Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần ...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần thương mại và xây lắp shc

.DOC
59
169
70

Mô tả:

Chuyên đề thực tập GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................................1 CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SHC..........3 1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC:.......................3 1.2. Các hình thức trả lương của công ty:..............................................................................5 1.2.1. Chế độ tiền lương tại công ty:..................................................................................5 1.2.2. Các hình thức trả lương...........................................................................................7 1.3. Các chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty:...............9 1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH):................................................................................9 1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT):..................................................................................10 1.3.3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):.............................................................................10 1.3.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 10 1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty:....................................................11 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SHC........17 2.1. Kế toán tiền lương tại công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC:.........................17 2.1.1. Chứng từ sử dụng:.................................................................................................17 2.1.2. Phương pháp tính lương:.......................................................................................18 2.1.3. Tài khoản sử dụng:................................................................................................23 2.1.4. Quy trình kế toán:..................................................................................................23 2.2. Kế toán các khoản trích theo lương:.............................................................................34 2.2.1. Chứng từ sử dụng:.................................................................................................34 2.2.3. Quy trình kế toán:..................................................................................................37 CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SHC........43 3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và phương hướng hoàn thiện:...................................................................................................43 3.1.1. Ưu điểm :...............................................................................................................43 3.1.2. Nhược điểm:..........................................................................................................46 3.1.3. Phương hướng hoàn thiện:.....................................................................................47 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC:.................................................................................48 KẾT LUẬN.............................................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................52 SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TSCĐ TGNH BHYT BHXH GTGTBảo hiểm thất Tài sản cố định Tiền gửi ngân hàng Bảo hiểm y tế Bảo hiểm xã hội Giá trị gia tăng nghiệp BHTN CT DN TK TLLĐ TT CTGS Chứng từ Doanh nghiệp Tài khoản Tiền lương lao động Thứ tự Chứng từ ghi sổ SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BIỂU Biểu số 01: Bảng cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC:.................................................................................. Bảng biểu 02: Bảng chấm công của phòng Kế toán tài chính)........................... Bảng biểu 03: Bảng thanh toán lương phòng Kế toán tài chính........................ Bảng biểu 04: Tạm ứng lương............................................................................ Bảng biểu 09: Chứng từ ghi sổ 14........................................................................ Bảng biểu 10: Chứng từ ghi sổ 15....................................................................... Bảng biểu 11: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ......................................................... Bảng biểu 12: Sổ cái TK 334.............................................................................. Bảng biểu 13: Sổ cái TK 338.............................................................................. SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty................................................ Sơ đồ 2: Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp.................................................... Sơ đồ 3 : Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ kế toán các khoản trích theo lương....... Sơ đồ 4 : Sơ đồ quy trình kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN................. Sơ đồ 5 : Sơ đồ quy trình kế toán trợ cấp BHXH............................................ SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 1 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, việc tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những nội dung quan trọng của công tác kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp, nó có quan hệ mật thiết với người lao động,đến mọi mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp. Ngoài tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, người lao động còn được hưởng một số khoản khác như: trợ cấp BHXH, tiền thưởng… Tất cả những khoản này đều gáp phần tăng thêm thu nhập cho người lao động. Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí sản xuất, cấu thành nên giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp tạo ra. Vì vậy, tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đú tớnh đỳng thù lao lao động, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan sẽ tạo nên những động lực kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, nâng cao năng xuất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí về lao động sống, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phầnThương mại và xây lắp SHC, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC”. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ngoài phần Mở đầu và Kết luận còn bao gồm ba chương sau: Chương 1: Đặc điểm lao động – tiền lương và quản lý lao động, tiền lương của Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 2 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC. Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC. Do trình độ và thời gian có hạn nên báo cáo thực tập này không tránh khỏi những sai sót và hạn chế vì vậy em kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của cô giáo: Đoàn Thị Trúc Quỳnh, cùng ban lãnh đạo công ty, đặc biệt là các anh, chị ở phòng tài chính – kế toán, để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 3 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh CHƯƠNG I CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG-TIỀN LƯƠNG VÀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG, TIỀN LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SHC 1.1. Đặc điểm lao động của Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC: Trong các doanh nghiệp lao động là một trong các yếu tốcơ bản có tác động quyết định đến quá trình sản xuất kinh doanh, trong đó lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng nhất, họ là những người trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội. Tính đến 6 tháng đầu năm 2011, Công ty Cổ Phần Thương mại và xây lắp SHC có tổng cộng 165 cán bộ nhân viên( đó là số lao động mang tính chất ổn định), chưa kể đến hơn 1000 công nhân trực tiếp sản xuất (đó là số lao động mang tính chất không ổn định), vì là một công ty với đặc thù công việc là sản xuất và chế tạo sản phẩm xây dựng nên việc bố trí sử dụng lao động trực tiếp sản xuất của công ty rất linh hoạt là có thể là thuê lao động ngay tại địa phương và các tỉnh lân cận. Lực lượng lao động gồm lao động trực tiếp và gián tiếp: Lao động trực tiếp là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm như công nhân xây dựng, công nhân sản xuất. Lao động gián tiếp là những người không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà hoạt động trong lĩnh vực quản lý và phục vụ sản xuất và quản lý có tính chất chung toàn công ty như nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên cỏc phũng, ban của công ty như kế toán, thống kê, hành chính, tổ chức nhân sự, kế hoạch… SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 4 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Để phát huy khả năng và năng lực của lực lượng lao động nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong quá trình xử lý và sử dụng công ty phải quản lý sản xuất cả về số lượng và chất lượng lao động. Song song với việc tăng đội ngũ lao động thì đời sống của cán bộ công nhân viên cũng có cải thiện, thu nhập tăng cao chứng tỏ tình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển. Điều này được thể hiện chi tiết qua bảng sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính Lao Động Trực 540 Năm 2009 710 Năm 2010 1060 Năm 2011 tiếp Người Lao động gián Người 109 119 135 tiếp Thu nhập bình Triệu đồng/ 2,47 3,42 4,51 quân / người Người Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số lao động công ty ngày càng tăng. Cụ thể: Tổng số lao động trực tiếp năm 2009: 540 người, năm 2010: 710 người, tăng 170 người so với năm 2009 tương ứng tăng 31,48% và năm 2011: 1060 người tăng 350 người so với năm 2010 tương ứng tăng 49,3 %; lao động gián tiếp năm 2009: 109 người, năm 2010: 119 người, tăng 10 người so với năm 2009 tương ứng tăng 9,18 % và năm 2011: 135 người, tăng 16 người so với năm 2010 tương ứng tăng 13,45%. Nguyên nhân của sự gia tăng lao động ở công ty là do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng xây dựng, đòi hỏi phải bổ sung thêm lao động. Không những số lượng lao động của công ty tăng lên theo từng năm mà một điều đáng chú ý là lương bỡnh quõn/thỏng của một người trong một tháng cũng tăng lên rất nhiều. Điều này được thể hiện ở bảng trên đó là: Lương bỡnh SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 5 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh quõn/thỏng của một người năm 2009: 2,47 triệu đồng/tháng, đến năm 2010 là 3,42 triệu đồng/thỏng, tăng 0,95 triệu đồng/thỏng, tương ứng tăng 38,46% so với năm 2009; và đến năm 2011 là 4,51 triệu đồng/thỏng tăng 1,09 triệu đồng/thỏng tương ứng tăng 31,87% so với năm 2010. Điều đó cho ta thấy Công ty đang trên đà phát triển, không ngừng lớn mạnh. Sự phát triển của công ty là do công ty đã nắm bắt được xu thế của thị trường, là doanh nghiệp làm ăn tin cậy, giữ được khách hàng của mình. Biểu số 01: Bảng cơ cấu lao động của Công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC: Trình độ Đại học Cao đẳng Trung cấp Lao động thô sơ Tổng cộng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (Người) 52 36 35 526 649 (Người) 79 65 55 630 829 (Người) 85 68 60 982 1195 (Nguồn thống kê lao động hàng năm của Công ty) Qua bảng cơ cấu lao động của Công ty ta thấy tỷ lệ lao động có chuyên môn, trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số lao động của công ty. Hơn nữa, tỷ lệ lao động có trình độ đại học, chuyên môn đều tăng đều đặn qua các năm. Nguyên nhân chính là do đặc điểm kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên có trình độ kỹ thuật vững vàng, kinh doanh giỏi. 1.2. Các hình thức trả lương của công ty: 1.2.1. Chế độ tiền lương tại công ty: 1.2.1.1. Nguyên tắc tiền lương tại công ty Tiền lương lao động là biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành động lực mạnh mẽ nhất để kích thích ngươi lao động hăng SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 6 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh say, chuyên tâm vào công việc. Trong quá trình trả lương và hạch toán Công ty đã tuân thủ rất nghiêm ngặt đồng bộ các nguyên tắc trả lương như sau: - Tiền lương mà công ty trả cho người lao động luôn luôn phải đảm bảo được tái sản xuất sức lao động: nhằm giúp cho người lao động yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với Công ty. - Công ty trả tiền lương cho người lao động phải phụ thuộc vào hiệu quả lao động của người lao động và hiệu quả sản xuất của toàn công ty. Vì là một doanh nghiệp xây dựng nên doanh thu của từng tháng, từng năm là thay đổi do phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động nên nguyên tắc trả lương này của Công ty là rất quan trọng vỡ nú đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng trong trả lương. Điều này có ý nghĩa khuyến khích rất lớn đến người lao động. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong hai điều căn bản của Công ty là: + Lương trả trong Công ty không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định: Nhà nước chỉ khống chế mức lương tối thiểu chứ không khống chế mức lương tối đa mà được điều tiết bằng thuế thu nhập cá nhân. + Tiền lương phải trả người lao động phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao dộng, trả lương theo chất lượng, số lượng lao động. Việc trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng có ý nghĩa rất to lớn trong việc động viên khuyến khích người lao động phát huy tinh thần dân chủ cơ sở. Thúc đẩy họ hăng say lao động sáng tạo nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội. 1.2.1.2. Các chế độ tiền lương trong công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC Chế độ tiền lương được sử dụng trong công ty luôn được bổ sung và sửa đổi hàng năm để ngày một hoàn thiện hơn. Chế độ tiền lương của công ty được xây dựng trên cơ sở: - Nghị định số 97/2009/NĐ ngày 30/10/2009 nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 7 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động của chính phủ. - Nghị định số 22/2011/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2011 là 830.000 đồng/thỏng. - Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 và Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của chính phủ về hướng dẫn một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. - Nghị định số 62/200//NĐ-CP ngày 27/7/2009 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật bảo hiểm y tế. 1.2.2. Các hình thức trả lương Công ty thực hiện chế độ tiền lương phải đảm bảo các nguyên tắc được chi trả theo Điều I Nghị định số 97/2009/NĐ – CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ: Doanh nghiệp và người lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động và dựa trên cơ sở năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, hoặc là dựa vào thời gian lao động, hoặc lương khoán sản phẩm. Việc tính và trả lương có thể theo nhiều hình thức khác nhau tùy theo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính chất và trình độ quản lý. Công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC áp dụng hình thức lương theo thời gian và các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: Thứ nhất, lương tháng là tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. Mức lương tháng = Hệ số lương + Hệ số phụ cấp x Lương tối thiểu SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 8 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Thứ hai, lương ngày được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Mức lương Mức lương tháng = Ngày Số ngày làm việc theo chế độ Lương ngày làm Căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên, tính trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. Thứ ba, lương giờ được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Mức lương Mức lương ngày = giờ Số giờ làm việc theo chế độ Lương giờ thường làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ. Mức lương thực tế Mức lương Số ngày làm việc Trả cho người lao động ngày Thực tế Các hình thức đãi ngộ khác ngoài tiền lương: Ngoài tiền lương, công nhân viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh, trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bỡnh xột A,B,C và hệ số tiền thưởng để tính. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 9 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định. 1.3. Các chế độ trích lập, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại công ty: 1.3.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH): Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong quỹ các trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, mất sức, chi công tác quản lý quỹ BHXH… Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ lương cơ bản và các khoản trợ cấp như chức vụ, khu vực của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Quỹ này do cơ quan BHXH quản lý. Căn cứ vào Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006. Căn cứ vào Nghị định số 152/2006/NĐ - CP ngày 22/12/2006 của Chớnh phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiềm xã hội bắt buộc thì Công ty Cổ phần Thương mại và xây lắp SHC quy định thực hiện trích nộp như sau: Quỹ BHXH được trích lập theo tỉ lệ quy định là 22% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty (trong đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 6% trừ vào lương của người lao động) nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp công nhõn viên bị ốm đau, thai sản, tai nạn, mất sức lao động… Từ tháng 1 năm 2012, công ty đã tiến hành trích BHXH theo tỷ lệ quy định mới là 28% trên tổng lương phải trả. Trong đó, 17% được tính vào chi phí trong kỳ do doanh nghiệp chịu, 7% được trừ vào lương của người lao động do người lao động chịu. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 10 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Tại công ty, hàng tháng công ty trực tiếp chi trả BHXH cho công nhõn viên bị ốm đau, thai sản…trên cơ sở các chứng từ hợp lý hợp lệ. Cuối tháng, công ty phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH. 1.3.2. Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT): Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để đà thọ cho những người lao động có tham gia góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phớ,… Quỹ này được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khaonr phụ cấp của cán bộ công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng. Khi tính được mức trích BHYT doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan quản lý. Căn cứ vào Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008 và Nghị định số 62/2009/NĐ - CP ngày 27/7/2009 của Chớnh phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, công ty quy định việc trích nộp như sau: Quỹ BHYT được tính toán và trích lập theo tỉ lệ quy định là 4.5% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty (trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1.5% trừ vào lương của người lao động) nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Cơ quan Bảo hiểm sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỉ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người đã tham gia đóng bảo hiểm. 1.3.3. Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): Chính sách Bảo hiểm thất nghiệp được quy định trong Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 01 năm 2009 và Thông tư số 34/2009/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 10 năm 2009 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 11 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Quỹ BHTN được trích theo tỷ lệ quy định là 2% trên tổng quỹ lương thực tế phải trả cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty (trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động) nhằm giúp đỡ họ về mặt tinh thần và vật chất trong các trường hợp công nhõn viên bị thất nghiệp, không có việc làm. 1.3.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ) Kinh phí công đoàn (KPCĐ) cũng được hình thành do doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định. theo chế độ hiện hành KPCĐ được tính hàng tháng 2% tiền lương phải trả cho người lao động. Quỹ này một phần nộp cho công đoàn cấp trên một phần giữ tại doanh nghiệp để làm chi phí hoạt động Công đoàn cơ sở. Toàn bộ kinh phí công đoàn được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Tổ chức quản lý lao động và tiền lương tại công ty: Chi phí tiền lương là một bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ... do công ty sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động đúng, thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó khuyến khích người lao động quan tõm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động, đóng góp tiết kiệm chi phí lao động sống, hạ giá thành sản phẩm - hàng hoá, tăng năng suất lao động tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng, thời gian và kết quả lao động.Tớnh đúng, thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản trích khác có liên quan đến thu nhập của người lao động trong công ty. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng tiền lương trong công ty, việc chấp hành chính sách và chế độ lao động tiền lương, tình hình sử dụng quỹ tiền lương . Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ, đúng SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 12 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh chế độ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương. Mở sổ, thẻ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ tài chính hiện hành. Tính toán và phân bổ chính xác, đúng đối tượng sử dụng lao động về chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương vào các chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, của các đơn vị sử dụng lao động . Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động quỹ lương, đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong công ty, ngăn chặn các hành vi vi phạm chế độ chính sách về lao động, tiền lương. Sơ đồ 1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC 1 Phòng tài chính kế toán Phòng kĩ thuật thi công Các tổ, đội thi công công trình PHÓ GIÁM ĐỐC 2 Phòng tổ chức hành chính Phòng kinh tế kế hoạch Xưởng sản xuất thép SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 13 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Quan hệ trực tiếp :  Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát.  Hội đồng Quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt Công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của Công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc quyền hạn của Đại hội đồng Cổ đông. Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra.  Ban Kiểm soát do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.  Ban giám đốc : - Tổng Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật và điều hành mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, đồng thời là người trực tiếp xét duyệt kế hoạch tiền lương và hợp đồng lao động trong việc truyển dụng. Quyết định tuyển dụng sẽ do Tổng giám đốc và trưởng phòng tổ chức hành chính quyết định dựa vào hồ sơ và bảng đánh giá tổng hợp cuối cùng của ứng cử viên. Thông báo kết quả của công tác tuyển dụng tới người lao động và phòng tổ chức hành chính sẽ sắp lịch cho các ứng cử viên mới đến thử việc tại các bộ phận của công ty, bản kế hoạch đó sẽ được trình lên Tổng giám đốc và phải được Tổng giám đốc kí quyết định. - Phó Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi nhiệm theo đề nghị của Tổng giám đốc. Phó Tổng Giám đốc công ty phụ trách thường SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 14 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh xuyên các mặt công tác được Tổng Giám đốc phân công cũng như các công việc đột xuất khác theo yêu cầu kể cả việc chịu trách nhiệm trong tuyển dụng nhân sự. Phó Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Công ty và chừng mực nào đó trước pháp luật về các công việc đó.  Phòng tổ chức hành chính : Là phòng nghiệp vụ giúp Tổng Giám đốc Công ty quản lý cán bộ công nhõn viên theo chính sách chế độ, xõy dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển công ty. Khi công ty cần tuyển chọn tăng thêm người lao động để phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, phòng tổ chức hành chớnh có trách nhiệm thông báo đầy đủ, công khai các điều kiện tuyển dụng, quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình làm việc, giấy khám sức khoẻ, sơ yếu lý lịch, văn bằng chứng chỉ cú liờn quan… Phòng tổ chức xét nếu thấy phù hợp thì soạn thảo hợp đồng lao động đệ trình Tổng giỏm đốc công ty. Sau khi đã giao kết hợp đồng lao động, người lao động được công ty điều động về các đơn vị trong công ty và phải tuân thủ đúng theo các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng lao động. Nghiên cứu xây dựng cơ cấu tổ chức cán bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã được xác định, xây dựng mối quan hệ công tác, biên chế tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ, giúp Tổng Giám đốc Công ty quyết định về nhân sự, cơ cấu tổ chức cho phù hợp. Sắp xếp, đề bạt cán bộ, đào tạo nâng bậc, bố trí sử dụng, điều động, khen thưởng, kỷ luật cán bộ công nhân viên trong công ty, giải quyết các chế độ hưu trí, mất sức lao động và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên Công ty.  Phòng kinh tế kế hoạch: SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 15 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh Phòng kinh tế kế hoạch có thể đề bạt những công nhân viên có thành tích trong sản xuất kinh doanh, trong công tác được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền lương căn cứ vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành. Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng, căn cứ vào kết quả bỡnh xột A,B,C và hệ số tiền thưởng để tính. Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản xuất kinh doanh, tiết kiệm vật tư, tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.  Phòng tài chính kế toán : Tham mưu cho Tổng Giám đốc về quản lý hoạt động tài chính. Hạch toán kinh tế toàn công ty. Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng tài chính, vật tư, tiền vốn, bảo đảm quyền chủ động trong kinh doanh. Ngoài ra, phòng tài chớnh kế toán cũn thực hiện quản lý hồ sơ , kịp thời bổ xung vào hồ sơ thay đổi về bản thân, gia đình cán bộ công nhõn, lập báo cáo về lao động - tiền lương. Hàng năm, tham mưu cho ban giám đốc nõng bậc lương cho cán bộ công nhân viên theo hướng dẫn của ngành, Nhà Nước. Lập kế hoạch lao động - tiền lương theo kỳ sản xuất kinh doanh, tính chi trả tiền lương theo tiến độ sản xuất, hàng tháng xây dựng qui chế trả lương, thưởng, phạt, duyệt công, nghiên cứu các chế độ chính sách, luật lao động, xõy dựng qui chế để áp dụng vào công ty và phổ biến cho cán bộ công nhõn được biết. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, thực hiện tốt yêu cầu kiểm toán thanh tra về tài chính của cấp trên. Phản ánh chính xác, trung thực đầy đủ, kịp thời, rừ rỏng, dễ hiểu toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên nguyên tắc độc lập về nghiệp vụ. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 16 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh  Phòng kỹ thuật thi công : Thực hiện lên phương án trình Tổng Giám đốc ký kết các hợp đồng xây dựng, xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và hàng năm về quản lý chất lượng thiết bị máy móc thi công. Chủ động tham mưu cho giám đốc lo đủ công ăn việc làm và đời sống của người lao động, có phương án mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất kinh doanh phấn đấu ngày càng nâng cao năng suất lao động, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người lao động. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B Chuyên đề thực tập 17 GVHD: Đặng Thị Trúc Quỳnh CHƯƠNG II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ XÂY LẮP SHC 2.1. Kế toán tiền lương tại công ty cổ phần Thương mại và xây lắp SHC: 2.1.1. Chứng từ sử dụng: Các chứng từ ban đầu hạch toán thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau: - Mẫu số 01a – LĐTL – Bảng chấm công do các tổ sản xuất hoặc cỏc phũng ban lập, nhằm cung cấp chi tiết số ngày công của từng người lao động theo tháng. - Mẫu số 03 – LĐTL – Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, chứng từ này do các cơ sở y tế được phép lập riêng cho từng cá nhân người lao động nghỉ và hưởng các khoản trợ cấp BHXH, BHYT. - Mẫu số 06 – LĐTL – Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành - Mẫu số 01b – LĐTL – Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 08 – LĐTL – Hợp đồng giao khoán: Phiếu này là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhận khoán về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm và quyền lợi mỗi bên khi thực hiện công việc đó, đồng thời là cơ sở để thanh toán tiền công lao động cho người nhận khoán. SV: Nguyễn Thị Giang Lớp: KT11B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan