Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vật gi...

Tài liệu Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần vật giá việt nam”

.DOC
41
431
94

Mô tả:

1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hiện nay xã hội ngày càng phát triển và môi trường kinh doanh cũng biến đổi không ngừng. Môi trường kinh doanh ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng tác động trực tiếp và khách quan hơn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khi Việt Nam gia nhập WTO đã mang lại những cơ hội và cả những thách thức mà các doanh nghiệp phải vượt qua. Các doanh nghiệp cần phải có những chiến lược phù hợp để thích nghi với môi trường kinh doanh mới, đáp ứng những đòi hỏi của cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thế độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm về kết quả đạt được của mình. Thực tế kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chứng tỏ môi trường kinh doanh luôn vận động, biến đổi phá vỡ sự cứng nhắc của các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều tỏ ra bỡ ngỡ và lúng túng khi phải đối mặt với những biến động của môi trường kinh doanh. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu và đưa ra những phân tích môi trường chiến lược cụ thể nhằm ứng phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam là một trong những công ty hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi không ngừng từng ngày, từng giờ. Chính vì vậy những nhân tố của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tác động đến Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam cũng thay đổi theo. Qua quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam, tôi nhận thấy rằng công tác quản trị chiến lược đang gặp phải một số vẫn đề vướng mắc và khó khăn, đặc biệt là trong khâu phân tích môi trường chiến lược kinh doanh. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình là: “Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam”. 2. Xác lập các vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề chính là: “Hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam”, nhằm giải quyết những vấn đề sau: Chiến lược kinh doanh là gì ? Hoạch định chiến lược kinh doanh là gì ? Thế nào là môi trường bên trong, môi trường bên ngoài ? Quy trình hoàn thiện phân tích môi trường chiến lược kinh doanh. 2 Thực trạng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam như thế nào ? Công ty đã đạt được những thành công và hạn chế gì ? Đâu là nguyên nhân của hạn chế đó ? Những giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao khả năng phân tích môi trường chiến lược của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. 3. Các mục tiêu nghiên cứu đề tài - Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận. - Phân tích thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược tại Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác phân tích môi trường chiến lược tại Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố, điều kiện của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng tới chiến lược của công ty. Đồng thời là những nội dung, lý thuyết và phương pháp phân tích môi trường chiến lược kinh doanh tại Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam về website: vatgia.com và sản phẩm/dịch vụ chính là quảng cáo online. Hướng tới đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, các đại lý bán buôn, bán lẻ, khu vực thị trường là thị trường Việt Nam. - Phạm vi về thời gian: Các thông tin, dữ liệu trong đề tài về công ty cũng như thị trường hoạt động được thực hiện trong 3 năm gần nhất, (2009 – 2011); các giải pháp đề xuất cho 3 năm tiếp theo (2012 – 2015) và tầm nhìn 2020. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung đến việc phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong từ đó thiết lập mô thức SWOT và định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng là: Coi một sự vật hay một hiện tượng trong trạng thái luôn phát triển và xem xét nó trong mối qua hệ với các sự vật và hiện tượng khác. Cốt lõi của chủ nghĩa duy vật biện chứng là chủ nghĩa duy vật kết hợp với phép biện chứng. 3 - Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử là: Chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những mặt riêng biệt của sinh hoạt xã hội, mà nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt, các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội. Khác với những khoa học xã hội cụ thể, chủ nghĩa duy vật lịch sử không nghiên cứu những quy luật cục bộ, riêng biệt, chi phối sự phát triển của các quá trình về kinh tế, chính trị hay tư tưởng, mà nghiên cứu những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sự phát triển xã hội. - Phương pháp thống kê, phân tích là: Phương pháp sử dụng phiếu điều tra, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua các báo cáo kinh doanh, tài liệu thống kê, các công trình khoa học đã thực hiện, qua Internet… 6. Kết cấu đề tài Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Chương 3: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao khả năng phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. 4 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH. 1.1. CÁC KHÁI NIỆM, LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TMĐT. 1.1.1. Các khái niệm cơ bản. 1.1.1.1. Khái niệm chiến lược Hiện nay có khá nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng. Trên thực tế, chiến lược thường được định nghĩa theo hướng thực tiễn nhằm làm dễ dàng các quá trình thực hành trong tổ chức. Theo Jonhson & Scholes (1999): “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức về dài hạn nhằm giành được lợi thế cạnh tranh cho tổ chức thông qua việc định dạng các nguồn lực của nó trong môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu thị trường và thỏa mãn mong đợi của các bên liên quan”. (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). Theo Alfred Chandler (1962): “ Chiến lược bao hàm ấn định các mục tiêu cơ bản, dài hạn của doanh nghiệp, đồng thời áp dụng một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”. (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). Như vậy, theo Jonhson & Scholes thì chiến lược được hiểu là các định hướng trong tương lai của một tổ chức, dựa vào các nguồn lực của nó để giành được lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường. Còn theo Alfred Chandler thì chiến lược là các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp và dựa vào sự phân phân bổ nguồn lực để thực hiện được mục tiêu này. Tóm lại: Chiến lược là mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp đưa ra và cố gắng vươn tới trong tương lai nhằm giành được lợi thế cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt về giá, chất lượng sản phẩm/dịch vụ … so với đối thủ bằng cách dựa vào các nguồn lực mà công ty có được. 5 1.1.1.2. Các cấp chiến lược Chiến lược cấp công ty: Là một kiểu mẫu được thiết lập ở cấp công ty, vạch rõ các mục đích, mục tiêu, xác định các hoạt động kinh doanh mà công ty theo đuổi cũng như phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt mục tiêu của công ty. Như vậy, chiến lược cấp công ty là việc chúng ta đi định hướng chiến lược và xác định phạm vi tổng thể của doanh nghiệp. Chiến lược cấp kinh doanh (SBU): Là việc doanh nghiệp đi xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty. Nếu như công ty hoạt động đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty. Như vậy chiến lược cấp kinh doanh là phương thức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chiến lược cấp chức năng: Là những chiến lược hỗ trợ chiến lược cấp công ty. Nó được tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp và những những lĩnh vực kinh doanh. Như vậy, chiến lược cấp chức năng là việc chúng ta xác định mục tiêu và hành động tại lĩnh vực chức năng. 1.1.1.3. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược được định nghĩa là một tập hợp các quyết định và hành động được thể hiện thông qua kết quả của việc hoạch định, thực thi và đánh giá các chiến lược, được thiết kế nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn của tổ chức. (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược tổng quát 6 (Nguồn: Tác giả) Như vậy, công tác quản trị chiến lược gồm có ba bước: Thứ nhất là hoạch định chiến lược kinh doanh bao gồm việc chúng ta đi phân tích môi trường bên ngoài, phân tích môi trường bên trong, dựa vào nhiệm vụ kinh doanh để xây dựng mục tiêu dài hạn và lựa chọn mục tiêu theo đuổi. Thứ hai là thực thi chiến lược, tại bước này chúng ta phải đi xây dựng mục tiêu hàng năm, xây dựng các chính sách và phân bổ nguồn lực. Thứ ba là kiểm tra và đánh giá chiến lược, tại bước này chúng ta đi đo lường và đánh giá hiệu quả, kết quả của công tác quản trị chiến lược. 1.1.1.4. Định nghĩa môi trường chiến lược. Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp: Là một tập phức hợp và liên tục các yếu tố, lực lượng, điều kiện ràng buộc có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, vận hành và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). 1.1.2. Các lý thuyết liên quan đến đến môi trường chiến lược kinh doanh. 1.1.2.1. Cấu trúc môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hình 1.2: Cấu trúc môi trường bên ngoài (Nguồn: Tác giả) Môi trường ngành (môi trường nhiệm vụ): Là môi trường của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm một tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp. Ví dụ : Nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, ... (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). 7 Môi trường xã hội (môi trường vĩ mô): Bao gồm các lực lượng rộng lớn có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược trong dài hạn của doanh nghiệp. Ví dụ : Kinh tế, chính trị, văn hoá, luật pháp, ... (Nguồn: Slide học phần quản trị chiến lược – ĐH Thương mại). 1.1.2.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp. Môi trường bên trong doanh nghiệp được hiểu là các yếu nguồn lực và năng lực mà doanh nghiệp có được ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: Tài chính, công nghệ, thương hiệu, công tác quản trị, marketing, nghiên cứu và phát triển …. Nhưng trong phạm vi chúng ta chỉ nghiên cứu đến các yếu tố nguồn lực của lực các tác động như thế nào đến công tác phân tích môi trường chiến lược của doanh nghiệp. 1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI. 1.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam. Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, em đã phát hiện có một số công trình nghiên cứu về hoạch định chiến lược kinh doanh như: - Lê Thế Giới (2007) với "Quản trị chiến lược" của NXB Thống kê. - Nguyễn Bách Khoa (2004) với "Chiến lược kinh doanh quốc tế"của NXB Thống kê. - Ngô Kim Thanh & Lê Văn Tâm với “Quản trị chiến lược” của NXB ĐH Kinh tế quốc dân… Ngoài ra, tại trường ĐHTM cũng có khá nhiều luận văn, chuyên đề tài đã làm về đề tài có liên quan như: - Hoàng Quốc Hoàn (2011), Phân tích TOWS chiến lược phát triển thị trường của công ty TNHH nhà nước một thành viên thực phẩm Hà Nội, Chuyên đề tốt nghiệp ĐH Thương mại. 1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới. [1] Garry D.Smith, D.R.Arnold, B.G.Bizzell (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê Hà nội [2] Michael E. Porter (2006), Chiến lược cạnh tranh, Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh. [3] F.R.David (2007), Khái luận về Quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh. 8 1.3. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM. 1.3.1. Mô hình nội dung nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu vấn đề phân tích môi trường chiến lược của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam gồm có 03 bước theo mô hình như sau: Bước 1: Phân tích môi trường bên ngoài Bước 2: Phân tích môi trường bên trong Bước 3: Xây dựng các định hướng chiến lược kinh doanh Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả) 1.3.2. Phân tích các bước trong mô hình nội dung nghiên cứu. 1.3.2.1. Phân tích môi trường bên ngoài Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược vì nó ảnh hưởng đến toàn bộ các bước tiếp theo của quá trình quản trị chiến lược, đến các chiến lược được xây dựng và lựa chọn. Việc đánh giá các yếu tố bên ngoài sẽ giúp doanh nghiệp thấy được các cơ hội và mối đe dọa quan trọng để doanh nghiệp có thể soạn thảo được các chiến lược nhằm tận dụng tối đa các cơ hội và tối thiểu hóa những ảnh hưởng từ các đe dọa. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.  Môi trường vĩ mô có thế bao gồm các yếu tố sau: Ảnh hưởng của nhóm lực lượng kinh tế: Nhóm lực lượng kinh tế là các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp và do đó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sức thu hút tiềm năng của các chiến lược khác nhau. Các yếu tố chủ yếu thường được các doanh nghiệp quan tâm như: Đầu tư nước ngoài, lãi suất ngân hàng, giai đoạn chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ…. Ảnh hưởng của nhóm lực lượng văn hóa xã hội: Sự ảnh hưởng của nhóm lực lượng văn hóa xã hội là những thay đổi về địa lý, văn hóa xã hội và nhân khẩu có ảnh hưởng quan trọng đến hầu như tất cả các sản phẩm, dịch vụ, thị trường và 9 khách hàng. Và hiện nay, quảng cáo online đang là cầu nối giữa các doanh nghiệp và khách hàng, nhưng nội dung và cách thức quảng cáo cần phải phù hợp với những chuẩn mực về đạo đức, phong các sống, truyền thống văn hóa và các tập tục xã hội. Hiện nay, tại Việt Nam thói quen sử dụng internet của người Việt Nam ngày càng tăng. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp thương mại điện tự hiện nay. Ngoài ra, các công ty hoạt động về lĩnh vực thương mại điện tử cũng cần phải quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ và biểu tượng, hình ảnh, màu sắc … hiển thị trên Website của doanh nghiệp. Nếu những ngôn ngữ, biểu tượng, hình ảnh … không phù hợp với văn hóa xã hội của nước sở tại thì sẽ hoạt động kinh doanh và định hướng chiến lược của doanh nghiệp. Ảnh hưởng của nhóm lực lượng chính trị - pháp luật: Sự ảnh hưởng về lực lượng chính trị - pháp luật là những ảnh hưởng từ hệ thống các quan điểm, đường lối chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và toàn thế giới. Các yếu tố này có vai trò ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa hiện nay buộc các nhà quản trị chiến lược không những phải quan tâm đến những yếu tố hiện tại mà còn phải dự báo chính xác các xu hướng chính trị, chính phủ và luật pháp trong nước, khu vực và toàn thế giới. Đặc biệt, sau khi luật giao dịch điện tử có hiệu lực (01/3/2006) và luật công nghệ thông tin có hiệu lực (01/01/2007) đã tạo cơ hội rất lớn cho sự phát triển của thương mại điện tử và giúp cho các nhà quản trị phân tích môi trường kinh doanh và đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp không thực hiện đúng các quy định về pháp luật thì sẽ dẫn tới phải đối mặt với các phản ứng tiêu cực từ phái khách hàng. Ảnh hưởng của nhóm lực lượng công nghệ: Hiện nay xã hội ngày càng phát triển và khoa học – công nghệ đang làm cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơnảnh hưởng về công nghệ cho thấy những cơ hội và thách thức cần được xem xét trong việc xây dựng các chiến lược kinh doanh. Nhưng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự chuyển giao công nghệ đang là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thì yếu tố công nghệ đóng vai trò rất lớn trong việc đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Đặc biệt, khi hình thức thanh toán điện tử ra đời và dịch vụ thanh toán thẻ phát triển tích cực đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho các công ty thương mại điện tử phát triển.  Môi trường ngành: bao gồm các yếu tố trong ngành và có tác động quyết định đến tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành. Môi trường vi mô có năm yếu 10 tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. - Khách hàng: Hiện nay, người tiêu dùng của Việt Nam đã quen dần với việc mua sắm trên mạng. Nhưng người dùng vẫn chưa thật sự tin tưởng vào sự an toàn của việc thanh toán trực tuyến. Người tiêu dùng vẫn thích thanh toán bằng tiền mặt theo cách truyền thống nhiều hơn. Tuy nhiên thói quen mua sắm online của người tiêu dùng ngày càng tăng. Chính vì vậy mà hình thức thanh toán trực tuyến cũng có rất nhiều tiềm năng để phát triển. - Các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là doanh nghiệp khác hoạt động cùng ngành nghề thương mại điện tử với Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Họ đang tìm cách mở rộng thị phần của doanh nghiệp họ và thu hẹp thị phần của doanh ngiệp mình. Điều này gây thách thức lớn cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp để tìm ra điểm mạnh so với đối thủ để làm lợi thế cạnh tranh, đồng thời khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Từ đó, đưa ra những định hướng chiến lược cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sẽ phát triển vững mạnh trong tương lai.  Mô thức EFAS : Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài: Tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty. Để xây dựng được ma trận này cần thực hiện 05 bước sau:  Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh  Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0,0 ( Không quan trọng) đến 1.0 ( Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực ngành nghề mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1,0.  Bước 3: Xác định trọng số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, trọng số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản 11 ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu.  Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố  Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm của ma trận. Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1 1.3.2.2. Phân tích môi trường bên trong Mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng trong lĩnh vực mình kinh doanh. Việc nhận ra, đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của bản thân doanh nghiệp là điều cơ bản trong việc xây dựng chiến lược vì các chiến lược được lập ra để tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của doanh nghiệp. Theo Fred R. David các yếu tố bên trong doanh nghiệp cần nhận định đánh giá bao gồm chủ yếu các yếu tố quản trị, marketing, tài chính kế toán, sản xuất, điều hành, nghiên cứu phát triển, hoạt động hệ thống thông tin trong doanh nghiệp. Quản trị: Là công việc bao gồm các chức năng cơ bản như hoạch định, tổ chức, thực thi và kiểm soát. Phân tích các yếu tố này giúp doanh nghiệp nắm rõ các nhà quản trị cần thực hiện chức năng nào ở mỗi giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược. Marketing: là quá trình dự báo, thiết lập và thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Để từ đó doanh nghiệp đưa ra những luận cứ để phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp và định hướng chiến lược trong những năm tới. Tài chính – kế toán: điều kiện tài chính thường được xem là phương pháp đánh giá vị thế cạnh tranh tốt nhất của doanh nghiệp. Để xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp ở yếu tố này, cần đánh giá các yếu tố như khả năng về nguồn vốn hiện tại so với yêu cầu của việc thực hiện các kế hoạch, chiến lược, khả năng huy động từ bên ngoài, tình hình phân bổ và sử dụng vốn, kiểm soát chi phí… Nghiên cứu và phát triển (R&D): Là hoạt động nhằm phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, cải tiến quy trình sản xuất để giảm bớt chi phí. Nếu hoạt động này thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thì công tác nghiên cứu và phát triển đóng vai trò to lớn trong sự thành công của doanh nghiệp. Hệ thống thông tin: Đánh giá điểm mạnh/điểm yếu trong hệ thống thông tin trong doanh nghiệp là khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá các yếu tố bên trong 12 của doanh nghiệp vì hệ thống thông tin là nền tảng của tất cả doanh nghiệp. Hệ thống thông tin giúp thu thập các dữ liệu bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, giúp theo dõi thay đổi của môi trường, nhận ra mối đe dọa trong cạnh tranh và hỗ trợ cho việc ra quyết định quản trị. Các nội dung cần đánh giá là sự phù hợp của hệ thống thông tin với nhu cầu, mức độ tin cậy của nguồn cung cấp thông tin…  Mô thức IFAS : Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp: Qua việc phân tích môi trường bên trong của doanh nghiệp sẽ xác định được điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp. Việc đánh giá tổng hợp các yếu tố môi trường nội bộ thông qua mô thức IFAS gồm 5 bước:  Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của doanh nghiệp.  Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng được ấn định cho mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối chủ yếu của yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp. Không kể yếu tố đó là điểm mạnh hay điểm yếu bên trong, thì các yếu tố được xem là có ảnh hưởng càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp thì có độ quan trọng càng cao.  Bước 3: Xếp loại cho từng nhân tố từ 1 (thấp nhất) đến 4 (cao nhất) căn cứ vào đặc điểm hiện tại của doanh nghiệp đối với các nhân tố đó. Việc xếp loại ở bước này căn cứ vào đặc thù của doanh nghiệp trong khi tầm quan trọng ở bước 2 phải căn cứ vào ngành hàng.  Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với điểm xếp loại của nó nhằm xác định số điểm quan trọng của từng yếu tố.  Bước 5: Xác định tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp bằng cách cộng điểm quan trọng của từng biến số. Tổng số điểm quan trọng của doanh nghiệp xếp loại 1.0 đến 4.0; với 2.5 là mức trung bình Đánh giá: Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố có trong ma trận, cao nhất là điểm 4 và thấp nhất là điểm 1 1.3.2.3. Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh. Mô thức SWOT được xây dựng bằng cách liệt kê, đánh giá và tổng hợp các yếu tố nội tại của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (những điểm mạnh, điểm yếu) và các yếu tố bên ngoài của môi trường kinh doanh (những cơ hội, đe dọa). Sau đó sẽ so sánh những cặp kết hợp có liên quan để tìm ra những cặp phối hợp logic. Các cặp phối hợp logic sẽ cho phép xem xét những phương án khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Tóm lại, quy trình tạo lập SWOT gồm 5 bước: 13  Bước 1: Liệt kê các cơ hội thông qua nghiên cứu môi trường bên ngoài.  Bước 2: Liệt kê các thách thức thông qua nghiên cứu môi trường bên ngoài.  Bước 3: Liệt kê các thế mạnh bên trong.  Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong.  Định hướng chiến lược Định hướng chiến lược là việc doanh nghiệp đi các định mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình là gì? Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp cần dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình như: Năng lực lao động vượt trội, chất lượng sản phẩm/dịch vụ, đổi mới vượt trội, sự phản hồi tốt của khách hàng, …. Sau đó căn cứ vào lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đi xác định phương thức cạnh tranh đó là cạnh tranh về giá hay cạnh tranh về sự khác biệt hóa. Cuối cùng doanh nghiệp đi xác định nguồn lực thể thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp muốn đạt được. 14 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM. 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam – Viet Nam Price Joint Stock Company được thành lập ngày 20/08/2006, tại thời điểm này đã có rất nhiều người cho rằng “Người Việt sẽ không bao giờ mua đồ trên Internet đâu”. Tuy nhiên, tính cho đến thời điểm này thì Website: vatgia.com hiện đang là website thương mại điện tử số 01 tại Việt Nam. - Trụ sở: Số 51 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội. - Chi nhánh: - Đường Cộng Hòa - Tân Bình - Tp Hồ Chí Minh. - Lưu Quý Kỳ - Hải Châu - Đà Nẵng. - Mã số thuế: 0102015284 – Ngày cấp: 21/8/2006 - Giấy phép thiết lập TTĐT số 303/GP-BC, cấp ngày 17/7/2007 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp. Chức năng chính của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam là: Xây dựng những hệ thống trên Internet để cung cấp đúng thông tin, hàng hóa cho đúng người, đúng lúc, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Giúp cho con người chia sẻ thông tin với chi phí rất thấp. Internet là một thế giới vẫn còn rất nhiều tiềm năng, cơ hội phát triển, thực hiện ước mơ phục vụ cho con người, xã hội và làm giàu, được chia sẻ đồng đều cho mọi người trẻ tuổi. Còn nhiệm vụ của công ty cô phần Vật giá Việt Nam là làm thế nào để công ty trở thành công ty số 01 hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử giúp cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Và trở thành công ty số 01 giúp kinh doanh hiệu quả hơn qua Internet. 15 2.1.3. Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp. Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự) Nhìn vào hình 2.1, ta có thể thấy cấu trúc tổ chức của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam là cấu trúc tổ chức theo bộ phận. Công ty được chia thành các dự án và mỗi dự án đảm nhận thực hiện một chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Mô hình cấu chúc tổ chức này giúp cho công ty nêu bật vai trò của từng dự án, đơn giản hóa việc đào tạo, huấn luyện nhân sự và dễ kiểm soát. Nhưng bên cạnh đó hạn chế của cấu trúc này là tính phối hợp giữa các dự án, bộ phận chức năng còn kém và tầm nhìn bị hạn chế. 2.1.4. Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của người ngày càng được cải thiện và nâng cao. Internet ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với đại đa số người dân Việt Nam. Chính vì dự đoán được sự phát triển của Internet mà Công ty cổ 16 phần Vật giá Việt Nam đã quyết định lựa chọn ngành nghề kinh doanh là Thương mại điện tử. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009 đến 2011. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 03 năm từ 2009 đến 2011 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2010/2009 2011/2010 STT Chỉ tiêu Mã (1) (2) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) (3) 2009 (4) 2010 (5) 2011 (6) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 01 90.356 113.952 98.690 23.596 26 (15.262) (13,4) 10 90.356 113.952 98.690 23.596 26 (15.262) (13,4) Giá vốn hàng bán 11 68.901 95.386 79.927 26.485 38,4 (15.458) (19,3) 20 21.454 18.566 18.762 (2888) (13,5) 196 2 21 837 1.026 3.153 189 22,5 2127 207 3.4 65 3.4 65 2.295 2.295 5.399 4.709 (1170) (1170) (34) (34) 3104 2414 135 105 24 17.746 16.785 15.639 (961) (5,4) (1146) (6.8) 30 594 511 877 (83) (14) 366 72 32 176 34 (142) (81) 40 (35) 10 45 128 50 559 522 (37) (6,6) 355 68 1 2 3 4 5 6 7 8 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính - trong đó: Chi phí lãi vay 22 23 Chi phí quản lý kinh doanh 02 311 411 Lợi nhuận thuần từ 0(13 hoạt động kinh doanh 1) (30=20+21-22-24) (93) 9 11T hu nhậ Chi phí khác p khác 10 Lợi nhuận khác (40=3112 32) 13 Tổng lợi nhuận kế toán 877 17 trước thuế (50=30+40) 14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51 10 5 130 219 25 24 89 68,4 15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51) 60 454 391 658 (63) (14) 267 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng kết quả kinh doanh trong 03 năm từ 2009 đến 2011 ta thấy: Doanh thu của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2010, từ 90.356 triệu đồng lên 113.952 triệu đồng (tăng 26%) nhưng lợi nhuận sau thuế thì lại giảm từ 454 triệu xuống còn 391 triệu (giảm 14%). Nguyên nhân là do trong thời gian này Công ty chi khá nhiều tiền để đâu tư nghiên cứu phát triển công nghệ và kỹ thuật, từ đó thay đổi giao diện, các ứng dụng tiện ích, … giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm trên Website: vatgia.com, để từ đó cạnh tranh với các đối thủ, nhưng bên cạnh đó công ty vẫn chưa cắt giảm được tối đa các chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý. Còn từ năm 2010 đến năm 2011, ta lại thấy doanh thu lại giảm xuống từ 113.952 triệu đồng xuống còn 98.690 triệu đồng (giảm 13,4%), nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng lên từ 391 triệu lên 658 triệu đồng (tăng 68%). Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư về tài chính có hiệu quả, trong khi đó các chi phí đều được cắt giảm tối đa, đặc biệt là chi phí quản lý. Chính vì thế mà tuy rằng doanh thu giảm nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng lên. Như vây, tuy rằng trong năm 2011 lợi nhuận của công ty tăng lên rõ rệt nhưng các nhà quản trị cần phân tích môi trường chiến lược kinh doanh kỹ càng hơn, bao gồm cả môi trường bên trong và môi trường doanh nghiệp một các kỹ càng hơn và mang tính thực tế nhiều hơn để từ đó cắt giảm các chi phí một cách tối đa và có những định hướng chiến lược phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ hiện nay. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM. Phương pháp nghiên cứu mô tả cách thức, mục đích, nội dung để tiến hành thu thập các thông tin. Trong luận văn này, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu 68,2 18 và phương pháp phân tích dữ liệu để tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng môi trường chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. 2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu. 2.2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp là phương pháp được tiến hành bằng việc sử dụng phiếu điều tra và phỏng vẫn chuyên gia  Phương pháp điều tra trắc nghiệm Mục tiêu điều tra: Nhằm thu thập thông tin, dữ liệu cần thiết về công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Đối tượng điều tra: Phát ra 10 phiếu điều tra cho một số đối tượng trong ban lãnh đạo của công ty, và một số cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Vật giá Việt Nam. Cách thức phát là phát tận tay trực tiếp, sau đó thu thập lại rồi tổng hợp kết quả điều tra và đưa ra kết luận. Nội dung điều tra: Các vấn đề được đề cập trong phiếu điều tra trắc nghiệm liên quan đến phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam.  Phương pháp điều tra phỏng vấn Đây là phương pháp trực tiếp đến công ty hỏi, phỏng vấn các nhà quản trị trong công ty nhằm thu thập thông tin sâu hơn về vấn đề phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam Mục tiêu điều tra: Nhằm tăng tính khách quan của luận văn, nên cần tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia trong việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh Đối tượng điều tra: Giám đốc và các trưởng phòng của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Nội dung điều tra: Chủ yếu liên quan đến các thông tin về thực trạng công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty, và các mặt làm được, chưa làm được. 2.2.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Đây là phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu đã được công bố trên báo, website, tài liệu của cơ quan thực tập như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam, các nghiên cứu trước đây như luận văn, giáo trình, bài giảng có liên quan. 2.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. Sử dụng phần mềm chuyên dụng Excel, Word, ứng dụng văn phòng để phân tích, và tính toán các kết quả ra dưới dạng con số cụ thể, từ đó đưa ra các kết luận dưới dạng tổng quát đối với vấn đề đang nghiên cứu. 19 2.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT GIÁ VIỆT NAM. 2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. 2.3.1.1. Ảnh hưởng của môi trường vĩ mô. Hiện nay, kinh tế nước ta trong những tháng đầu năm còn bị chi phối bởi những khó khăn nội tại, cộng vào đó là suy thoái kinh tế thế giới đang gia tăng. Ngân hàng vẫn hạn chế cho vay (mức tăng trưởng tín dụng 17% chỉ dành cho các ngân hàng cấp 1, trong những năm trước tăng trưởng vào khoảng 35-50%). Mặt khác doanh nghiệp bị sức ép của lạm phát trên giá nguyên liệu thô, tiền lương, phí quản lý và đầu ra, nhưng không thể tăng giá bán sản phẩm. Vấn đề này đã mang đến những thách thức và những khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam nói riêng. Môi trường kinh tế luôn luôn thay đổi khiến cho công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Vật giá Việt Nam cũng trở nên gặp rất nhiều vướng mắc và khó khăn. Môi trường kinh tế thì luôn thay đổi nhưng chính sách – luật phát về thương mại điện tử thì không có nhiều thay đổi. Sau khi ban hành: Luật giao dịch điện tử (hiệu lực từ 01/3/2006) và Luật công nghệ thông tin (hiệu lực từ 01/01/2007) và một số nghị định thì cho đến nay nhà nước ta chưa có nhiều thay đổi nhiều hệ thống luật phát của ngành nghề thương mại điện tử. Việc này giúp cho việc phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của các công ty hoạt động về lĩnh vực thương mại điện nói chung và Công ty cổ phần Vật giá nói riêng tử bớt khó khăn hơn. Về văn hóa xã hội, hiện nay tỉ lệ người sử dụng internet đang tăng cao. Đây được coi là một thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử nói chung và Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam nói riêng. Nhưng bên cạnh đó thói quen mua sắm và sử dụng các dịch vụ qua Internet của người tiêu dùng vẫn chưa cao vì họ chưa thực sự tin tưởng vào phía doanh nghiệp bán những sản phẩm dịch vụ. Vì vậy đây chính là trở ngại lớn đối với Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Việc hoàn thiện ngôn ngữ trên Website giúp khách hàng có dễ dàng tìm kiếm thông tin trên trang Web. Đồng thời khi thiết kế giao diện của trang Web thì các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đên các biểu tưởng và màu sắc, vì nếu các doanh nghiệp sử dụng các biểu tượng, màu sắc trên Website của mình không phù hợp với văn hóa thì nó sẽ gây phản cảm đối với khách hàng. Về công nghệ thì có thể nói công nghệ kỹ thuật đóng vai trò rất to lớn tới sự phát triển của Các công ty hoạt động về lĩnh vực thương mại điện tử và trong số đó có Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam. Khi nói đến công nghệ trong thương mại 20 điện tử thì chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố như: Tình hình phát triển internet, bản quyền phần mềm, an ninh và an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, công nghệ cho thanh toán điện tử…. Nếu số lượng người sử dụng internet ngày càng tăng, an ninh và anh toàn trong giao dịch thương mại điện tử được đảm bảo cao thì sẽ giúp cho các công ty thương mại điện tử nói chúng và công ty cổ phần Vật giá Việt Nam nói riêng tạo được lòng tin với khách hàng. Tóm lại, những yếu tố của môi trường vĩ mô luôn luôn thay đổi, chính vì thế Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam cần phải linh hoạt trong công tác phân tích môi trường chiến lược kinh doanh của mình và từ đó đưa ra được các định hướng chiến lược phù hợp, đúng đắn và mang lại hiệu quả cao. 2.3.1.2. Ảnh hưởng của môi trường ngành. Yếu tố khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các công ty thương mại điện tử, và công ty cổ phần Vật giá Việt Nam cũng không ngoại lệ. Hiện nay, khách hàng vẫn chưa thật sự tin tưởng vào việc mua sắm online, vì họ sợ rằng sẽ mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng, hàng trên mạng và hàng bên ngoài không giống nhau, mua trên mạng thì đắt hơn bên ngoài …. Như vậy, khách hàng rất quan trọng, vì họ là người nuôi sống doanh nghiệp, vì thế công ty cổ phần Vật giá Việt Nam cần phải tìm hiểu kỹ về tập khách hàng của mình và đưa ra những nhận định, phân tích để tìm ra được định hướng chiến lược nào công ty cần theo đuổi. Về đối thủ cạnh tranh, hiện nay lĩnh vực thương mại điện tử không còn quá xa lạ nữa và trên thì trường Việt Nam có rất nhiều công ty đang hoạt động về lĩnh vực này. Các công ty cạnh tranh nhau gay gắt để dành lấy thị trường về mình. Những website đang là đối thủ cạnh tranh lớn nhất với website: vatgia.com của Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam phải kể đến như: chodientu.vn, solo.vn, megabuy.vn, …. 2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường bên trong. Môi trường bên trong là môi trường nội tại của công ty, đánh giá môi trường nội tại của công ty là đi đánh giá các nguồn lực bên trong của công ty. Nó bao gồm: Nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, uy tín thương hiệu. Hiện nay, tại công ty cổ phần Vật giá Việt Nan số lượng nhân viên đã lên đến hơn 500 nhân viên, trong đó số nhân viên tốt nghiệp đại học và trên đại học chiếm 54%, còn là cao đẳng và trung cấp. Tuy nhiên, do cơ chế vừa làm vừa sửa, thay đổi chính sách liên tục của CEO nên công ty cổ phần Vật giá Việt Nam đang
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan