Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở &...

Tài liệu Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở &

.DOC
192
154
121

Mô tả:

1 Lêi cam ®oan T«i cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, kÕt qu¶ nghiªn cøu nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng. T¸c gi¶ luËn ¸n Thân Văn Quân MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 7TỔNG 1 2 3 4 5 6 12 2 QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương 1 301.1. 1.2. 1.3. Chương 2 2.1. 2.2. 2.3. Chương 3 3.1. 3.2. Các khái niệm cơ bản Nội dung hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự CƠ SỞ LÝ LUẬ N CỦA HOÀ N THIỆ N KỸ NĂN G DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢN G Ở ĐẠI HỌC QUÂ N SỰ 30 47 Con đường hoàn thiện thiện kỹ năng dạy học và các tiêu chí đánh giá kỹ năng dạy học của trợ giảng ở đại học quân sự 55 CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY Đặc điểm của trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay Thực trạng và một số kinh nghiệm hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN KỸ NĂNG DẠY HỌC CHO TRỢ GIẢNG Ở ĐẠI HỌC QUÂN SỰ HIỆN NAY Bổ sung kiến thức sư phạm, kinh nghiệm sư phạm cần thiết cho trợ giảng Quy trình hóa hoạt động rèn luyện kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng của trợ giảng 61 61 64 68 90 90 94 3 3.3. 3.4. Chương 4 4.1. 4.2. Rèn các kỹ năng dạy học cơ bản cho trợ giảng thông qua thực tiễn hoạt động nghiệp vụ sư phạm thường xuyên Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức rèn luyện kỹ năng dạy học cho trợ giảng theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM Những vấn đề chung của thực nghiệm Xử lý và phân tích kết quả sau tác động thực nghiệm 106 112 125 125 135 150 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Chữ viết đầy đủ Bài giảng Chính trị quốc gia Đảng uỷ Quân sự Trung ương Đại học quân sự Đơn vị cơ sở Đối chứng Giáo dục Giáo dục học Giảng viên Học viên Khoa học xã hội và nhân văn Kỹ năng Kỹ năng dạy học Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Số lượng Tâm lí học 18 19 20 TLH Thực nghiệm Trợ giảng Xã hội chủ nghĩa Chữ viết tắt BG CTQG ĐUQSTƯ ĐHQS ĐVCS ĐC GD GDH GV HV KHXH&NV KN KNDH Nxb QĐND SL TN TG XHCN 153 154 162 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TT 1 2 3 4 Tên bảng, biểu đồ 1.1 2.4 Nội dung Trang Bảng tiêu chí đánh giá KN chuẩn bị và tiến hành BG của TG Bảng tổng hợp kết quả điều tra nhận thức về sự quan tâm 58 78 4.1 của trợ giảng và cán bộ, GV về hoàn thiện KNDH Bảng các tiêu chí đánh giá và thang đánh giá KN chuẩn bị và tiến hành BG của TG 130 4.2 134 5 Phân phối tần số điểm đánh giá trình độ đầu vào KNDH của các nhóm ở hai cơ sở TN 4.3 Kết quả khảo sát trình độ đầu vào KNDH của các nhóm ở 134 6 4.4 hai cơ sở TN Bảng thống kê kết quả sau TN về sự tiến bộ của KNDH ở 4.5 cơ sở TN 1 Bảng phân phối tần suất về sự tiến bộ của KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 1 137 137 7 8 4.6 Bảng phân phối tần suất 137 5 17 tích luỹ kết quả về sự tiến bộ của KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 1 4.7 Mức độ tiến bộ về KNDH sau TN ở cơ sở thực nghiệm 1 4.8 Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 4.9 Bảng thống kê kết quả sau TN về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 2 4.10 Bảng phân phối tần suất về kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 4.11 Bảng phân phối tần suất tích luỹ kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 4.12 Mức độ tiến bộ về KNDH sau TN ở cơ sở TN 2 4.13 Bảng phân phối các tham số đặc trưng về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm TN và ĐC tại cơ sở TN 2 Bảng so 148 sánh kết quả đánh giá về tính tích cực hoàn thiện KNDH của TG ở các nhóm TN và nhóm ĐC 2.1 Tổng hợp kết quả điều tra các KNDH cần hoàn thiện cho 18 19 TG ở ĐHQS Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của TG về trình độ KNDH Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về trình độ 9 10 11 12 13 14 15 16 4.1 4 2.2 2.3 138 139 142 142 142 143 144 178 179 180 6 20 2.5 KNDH của TG Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của TG về tổ chức các 2.6 hoạt động sư phạm nhằm hoàn thiện KNDH Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tổ chức 181 21 182 2.7 các hoạt động hoàn thiện KNDH cho TG Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá của TG về tính tích cực khi 183 2.8 tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 184 22 23 Bảng tổng hợp kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tính tích cực của TG khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH 2.1 Biểu đồ so sánh nhận thức về sự cần thiết của các KNDH giữa 73 25 2.2 TG và cán bộ, GV Biểu đồ so sánh nhận thức của TG và cán bộ GV về hoàn 2.3 thiện KNDH Biểu đồ kết quả đánh giá của trợ giảng về tổ chức các hoạt 78 26 2.4 động sư phạm nhằm hoàn thiện kỹ năng dạy học Biểu đồ kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tổ chức các hoạt 81 27 81 4.1 động sư phạm nhằm hoàn thiện KNDH Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KNDH 134 4.2 của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra đầu vào trình độ KNDH 135 4.3 của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 2 Biểu đồ so sánh về sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm ĐC và nhóm TN tại cơ sở TN 1 138 24 28 29 30 7 31 4.4 Biểu đồ so sánh kết quả sự tiến bộ của các KNDH ở nhóm ĐC và nhóm TN tại cơ sở TN 2 143 8 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ TT Tên đồ thị, Sơ đồ 1 Nội dung Trang 2.1 Đồ thị so sánh kết quả tự đánh giá của TG về tính tích cực khi 83 2.2 tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH Đồ thị so sánh kết quả đánh giá của cán bộ, GV về tính tích 84 4.1 cực của TG khi tham gia các hoạt động hoàn thiện KNDH Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ của KNDH ở 138 4.2 nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở TN 1 143 TN 2 1.1 1.2 Mối quan hệ giữa hai thành tố trong cấu trúc của KN Cấu trúc quá trình phát triển KNDH trong các chức 34 1.3 3.1 danh nhà giáo ở ĐHQS Hệ thống các KNDH cần hoàn thiện cho TG ở ĐHQS Sơ đồ quy trình hoàn thiện KN chuẩn bị và tiến hành 43 55 96 2.1 BG của TG Mối quan hệ của các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới quá 4.1 trình hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS Sơ đồ khái quát quá trình thực nghiệm 177 185 2 3 4 Đồ thị biểu diễn tần suất tích lũy về sự tiến bộ KNDH của nhóm TN và nhóm ĐC tại cơ sở 5 6 7 8 9 10 9 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về công trình nghiên cứu Trợ giảng là một trong những giai đoạn của các chức danh nhà giáo, là bước quan trọng để xây dựng nền tảng vững chắc cho các phẩm chất và năng lực sư phạm của người GV. Hoàn thiện KNDH cho TG là nhiệm vụ thường xuyên trong quá trình bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV ở trường ĐHQS hiện nay. Thực tiễn sư phạm cho thấy, trong quá trình phát triển đội ngũ GV, TG được quan tâm rèn luyện, hoàn thiện thường xuyên sẽ tạo ra một thế hệ GV kế cận có năng lực sư phạm tốt, có phẩm chất nhân cách mẫu mực, thực sự là tấm gương mẫu mực cho HV noi theo. Tuy nhiên, hoàn thiện KNDH cho TG hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn trong cả lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cần có một cơ sở khoa học xác đáng, phương hướng, biện pháp thực hiện phù hợp, khả thi với trường ĐHQS, sự phối hợp đồng bộ của các chủ thể mới tạo sự chuyển biến tích cực. Đề tài Luận án “Hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay” được thực hiện với mong muốn đưa ra các kiến giải khoa học góp phần nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ, hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự. Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận hoàn thiện KNDH cho TG; đánh giá thực trạng trình độ KNDH và thực trạng hoàn thiện KNDH cho TG ở trường ĐHQS, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu. Từ đó, đề xuất biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS. Kết cấu của đề tài gồm phần mở đầu, 4 chương, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 2. Lý do lựa chọn đề tài 10 Để phát triển đất nước, đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục, Đảng ta đã xác định rõ: “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” [16, tr.131]. Trong đó, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề, bồi dưỡng năng lực sư phạm và đạo đức nhà giáo, đảm bảo đội ngũ nhà giáo “đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [16, tr.216]. Hoàn thiện KN nghề nghiệp là một yêu cầu thường xuyên của bất cứ ngành nghề nào. KNDH là một trong những KN quan trọng của người GV ở ĐHQS, là bộ phận cấu thành năng lực sư phạm trong cấu trúc văn hoá sư phạm của người GV, không có KNDH hoặc KNDH yếu, GV sẽ không đảm nhiệm được chức năng chủ yếu của mình. Hoàn thiện KNDH là yêu cầu thường xuyên, liên tục và bắt buộc đối với người GV nói chung, trong ĐHQS nói riêng. Nghị quyết số 86 của ĐUQSTƯ về Công tác giáo dục - đào tạo trong tình hình mới đã chỉ rõ: “Chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn” [19, tr.22]. Đây cũng là những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi GV trong qúa trình tự hoàn thiện mình. Những năm qua, nhìn chung đội ngũ GV ở ĐHQS đã đảm đương được nhiệm vụ, phát huy được chức năng của mình trong giáo dục và đào tạo. Một số GV phát triển tốt cả về phẩm chất và năng lực sư phạm, trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường quân đội còn: “Thiếu về số lượng và tỷ lệ đạt chuẩn về chất lượng còn thấp…Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế”[19, tr.7]. Trong quá trình đào tạo tại các nhà trường, HV được trang bị hệ thống kiến thức và KN sư phạm chung cho hoạt động nghề nghiệp tương lai. Sau khi ra trường nhận công tác ở các trường ĐHQS, để trở thành GV, họ phải trải qua thời gian làm TG để tiếp tục hoàn thiện những phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực tiễn sư phạm quân sự. Thời kỳ TG chính là giai đoạn “quá độ” quan trọng để họ có thể chuyển hoá từ HV thành GV, đây cũng là thời gian để TG tập làm các công việc của người GV trong thực tiễn nghề nghiệp. 11 Trợ giảng là lực lượng GV kế cận quan trọng ở các trường ĐHQS. Thực tiễn sư phạm hiện nay cho thấy, TG sau khi được phân công đảm nhiệm công tác giảng dạy đã phát huy được vai trò, chức trách của mình, thường xuyên tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tay nghề sư phạm, tu dưỡng phẩm chất nhân cách. Nhiều đồng chí đã vươn lên trở thành GV có uy tín trong công việc và trong cuộc sống. Tuy nhiên, vẫn còn một số đồng chí trong thời kì TG chất lượng thực hiện nhiệm vụ còn chưa cao; nắm và vận dụng các KNDH vào thực tiễn sư phạm quân sự còn lúng túng, nhiều KNDH còn chưa thành thạo (kể cả những KNDH đơn giản); “Khả năng tư duy, năng lực thực hành độc lập sáng tạo và quản lý bộ đội còn yếu”[17, tr.3], chưa đáp ứng được yêu cầu chức trách, nhiệm vụ; chậm thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của thực tiễn sư phạm quân sự; một số KNDH cơ bản chưa được chú ý và rèn luyện đúng mức, nặng về làm theo mẫu đơn thuần; chất lượng BG chưa cao, chưa làm chủ được nội dung và phương pháp, cách thức truyền đạt kiến thức còn đơn điệu... Nguyên nhân, do TG nặng về học theo, bắt chước, chưa tích cực rèn luyện KNDH; phương pháp tư duy sư phạm của một bộ phận TG còn yếu; trải nghiệm thực tiễn sư phạm quân sự, lãnh đạo, chỉ huy còn ít; một số chưa qua đào tạo sư phạm. Mặt khác, công tác bồi dưỡng, hoàn thiện KNDH nói riêng, năng lực sư phạm nói chung của lãnh đạo, chỉ huy các cấp cho TG còn ít được quan tâm tổ chức thường xuyên, trong khi “Kết quả tự học, tự nghiên cứu của một số nhà giáo còn hạn chế” [19, tr.7], các tiêu chí và xét công nhận các chức danh nhà giáo ở ĐHQS còn chưa thống nhất đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thực hiện nhiệm vụ và ý chí vươn lên của TG. Quá trình hoàn thiện KNDH cho TG trong các trường ĐHQS hiện nay còn mang tính tự phát, chưa có kế hoạch, nội dung, chương trình hoàn thiện cụ thể. Một số TG bằng lòng với hiện tại, sự tiến bộ còn chậm. Hiện nay, trước yêu cầu của chiến tranh hiện đại, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã và đang đặt ra những yêu cầu cao trong việc chuẩn hoá chất lượng đội ngũ GV ở ĐHQS, buộc họ phải không ngừng trau dồi, tự hoàn thiện thường xuyên mới có thể thực hiện tốt nhiệm 12 vụ. Đặc biệt, trước yêu cầu đổi mới nền giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học ở các trường ĐHQS thì việc hoàn thiện KNDH cho TG trong thời kỳ tập sự là một trong những vấn đề cấp thiết để tạo ra một thế hệ GV kế cận có “tâm”, có “tầm”, hết lòng phụng sự đất nước, phụng sự nhân dân. Từ những lý do cơ bản trên, chúng tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng ở đại học quân sự hiện nay", để nghiên cứu với mong muốn góp phần đưa ra những kiến giải khoa học trước thực trạng nêu trên. 3. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG nhằm góp phần nâng cao năng lực sư phạm của TG trong các trường ĐHQS hiện nay. 4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng GV ở các trường ĐHQS. * Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài đi sâu nghiên cứu tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG trong thời gian tập sự, làm cho KNDH của họ thuần thục hơn, chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp đạt hiệu quả hơn. Sau thời gian tập sự, TG có đủ điều kiện để trở thành GV. Kỹ năng dạy học bao gồm hệ thống rất nhiều các KN và nằm trong hệ thống các KN sư phạm có quan hệ biện chứng với nhau. Đề tài không đi sâu vào nghiên cứu các KNDH mà dựa trên hệ thống các KNDH của người GV ở ĐHQS, chúng tôi tập trung đi sâu vào hoàn thiện KN chuẩn bị và tiến hành BG trên lớp (lý thuyết) cho TG với các KN cơ bản, phục vụ cho hoạt động dạy học của TG trong thời gian tập sự đạt hiệu quả. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Những đóng góp mới của Luận án Luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoàn thiện KNDH cho TG ở các trường ĐHQS. Với cách tiếp cận, tác giả đã đưa ra quan 13 niệm mới về hoàn thiện KNDH cho TG ở ĐHQS hiện nay. Theo đó, hoàn thiện KNDH là một khái niệm động, được tiến hành thường xuyên đối với GV đại học nói chung, GV ở ĐHQS nói riêng. Mục tiêu và nội dung hoàn thiện kỹ năng dạy học cho trợ giảng là hoàn thiện theo chuẩn chức danh nhà giáo, đồng thời hoàn thiện theo yêu cầu phát triển mới của lý luận dạy học và thực tiễn sư phạm quân sự. Đặc biệt, Luận án đã xây dựng được hệ thống các KNDH cơ bản mà TG cần hoàn thiện trong thời gian tập sự. Luận án đã đề xuất các biện pháp và quy trình hoàn thiện KNDH của TG trong thời gian tập sự, đây cũng là quy trình chung góp phần hoàn thiện KNDH cho GV ở trường ĐHQS hiện nay. 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm kho tàng lý luận và thực tiễn hoạt động bồi dưỡng GV ở ĐHQS hiện nay, đặc biệt sẽ là nội dung tham khảo hữu ích trong công tác xây dựng, phát triển lực lượng GV ở các trường ĐHQS. Trên cơ sở hướng tới tìm ra các biện pháp hoàn thiện KNDH cho TG, Luận án còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp lãnh đạo, quản lý trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, xây dựng và phát triển đội ngũ GV ở các trường ĐHQS hiện nay; bồi dưỡng, rèn luyện thói quen hành vi, KN và phương pháp tự hoàn thiện cho TG. 14 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1. Những nghiên cứu về kỹ năng dạy học và hoàn thiện kỹ năng dạy học trên thế giới Trong lịch sử phát triển của giáo dục thế giới, các nhà sư phạm đã sớm nhận ra vai trò của KNDH và hoàn thiện KNDH đối với người thầy. Ngay từ thời Cổ đại, các nhà tư tưởng tiến bộ đã đề cập nhiều đến vấn đề năng lực và phẩm hạnh của người giáo viên. Có thể kể tên một số nhà giáo dục tiêu biểu như: Socrate, Platon, Aristote, Khổng Tử, Mạnh tử… Khổng Tử (551 - 479 TCN), người được mệnh danh là "Vạn thế sư biểu" (Người thầy của muôn đời) đã chỉ rõ: Trong giảng dạy, người thầy phải biết cách (KN) để truyền thụ kiến thức cho học trò như: Dụ: ví von. Đạo: hướng dẫn. Trợ: giúp đỡ. Khải: mở mang. Phát: khêu gợi. "Tuần tuần thiện dụ nhân" (Thầy khéo dẫn dắt người từng bước, mở rộng tri thức ta bằng văn chương, ước thúc hành vi ta bằng lễ tiết, khiến ta muốn ngừng hoạt động cũng không thể được). Cách dạy học của Khổng Tử là sự gợi mở để trò tự tìm ra chân lý, thầy không bao giờ làm thay, bày sẵn cho người học mà phải bằng sự khéo léo, hướng dẫn, khêu gợi, mở mang tạo nên ở người học sự hứng thú, tích cực, độc lập nhận thức trong quá trình dạy học [5, tr.8 - 13]. Hay là quan điểm: “Học hải vô nhai” (Biển học vô bờ), qua đó nhắc nhở cả thầy và trò không bao giờ được sao nhãng việc học tập, biết tự trau dồi học vấn để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt, với người thầy giáo, Ông luôn đề ra 15 yêu cầu cao trong việc phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức và trí tuệ để làm gương cho học trò noi theo. Mặc dù không đề cập trực tiếp tới hoàn thiện KNDH nhưng Khổng Tử đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc tu dưỡng những phẩm chất và năng lực của người thầy giáo. Người thầy phải trở thành hình ảnh mẫu mực nhất, toàn diện nhất trong học trò. Socrate (469 – 399 TCN), đã sáng tạo ra phương pháp tranh luận (Thuật đỡ đẻ) trong dạy học với những KN gợi mở cần thiết của người thầy giúp cho người học tự suy nghĩ, tự tìm tòi và tự tìm ra chân lý. Ở mức độ nào đó, Socrate đã đưa ra được các yêu cầu trong tổ chức quá trình nhận thức của người học với cách thức, phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học hướng tới phát huy được sự sáng tạo của học sinh, làm cho họ tích cực, chủ động nhận thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học [63, tr.40]. Ông đã đưa ra yêu cầu cao với người thầy giáo là phải thường xuyên trau dồi kiến thức, phẩm chất đạo đức. Theo Ông, kiến thức là thực tiễn cuộc sống, chân lý có sẵn trong mỗi con người là vô tận, điều quan trọng là mỗi người phải tự mình tìm ra nó để tự hoàn thiện mình. Từ thời kỳ Phục hưng trở đi, vấn đề KNDH và hoàn thiện KNDH của người thầy giáo trong các nhà trường được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn với những quan điểm khoa học và những hoạt động cụ thể được tiến hành nhằm nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên, các nghiên cứu gắn với tên tuổi của các nhà sư phạm nổi tiếng như : Mông-te-nhơ (Pháp), Kômenxki (Tiệp Khắc), Rút-xô (Pháp), Usin-xki (Nga), Đitexvec... Trong đó, nổi bật là tư tưởng của Kômenxki (1592 - 1670), người được mệnh danh là “Ông tổ của nền sư phạm cận đại” cho rằng: người thầy phải có phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng và sáng tạo nhiều phương pháp phong phú như: đàm thoại, kể chuyện, câu đố; người giáo viên phải quan tâm tìm tòi tất cả mọi con đường dẫn tới việc mở mang trí tuệ và tận dụng hợp lí những con đường đó. Kômenxki luôn qúy trọng, đề cao và tôn vinh nghề dạy học và 16 chức vị giáo sư (giáo viên). Với vị trí, chức năng của nghề dạy học, Ông yêu cầu người thầy phải mẫu mực, trong sáng về đạo đức và tác phong, có lòng nhân ái: “Không thể trở thành người thầy nếu không phải là một người cha”[63, tr.88]. Người thầy giáo không chỉ cần tấm lòng bao dung, độ lượng của một người cha, mà còn biết không ngừng mệt mỏi tìm kiếm phương thức mở mang trí tuệ cho người học, đồng thời mở mang trí tuệ cho chính bản thân mình. Với ý nghĩa như vậy, Kômenxki cũng đã yêu cầu người thầy giáo phải biết không ngừng tự hoàn thiện mình. Cũng đề cao vai trò của người thầy giáo, theo Usinxki (1824 - 1870) người thầy giáo là cầu nối giữa quá khứ và tương lai, sự nghiệp của người thầy giáo là sự nghiệp vĩ đại nhất trong lịch sử. Trong dạy học và giáo dục, ông cho rằng: “Điều chủ yếu là nhân cách của người giáo viên trực tiếp làm việc với học sinh. Nhân cách của nhà giáo dục có sức mạnh giáo dục to lớn đến mức không thể thay thế bằng sách giáo khoa, bằng lời khuyên bảo về đạo đức, bằng hệ thống khen thưởng và kỷ luật nào cả” [10, tr.75]. Đánh giá cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy trong giáo dục, Usinxki là người đầu tiên trong lịch sử giáo dục thế giới đã đề xuất ý tưởng thành lập trường sư phạm, trường chuyên làm nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Qua môi trường chuyên biệt đó, các phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên được hình thành, rèn luyện và phát triển một cách có hệ thống và khoa học. Đây là cơ sở quan trọng giúp người giáo viên tự hoàn thiện tay nghề trước những yêu cầu của thực tiễn sư phạm. Nhưng phải đến thế kỷ XX, vấn đề KNDH và hoàn thiện KNDH cho người thầy giáo mới được đề cập một cách chi tiết và khoa học. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, rèn luyện kỹ xảo, KN nghề nghiệp sư phạm. Đặc biệt, ở Liên Xô (trước đây) và các nước XHCN ở Đông Âu, hàng loạt các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã ra đời. Dựa trên nền 17 tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhiều nhà giáo dục đã tiếp tục khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của các KNDH, hoàn thiện KNDH của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học. Đặc biệt, các nghiên cứu về KNDH, hoàn thiện KNDH không chỉ hướng tới mục đích giúp học sinh sau khi ra trường có thể thích ứng nhanh với nghề nghiệp mà còn hướng tới cho họ khả năng tự hoàn thiện, tự đào tạo mình trong cuộc sống. Antôn Sêmiônôvic Makarenko (1888 - 1939) là nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc, khi bàn về vấn đề này, Ông đã yêu cầu người thầy giáo phải rèn luyện, học tập và tự hoàn thiện mình về phẩm chất tư cách, năng lực. Ông cho rằng: “Tôi đi đến một niềm tin sâu sắc là không có nhà giáo dục nào cả còn tốt hơn là có những nhà giáo dục tự rèn luyện kém’’[63, tr.272]. Ông đã chỉ ra một số nghệ thuật giáo dục mà nhà giáo dục phải rèn luyện và hoàn thiện như: Phải biết giọng nói của mình như thế nào, nói năng với học sinh ra sao, nói gì và khi nào nên nói. Với ông thì một người thầy giáo không làm chủ được vẻ mặt hoặc khí sắc là một nhà giáo không tốt. Phải biết giữ dáng điệu, phải biết đùa cợt, phải biết vui buồn và có khả năng điều khiển học sinh. Phải biết xử lý mọi cử chỉ để nó có tác dụng giáo dục... [63, tr.272], để có được KN đó đòi hỏi người thầy giáo phải khổ công rèn luyện, biết tự hoàn thiện mình mãi mãi. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, O.A. Apdullina với công trình: “Bàn về KN sư phạm”, đã nêu rõ từng loại KN sư phạm của người giáo viên, đồng thời đi sâu phân tích KN chung và KN chuyên biệt trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của họ. Đặc biệt, tác giả đã đề cập đến KNDH và đã đề xuất những biện pháp phát triển các KN đó ở người giáo viên. Ông nhấn mạnh vai trò của KNDH đối với người giáo viên, việc phát triển các KN đó không chỉ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm mà ngay cả khi họ đã tốt nghiệp, trên cương vị thực tế của mình. Cùng quan điểm đó, Ph.N. Gônôbôlin trong tác phẩm: “Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên” đã 18 đưa ra những năng lực sư phạm, mà sinh viên cần rèn luyện và phát triển. Theo Ông, phát triển và hoàn thiện các năng lực cho sinh viên phải được tổ chức thường xuyên ở trên lớp và trong thực tập sư phạm, đây là các cơ hội cơ hội để "lần đầu tiên" "lựa chọn", "lắp ráp", "ứng dụng" các thuộc tính tâm lý của người giáo viên vào những yêu cầu hoạt động sư phạm" [24, tr.111], từng bước giúp sinh viên rèn luyện và tự hoàn thiện năng lực sư phạm của mình. Đối với người giáo viên sau khi tốt nghiệp ra trường, Ông cho rằng: “Dù cho việc học tập trong nhà trường sư phạm có ý nghĩa to lớn thế nào đi chăng nữa trong việc đào tạo người giáo viên tương lai, nhưng trong bốn bức tường của nhà trường không thể nảy sinh ra một con người có những năng lực sư phạm đã được hình thành đầy đủ” [24, tr.11]. Như vậy, sự phát triển các năng lực sư phạm của người giáo viên chủ yếu diễn ra trong quá trình họ công tác trong nhà trường; hoạt động sư phạm sáng tạo đòi hỏi lao động căng thẳng hàng ngày; sự giúp đỡ của lãnh đạo, đồng nghiệp lớn tuổi đối với các giáo viên mới vào nghề chỉ là những góp ý và chỉ dẫn chung. Còn bản thân người giáo viên phải giải quyết nhiều nhiệm vụ khó khăn. Và chính ở đây, trong quá trình lao động thực sự sáng tạo và đầy tính trách nhiệm, các năng lực sư phạm của họ mới được thực sự hình thành. Tác phẩm giúp cho GV trẻ mới bước vào nghề thấy được những yêu cầu mà nghề nghiệp đề ra cho họ, họ cần rèn luyện và phát triển các năng lực sư phạm như thế nào, đặc điểm của công tác giáo dục và giảng dạy là gì... để rèn luyện tay nghề một cách đầy đủ, có hệ thống và vững chắc hơn. Đây chính là cơ sở lý luận để khẳng định hoàn thiện KN sư phạm nói chung, KNDH nói riêng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục ở mỗi giai đoạn, mỗi mức độ phát triển khác nhau trong nghề dạy học của người GV. Những năm 70, nhiều công trình nghiên cứu về KNDH và hoàn thiện KNDH cho giáo viên ra đời nhằm nâng cao chất lượng quá trình dạy học, đào tạo nguồn nhân lực. Tiêu biểu có các tác giả như: M. Ia. Côvaliôv, Iu.K. 19 Babanxki, N.I. Bônđưrev… Nổi bật là công trình nghiên cứu của X.I. Kixegop: “Hình thành các KN, kỹ xảo sư phạm trong điều kiện giáo dục đại học”. Tác giả đã khẳng KNDH được hình thành thông qua luyện tập, qua rèn luyện nghiệp vụ trong nhà trường sư phạm. Ông đã chia thực tập sư phạm của sinh viên làm 2 giai đoạn: Thực tập tập luyện và thực tập tập sự. Ở giai đoạn thứ nhất, sinh viên cần hình thành các KN, như: KN thiết kế, KN kiến thiết, KN nhận thức, KN tổ chức, KN giao tiếp... Ở giai đoạn thứ hai, ông cho rằng điều cốt yếu của sinh viên là tiếp thu các KN đó để tiến hành giờ lên lớp có hiệu quả. Mặc dù Kixegop đã đưa ra hệ thống các KNDH và luận chứng khoa học về quá trình hình thành và phát triển chúng trong rèn luyện tay nghề sư phạm cho sinh viên. Tuy nhiên, việc rèn luyện, hoàn thiện các KNDH đó như thế nào sao khi họ ra trường thì chưa được bàn đến. Cùng với X.I. Kixegop, O.A.Apđulinna cũng đã luận chứng đưa ra một hệ thống các KN giảng dạy và các KN giáo dục riêng biệt, các KN được mô tả cụ thể theo thứ bậc. Trong nghiên cứu, các tác giả đã liệt kê được hơn 100 KN nghiệp vụ giảng dạy và giáo dục, trong đó tập trung vào 50 KN cần thiết nhất, được phân chia luyện tập theo từng thời kỳ thực hành, thực tập cụ thể. Các KN giảng dạy và KN giáo dục được các tác giả mô tả theo thứ bậc. Một số nước phương Tây và tư bản phát triển như Hoa Kỳ, Canada, Úc… cũng quan tâm đến KNDH của người thầy giáo trong việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh. Các nghiên cứu đã có nhiều khám phá trong việc tổ chức rèn luyện, hoàn thiện KNDH cho sinh viên theo những luận điểm của các nhà TLH hành vi như J. Watson 1926, A. Pojoux 1926, F. Skinner 1963… Những công trình tiêu biểu như: The process of learning của J.B Bigs và R.Tellfer, 1987; Beginning teaching của K.Barry và L.King 1993 đang được sử dụng và đưa vào giáo trình thực hành lý luận dạy học trong đào tạo giáo viên ở Úc và một số nước khác. 20 Trung Quốc là quốc gia gần gũi với Việt Nam, công cuộc cải cách giáo dục của họ đang được tiến hành rất mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực phương pháp giảng dạy. Những cách dạy học trước đây được các nhà sư phạm làm mới lại theo tinh thần coi người học là trung tâm, một trong những nghiên cứu về KNDH và hoàn thiện KNDH nổi bật là “Bộ sách bồi dưỡng KNDH môn Ngữ văn cho giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông”. Bộ sách gồm 6 cuốn, giới thiệu và huấn luyện các KNDH rất cơ bản của người giáo viên như: KN tổ chức lớp – KN biến hoá trong giảng dạy [13], KN giảng giải, KN nêu vấn đề [14], KN dẫn nhập, KN kết thúc [20], KN phản hồi, KN luyện tập [28], KN trình bày bảng, KN trình bày trực quan [81], KN ngôn ngữ, KN nâng cao hiệu quả học tập [89]. Các KN trên được trình bày kỹ lưỡng về cơ sở lý thuyết kèm theo các BG mẫu minh họa. Theo các tác giả, thông qua việc bồi dưỡng nâng cao các KNDH này: Sinh viên sư phạm có thể có được trình độ cơ bản để đảm nhiệm công việc dạy học của người giáo viên; người giáo viên mới vào nghề có thể làm cho KNDH của mình được chuẩn hoá, thuần thục hơn, nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu trong công tác giảng dạy; giáo viên lâu năm thì có thể tôi luyện nghệ thuật dạy học của mình thành thạo, điêu luyện hơn, đồng thời kết hợp giữa kinh nghiệm dạy học phong phú của bản thân với kiến thức chuyên ngành để hình thành được phong cách và mầu sắc độc đáo trong giảng dạy [89, tr.7]. Có thể nói, đây là bộ sách đầu tiên được biên soạn chi tiết nhằm hoàn thiện KNDH môn Ngữ văn cho giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là những cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn sinh động để tiến hành hoàn thiện các KNDH cho GV đại học.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan