Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở việt nam

.PDF
108
45
66

Mô tả:

Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Đỗ Thúy Phượng Hoàn thiện pháp luật Về thi đua, khen thưởng ở việt nam Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2010 Đại học Quốc gia Hà nội Khoa luật Đỗ Thúy Phượng Hoàn thiện pháp luật Về thi đua, khen thưởng ở việt nam Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hoàng Anh Hà nội - 2010 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI 6 ĐUA, KHEN THƯỞNG 1.1. Những vấn đề chung về thi đua, khen thưởng 6 1.1.1. Khái niệm, bản chất và mối quan hệ thi đua, khen thưởng 6 1.1.2. Vị trí, vai trò của thi đua, khen thưởng 14 1.2. Pháp luật về thi đua, khen thưởng 16 1.2.1. Khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay 16 1.2.2. Nội dung pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng 23 1.2.2.1. Quy định về thi đua và các danh hiệu thi đua 23 1.2.2.2. Quy định về khen thưởng và các hình thức khen thưởng 25 1.2.2.3. Quy định về thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng 32 Chương 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, 41 KHEN THƯỞNG 2.1. Kết quả thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 41 2.1.1. Kết quả thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua 41 2.1.2. Kết quả thực hiện các quy định về khen thưởng 45 2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 49 2.2.1. Hạn chế trong các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng 49 2.2.1.1. Các quy định về thi đua 49 2.2.1.2. Các quy định về khen thưởng 56 2.2.1.3. Quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị khen thưởng 62 2.2.2. Hạn chế trong tổ chức thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 67 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP 72 LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG 3.1. Mục tiêu và những quan điểm cơ bản 72 3.1.1. Mục tiêu 72 3.1.2. Những quan điểm cơ bản 73 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng 74 3.2.1. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng 74 3.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyề n , giáo dục pháp luật về thi đua, khen thưởng 81 3.2.3. Thực hiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng theo hướng đổ i mới công tác thi đua , khen thưởng 82 3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra , kiể m tra thực hiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua, khen thưởng 90 3.2.5. Kiê ̣n toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức làm thi đua , khen thưởng 91 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 PHỤ LỤC 100 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng Tổ quốc, thi đua, khen thưởng luôn là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, để giải quyết muôn vàn khó khăn của chính quyền cách mạng lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ phát động ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để diệt giặc đói, chiến dịch chống nạn mù chữ để diệt giặc dốt, tổ chức phong trào "Tuần lễ vàng", phong trào "Nam tiến" chi viện cho miền Nam kháng chiến… đây là những phong trào "thi đua đầu tiên" do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Hưởng ứng lời kêu gọi thi đua ái quốc của Người, hơn 60 năm qua toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát động và tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp, góp phần tạo động lực to lớn, cổ vũ, động viên nhân dân ta vượt lên mọi khó khăn, thử thách, chung sức, đồng lòng làm nên thắng lợi vẻ vang của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, công tác thi đua, khen thưởng đã từng bước bắt kịp với những chuyển biến của xã hội và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo động lực tinh thần to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; trong những năm qua, mỗi bước phát triển, mỗi chuyển biến, tiến bộ của đất nước, đều có sự đóng góp thiết thực của các phong trào thi đua yêu nước. Ngày nay, đất nước ta đang bước vào giai đoạn cách mạng mới, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", nhiệm vụ lớn lao đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa, vai trò của công tác thi đua, khen thưởng: Càng khó khăn thì càng phải đẩy mạnh các phong trào thi đua, làm cho thi đua và khen thưởng thực sự trở thành động lực to lớn 1 thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quan trọng như: Chỉ thị số 91-CT/TW ngày 27/6/1980 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo phong trào thi đua trong tình hình mới; Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 39-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 21/5/2004 về tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phát hiện bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến… Trên cơ sở đó, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng về thi đua, khen thưởng, như: Luật Thi đua, Khen thưởng, Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 và hiện nay là Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng (Nghị định 42/2010/NĐ-CP); Thông tư số 01/2007/TT-VPCP ngày 1/7/2007 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2005/NĐ-CP (Thông tư số 01/2007/TT-VPCP) và nhiều thông tư của các bộ, ngành, địa phương hướng dẫn thực hiện các vấn đề liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng… Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước tổ chức tốt công tác thi đua, khen thưởng, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong những năm qua. Tuy nhiên, sau hơn 6 năm thực hiện, Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định về một số nội dung liên quan đến thẩm quyền quyết định khen thưởng và đề nghị khen thưởng; về đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; mối quan hệ giữa tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; bộ máy tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp và một số nội dung khác chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực tiễn … 2 Để phát huy được vai trò, tác dụng của phong trào thi đua ái quốc trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện để tổ chức tốt hơn công tác thi đua, khen thưởng, việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng là một đòi hỏi khách quan trong việc nâng cao hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Do đó tôi chọn đề tài "Hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài Trong những năm qua, để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhu cầu học tập, nghiên cứu, một số cá nhân, tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học đã có những nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này, như: Đề tài "Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng ở đơn vị cơ sở trong quân đội hiện nay" (Bộ Quốc phòng - Năm 2008); đề tài "Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành Thanh tra trong tình hình mới" (tác giả Nguyễn Thanh Bình - Trưởng phòng Thi đua, khen thưởng, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm đề tài); một số luận văn thạc sĩ như: "Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay" (của Nguyễn Hữu Đoạt - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Năm 2007); "Đổi mới quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng ở địa phương" (của Dương Thị Thanh - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - năm 2008); "Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức ngành thi đua, khen thưởng trong gia đoạn hiện nay" (của Trần Thị Bằng - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh - 2010)… Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí (Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Tạp chí quản lý nhà nước…) và cán bộ lãnh đạo làm công tác thi đua, khen thưởng ở một số tỉnh , thành phố , đã tiến hành 3 nghiên cứu , sắp xếp, hệ thống hóa các quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, để hình thành các tài liệu mang tính cẩm nang trong thực tiễn hoạt động thi đua, khen thưởng của địa phương mình. Đã có hai hội thảo cấp quốc gia: Hội thảo năm 1999 với chủ đề "Bác Hồ với thi đua, khen thưởng", nhân kỷ niệm 50 năm thành lập Viện Huân chương (nay là Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) và hội thảo khoa học năm 2008 với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào thi đua yêu nước", nhân kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 - 11/6/2008). Các đề tài , luận văn , bài viết nói trên nhìn chung đã đề cập đến các khía ca ̣nh khác nhau của công tác thi đua, khen thưởng, đề xuất được những giải pháp để giải quyết một số vấn đề trên thực tiễn và có những đóng góp nhất định về mặt lý luận. Tuy nhiên, để đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện những quy định của pháp luật hiện hành về thi đua, khen thưởng, từ đó tìm ra những mâu thuẫn, vướng mắc trong quá trình áp dụng và đưa các quy định của pháp luật vào cuộc sống, tạo cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thi đua - Khen thưởng, việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về thi đua khen thưởng hiện nay là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, để không ngừng nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu những quy định của Luật Thi đua , Khen thưởng, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thi đua , Khen thưởng ; phân tić h , đánh giá công tác thi đua, khen thưởng trong những năm gần đây, những kết quả đã đạt được, cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình áp dụng và triển khai thực hiện pháp luật về thi đua thưởng ở Việt Nam hiê ̣n nay . 4 , khen 4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về công tác thi đua, khen thưởng; hệ thống hóa và đánh giá khái quát pháp luật về thi đua, khen thưởng từ năm 1945 đến nay , trong đó đi sâu phân tích , đánh giá những quy định pháp luật hiện hành về thi đua , khen thưởng ; đánh giá tình hình thực hiện và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi đua, khen thưởng ở nước ta hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước và những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta về công tác thi đua khen thưởng. Cơ sở thực tiễn của luận văn là thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật trong thực tiễn công tác thi đua khen thưởng ở nước ta hiện nay. Thi đua, khen thưởng là một hoạt động thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, việc nghiên cứu những nội dung liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với khảo sát đánh giá, phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổ chức nhà nước, phương pháp tâm lý xã hội học và nhiều phương pháp khác có liên quan để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n, danh mu ̣c tài liê ̣u tham khảo và phu ̣ lu ̣c , nội dung của luâ ̣n văn gồm 3 chương: Chương 1: Thi đua, khen thưởng và pháp luâ ṭ về thi đua, khen thưởng Chương 2: Tình hình thực hiện pháp luật về thi đua khen thưởng Chương 3: Mô ̣t số giải pháp góp phầ n hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về thi đua , khen thưởng. 5 Chương 1 THI ĐUA, KHEN THƢỞNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.1.1. Khái niệm, bản chất và mối quan hệ thi đua, khen thƣởng - Khái niệm thi đua Trong lịch sử xã hội loài người, để tồn tại và phát triển đến ngày nay, con người đã phải trải qua một quá trình lao đô ̣ng bền bỉ và liên tục , sự gắn kết giữa con người với con người trong quá trình lao động đã tạo nên quá trình phát triển đi lên của xã hội loài người và thi đua chính là một trong những yếu tố làm nên sự gắn kết ấy. C.Mác là người đầu tiên nghiên cứu một cách khoa học về bản chất và nội dung thi đua, ông đánh giá cao vai trò của hiệp tác trong lao động, sự hiệp lại lao động tạo ra sức mạnh tập thể lớn hơn sức mạnh của từng lao động cá nhân cộng lại, Mác viết: "Thi đua nảy nở trong quá trình hợp tác lao động, trong hoạt động chung và kế hoạch của con người với sự tiếp xúc xã hội tạo nên thi đua và sự nâng cao theo lối đặc biệt, nghị lực sinh động làm tăng thêm nghị lực riêng của từng người" [22]. Trong quá trình nghiên cứu quy luật phát triển của chủ nghĩa tư bản, Mác cũng phân tích rõ nguyên nhân làm cho thi đua là tất yếu trong nền sản xuất hiện đại theo cơ chế thị trường: "Chưa nói đến một sức sản xuất mới, xuất hiện khi nhiều sức hợp lại thành một sức chung, trong phần lớn các công việc sản xuất, ngay sự tiếp xúc xã hội cũng đã đẻ ra thi đua, cũng kích thích nguyên khí (ani-mal spirit) làm tăng năng suất cá nhân của từng người riêng rẽ, khiến cho 12 người trong một ngày lao động chung 144 giờ cung cấp được một tổng sản phẩm lớn hơn rất nhiều so với 01 công nhân làm 12 ngày liên tiếp. Đó là vì con người ta, do bản tính, nếu 6 không phải là một động vật chính trị như Aristot nói, thì dù sao cũng là một động vật xã hội [23, tr. 474]. Trên cơ sở những quan điểm nền tảng của C. Mác và Ph. Ăngghen về thi đua, V.I. Lênin đã nghiên cứu và đưa ra những quan điểm, tư tưởng cơ bản về thi đua xã hội chủ nghĩa, đó là phong trào tự nguyện, góp sức giải quyết khó khăn, xây dựng xã hội mới của quần chúng lao động được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột, V.I. Lênin coi đây là một sáng kiến vĩ đại, chính quyền cách mạng cần chăm lo, tổng kết, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm. Chủ nghĩa Mác - Lênin cũng khẳng định, thi đua không giống với cạnh tranh như quan điểm của các nhà tư tưởng tư sản thời bấy giờ, bởi vì "Cạnh tranh là cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau", V.I. Lênin viết: "Cạnh tranh là một hình thức thi đua đặc biệt mà xã hội tư bản chủ nghĩa vốn có, là sự giành giật miếng ăn, giành giật ảnh hưởng và địa vị trên thị trường giữa những người sản xuất riêng lẻ" [20, tr. 185]. Như vậy, thi đua xuất phát từ động cơ vì lợi ích tập thể, là sự đoàn kết giúp nhau cùng tiến bộ trong quá trình lao động tập thể, còn cạnh tranh xuất phát từ động cơ cá nhân, vị kỷ, là tìm cách đè bẹp đố i phương để tiến lên . Cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản có tính phủ định, nó tất yếu dẫn đến tình trạng "cá lớn nuốt cá bé", còn thi đua trong chủ nghĩa xã hội làm cho mọi người, mọi tổ chức cùng thi đua, hợp tác để phát triển. Tuy nhiên, trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của hai thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, cạnh tranh và thi đua có thể cùng tồn tại và phát huy những mặt tích cực của mình trong quá trình thúc đẩy xã hội phát triển. Vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về thi đua và thi đua xã hội chủ nghĩa vào hoàn cảnh nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng quan niệm về thi đua lên tầm tư tưởng, coi thi đua là biểu hiện của lòng yêu nước, là những hành động cụ thể của mỗi cá nhân vì lợi ích chung 7 của cộng đồng và xã hội, người nói "Thi đua là yêu nước, ai yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất" [26, tr. 473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi thi đua vốn tồn tại khách quan trong xã hội khi nói: …Tưởng lầm rằng thi đua là một việc làm khác với những công việc hàng ngày. Thật ra công việc hàng ngày chính là nền tảng thi đua. Thí dụ từ trước đến nay ta vẫn ăn, vẫn mặc, vẫn ở, nay ta thi đua ăn, mặc, ở cho sạch, cho hợp vệ sinh, cho khỏi đau ốm. Xưa nay ta vẫn làm ruộng, nay ta thi đua làm cho ruộng tốt hơn, sản xuất nhiều hơn, mọi việc đều thi đua từ như vậy [26, tr. 658]. Thi đua yêu nước dưới chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là một hình thức hợp tác sáng tạo mới giữa người với người, góp phần nảy nở và phát triển năng lực của con người. Thi đua xã hội chủ nghĩa ra đời trên cơ sở lao động tập thể, những quan hệ tương trợ và hợp tác theo tinh thần đồng chí. Nguyên tắc quan trọng nhất của thi đua xã hội chủ nghĩa là đoàn kết, hợp tác cùng phát triển, phổ biến sáng kiến kinh nghiệm; người tiền tiến thân ái giúp đỡ người chậm tiến để đạt tới sự tiến bộ chung. Thi đua xã hội chủ nghĩa không chỉ nhằm đến mục đích kinh tế, mà còn xây dựng con người mới, rèn luyện nhân cách cao đẹp cho người lao động. Vì vậy, thi đua có ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao cả, thông qua thi đua để giáo dục động viên mọi người, nâng cao lòng yêu nước, ý thức giác ngộ giai cấp, trách nhiệm công dân và tính cộng đồng xã hội. Như vậy, thi đua là một hiện tượng khách quan, là quy luật phát triển tất yếu trong quá trình hợp tác lao động của con người. Ở đâu có hợp tác lao động thì ở đó nảy sinh thi đua. Thi đua là cùng nhau đem hết tài năng, sức lực ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong chiến đấu, sản xuất, công tác hoặc học tập. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay, thi đua giữ vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo động lực 8 và là sức mạnh nội sinh để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, để ngày càng phát huy được vai trò, tác dụng của mình, thi đua cũng cần phải đổi mới đề phù hợp với từng giai đoạn cách mạng của đất nước. Luật Thi đua, khen thưởng quy định: "Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của các cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [21]. Theo khái niệm trên, thi đua trước hết là một hoạt động có tổ chức, đây là yếu tố xuyên suốt quá trình tổ chức thi đua, từ khi lập kế hoạch, xác định mục tiêu, hình thức, đối tượng, tổ chức phát động, ký giao ước thi đua, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua, biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến… Phát động phong trào thi đua là những chủ thể có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng, nội dung thi đua được thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc quy định và khi tặng các danh hiệu phải dựa trên các căn cứ, tiêu chuẩn cụ thể. Thi đua là hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tức là những cá nhân đều có thể theo ý chí của mình tham gia hoặc không tham gia các phong trào thi đua. Mặt khác, thi đua là hoạt động có mục tiêu, định hướng rõ rệt, là kết quả cuối cùng mà các phong trào thi đua hướng tới, ngoài các mục tiêu cụ thể của mỗi phong trào thi đua, các phong trào thi đua yêu nước nói chung đều vì mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - Khái niệm khen thưởng Trong bất cứ chế độ xã hội nào, việc thưởng, phạt cũng là một trong những biện pháp để định hướng chuẩn mực xã hội, nhằm nêu cao và khẳng định những hình mẫu lý tưởng. Mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi quốc gia, dân tộc... khác nhau, việc thưởng, phạt cũng không giống nhau. Ở những xã hội chưa có nhà nước, việc thưởng, phạt căn cứ vào phán quyết của cộng đồng, trong thời kỳ này việc khen thưởng chủ yếu được biểu hiện thông qua sự công nhận và tôn vinh của cộng đồng , thể hiện sự kính trọng của cộng đồng đối với cá nhân 9 và ở uy tín của cá nhân trong việc tham gia giải quyết những công việc của cộng đồng, từ đó trở thành hình mẫu tiêu biểu cho lý tưở ng sống, chuẩn mực nhân cách của cộng đồng. Khi nhà nước hình thành, việc khen thưởng chủ yếu do nhà nước ghi nhận đối với những tập thể, cá nhân đáp ứng được những tiêu chí hoặc lập được thành tích, công trạng theo những quy định do nhà nước lập ra. Khen thưởng trở thành nhu cầu, một phạm trù tất yếu cho sự tồn tại và phát triển bền vững của cộng đồng xã hội loài người. Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên và các sứ thần triều Lê, Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú có ghi lại về việc khen thưởng trong xã hội phong kiến Việt Nam, theo đó lý do mà những người được triều đình khen thưởng rất đa dạng, cụ thể là: - Khen thưởng người có công trong chiến trận. - Khen thưởng người có công trong việc đi sứ. - Khen thưởng người phò tá có công lao tài đức. - Khen thưởng người tiến cử người hiền tài. - Khen thưởng người có lời tâu đúng. - Khen thưởng người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị nể người quyền quý cấp trên. - Khen thưởng người có công làm thủy lợi. - Khen thưởng người có tài văn chương. - Khen thưởng người cao tuổi [13]. Đối tượng khen thưởng là từ quan lớn đến thường dân, từ người già đến trẻ em (11 tuổi), từ nam giới đến phụ nữ, từ người kinh đến người thuộc các dân tộc thiểu số đều được khen thưởng. Hình thức khen thưởng cũng rất đa dạng. Nếu còn sống, người được khen thưởng có thể được nhận một hoặc nhiều hình thức như: Được ban họ 10 Vua (Quốc tính), được nghi công trạng vào sử sách, được vẽ hình, được dựng bia ghi công, được phong chức, được thưởng vàng bạc, được cấp ruộng đất. Nếu người có công đã mất thì Vua đích thân làm văn tế, giảm ăn, nghỉ coi chầu một số ngày, truy phong, truy tặng hoặc gửi vàng bạc, lụa để viếng, phong quan chức cho con, cấp ruộng đất cho con cháu thờ cúng. Cách đây hơn 600 năm Nguyễn Trãi đã v iết: Nhà nước thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh; nhà nước thưởng, phạt nghiêm minh là nhà nước vững mạnh; nhà nước phạt nhiều hơn thưởng là nhà nước đang suy tàn. Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Trong một nước thưởng, phạt phải nghiêm minh thì nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công" [24, tr. 163]. Khen thưởng đúng người , đúng viê ̣c , kịp thời có tác dụng động viên , giáo dục , nêu gương ; có công thì thưởng , có lỗi thì phạt , có công mới có hu ân, phải có công huân mới khen thưởng , thưởng cái nào đích đáng cái ấy . Nguyên Tổng Bí thư Trường Chinh thì cho rằng: Khen thưởng là một vấn đề thuộc phạm trù khoa học xã hội. Công tác khen thưởng cũng như trừng phạt là một vấn đề hiện thực phát sinh và tồn tại trong quá trình phát sinh, phát triển con người. Giai cấp thống trị sử dụng nó như là một vũ khí để duy trì quyền lực thống trị của mình. Như vậy, khen là sự nhận xét, đánh giá tốt về một người nào đó, tổ chức nào đó, về cái gì, việc gì đó với ý hài lòng. Còn thưởng là tặng tiền hoặc hiện vật để tỏ ý khen ngợi và khuyến khích cá nhân hay tổ chức đã có công hay việc làm xuất sắc. Khen thưởng là việc khen và thưởng một cách chính thức, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vừa có ý nghĩa động viên về tinh thần, vừa có sự khích lệ bằng vật chất. Khen thưởng là một vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phát sinh và tồn tại trong quá trình phát triển của xã hội loài người, là vấn đề thuộc tâm lý xã hội, sinh hoạt tinh thần của con người. Do đó khen thưởng phải thể hiện 11 quan điểm quần chúng, phải có trách nhiệm cao trong việc thực hiện xét khen thưởng. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, khen thưởng vẫn giữ vai trò quan trọng, tạo động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, khuyến khích động viên mọi tầng lớp nhân dân hăng hái lập thành tích trong lao động sản xuất và công tác. Trên cơ sở lý luận về thi đua, khen thưởng, Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: "Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [21]. Mục đích căn bản của khen thưởng là khích lệ, khơi dậy một cách đúng đắn động cơ làm việc của mọi người, khiến cho họ coi việc thực hiện mục tiêu của tổ chức cũng như thực hiện nhu cầu của bản thân, từ đó làm cho tính tích cực và sáng tạo của họ tiếp tục được duy trì và phát huy, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. - Mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Thi đua là cơ sở của khen thưởng, bởi vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Thi đua là gieo trồng , khen thưởng là gă ̣t hái " và có tổ chức tốt phong trào thi đua thì kết quả khen thưởng mới cao. Khen thưởng chính xác, kịp thời, đúng người, đúng việc sẽ có tác dụng động viên cho mùa thi đua sau đạt kết quả cao hơn. Do vậy không coi nhẹ khen thưởng trong thi đua, ngược lại không có thi đua thì không có căn cứ đánh giá thành tích khen thưởng. Thi đua tốt thì có nhiều thành tích để khen thưởng, bình bầu thi đua đúng giúp cho việc khen thưởng chính xác; bình bầu thi đua không chặt chẽ, nể nang, cào bằng thì dẫn đến khen thưởng tràn lan; bình bầu thi đua chiếu lệ, không kiểm tra kỹ dẫn đến khen sai. Vì vậy muốn làm tốt công tác khen thưởng phải lãnh đạo tốt việc bình bầu thi đua ngay từ cơ sở. 12 Khen thưởng là để đánh giá phong trào thi đua quần chúng, đánh giá đúng, khen thưởng chính xác, kịp thời có tác dụng thúc đẩy phong trào thi đua phát triển mạnh mẽ; khen thưởng kịp thời, thường xuyên sẽ duy trì phong trào thi đua liên tục. Nếu đánh giá không đúng, khen thưởng sai sẽ làm mất đi động lực thi đua, khen càng cao, tác hại càng lớn, càng rộng. Thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau nhưng cũng độc lập với nhau, không phụ thuộc vào nhau. Bởi vì, không phải tất cả các hình thức khen thưởng đều xuất phát từ thi đua. Trong quá trình lao động, học tập, công tác và chiến đấu, có những tập thể, cá nhân lập được thành tích, được khen thưởng mà các thành tích ấy không bắt nguồn từ một phong trào thi đua nào, chẳng hạn như khen thưởng đối ngoại, khen người có công giúp đỡ cách mạng, khen tổng kết thành tích kháng chiến, khen đột xuất cứu người, cứu tài sản của nhà nước và nhân dân, khen thưởng người có quá trình lâu dài trong cơ quan, tổ chức đoàn thể… Thi đua là hành động cách mạng, là hành động tự nguyện, tự giác của quần chúng. Khi tham gia phong trào thi đua, mục tiêu cuối cùng mà cá nhân, tổ chức hướng tới là kết quả trong thực hiện công việc của mình, chứ không phải là để được khen thưởng, tôn vinh. Người có ý thức tự giác cao không đòi hỏi phải có hình thức động viên nào, trong kháng chiến cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có rất nhiều người đã lập được những thành tích đặc biệt xuất sắc, thậm chí không tiếc xương máu, tính mạng của mình, hi sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên của nhân dân. Những chiến công, thành tích mà họ đạt được không vì mục đích để được khen thưởng, mà xuất phát từ lòng yêu nước, vì sự bình yên của Tổ quốc và của nhân dân. Người có tinh thần thi đua cao tức là có tinh thần yêu nước cao, là người luôn có tinh thần học hỏi, suy nghĩa, tìm tòi, sáng tạo, vượt khó vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Còn việc đánh giá thành tích, khen thưởng là sự thừa nhận của tập thể, trách nhiệm của lãnh đạo, của cơ quan nhà nước có 13 thẩm quyền. Muốn làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, phải có sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy Đảng các cấp, cùng phối hợp chặt chẽ giữa vai trò vận động, tổ chức của đoàn thể chính trị - xã hội và vai trò quản lý nhà nước của chính quyền, để động viên mọi người phấn khởi, hăng hái thi đua thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Như vậy, có thể nói thi đua, khen thưởng là động lực phát triển xã hội. Làm tốt công tác thi đua và công tác khen thưởng sẽ có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, thúc đẩy nhau, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. 1.1.2. Vị trí, vai trò của thi đua, khen thƣởng - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc cũng như trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thi đua, khen thưởng luôn đóng một vai trò quan trọng, thực sự trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ các phong trào cách mạng, phát huy sức mạnh tổng hợp, động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến kiến quốc, thi đua lao động sản xuất, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Chỉ thị số 35 ngày 3/6/1998 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới công tác thi đua, khen thưởng trong giai đoạn cách mạng mới đã khẳng định rõ trong giai đoạn hiện nay, trước những thời cơ và thách thức vô cùng to lớn, công tác thi đua, khen thưởng càng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, cần tiếp tục thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh coi "thi đua, khen thưởng là động lực phát triển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới, thi đua yêu nước phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, hàng ngày" [15]. Để thi đua huy động được năng lực sáng tạo của quần chúng thì phong trào thi đua phải có mục tiêu và nội dung cụ thể, thiết thực, đồng thời cũng chính là nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, là quyền lợi của cộng đồng tập thể và trong đó có quyền lợi của mỗi cá nhân. Vì vậy, nếu không gắn 14 kết nội dung thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể thì thi đua không có sức sống và mang tính hình thức. Mặt khác, khen thưởng cũng phải đảm bảo khen đúng, chính xác và kịp thời theo nguyên tắc thành tích đến đâu khen đến đó, sử dụng đa dạng các hình thức khen thưởng cho phù hợp. Khen thưởng không kịp thời hoặc khen thưởng không đúng sẽ hạn chế tác dụng, không đảm bảo tính nêu gương, giáo dục thậm chí gây những hậu quả không tốt trong dư luận quần chúng, làm giảm hoặc mất động lực phấn đấu, nhiệt tình tham gia phong trào của các tầng lớp nhân dân. - Không chỉ là động lực của các phong trào cách mạng, thi đua, khen thưởng còn là một công cụ để quản lý nhà nước. Phát hiện, nêu gương, khen thưởng các điển hình tiên tiến chính là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý của nhà nước thông qua biện pháp thuyết phục. Những tập thể, cá nhân điển hình và những kinh nghiệm của họ đóng vai trò quan trọng để tạo ra một phong trào rộng lớn trên phạm vi cả nước và có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý nhà nước. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước một cách hiệu quả, sẽ thu hút, động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia quản lý các công việc của nhà nước và xã hội, phát huy được lòng nhiệt tình, tính sáng tạo của quần chúng, giáo dục ý thức tự giác thực hiện các nghĩa vụ công dân của họ, chính là yếu tố cốt lõi góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước. Sinh thời Bác Hồ đã từng nói: Trong mỗi con người đều có mặt thiện và mặt ác, nhiệm vụ của chúng ta là làm cho mặt thiện sinh sôi, nảy nở, mặt ác phải đẩy lùi. Suy cho cùng mọi việc lãnh đạo đề ra đều do các công dân và các tổ chức cơ sở thực hiện, vậy ai làm tốt, tập thể nào làm tốt phải biết và khen ngợi, phải tuyên dương để học tập. Có như vậy những việc tốt, việc tích cực mới nhiều lên, mới phát triển lấn át và đẩy lùi cái xấu, tiêu cực. Vì vậy, khen thưởng là một khâu quan trọng trong quá trình tổ chức và chỉ đạo nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, của mọi cơ quan, tổ chức, là biện pháp quan trọng trong việc đánh giá kết quả, thành tựu, đánh giá mức độ cống hiến của một tổ 15 chức, một cơ quan và của mỗi cá nhân. Sử dụng thi đua, khen thưởng như một công cụ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội chính là phát huy nhân tố con người trong công tác thi đua, khen thưởng, thông qua hoạt động có chủ định của con người để tác động vào các yế u tố của quá trình sản xuất , lao động, học tập, nghiên cứu khoa học và trong quá trình quản lý, lãnh đạo. Đó chính là việc phát huy sức mạnh của mỗi cá nhân và của cả tập thể vào giải quyết những vấn đề khó, những nhiệm vụ trọng tâm, bức xúc, tạo ra phong trào quần chúng để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ. - Có thể nói công tác thi đua, khen thưởng trong bất kỳ thời kỳ nào cũng có vị trí, vai trò quan trọng, là biện pháp cần thiết để xây dựng con người mới, phát triển toàn diện. Trong công tác lãnh đạo, quản lý việc tạo dựng, đẩy mạnh phong trào thi đua, hướng phong trào thi đua vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thi đua, khen thưởng có nhiệm vụ phát huy mọi nguồn lực, góp phần nâng cao năng lực và trình độ khoa học công nghệ, gắn với việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước. Tinh thần thi đua yêu nước thiết thực còn thể hiện ở ý chí rèn luyện phẩm chất chính trị, ra sức học tập, nghiên cứu khoa học, tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Thi đua tạo ra môi trường lành mạnh, củng cố, phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc. 1.2. PHÁP LUẬT VỀ THI ĐUA, KHEN THƢỞNG 1.2.1. Khái quát pháp luật về thi đua, khen thƣởng từ năm 1945 đến nay - Giai đoạn từ năm 1945 đến 1954: Sau khi giành được chính quyền, để bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ và kháng chiến chống thực dân Pháp, bên cạnh việc thực hiện các biện pháp để củng cố chính trị, kinh tế, xã 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan