông tin bổ ích của các anh / chị Kiểm toán viên Nội bộ tại các Doanh nghiệp kinh doanh Bảo hiểm Nhân thọ tại Việt Nam đã tham vấn, trả lời bảng câu hỏi cho quá trình nghiên cứu. Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả các anh / chị đã tham gia trả lời bảng câu hỏi và tham vấn, đóng góp ý kiến; trong đó không thể không nhắc đến sự động viên và ủng hộ nhiệt tình của chồng, anh Ngô Quang Thăng. Luận văn nghiên cứu trên đối tượng là quy trình Kiểm toán nội bộ tại các DN kinh doanh BHNT tại VN. Với đặc điểm là phân tán, đa dạng và phức tạp của đối tượng nghiên cứu cùng với quy mô rất nhỏ của cuộc điều tra; nên sự đánh giá cũng chỉ đạt được ở mức độ nhất định. Do đó, có thể có những nhận định, đánh giá chưa phù hợp nên mong nhận sự đóng góp của Quý Thầy / Cô, Hội đồng phản biện và quý độc giả, nhất là các Anh / Chị làm công tác KTNB tại các DN kinh doanh BHNT để đề tài hoàn thiện hơn và tiếp tục được phát triển về sau. Tôi xin cam đoan đề tài này là do tôi nghiên cứu và thực hiện. Các dữ liệu trong đề tài là trung thực. Trân trọng, Lê Đình Phương Uyên 9 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ VÀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH BẢO HIỂM NHÂN THỌ 1.1. TỒNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ 1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển KTNB đã ra đời, phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế. KTNB đã chuyển dịch từ vai trò truyền thống là kiểm tra về tài chính, kế toán sang các hoạt động mang tính chất tư vấn và giúp quản trị rủi ro. Sự ra đời, phát triển này được thể hiện qua các giai đoạn sau: a. Giai đoạn sơ khai Các nhà sử học tin rằng, cách đây 4000 năm trước Công nguyên (TrCN), kế toán đã ra đời và được sử dụng bởi các nhà buôn và Chính phủ ở vùng Cận Đông để theo dõi các khoản thu, chi và những vấn đề về thuế. Kế tiếp, ở Trung Quốc trong những năm 1122256 Tr CN, kế toán cũng đã xuất hiện nhằm ghi chép các tài sản, công nợ. Cùng với sự xuất hiện kế toán, các chủ hội buôn cũng như các Chính phủ lo lắng các nhân viên và các quan chức do thiếu năng lực hay không trung thực đưa đến việc sai sót, biển thủ hay tham nhũng. Do vậy, đã yêu cầu có một người kiểm tra lại các ghi chép của người khác và đó là tiền đề của KTNB. Ngay cả trong Kinh Thánh (đề cập đến thời kỳ giữa năm 1800 TrCN và năm 95 sau CN) cũng lý giải chức năng cơ bản của KTNB là để kiểm soát sự trung thực: ''...vì thông thường nếu nhân viên có cơ hội để ăn cắp thì họ có thể tận dụng lợi thế này''. Hệ thống kế toán đã ra đời từ nhiều năm trước công nguyên nhằm theo dõi, ghi chép lại các giao dịch mua bán hay các quá trình sản xuất. Thế nhưng, kế toán chỉ trở thành một môn khoa học thực sự khi nguyên tắc ghi sổ kép ra đời. Hệ thống ghi sổ kép xuất hiện vào khoảng năm 1494 đã giúp phản ảnh đầy đủ các giao dịch giữa các nhà cung cấp và khách hàng và trình bày tình hình tài chính của đơn vị. Sau đó, KTNB cũng ra đời vào 10 những năm đầu của thế kỷ 15. Các KTV, làm việc cho Vua hoặc thương nhân, có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn hành vi trộm cắp, gian lận và một số sai phạm khác như ghi chép không kịp thời, chính xác các nghiệp vụ. Vì thế, trọng tâm công việc KTNB trong thời kỳ đầu là những vấn đề về tài chính và kế toán. Cùng với sự phát triển nền kinh tế, khối lượng các giao dịch ngày càng gia tăng và phức tạp, người chủ sở hữu / người quản lý không thể đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cần thiết để có thể xem xét và tổng hợp thông tin, hay kiểm tra từng giao dịch; cho nên cần phải có một bộ phận làm việc độc lập và khách quan kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra. Đó chính là tiền đề của sự ra đời KTNB mang tính chuyên nghiệp. b. Giai đoạn hình thành Cùng với sự phát triển nền kinh tế, KTNB ngày càng trở thành yêu cầu cấp thiết đối với người quản lý, số lượng KTVNB ngày càng tăng cao. KTNB hình thành rất sớm tại các quốc gia phát triển như Pháp, Anh, Úc, Hoa Kỳ,... Sau Thế chiến thứ nhất cùng sự tăng trưởng kinh doanh, nhiều sai sót, gian lận trong các BCTC cũng như hoạt động kinh doanh xuất hiện. Các KTVNB nhận thấy cần có các quy định để giúp nâng cao tính hiệu quả và hiệu lực của hoạt động. Tuy nhiên, từ khi ra đời cho mãi đến những năm đầu của thập niên 1940, khi hành nghề, KTVNB dựa chủ yếu vào kỹ thuật kiểm toán độc lập. Vì vậy, vào năm 1941 Học viện Kiểm toán viên nội bộ (IIA) được thành lập ở New York bởi một nhóm những người hành nghề KTNB. Nhóm này có nhiều điểm chung trong công việc mặc dù họ đang làm việc trong các DN và lĩnh vực khác nhau. Họ cho rằng việc áp dụng các kỹ thuật KTĐL vào KTNB là chưa đủ và cần thiết phải có sự trao đổi và chia sẻ kiến thức lẫn nhau cũng như cho rằng nghề nghiệp KTNB cần phải độc lập đối với mọi hoạt động khác của một doanh nghiệp. Vì vậy, nhiều công trình nghiên cứu đã xuất hiện. Các tài liệu đầu tiên liên quan đến lý thuyết và thực hành 11 KTNB được xuất bản vào năm 1941. Năm 1943 tạp chí đầu tiên trong lĩnh vực này cũng đã xuất hiện tại Hoa Kỳ. Sau khi thành lập vào 1941, đến năm 1947, IIA đã công bố bản Tuyên bố Trách nhiệm (A Statement of Responsibilities) đối với KTNB. Bản tuyên bố tiếp tục sửa đổi vào các năm 1957, 1971, 1990, .v.v.. Bản Tuyên bố nêu trên yêu cầu KTNB có trách nhiệm xem xét các vấn đề về kế toán và tài chính, hay những vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và cần phải đặt chúng trong đúng hoàn cảnh. Năm 1957, Bản Tuyên bố này được mở rộng đáng kể sang các vấn đề quản lý, chẳng hạn như: - Xem xét và kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ, đáng tin cậy của thông tin kế toán, tài chính; - Xác định mức độ tuân thủ của các hoạt động so với các quy định đã ban hành, kế hoạch và quy trình; - Đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng tài sản; xác định tính hợp lý của các dữ liệu kế toán và dữ liệu khác của DN; - Thẩm định tính hiệu quả các bộ phận trong thực hiện trách nhiệm được giao. Năm 1974, Học viện Kiểm toán viên nội bộ (IIA) bắt đầu cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nội bộ (CIA). Chứng chỉ này yêu cầu người dự thi phải có kinh nghiệm và phải đạt kết quả của cuộc thi với bốn chủ đề đó là: Quy trình KTNB; Kỹ năng KTNB; quản lý, kiểm soát và Công nghệ thông tin và Môi trường Kiểm toán. Một sự kiện nâng cao tầm quan trọng của KTNB là tại Hoa Kỳ, vào năm 1977, có sự ra đời của Đạo luật liên bang về chống tham nhũng ở nước ngoài (FCPA_Foreign Corrupt Practices Act). Các điều khoản của FCPA bao gồm hai mảng chính: chống tham nhũng và thực hiện minh bạch thông tin, sổ sách, tài liệu. Theo đó, FCPA nghiêm cấm các công dân và doanh nghiệp Hoa Kỳ gợi ý, chào mời, hứa hẹn hoặc biếu tặng bất kỳ các tài sản nào có giá trị cho quan chức, đảng phái nước ngoài, nhằm giành được hoặc duy 12 trì một lợi ích nào đó. Đối tượng điều chỉnh của FCPA không chỉ bao gồm công dân và doanh nghiệp Hoa Kỳ mà còn cả những cá nhân lưu trú có thẻ xanh, cũng như bất kỳ công ty nào hoạt động theo luật pháp Hoa Kỳ hoặc có địa điểm kinh doanh chính nằm ở Hoa Kỳ. Như vậy, tại Hoa Kỳ, KTNB không chỉ ra đời do yêu cầu của nhà quản trị mà còn do yêu cầu của Luật pháp nhằm nâng cao tính minh bạch của các báo cáo, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và yên tâm cho các nhà đầu tư. Chuẩn mực KTNB của IIA ban hành đầu tiên vào năm 1978, đó là chuẩn mực về thực hành nghề nghiệp của KTNB. c. Giai đoạn phát triển Đến 1990, IIA tiếp tục công bố một tuyên bố đầy đủ hơn về phạm vi của KTNB. Ngoài việc kiểm tra thông tin tài chính, KTNB còn kiểm tra và đánh giá tính đầy đủ và hữu hiệu của hệ thống KSNB trong thực hiện mục tiêu và trong quan hệ với những chính sách đã xây dựng. Ngoài ra, KTNB phải đưa ra những kiến nghị để cải tiến các nguồn lực, cải tiến các thủ tục, phát hiện những khiếm khuyết để kiến nghị các biện pháp khắc phục, .... Năm 1992, IIA ban hành hướng dẫn về hệ thống kiến thức chung cho thực hành KTNB. Có 334 kỹ năng trong 20 lĩnh vực liên quan đến việc hành nghề của kiểm toán viên nội bộ; được sắp xếp theo tầm quan trọng: khả năng suy luận, giao tiếp, kiểm toán, đạo đức, khả năng tổ chức, kiến thức xã hội, đánh giá gian lận, sử dụng máy tính, kế toán tài chính, thu thập dữ liệu, kế toán quản trị, quản trị, luật, tài chính, thuế, phương pháp nghiên cứu định lượng, tiếp thị, thống kê, kinh tế và kinh doanh quốc tế. Đến năm 1998, Đạo luật FCPA mở rộng áp dụng cả với công ty nước ngoài, cá nhân nước ngoài có hành vi tham nhũng khi kinh doanh ở Hoa Kỳ. Đạo luật được xem như là phản ứng của Chính phủ về các sai phạm của các công ty đang ngày càng tăng. Đạo luật được thông qua để ngăn chặn việc lập các quỹ đen để hối lộ. Đạo luật yêu cầu các tổ chức duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ, hoàn chỉnh và phản ánh chính xác 13 các giao dịch tài chính. Từ yêu cầu của đạo luật này, vai trò của KTNB ngày càng nâng cao. Bên cạnh các chức năng nêu trên, KTNB còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm tra và đánh giá tính hữu hiệu của HTKSNB. d. Giai đoạn hiện đại Sau hàng loạt các vụ bê bối về tài chính tại những công ty hàng đầu như Enron, Tyco International, WorldCom; IIA nhấn mạnh: "KTNB, HĐQT, ban giám đốc và bộ phận kiểm toán độc lập là nền tảng của một cơ chế quản trị DN hiệu quả hơn đang bắt buộc phải có ở các DN". Các CMKTNB của IIA đã và đang được sửa đổi để phản ánh vai trò của KTNB trong công cuộc cải tổ quản trị DN. Ngày 30/7/2002 Quốc hội Hoa Kỳ ban hành Luật Sarbanes-Oxley hay còn có tên khác là Public Company Accounting Reform and Investor Protection Act” (tạm dịch là Luật Bảo vệ Nhà đầu tư và sửa đổi chế độ kế toán ở Công ty Cổ phần), gọi tắt là SOX hoặc SarbOx. IIA là một trong những tổ chức tiên phong và có uy tín nhất trên thế giới trong việc định hướng và đặt ra khuôn khổ cho hoạt động KTNB. IIA soạn thảo và ban hành các chuẩn mực về KTNB và liên tục cập nhật các chuẩn mực này như là một thông lệ tốt nhất về KTNB. Tất cả những KTVNB là thành viên của IIA buộc phải tuân thủ các chuẩn mực và quy định về KTNB của IIA. Theo đạo luật SOX, ủy ban giao dịch chứng khoán yêu cầu nhà quản lý công ty cổ phần niêm yết phải có trách nhiệm cao hơn về độ tin cậy của các BCTC được công bố, nên đã dẫn đến sự mở rộng vai trò và trách nhiệm của KTNB. Từ đó, công việc của KTNB bao gồm cả việc phân tích và đánh giá hệ thống KSNB, cũng như kiểm tra các thông tin kế toán giữa kỳ và những thông tin khác không được xem xét bởi KTVĐL khi thực hiện kiểm toán BCTC năm. Như vậy, vai trò của KTNB ngày càng được mở rộng và nâng cao nhằm giúp hoàn thiện các chính sách và thủ tục kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động của đơn vị. Các nhà quản lý nhận thấy rằng các báo cáo về hiệu quả của các hoạt động, báo cáo về việc sử dụng và bảo vệ tài sản, báo cáo về sử dụng hữu 14 hiệu và hiệu quả các nguồn lực và hoàn thành các mục tiêu của các chương trình hay hoạt động cũng cần phải đáng tin cậy để làm cơ sở để ra quyết định. Do vậy, KTNB mở rộng sang việc chú trọng vào độ tin cậy của các báo cáo này. KTNB hiện đại hướng sự quan tâm sang các hoạt động mang tính chất tư vấn và đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý. Tóm lại, cùng với tiến trình phát triển và xuất phát từ yêu cầu quản lý, KTNB có sự chuyển hướng mạnh mẽ từ chức năng kiểm toán BCTC, sang kiểm toán tính tuân thủ, kiểm toán hoạt động và thực hiện các chức năng tư vấn nhằm đưa ra các đánh giá mang tính khách quan. 1.1.2 Định nghĩa KTNB Định nghĩa về KTNB thay đổi cùng với sự thay đổi về nhận thức, về chức năng của KTNB. Như phần lịch sử ra đời và phát triển của KTNB cho thấy, chức năng KTNB từ việc chỉ kiểm tra chi tiết ở cấp độ thấp một khối lượng lớn các nghiệp vụ tài chính sang việc kiểm tra cấp độ cao phục vụ cho chiến lược quản trị rủi ro. Nói cách khác, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế kéo theo sự phát triển của hệ thống quản trị doanh nghiệp; do vậy vai trò của KTNB cũng có những sự thay đổi nhất định để phù hợp yêu cầu của nhà quản lý. Định nghĩa mới nhất của IIA về KTNB là: “Hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính độc lập và khách quan, được thiết lập nhằm tăng thêm giá trị và cải thiện cho các hoạt động của tổ chức. KTNB giúp hoàn thành mục tiêu thông qua việc đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống và kỷ cương nhằm đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro, kiểm soát và các quá trình quản trị”. Sự thay đổi cơ bản trong vai trò của KTNB theo định nghĩa của IIA qua các năm có thể được khái quát hóa như sau: 15 Định nghĩa năm 1947 Định nghĩa năm 1981 Định nghĩa năm 1999 “KTNB là hoạt động “KTNB là một chức “KTNB là hoạt động đảm đánh giá độc lập trong năng đánh giá độc lập bảo và tư vấn mang tính một tổ chức về công tác được thiết lập trong một độc lập và khách quan, kế toán, tài chính và các tổ chức để đánh giá và được thiết lập nhằm tăng công tác khác của tổ kiểm tra các hoạt động thêm giá trị và cải thiện chức đó. Hoạt động kinh doanh của tổ chức cho các hoạt động của tổ KTNB được xem như là đó. Hoạt động KTNB chức. KTNB giúp hoàn các dịch vụ mang tính được xem như là một thành mục tiêu thông qua bảo vệ tài sản và hỗ trợ dịch vụ hỗ trợ cho chính tiếp cận có hệ thống nhằm cho Ban Giám đốc”. tổ chức đó”. đánh giá và cải thiện tính hữu hiệu trong việc quản lý rủi ro, kiểm soát và các quá trình quản trị”. 1.1.3 Bản chất của KTNB Theo các chuẩn mực hành nghề của IIA thì: “KTNB là chức năng độc lập, nằm bên trong một tổ chức để kiểm tra, đánh giá các hoạt động và đề xuất những cải tiến đối với những hoạt động của mình nhằm đạt được mục tiêu của từng đơn vị hỗ trợ các hoạt động chính của một tổ chức”. Như vậy có thể thấy, bản chất của KTNB là một bộ phận độc lập trong đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá và đề xuất những cải tiến nhằm đạt được mục tiêu chung của đơn vị. KTNB góp phần hỗ trợ cho các nhà quản lý ở các cấp để họ thực hiện quản lý hiệu quả hơn. KTNB xem xét tính hữu hiệu của HTKSNB, đảm bảo rằng hệ thống có thể giúp ngăn ngừa mọi rủi ro, gian lận có thể xảy ra giúp nhà quản lý. 16 1.1.4 Vai trò và dịch vụ của KTNB a. Vai trò của KTNB Vai trò của KTNB thể hiện qua việc góp phần quản lý rủi ro, hoàn thiện kiểm soát nội bộ và quy trình quản trị: - Quản lý rủi ro: hoạt động KTNB trợ giúp tổ chức thông qua việc nhận dạng và đánh giá những rủi ro đã được phát hiện và góp phần cải thiện việc quản lý rủi ro và hệ thống kiểm soát. KTNB sẽ giám sát và đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống quản lý rủi ro trong tổ chức; đồng thời đánh giá những rủi ro đã được phát hiện; đưa ra các lưu ý về rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức. - Giám sát nhằm hoàn thiện KSNB: KTNB giúp hoàn thiện hệ thống KSNB thông qua đánh giá sự hữu hiệu và hiệu quả để đề xuất các biện pháp cải tiến. Muốn vậy, KTVNB sẽ kiểm tra và đánh giá sự đầy đủ và tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát ở mọi hoạt động trong tổ chức. Việc đánh giá dựa trên cơ sở xem xét rủi ro; soát xét lại các hoạt động và chương trình để xác định rõ phạm vi và kết quả thực hiện xem có phù hợp với những mục tiêu đã được thiết lập và đưa ra các khuyến nghị phù hợp. - Quy trình quản trị: KTVNB phải đánh giá và đề xuất những kiến nghị để cải thiện quy trình này như: nghiên cứu và đánh giá các mục tiêu, chương trình và hoạt động quản trị xem có phù hợp và được thực hiện đầy đủ, đúng đắn không. Trên cơ sở đó, đưa ra các kiến nghị hoặc tư vấn cho cấp quản lý và các bên liên quan cải thiện quy trình quản trị của tổ chức. b. Dịch vụ của KTNB Theo quan điểm hiện đại, các hoạt động của KTNB được xem như các dịch vụ mà bộ phận này cung cấp cho tổ chức, bao gồm hai loại là dịch vụ đảm bảo và dịch vụ tư vấn. ¾ Dịch vụ đảm bảo Dịch vụ đảm bảo là việc KTVNB kiểm tra và đánh giá một cách khách quan về các bằng chứng để đưa ra ý kiến hoặc kết luận độc lập về một quá trình, hoặc một hệ thống 17 hoặc một vấn đề nào đó. Nội dung và phạm vụ của dịch vụ đảm bảo do KTVNB xác định, thông thường các dịch vụ này bao gồm các hoạt động sau: - Kiểm toán tài chính: là dịch vụ truyền thống của KTNB, được hình thành cùng với sự ra đời của KTNB. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển, dịch vụ này đã có sự tiến hóa đáng kể so với mô hình xác nhận truyền thống. Kết hợp trong dịch vụ này, phần lớn bao gồm cả kiểm toán tính tuân thủ về phương diện tài chính. - Kiểm toán hoạt động: cũng là dịch vụ truyền thống của KTNB. Việc lựa chọn phạm vi cho dịch vụ này, theo các chức năng hiện nay của KTNB, xuất phát từ quá trình đánh giá rủi ro và có lưu ý đến nguồn lực hạn chế sử dụng cho KTNB. Đối với HĐQT hoặc BKS, dịch vụ này cung cấp cho họ một sự đảm bảo về KSNB. Trong nhiều tổ chức, thông qua dịch vụ này, KTV còn đưa ra ý kiến về sự đầy đủ hoặc đánh giá chất lượng của KSNB. Đối với đối tượng được kiểm toán, KTV sẽ đưa ra những kiến nghị để sửa chữa những yếu kém đã phát hiện sao cho hoạt động hiệu quả hơn. - Kiểm toán theo yêu cầu cấp bách: dịch vụ này đang có xu hướng tăng lên do nhu cầu của các nhà quản lý cao cấp. Khác với hoạt động kiểm toán truyền thống mang tính chất định kỳ, dịch vụ này thường được KTVNB thực hiện trong những trường hợp mà nhà quản lý đã nhận biết được vấn đề rắc rối xảy ra trong tổ chức, đang tìm hiểu nguyên nhân và tìm kiếm giải pháp. Vấn đề kịp thời, đúng hạn là điều rất quan trọng trong dịch vụ này nên việc lập kế hoạch kiểm toán phải chú trọng đến yêu cầu này của nhà quản lý. Sự thành công của dịch vụ này phụ thuộc vào sự hiểu biết chính xác những gì mà nhà quản lý muốn và khi nào họ muốn thực hiện nó. Nội dung trọng tâm của dịch vụ này là điều tra về hành vi gian lận của nhân viên, nhưng cũng có thể bao gồm cả việc đánh giá về HTKS hoặc quản lý. ¾ Dịch vụ tư vấn Công việc tư vấn của KTVNB ngày càng trở nên quan trọng và trở thành một loại dịch vụ thứ hai bên cạnh dịch vụ bảo đảm trong thời gian gần đây. Trong dịch vụ này, KTV 18 đưa ra các ý kiến tư vấn hoặc trợ giúp trong việc thiết kế quy trình, huấn luyện nhân viên,... theo chương trình của mình hoặc yêu cầu của các bộ phận khác trong đơn vị. Tuy nhiên, khi thực hiện dịch vụ tư vấn, KTVNB cần đảm bảo được tính khách quan và không được chịu trách nhiệm thay cho các nhà quản lý. Qua thực tiễn về nhu cầu của các tổ chức, dịch vụ này thường bao gồm: - Đánh giá: thường được kết hợp với dịch vụ đảm bảo, vì từ việc kiểm tra và đánh giá về những hoạt động của tổ chức trong quá khứ, hiện tại, hoặc tương lai; KTVNB sẽ đưa ra những thông tin để giúp nhà quản lý có các quyết định thích hợp như đánh giá việc thiết kế các hoạt động kiểm soát,.... - Trợ giúp cho nhà quản lý: giúp nhà quản lý kiểm tra một hoạt động bất kỳ nhằm cải tiến hoạt động đó. Lúc này, KTVNB không xét đoán hay đánh giá hoạt động của tổ chức, chỉ tư vấn cho nhà quản lý để nhận biết các thế mạnh và những cơ hội để thực hiện cải tiến như xây dựng chiến lược cho tổ chức,.... - Chấn chỉnh các vấn đề tồn tại: KTV thay mặt cho bộ phận được tư vấn để chấn chỉnh lại những vấn đề đã được xác định. Tuy nhiên, dịch vụ này tạo ra những tranh luận về tính khách quan của KTV khi họ sẽ tham gia kiểm toán cho chính bộ phận đó trong tương lai. Sự phân chia các loại dịch vụ trên chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế, khi cung cấp dịch vụ cho tổ chức, KTVNB thường kết hợp giữa những dịch vụ này, như có thể thực hiện cùng lúc nhiều loại công việc trong dịch vụ đảm bảo, hoặc nhiều loại công việc trong dịch vụ tư vấn, hoặc có thể cả những công việc thuộc dịch vụ đảm bảo kết hợp với những công việc thuộc dịch vụ tư vấn. Hoạt động của KTNB hỗ trợ cho việc quản trị doanh nghiệp và không bị giới hạn ở bất kỳ phạm vi nào trong công ty. KTNB giúp phát hiện những yếu kém của hệ thống quản lý nhằm đưa ra những cách thức ngăn chặn các rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể gặp phải cả từ bên trong và ngoài công ty. Các công ty có tổ chức KTNB sẽ làm tăng niềm tin của các cổ đông, các nhà đầu tư,... vào hệ thống quản trị của tổ chức; báo cáo 19 của doanh nghiệp họ có mức độ trung thực và hợp lý cao, khả năng gian lận thấp và hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các doanh nghiệp không tổ chức bộ phận KTNB. Các hình thức kiểm toán khác nhau được sử dụng để đạt được những mục tiêu cụ thể. Đó có thể là: - Kiểm toán gian lận: cuộc điều tra gian lận xem có sự chiếm dụng tài sản, thay đổi và bỏ sót thông tin hoặc thực hiện các hành vi bất hợp pháp, đây được xem là sự cố tình. - Kiểm toán hoạt động: việc xem xét một cách hệ thống và đánh giá một tổ chức để xác định xem nó có hoạt động hữu hiệu và hiệu quả hay không? sử dụng nguồn lực có thích hợp không? Những cuộc kiểm toán có thể được thay đổi để phù hợp với bản chất và mục tiêu của hoạt động được xem xét. - Kiểm toán tuân thủ: nhằm xác định xem các giao dịch có tuân theo các quy định như Điều lệ công ty, chính sách, thủ tục hay pháp luật. Đặc điểm của kiểm toán tuân thủ là có / không có các khía cạnh của sự đánh giá. Đối với mỗi quá trình giao dịch kiểm tra, kiểm toán cuối cùng phải quyết định liệu nó có phù hợp với quy luật hay không? - Kiểm toán tài chính: là việc kiểm tra kế hoạch tài chính và quy trình báo cáo, việc tiến hành các hoạt động tài chính, độ tin cậy, tính có thực của giao dịch tài chính và chuẩn bị các BCTC. Bao gồm sự đánh giá về HTKSNB liên quan đến các chức năng tài chính. Các hoạt động của KTNB thường được nêu cụ thể tại Điều lệ của KTNB và / hoặc do HĐQT/ UBKT quyết định theo chương trình kiểm toán hàng năm. Kinh nghiệm cho thấy lĩnh vực chủ yếu của KTNB là kiểm toán hoạt động và tuân thủ. 1.1.5 Các tiêu chuẩn hành nghề KTNB Theo chuẩn mực IIA, KTVNB cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: ¾ Yêu cầu về tính độc lập, khách quan:
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng