Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (m&a) phù hợp với các c...

Tài liệu Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp (m&a) phù hợp với các cam kết quốc tế của việt nam

.PDF
117
417
100

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Phùng Ngọc Việt Nga Hoàn thiện pháp luật về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (M&A) phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 60 38 60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2012 Công trình được hoàn thành tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: TS> Nguyễn Hồng Thao Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 200…. Có thể tìm hiểu luận văn tại Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1 MỤC LỤC ......................................................................................................... 2 BẢNG KÝ HIỆU CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................ 5 MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ M&A .............................................................. 12 1.1. Khái niệm M&A .................................................................................. 12 1.1.1. Định nghĩa theo quy định pháp luật của một số nước .................. 13 1.1.2. Định nghĩa của một số từ điển và chuyên gia ............................... 16 1.1.3. Định nghĩa của Việt Nam.............................................................. 18 1.2. Phân biệt sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ....................................... 21 1.3. Đặc điểm hoạt động M&A ................................................................... 22 1.4. Phân loại M&A .................................................................................... 24 1.4.1. Dựa trên mối quan hệ giữa các doanh nghiệp thực hiện M&A .... 24 1.4.2. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính ............................................... 25 1.5. Các phương thức M&A........................................................................ 26 1.5.1. Phương thức chào thầu .................................................................. 26 1.5.2. Phương thức lôi kéo cổ đông bất mãn .......................................... 27 1.5.3. Phương thức thương lượng giữa các ban quản trị ......................... 27 1.5.4. Phương thức thu gom cổ phiếu ..................................................... 28 1.5.5. Phương thức mua lại tài sản công ty ............................................. 28 1.6. Động cơ thực hiện M&A ..................................................................... 29 1.6.1. Thâm nhập vào thị trường ............................................................. 29 1.6.2. Giảm chi phí gia nhập thị trường .................................................. 30 1.6.3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người ....................................... 30 1.6.4. Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường ................................. 31 1.6.5. Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả ...................................... 31 2 1.6.6. Đa dạng hóa và bành trướng thị trường ........................................ 31 1.6.7. Đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược thương hiệu ....................... 32 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A ..... 35 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về M&A ........................................ 35 2.1.1. Nhận định chung ........................................................................... 35 2.1.2. Quy định về M&A trong một số ngành luật cụ thể ...................... 36 2.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A ..................... 50 2.2.1.Cam kết trong GATS/ WTO .......................................................... 51 2.2.2. Cam kết trong khu vực ASEAN ................................................... 52 2.2.3. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư .............................. 54 2.2.4. Các cam kết quốc tế về đầu tư song phương có yếu tố tự do hoá liên quan đến M&A ................................................................................. 54 2.2.5. Hiệp định thương mại tự do có cam kết về đầu tư ........................ 55 2.3. Quy định về M&A của một số nước trên thế giới ............................... 57 2.3.1.Trung Quốc .................................................................................... 58 2.3.2. Thái Lan ........................................................................................ 65 2.3.3. Malaysia ........................................................................................ 69 2.3.4. Singapore....................................................................................... 71 2.4.5. Hoa Kỳ .......................................................................................... 74 Chương 3: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ M&A ............... 78 3.1. Thực tiễn hoạt động M&A tại Việt Nam ............................................. 78 3.1.1. Một số số liệu thống kê ................................................................. 80 3.1.2. Đặc điểm hoạt động M&A tại Việt Nam ...................................... 83 3 3.1.3. Thực tiễn quản lý nhà nước về M&A ........................................... 86 3.1.4. Một số vụ M&A điển hình tại Việt Nam ...................................... 89 3.2. Một số vướng mắc đối với hoạt động M&A xuất phát từ quy định trong nước và cam kết quốc tế .................................................................... 93 3.2.1. Về việc áp dụng trực tiếp các cam kết WTO ................................ 93 3.2.2. Thiếu hành lang pháp lý về M&A ................................................ 94 3.2.3. Vướng mắc do quy định chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật .................................................................................................. 95 3.2.4.Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp ...................................................................................................... 95 3.2.5. Vướng mắc theo quy định của Luật cạnh tranh ............................ 98 3.2.6. Vướng mắc trong việc định giá doanh nghiệp .............................. 98 3.2.7. Vướng mắc khi thực hiện M&A trong lĩnh vực ngân hàng .......... 99 3.2.8. Vướng mắc trong lĩnh vực lao động ........................................... 100 3.3. Một số đề xuất đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về M&A để phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên................................. 102 3.3.1. Mục tiêu và các nguyên tắc định hướng chính sách ................... 102 3.3.2. Những kiến nghị về xây dựng pháp luật ..................................... 104 KẾT LUẬN ................................................................................................... 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 115 Tiếng Việt .................................................................................................. 115 Tiếng Anh .................................................................................................. 115 Trang Web ................................................................................................. 116 4 BẢNG KÝ HIỆU CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT M&A Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp WTO Tổ chức thương mại thế giới FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài NHTM Ngân hàng thương mại CTCK Công ty chứng khoán TCTD Tổ chức tín dụng Thông tư 04 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước quy định về sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD ĐTNN Đầu tư nước ngoài 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam đang gia nhập ngày càng sâu và rộng với nền kinh tế thế giới. Thông qua các cam kết quốc tế, đặc biệt là các cam kết với WTO, Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số Hiệp định song phương với các quốc gia khác, Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới được thực hiện theo hai kênh cơ bản là đầu tư mới (Greenfield Investment) và mua lại và sáp nhập (mergers and acquisitions - M&A). Sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư rất quan trọng của FDI. Trong 10 năm trở lại đây, số lượng FDI được thực hiện theo hình thức này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng FDI trên thế giới (từ 57 đến trên 80% tổng FDI hàng năm trên toàn cầu). Tuy nhiên, ở Việt Nam, do thiếu hành lang pháp lý và những hạn chế về cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các công ty trong nước, hình thức đầu tư này mới chỉ được thực hiện qua một số ít dự án FDI. Vì vậy, vấn đề cần thiết hiện nay là phải xây dựng hành lang pháp lý phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam đảm bảo thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, góp phần minh bạch hóa thị trường M&A trong nước góp phần tái cơ cấu doanh nghiệp trong nước trong việc quản trị, điều hành cũng như việc tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Tác giả đã chọn đề tài nêu trên vì những lý do sau đây: (i) Mong muốn có một cái nhìn đầy đủ, có hệ thống về các cam kết của Việt Nam với các quốc gia khác liên quan đến việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. (ii) Góp phần hoàn thiện cơ sở lý‎ luận và thực tiễn M&A trong qúa trình Việt nam hội nhập kinh tế thế giới 6 (iii) Hiện nay, quy định về hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp chủ yếu được quy định trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Chứng khoán. Tuy nhiên, trong các văn bản này, các quy định chỉ mang tính nguyên tắc, còn về trình tự, thủ tục quy định cụ thể thì không có, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng được một hành lang pháp lý vừa đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết quốc tế, vừa phải quản lý tốt hoạt động đầu tư trong nước. (iv) Hoạt động sáp nhập, mua lại doanh nghiệp không chỉ là giao dịch liên quan đến quyền và lợi ích của các chủ thể giao dịch mà còn liên quan đến quyền và lợi ích của các cổ đông, các thành viên trong công ty và có tác động mạnh mẽ đến thị trường. Vì vậy, cần có những quy định hợp lý nhằm bảo vệ các cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số, xóa bỏ các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh, đảm bảo bảo hộ hợp lý nhà đầu tư trong nước. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu: Đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu các cam kết của Việt Nam trong một số điều ước quốc tế và các quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan đến việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, đặc biệt là các giao dịch sáp nhập và mua lại của các nhà đầu tư nước ngoài và xu thế các nhà đầu tư Việt nam mua lại của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây. Thông qua việc nghiên cứu, tác giả mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện khung pháp lý về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 2.2. Nhiệm vụ: - Làm sáng tỏ các quan điểm, khái niệm về đầu tư M&A, đặc điểm của hình thức đầu tư này và thực tiễn hoạt động M&A trên thế giới. 7 - Nghiên cứu các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. - Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp. - Nghiên cứu đặc điểm, xu hướng của các giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp qua các giai đoạn, tìm hiểu các yếu tố tác động đến xu hướng này. - Đưa ra các ưu điểm và nhược điểm của các quy định hiện hành của Việt Nam về M&A. - Nghiên cứu những điểm phù hợp và chưa phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp với các cam kết quốc tế. - Đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 3. Tình hình nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam Hiện nay, vấn đề về M&A đã được đề cập trong một số bài nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế. Viện Nghiên cứu thương mại, Bộ Thương mại đã có đề tài nghiên cứu về thể chế cạnh tranh trong điều kiện phát triển thị trường tại Việt Nam, đây là đề tài nghiên cứu về M&A dưới góc độ tập trung kinh tế và chống độc quyền. Báo cáo “Tập trung kinh tế ở Việt Nam: hiện trạng và dự báo” của Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Thương mại năm 2008 là một nghiên cứu khá đầy đủ về thực trạng hoạt động M&A ở Việt Nam, khuôn khổ pháp lý, những tác động có thể có của hoạt động M&A đối với tập trung kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A. Vì vậy, việc nghiên cứu các cam kết 8 quốc tế để nhằn hoàn thiện các quy định pháp luật về M&A phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam là vấn đề cần thiết được đặt ra hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Là một đề tài thuộc khoa học xã hội, luận văn được đặt trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và lấy những quan điểm của Đảng về việc xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới làm kim chỉ nam cho mọi nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Luận văn kế thừa những công trình lý luận của các học giả Việt Nam ngày nay về các lĩnh vực như: xây dựng nhà nước pháp quyền; cải cách thể chế chính trị; cải cách hành chính; cải cách tư pháp; cải cách pháp luật; dân chủ hóa đời sống xã hội; xã hội hóa nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội; xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Trên các nền tảng đó, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội như: phương pháp duy vật biện chứng, phân tích lịch sử, phân tích, tổng hợp, mô hình hóa, điển hình hóa...; và các phương pháp nghiên cứu riêng của khoa học pháp lý như: phân tích quy phạm, phân tích hệ thống, so sánh pháp luật, công thức hóa qui tắc pháp lý... 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định đặc thù của pháp luật về M&A và các cam kết quốc tế có liên quan nhằm hoàn thiện các quy định của Pháp luật Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế. Quy trình M&A bao gồm rất nhiều khâu và nhiều vấn đề phát sinh cần phải giải quyết. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động M&A theo khía cạnh các quy định pháp luật và cam kết quốc tế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 9 Nghiên cứu các cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam về M&A để đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật trong thời gian tới, Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: - Luận văn là công trình nghiên cứu một cách bao quát, có hệ thống lý luận pháp luật về M&A. - Luận văn đã phân tích và đánh giá một cách tương đối có hệ thống hiện trạng pháp luật về M&A ở Việt Nam cũng như các cam kết quốc tế của Việt Nam. - Trong phần kiến nghị những định hướng và giải pháp cơ bản, luận văn đã đưa ra được những định hướng và giải pháp cụ thể nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về M&A, góp phần minh bạch hóa thị trường M&A, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. 7. Nội dung chính của Luận văn Xuất phát từ việc nghiên cứu các cam kết quốc tế của Việt Nam, các quy định của pháp luật về M&A và kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc quản lý hoạt động M&A, từ đó, phát hiện những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam và kiến nghị hướng sửa đổi, bổ sung, Đề tài chia làm ba phần chính: - Chương 1: Tổng quan về M&A: Tại chương này, Đề tài nêu ra một số khái niệm về M&A của các quốc gia, một số nhà khoa học và của Việt Nam. Đồng thời, tại chương này, tác giả nêu ra các đặc điểm, cách phân loại, động cơ, mục đích của các doanh nghiệp khi tiến hành M&A. - Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến hoạt động M&A: Trong chương này, Đề tài tổng hợp các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A, các cam kết của Việt Nam với WTO, ASEAN và trong các Hiệp định đầu tư song phương, đa phương. Đề tài cũng tổng 10 kết kinh nghiệm của một số quốc gia như Trung Quốc, Malaisia, Singapore liên quan đến việc quản lý hoạt động M&A tại các quốc gia này. - Chương 3: Thực tiễn hoạt động M&A tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện các quy định về M&A: Tại đây, Đề tài nghiên cứu thực tiễn các làn sóng M&A tại Việt Nam trong thời gian qua, nêu ra những vướng mắc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A và nêu ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về M&A nhằm phù hợp với các cam kết quốc tế. 11 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ M&A 1.1. Khái niệm M&A Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hoạt động M&A ngày càng trở nên phổ biến. Các hoạt động M&A được tiến hành dưới nhiều cách thức và mục đích khác nhau. M&A là hoạt động kinh tế tăng trưởng mạnh từ lâu nay trên thế giới. Ở Việt Nam, hoạt động này bắt đầu chưa lâu song ngày càng sôi động và hứa hẹn một sự bùng nổ trong thời gian tới. M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquisitions được dịch là “sáp nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm” . Đây là thuật ngữ để chỉ sự mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay nhiều công ty với nhau. Các vụ sáp nhập, mua lại hiện nay đã trở thành một hình thức đầu tư thông dụng của các công ty muốn bảo vệ, củng cố và thúc đẩy vị trí của mình bằng cách sáp nhập, mua lại công ty khác từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của mình. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng thường lựa chọn hình thức M&A thực hiện việc đầu tư tại các nước nhằm tránh các thủ tục thành lập doanh nghiệp của nước đó. Mặc dù thuật ngữ “M&A” được sử dụng rất thông dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng các nước chưa có sự thống nhất một định nghĩa pháp lý chung đối với thuật ngữ này. Ở mỗi nước, có một hệ thống pháp luật khác nhau, một cách hiểu khác nhau về M&A. Sau đây, tác giả xin trình bày một số khái niệm về M&A ở một số quốc gia, một số nhà khoa học và khái niệm M&A trong các quy định của Việt Nam. 12 1.1.1. Định nghĩa theo quy định pháp luật của một số nước 1.1.1.1. Hoa kỳ Hoa Kỳ là quốc gia Liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Theo pháp luật liên bang, sáp nhập có nghĩa là sự kết hợp giữa hai công ty mà một bên hoàn toàn bị thâu tóm bởi công ty kia. Công ty kém quan trọng hơn sẽ mất đi đặc điểm nhận diện của mình và trở thành một phần của công ty quan trọng hơn nơi vẫn giữ được đặc điểm nhận diện của mình. Hoạt động sáp nhập làm lu mờ công ty bị sáp nhập và công ty được sáp nhập sẽ nắm giữ các quyền, lợi ích và trách nhiệm của công ty bị sáp nhập. Một hoạt động sáp nhập không giống với hoạt động hợp nhất mà hai công ty cùng bị mất đi những đặc điểm nhận dạng của mình và tạo nên một hình thức công ty hoàn toàn mới. Pháp luật của liên bang và của từng bang đều điều chỉnh hoạt động M&A nhằm hạn chế hoạt động sáp nhập có thể triệt tiêu cạnh tranh giữa các công ty sáp nhập. Luật Chống Tập trung kinh tế (Anti-Trust Act) (hay còn gọi là Luật Chống Tờ Rớt) giới hạn các giao dịch có thể tạo mà không khuyến khích sự cạnh tranh . Luật Chống Tập trung kinh tế của Liên bang bao gồm Luật Chống Tập trung kinh tế Sherman (Sherman Anti-Trust Act) được ban hành vào năm 1890, Luật Clayton 1914 đã bổ sung Luâ ̣t Sherman thêm bố n hành vi : cấ m phân biê ̣t đố i xử về giá , cấ m ký kế t hơ ̣p đồ ng mang tính đô ̣c quyề n hoă ̣c có nô ̣i dung ràng buô ̣c; cấ m viê ̣c chiế m vố n giữa các công ty; cấ m kiêm nhiê ̣m chức vu ̣ ) giữa công ty. Vì Hoa Kỳ theo hệ thống luật án lệ nên việc áp dụng những quy định pháp luật này còn được điều chỉnh bằng những giải thích của tòa án. 13 1.1.1.2 Cộng đồng chung Châu Âu Cộng đồng Châu Âu đã có một định nghĩa cụ thể về sáp nhập và mua lại tại Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004 (EC Merger Regulation) như sau: (i) sự sáp nhập giữa hai pháp nhân độc lập hoặc hai bộ phận của hai pháp nhân; hoặc (ii) thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản của một công ty khác; (iii) hoặc tạo ra một liên doanh mới. Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu đã đưa ra cách tính về doanh số, thủ tục cần thiết để tiến hành việc sáp nhập và mua lại một cách cụ thể. Mặc dù hệ thống pháp luật của từng quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng chung Châu Âu là khác nhau, nhưng Quy chế về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu được áp dụng chung và là văn bản có hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng quốc gia phê chuẩn. 1.1.1.3. Singapore Hoạt động sáp nhập mua lại tại Singapore được điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh Singapore 2004 (Competition Act) [12]. Luật này được đánh giá là học tập mô hình các quy định pháp lý về cạnh tranh của Cộng đồng Châu Âu và Luật Cạnh tranh của Anh Quốc 1998. Theo Luật Cạnh tranh của Singapore, hoạt động sáp nhập xảy ra khi: (a) có từ hai pháp nhân độc lập trở lên sáp nhập với nhau; (b) một hoặc nhiều thực thể hoặc các pháp nhân thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp một phần hay toàn bộ một hoặc nhiều pháp nhân khác; hoặc (c) một pháp nhân thâu tóm tài sản (bao gồm các quyền về tài sản) của pháp nhân khác (hoặc bộ phận cấu thành của pháp nhân đó) với mục đích pháp nhân đầu tiên được đặt tại vị trí thay thế toàn bộ hoặc gần như thay thế pháp nhân thứ hai trong kinh doanh tại những công việc đã được giao kết trước khi thâu tóm [12]. 14 Mô hình liên doanh cũng nằm trong phạm vi khái niệm của sáp nhập theo Luật Cạnh tranh Singapore [12]. 1.1.1.4. Canada Theo Điều 91 Luật Cạnh tranh Canada (Bản sửa đổi bổ sung năm 1985), sáp nhập được hiểu là việc mua hoặc thiết lập, trực tiếp hay gián tiếp, bởi một hay nhiều người, bằng cách mua hay thuê mua cổ phần hoặc tài sản, sự kiểm soát đối với toàn bộ hay một phần của hoạt động kinh doanh của một đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc một người nào khác bằng cách kết hợp hay liên kết hoặc hình thức khác [17]. 1.1.1.5. Trung Quốc Khái niệm “sáp nhập” (merger) được điều chỉnh tại Luật Công ty của Trung Quốc. Sáp nhập được hiểu là các hoạt động mua lại một phần tài sản hoặc vốn của một công ty khác nhưng không bao gồm các hình thức tập trung kinh tế như mua lại, liên doanh, đối tác chiến lược, thỏa thuận liên kết… Khái niệm “sáp nhập” của Trung Quốc hoàn toàn không nằm trong phạm vi khái niệm “sáp nhập và mua lại” (M&A) của Hoa kỳ. Tại Điều 20(3) của Luật Cạnh tranh Không Bình đẳng (Unfair Competition Law) quy định tập trung kinh tế chỉ xuất hiện khi “một đơn vị kinh doanh thâu tóm quyền kiểm soát một (các) chủ thể kinh doanh hoặc có thể có những ảnh hưởng mang tính quyết định tới một đơn vị kinh doanh khác”. Điều 217 của Luật Công ty Trung Quốc quy định “một bên kiểm soát thực sự” là “bất kỳ ai không cần thiết phải là cổ đông nhưng có thể nắm giữ quyền kiểm soát đối với mọi hành vi của công ty bằng công cụ quan hệ, thỏa thuận đầu tư hay biện pháp nào khác [18]. Hoạt động sáp nhập và mua lại có yếu tố nước ngoài ở Trung Quốc còn được điều chỉnh bởi Quy chế tạm thời về Sáp nhập và Mua lại Doanh nghiệp trong nước của Nhà đầu tư nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 12/04/2004 và 15 Quy chế về Sáp nhập và Phân chia Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu lực kể từ ngày 22/11/2001. 1.1.1.6. Nhật Bản Các quy định liên quan đến M&A các công ty ở Nhật Bản được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Công ty Nhật bản năm 2006 (Companies Act), Luật Chống Độc quyền Tư nhân và Tổ chức Hội chợ (Act on Prohibition of Private Monopolization and Maintenance of Fair Trade) năm 1947, Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Civil Code) năm 1989, Luật Thương mại Nhật bản (Commercial Code) năm 1911 [14]. Luật Công ty của Nhật Bản chia việc sáp nhập thành hai loại: sáp nhập (hay còn gọi là “sáp nhập nuốt” (absorption-type merger)) và hợp nhất (hay còn gọi là “sáp nhập-hợp nhất”) (Consolidation-type Merger). Sáp nhập có nghĩa là một công ty sáp nhập với một công ty khác thì công ty tồn tại sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập (bị nuốt). Còn hợp nhất là việc hai hay nhiều công ty hợp nhất lại với nhau và tạo thành một công ty mới. Công ty mới sẽ kế thừa toàn bộ mọi quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất. Để hạn chế tập trung kinh tế, Luật Chống độc quyền Tư nhân và Tổ chức Hội chợ, Điều 9 không cho phép việc thành lập một công ty mới mà công ty đó có thể có sự tập trung kinh tế. 1.1.2. Định nghĩa của một số từ điển và chuyên gia 1.1.2.1. Andrew J. Sherman trong cuốn Mergers and Acquisitions – from Ato Z đã định nghĩa M&A như sau: “Sáp nhập (Merger) là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty mà qua đó tài sản và nghĩa vụ của công ty bán được chuyển giao sang công ty mua. Mặc dù có thể có sự thay đổi về cấu trúc tổ chức nhưng công ty mua vẫn giữ được 16 bản sắc ban đầu sau cuộc sáp nhập. Thâu tóm/mua lại (acquisition) là việc mua lại một tài sản, ví dụ như một nhà máy, một chi nhánh hoặc thậm chí cả một công ty nhằm mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm”[13]. 1.1.2.2. Theo Invest Dictionary (Mỹ) “Sáp nhập và mua lại là một khái niệm chung chỉ sự kết hợp kết hợp giữa các công ty với nhau. Sáp nhập (merger) là việc hai công ty nhập thành một công ty mới, còn thâu tóm (acquisition) để chỉ việc chuyển giao sở hữu một công ty sang một công ty khác mà không xuất hiện thêm công ty mới. 1.1.2.3. Theo Small Business Dictionary (Mỹ) Một vụ sáp nhập (merger) xảy ra khi một công ty này nhận lãnh toàn bộ tài sản và nghĩa vụ nợ của công ty kia. Công ty mua lại vẫn giữ được địa vị của mình trong khi công ty bị mua lại chấm dứt sự tồn tại. Đáng chú ý, sáp nhập chỉ là một dạng thâu tóm (acquisition) đặc thù, vốn có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, như mua lại không nhất thiết là toàn bộ mà có thể là một phần chi phối trong tài sản hoặc cổ phần của công ty mục tiêu. 1.1.2.4. Theo US History Encyclopedia “Sáp nhập (merger) là sự kết hợp giữa hai công ty để hình thành một công ty mới, còn thâu tóm (acquisition) là việc một công ty này tìm cách nắm quyền kiểm soát một công ty khác”. 1.1.2.5. Theo US Law Encyclopedia “Sáp nhập và mua lại là sự kết hợp giữa hai công ty mà ở đó có một công ty hoàn toàn bị sáp nhập vào công ty. Công ty sáp nhập thâu tóm toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Tuy nhiên, sáp nhập và mua lại không đồng nghĩa với hợp nhất 17 (consolidation), khái niệm để chỉ việc hai công ty cùng lúc từ bỏ sự độc lập của mình để hợp thành một pháp nhân mới”. 1.1.3. Định nghĩa của Việt Nam. Khái niệm M&A được đề cập đến trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Lần đầu tiên, thuật ngữ sáp nhập được nhắc đến tại Điều 31 Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nghị định này không đưa ra khái niệm cụ thể cho đến khi được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003. Điều 31 Nghị định 27 quy định: “a) "Chia doanh nghiệp" là việc chia toàn bộ vốn bằng tiền và tài sản của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị chia) để thành lập hai hoặc một số doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp được chia). b) "Tách doanh nghiệp" là việc chuyển một phần vốn bằng tiền và tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị tách) để thành lập một hoặc một số doanh nghiệp mới (gọi là doanh nghiệp được tách). c) "Sát nhập doanh nghiệp" là việc một hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị sát nhập) chuyển toàn bộ bằng tiền và tài sản của mình để sát nhập vào một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khác (gọi là doanh nghiệp nhận sát nhập). d) "Hợp nhất doanh nghiệp" là việc hai hay một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (gọi là doanh nghiệp bị hợp nhất) mang toàn bộ vốn bằng tiền và tài sản của mình để hợp nhất với nhau chuyển thành một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới (gọi là doanh nghiệp hợp nhất)”. Như vậy, tuy đưa ra khái niệm về chia, tách, hợp nhất, sáp nhập (sát nhập) nhưng khái niệm này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp trong nước không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 27/2003/NĐ-CP. 18 Tiếp theo Nghị định này là Luật Cạnh tranh năm 2004. Luật Cạnh tranh là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam đưa ra khái niệm sáp nhập, hợp nhất mua lại doanh nghiệp. Khái niệm này được đưa ra nhằm mục đích hạn chế hành vi tập trung kinh tế khi việc tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp mà doanh nghiệp sau sáp nhập, hợp nhất, mua lại chiếm trên 50% thị phần trong lĩnh vực doanh nghiệp này kinh doanh. Theo quy định của Luật Cạnh tranh, nếu doanh nghiệp có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan thì doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường. Điều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. 3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Sau Luật Cạnh tranh, khái niệm sáp nhập, hợp nhất, mua lại được định nghĩa trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Đầu tư năm 2005. Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định về việc hợp nhất doanh nghiệp: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất”. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan