Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc tổng công ty điện lực dầu khí v...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc tổng công ty điện lực dầu khí việt nam

.PDF
184
412
136

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH (in hoa, Times New Roman, 14) HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN MINH THÀNH (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman) LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HÀ NỘI, NĂM 2017 1 (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH (in hoa, Times New Roman, 14) HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ---------- NGUYỄN MINH THÀNH (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM (In hoa, cỡ chữ 16, Times New Roman) CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 62.34.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ (In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman) NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS., TS. LƯU ĐỨC TUYÊN 2. TS. VŨ THỊ KIM ANH HÀ NỘI, NĂM 2017 (In hoa, cỡ chữ 14, 2Times New Roman) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Minh Thành i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................. I MỤC LỤC ....................................................................................... II DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................... V DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................... VII DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................. VIII DANH MỤC SƠ ĐỒ ..................................................................... IX MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 5 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ........................................ 20 1.1 Các quan điểm, khái niệm và bản chất của KTQT ......................... 20 1.1.1 Sự phát triển của các quan điểm về KTQT........................................... 20 1.1.2 Khái niệm và bản chất của KTQT ........................................................ 24 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 Vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT ............................... 26 Vai trò của KTQT ................................................................................. 26 Đối tượng của KTQT ............................................................................ 29 Phương pháp của KTQT ....................................................................... 32 1.3 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị ......................................................................................... 34 Các chức năng quản lý của nhà quản trị ............................................... 34 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định.................................. 37 1.3.2.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ... 37 1.3.2.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ... 43 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát .................................... 48 1.3.3.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp ...... 48 1.3.3.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược ...... 49 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả ....................... 51 1.3.4.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp ....................................................................................... 51 1.3.4.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược .......................................................................................... 54 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định .............................. 58 1.3.5.1 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp 60 1.3.5.2 Nội dung KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược 62 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 1.3.5 ii 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nội dung KTQT doanh nghiệp .......... 62 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM ................................................................................................ 70 2.1 Tổng quan về PV-Power và các đơn vị thuộc PV-Power ................ 70 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của PV-Power ................................... 70 2.1.2 Mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PVPower .................................................................................................... 72 2.1.2.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức PV-Power ......................................... 73 2.1.2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PV-Power............... 75 Đặc điểm hoạt động SXKD điện ảnh hưởng tới KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power .................................................................................. 78 2.2.1 Đặc điểm bên trong PV-Power ............................................................. 79 2.2.1.1 Đặc điểm trong giai đoạn đầu tư nhà máy điện ...................... 79 2.2.1.2 Đặc điểm trong giai đoạn vận hành nhà máy điện .................. 79 2.2.2 Đặc điểm bên ngoài PV-Power............................................................. 85 2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 Thực trạng KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power .................................... 86 Thực trạng việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PVPower .................................................................................................... 87 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định ............................... 88 2.3.2.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp 88 2.3.2.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược 99 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ................................. 99 2.3.3.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp . 100 2.3.3.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược . 102 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả .................. 104 2.3.4.1 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp ..................................................................................... 104 2.3.4.2 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược ........................................................................................ 106 Thực trạng KTQT phục vụ chức năng ra quyết định.......................... 107 2.4 Đánh giá thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power ........ 107 2.4.1 Những kết quả đạt được ...................................................................... 107 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân .......................................................... 109 2.4.2.1 Những hạn chế ....................................................................... 109 2.4.2.2 Những nguyên nhân của hạn chế ........................................... 113 iii CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM .......................................................................... 117 Triển vọng ngành điện Việt Nam và định hướng phát triển của PVPower .................................................................................................. 117 3.1.1 Triển vọng ngành điện Việt Nam ....................................................... 117 3.1.2 Định hướng phát triển của PV-Power................................................. 120 3.1 3.2 Yêu cầu hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power.......... 121 3.3 Hoàn thiện KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị tại các đơn vị thuộc PV-Power .................................. 122 Hoàn thiện việc thực hiện các chức năng quản lý của nhà quản trị tại PVPower .................................................................................................. 123 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định ............................. 124 3.3.2.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định tác nghiệp ................................................................................................ 124 3.3.2.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng hoạch định chiến lược ................................................................................................ 138 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát ............................... 139 3.3.3.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát tác nghiệp . 139 3.3.3.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng kiểm soát chiến lược . 147 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả .................. 149 3.3.4.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả tác nghiệp ..................................................................................... 149 3.3.4.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng đánh giá hiệu quả chiến lược ........................................................................................ 152 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định ......................... 155 3.3.5.1 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định tác nghiệp ................................................................................................ 155 3.3.5.2 Hoàn thiện KTQT phục vụ chức năng ra quyết định chiến lược ................................................................................................ 157 3.3.1 3.3.2 3.3.3 3.3.4 3.3.5 3.4 Lộ trình và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện ............ 157 3.4.1 Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện ....................................... 157 3.4.2 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện ..................................... 159 KẾT LUẬN .................................................................................. 163 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................. XI DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................... XII iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Phần tiếng Việt BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCQT Báo cáo quản trị BCTC Báo cáo tài chính CCDC Công cụ dụng cụ CP Chi phí CPNCTT CPNVLTT Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CTCP Công ty cổ phần DNNN Doanh nghiệp nhà nước KTQT Kế toán quản trị KTTC MTV Kế toán tài chính Một thành viên NXB Nhà xuất bản SXKD Sản xuất kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định Phần tiếng nước ngoài ABC Activity Based Cost/Costing Quản trị chi phí dựa trên hoạt động ABM Activity Based Management Hệ thống quản trị dựa trên hoạt động ACCA Association of Chartered Certified Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc BSC Balanced ScoreCard Thẻ điểm cân bằng CIMA Chartered Institute of Management Accountants Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc CMA Certified Management Accounting Kế toán quản trị viên hành nghề CVP Cost – Volumn – Profit v Mối quan hệ Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận EVN Vietnam Electricity Tập đoàn điện lực Việt Nam FS Feasibility Study Báo cáo nghiên cứu khả thi ICAEW Institute of Chartered Accountants in England and Wales Viện kế toán công chứng Anh và xứ Wales IFAC International Federation of Accountants Liên đoàn kế toán quốc tế IPP Independent Power Producer Đơn vị phát điện độc lập IRR Internal Rate of Return Tỷ suất sinh lời nội bộ JIT Just in Time Phương thức sản xuất tối thiểu hóa hàng tồn kho Net Present Value Giá trị hiện tại thuần Operations and Maintenance Chi phí vận hành và bảo dưỡng Power Perchase Agreement Hợp đồng mua bán điện PetroVietnam Tập đoàn dầu khí Việt Nam PetroVietnam Power Corporation Tổng Công ty điện lực dầu khí Việt Nam Return on Investment Lợi nhuận từ khoản đầu tư Sharholder or Economic Value Analysis Phân tích giá trị cổ đông hoặc Phân tích giá trị kinh tế Total Quality Management Hệ thống quản trị chất lượng tổng thể Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam Volumn Based Cost/Costing Quản trị chi phí dựa trên khối lượng NPV O&M PPA PVN PV-Power ROI SVA/EVA TQM VACPA VBC vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng TQ.01 Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 1 16 Bảng TQ.02 Bảng tóm tắt nội dung Phiếu khảo sát số 2 17 Bảng 1.1 Các chức năng quản lý của nhà quản trị 35 Bảng 1.2 Nội dung KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý 36 Bảng 1.3 Đặc điểm của các giai đoạn trong vòng đời sản phẩm 47 Bảng 1.4 Các phương pháp đánh giá hiệu quả trung tâm trách nhiệm 52 Bảng 2.1 Khái quát về các nhà máy điện của PV-Power 75 Bảng 2.2 Kế hoạch sản lượng điện và khối lượng nhiên liệu tiêu thụ năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 96 Bảng 2.3 Kế hoạch doanh thu năm 2015 – Nhà máy nhiệt điện Cà Mau 1 97 Bảng 2.4 Phân tích chênh lệch giá thành tháng 2/2015 – Nhà máy điện Cà Mau 1 100 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp chi phí O&M 124 Bảng 3.2 Dự toán khối lượng nhiên liệu cần mua 130 Bảng 3.3 Dự toán phải trả nhà cung cấp 133 Bảng 3.4 Dự toán phải thu tiền bán điện 134 Bảng 3.5 Dự toán cuốn chiếu chi phí Nhà máy Nhiệt điện Cà Mau 1 – giai đoạn từ Quý II/2015 đến hết Quý I/2016 137 Bảng 3.6 Dự toán linh hoạt chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015 140 Bảng 3.7 Báo cáo phân tích biến động chi phí sản xuất nhà máy nhiệt điện Cà Mau – tháng 2/2015 146 Bảng 3.8 Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện nội dung KTQT tại các đơn vị thuộc PV-Power 158 vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Biểu đồ cơ cấu thị trường điện Việt Nam 70 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ cơ cấu danh mục nhà máy điện của PVPower 71 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ cơ cấu nhà máy điện của PV-Power theo công suất thiết kế 77 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ sản lượng điện của PV-Power qua các năm 77 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ doanh thu thuần của PV-Power qua các năm 78 Biểu đồ 2.6 Biểu đồ thời hạn hợp đồng PPA giữa PV-Power và EVN 82 Biểu đồ 3.1 So sánh tốc độ tăng trưởng mức độ tiêu thụ điện của Việt Nam với một số quốc gia Đông Nam Á 117 Biểu đồ 3.2 Dự báo mức tiêu thụ điện của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025 118 Biểu đồ 3.3 Cơ cấu nhu cầu điện của các đơn vị mua buôn điện Việt Nam năm 2015 118 Biểu đồ 3.4 Sự thay đổi tỷ trọng các nguồn điện Việt Nam giữa 2015 với 2025 119 Biểu đồ 3.5 Biểu đồ hàm tuyến tính mô tả chi phí hỗn hợp O&M 125 Biểu đồ 3.6 Biểu đồ biến động mức nhiên liệu tồn kho 132 viii DANH MỤC SƠ ĐỒ Tên sơ đồ Số hiệu Sơ đồ Trang Sơ đồ mục tiêu và cách thức tiếp cận luận án 19 Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý của nhà quản trị 35 Sơ đồ 1.2 Kỹ thuật quản trị chi phí kiểu truyền thống 45 Sơ đồ 1.3 Kỹ thuật quản trị chi phí mục tiêu (Target Costing) 46 Sơ đồ 1.4 Ảnh hưởng của các quyết định quản trị lên giá trị cổ đông 56 Sơ đồ 1.5 Các cấp quản trị và loại quyết định phải thực hiện 59 TQ01 (Theo quan điểm của luận án) Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam 72 Sơ đồ 2.2 Mối quan hệ giữa các đối tượng tập hợp chi phí và luồng 90 chi phí Sơ đồ 2.3 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tại 93 các đơn vị thuộc PV-Power Sơ đồ 2.4 Sơ đồ quy trình xây dựng định mức chi phí quản lý tại các 95 đơn vị thuộc PV-Power Sơ đồ 2.5 Sơ đồ quy trình xây dựng dự toán cho các các đơn vị thuộc 99 PV-Power Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình lập báo cáo phân tích chênh lệch ngắn và 102 trung hạn tại các đơn vị thuộc PV-Power Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình đánh giá hiệu quả các trung tâm lợi nhuận 106 của PV-Power Sơ đồ 3.1 Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại dự toán của doanh nghiệp 129 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình lập dự toán kết hợp 136 Sơ đồ 3.3 Phân tích chênh lệch và dự báo hiệu quả dài hạn 148 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang có những thay đổi nhanh chóng, phức tạp và khó lường. Trong khi đó, nội tại nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, thử thách lớn; lạm phát cao, kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định; cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư bất hợp lý, kém hiệu quả, chậm điều chỉnh. Trước bối cảnh đó, Đảng, Nhà nước và Chính phủ luôn xác định “Phát triển kinh tế nhanh, bền vững gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh” là những mục tiêu trọng tâm cần phải đạt được. Trong đó, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là một trong các nhiệm vụ quan trọng cần phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu kể trên. Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV-Power) là tổng công ty 100% vốn nhà nước thuộc quản lý của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nên việc tái cơ cấu PV-Power theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh là nhiệm vụ chính trị cần phải được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới. Ngoài ra, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện phải nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh thị trường điện sẽ vận hành theo cơ chế thị trường. PV-Power nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng không nằm ngoài quy luật tất yếu của yêu cầu nâng cao sức cạnh tranh. Và một trong những giải pháp để PVPower nâng cao sức cạnh tranh đó là nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp của nhà quản trị các cấp tại PV-Power. Kế toán quản trị được biết tới như là một trong những công cụ quản lý hữu hiệu nhất cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm mục đích đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Tuy nhiên, việc vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp nhà nước nói chung và tại PV-Power nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng vai trò của KTQT. Một số đã áp dụng KTQT 1 nhưng chưa biết cách khai thác hết tiềm năng của KTQT trong việc hỗ trợ nhà quản trị thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý của mình. Dẫn tới việc quản lý các doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, thiếu hiệu quả. Xuất phát từ các lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam” cho luận án của mình. Thông qua đề tài, tác giả mong muốn đưa ra được các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán quản trị tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, góp phần thực hiện công cuộc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, tác giả cũng mong muốn hệ thống hóa được các lý luận về KTQT doanh nghiệp và đưa ra được các nội dung chủ yếu của KTQT tại các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện trong bối cảnh thị trường điện cạnh tranh sẽ được áp dụng trong tương lai không xa tại Việt Nam. 2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thứ nhất, lịch sử KTQT và những lý luận cơ bản về KTQT được quốc tế và Việt Nam thừa nhận, trong đó tập trung vào những lý luận về nội dung của KTQT trong mối quan hệ với các chức năng quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp. Nghiên cứu đối tượng này nhằm tạo ra cơ sở lý luận về KTQT và các nội dung KTQT để làm nền tảng cho những nghiên cứu khác trong luận án. Thứ hai, nhân tố ảnh hưởng tới các nội dung KTQT tại doanh nghiệp. Nghiên cứu đối tượng này nhằm tạo cơ sở lý luận để tìm hiểu các đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power có thể ảnh hưởng tới việc áp dụng các nội KTQT tại PVPower. Thứ ba, đặc điểm bên trong và bên ngoài PV-Power cũng như thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào thực trạng nội dung của KTQT tại PVPower. Nghiên cứu về đối tượng này nhằm đánh giá và chỉ ra những kết quả đã đạt được và những điểm còn hạn chế của KTQT tại PV-Power. 2 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn như sau: Thứ nhất, về giới hạn lĩnh vực hoạt động của PV-Power. Hoạt động của doanh nghiệp thường bao gồm 03 loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, do PV-Power là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nằm trong đề án tái cơ cấu của Chính phủ và sẽ được tái cơ cấu theo hướng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi là “Hoạt động sản xuất kinh doanh điện của PVPower”. Hoạt động đầu tư nếu được nghiên cứu trong luận án này sẽ được hiểu là “Hoạt động đầu tư các nhà máy điện của PV-Power” trong tương lai. Thứ hai, về giới hạn nội dung. Nghiên cứu về KTQT rất đa dạng, không chỉ đề cập đến nội dung mà còn đề cập đến tổ chức thực hiện, tổ chức bộ máy KTQT v.v… Tuy nhiên, do thời gian và giới hạn của một luận án tiến sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các “nội dung của KTQT”. Các vấn đề liên quan đến tổ chức thực hiện và tổ chức bộ máy KTQT nếu được đề cập tới trong luận án này chỉ nhằm để cung cấp thông tin bổ sung cho việc mô tả toàn diện nhất về thực trạng KTQT tại PV-Power. Thứ ba, về giới hạn không gian. Luận án tập trung nghiên cứu các đơn vị có liên quan trực tiếp tới hoạt động SXKD điện tại PV-Power là: (1) cơ quan Tổng Công ty PV-Power giữ chức năng quản lý, điều hành tổng thể và (2) 07 đơn vị thuộc PV-Power trực tiếp tổ chức vận hành các nhà máy điện bao gồm 03 chi nhánh và 04 công ty con (Cụ thể được trình bày trong Chương 2 của luận án). Thứ tư, về giới hạn thời gian. Luận án chủ yếu nghiên cứu các dữ liệu từ năm 2014 – 2016. 4. Đóng góp của luận án về mặt lý luận và thực tiễn - Về mặt lý luận: + Luận án hệ thống hóa, làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận của KTQT, đặc biệt là làm rõ các vấn đề theo tiến trình lịch sử. Từ đó cung cấp 3 được cái nhìn có hệ thống theo thời gian và giải thích các vấn đề lý luận hiện nay của KTQT theo sự phát triển của lịch sử. + Luận án chỉ ra những đặc điểm ảnh hưởng tới nội dung KTQT tại doanh nghiệp SXKD điện và cụ thể hóa một số nội dung phù hợp với loại doanh nghiệp này. - Về mặt thực tiễn: + Luận án đánh giá được thực trạng KTQT tại PV-Power, trong đó tập trung vào đánh giá các nội dung của KTQT. + Trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận án đưa ra những giải pháp để hoàn thiện KTQT tại PV-Power (trong đó tập trung hoàn thiện các nội dung KTQT) nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cho PV-Power. 5. Kết cấu của luận án Luận án gồm 164 trang. Ngoài phần mở đầu (04 trang) và kết luận (02 trang), luận án bao gồm các phần chính sau: - Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu: hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định mục tiêu đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu (15 trang). - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về KTQT doanh nghiệp (50 trang). - Chương 2: Thực trạng KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (47 trang). - Chương 3: Giải pháp hoàn thiện KTQT tại các đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (46 trang). 4 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Mục đích của phần tổng quan này nhằm hệ thống và phân tích các nghiên cứu trước đó trên thế giới cũng như tại Việt Nam liên quan đến đề tài, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại mà luận án sẽ tập trung giải quyết, xác định câu hỏi nghiên cứu và khung nghiên cứu. 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu Tác giả tiến hành nghiên cứu tổng quan theo 03 nhóm vấn đề, bao gồm: (1) tổng quan các vấn đề về lý luận chung của KTQT, (2) tổng quan các vấn đề về nội dung của KTQT, (3) tổng quan các vấn đề về ứng dụng KTQT trong từng lĩnh vực, ngành nghề. Thứ nhất, tổng quan các vấn đề về lý luận chung của KTQT. Các vấn đề lý luận chung của KTQT được hiểu là những vấn đề liên quan đến các quan điểm về KTQT, các khái niệm và việc đi tìm đâu là bản chất của KTQT, vai trò, đối tượng và các phương pháp được sử dụng trong KTQT. Trong lịch sử nghiên cứu KTQT đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từng vấn đề cụ thể này. Có thể điểm ra một số công trình nổi bật như sau: * Về các quan điểm KTQT. Vấn đề nghiên cứu lịch sử và quá trình phát triển của KTQT đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới như: Solomons [94]; Chatfield [40]; Chandler [37]; Parker [83]; Johnson & Kaplan [65]; Hopwood [60]; Hoskin & Macve [61]; Loft [75]; Okano & Suzuki [81]… Theo đó, với mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế xã hội, KTQT cũng đã có những sự phát triển tương ứng để cung cấp được thông tin thích hợp đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong từng giai đoạn. Vì vậy, theo thời gian, các quan điểm về KTQT của các nhà khoa học cũng có sự thay đổi tương ứng với sự phát triển khách quan của KTQT. Các nhà khoa học được kể trên đã có những công trình nghiên cứu về lịch sử KTQT và đưa ra những quan điểm riêng về KTQT (được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án). 5 Không tham vọng có thể đưa ra được một quan điểm chung nhất đại diện cho tất cả quan điểm của các nhà khoa học trước đây về KTQT, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) trong một nghiên cứu năm 1998 đã khái quát lại lịch sử phát triển của KTQT thế giới theo 4 giai đoạn và mô tả về KTQT trong từng giai đoạn đó như sau: - Giai đoạn 1 (Trước 1950) – KTQT xác định chi phí và kiểm soát tài chính (Cost determination and financial control). Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng KTQT trước những năm 1950 là một công cụ đáp ứng các mục đích cơ bản của đơn vị. Nội dung chủ yếu của KTQT trong thời gian này nhằm xác định chi phí cho sản phẩm (các chi phí kết tinh vào sản phẩm phục vụ tính giá thành sản phẩm) và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất. Đặc điểm của quy trình sản xuất giai đoạn này là: quy trình sản xuất giản đơn; mức độ tự động hóa chưa cao. Chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công có thể xác định và tập hợp đơn giản. Vì vậy, nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp là hai tiêu thức được lựa chọn cho việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Nội dung kế toán chi phí sản phẩm tập trung chủ yếu vào lập dự toán và kiểm soát tài chính của quá trình sản xuất chứ chưa được sử dụng nhiều cho việc ra quyết định. Vì vậy, giai đoạn này, KTQT thường được đồng nhất với Kế toán chi phí. Các kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong giai đoạn này bao gồm: (i) nhận diện (phân loại) chi phí (cost determination); (ii) xây dựng định mức chi phí (standard cost); (iii) tập hợp chi phí (tập hợp trực tiếp và phân bổ gián tiếp – direct cost and allocations of indirect cost); (iv) lập dự toán (budgeting) và kiểm soát việc thực hiện dự toán (budgeting control); (v) phân tích biến động (variance analysis); (vi) đo lường hiệu quả dựa trên những thước đo tài chính (performance evaluation based on financial measures). - Giai đoạn 2 (1950 - 1965) – KTQT cung cấp thông tin cho lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động (Information for management planning and control). KTQT giai đoạn này tập trung vào mục tiêu lưu trữ thông tin phục vụ cho mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Theo công bố của Liên đoàn kế toán quốc tế, KTQT như một hoạt động quản trị. Các kỹ thuật như phân tích cho việc ra quyết định và kế toán trách nhiệm được sử dụng. Một số kỹ thuật chủ yếu của KTQT trong thời kỳ này bao 6 gồm: (i) quản trị chi phí kiểu Kaizen; (ii) kế toán trách nhiệm (responsibility accounting); (iii) lập dự toán với nhiều phương án (Budgeting with “what if analysis”); (iv) đo lường hiệu quả dựa trên những thước đo phi tài chính (performance evaluation based on non-financial measures); (v) Phân tích dòng tiền chiết khấu (NPV, IRR), (vi) mô hình CVP… Giai đoạn này, KTQT đã có những điểm khác biệt cơ bản so với kế toán chi phí đơn thuần, KTQT cung cấp thông tin phục vụ ra quyết định nhiều hơn. - Giai đoạn 3 (1965 - 1985) – KTQT cắt giảm những lãng phí trong sử dụng nguồn lực doanh nghiệp (Reduction waste of resources in business processes). Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu vào những năm 1970 do sự sụt giảm của giá dầu dẫn tới các công ty không còn khả năng tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường như các giai đoạn trước, giá cả nhiều mặt hàng suy giảm. Các công ty phải cạnh tranh nhau bằng cách tiết giảm tối đa các chi phí để có thể duy trì sản xuất trong khoảng thời gian những năm 1980. Kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều khía cạnh của các ngành công nghiệp. Theo học giả Kader & Luther (2006), việc phát triển công nghệ như sử dụng robot, điều khiển máy tính đã cải thiện chất lượng sản xuất sản phẩm và giảm thiểu chi phí trong nhiều trường hợp. Sự gia tăng việc sử dụng máy tính cá nhân đã ảnh hưởng đến nguồn thông tin và dữ liệu cung cấp cho nhà quản trị [69]. Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC công bố một số kỹ thuật quản trị và kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng yêu cầu cạnh tranh toàn cầu. Trong thời kỳ này, cùng với việc xác định và kiểm soát chi phí thì vấn đề tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp được chú trọng. Trong những năm 1980, một số phương pháp kỹ thuật sử dụng trong kế toán chi phí và KTQT như: (i) quản trị chi phí dựa trên hoạt động (ABC), (ii) Quản trị chi phí chất lượng (quality costing); (iii) lập dự toán bắt đầu từ con số 0; (zero based budgeting); (iv) lập dự toán dựa trên hoạt động (activity based budgeting)... - Giai đoạn 4 (1985 - nay) – KTQT tạo ra giá trị tối đa thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp (Creation of value through effective 7 resource use). Trong những năm 1990, theo như IFAC và một số học giả như Kader & Luther [69], Darius Gliaubicas [44], môi trường kinh doanh toàn cầu có những tiến bộ nhưng phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn, khó dự đoán trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phát triển mạng toàn cầu dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử, cùng với sự tiếp tục gia tăng của cạnh tranh toàn cầu. Nội dung chủ yếu của KTQT giai đoạn này tập trung vào các phương pháp kỹ thuật xem xét việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để tạo ra được nhiều giá trị gia tăng nhất. Liên đoàn kế toán quốc tế IFAC năm 1998 công bố một số kỹ thuật nhằm phân tích lợi nhuận khách hàng (customer profitability analysis), phân tích giá trị cổ đông (shareholder value analysis), và việc đổi mới về tổ chức bộ máy quản trị trong giai đoạn này, cụ thể bao gồm: (i) quản trị chi phí mục tiêu (target costing); (ii) đánh giá điểm chuẩn (benchmarking); (iii) phân tích chuỗi giá trị; (iv) quản trị chi phí vòng đời sản phẩm (life-cycle costing); thẻ điểm cân bằng (BSC)… * Về bản chất của KTQT. Các học giả như: Kaplan, Bouquin, R. Kinney & A. Raiborn, William N. Lanen và cộng sự, Charles T. Horngren và cộng sự… đều đã đưa ra những khái niệm về KTQT dựa trên quan điểm nhà quản trị (manager) để từ đó làm rõ bản chất của KTQT [78], [96]. Tuy nhiên, một số hiệp hội nghề quốc tế như CIMA đưa ra khái niệm KTQT dựa trên quan điểm chủ sở hữu (owner) dẫn tới bản chất KTQT cũng có thể được hiểu theo phạm vi rộng hơn (được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án). * Về vai trò, đối tượng và phương pháp của KTQT. Các vấn đề lý luận liên quan đến vai trò, đối tượng và phương pháp KTQT chủ yếu được các nghiên cứu trong nước đề cập thông qua các giáo trình của các trường đại học và các luận án. Hầu hết các tài liệu này đều coi KTQT giữ vai trò cung cấp các thông tin chi tiết về các đối tượng kế toán mà KTTC không cung cấp được bằng cách sử dụng các phương pháp truyền thống của kế toán như phương pháp tài khoản, chứng từ, sổ sách… (được trình bày cụ thể trong Chương 1 của luận án). 8 Thứ hai, tổng quan các vấn đề về nội dung của KTQT. Thống kê các nghiên cứu về nội dung của KTQT từ trước tới nay, tác giả nhận thấy có thể phân chia thành 02 nhóm nghiên cứu chính, cụ thể: (i) các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT và (ii) các nghiên cứu chi tiết từng nội dung KTQT. * Về các nghiên cứu toàn diện/tổng thể nội dung KTQT. Trong lịch sử phát triển của KTQT, nội dung KTQT thường được các nhà nghiên cứu tiếp cận theo từng nội dung cụ thể, ví dụ như: Kaplan & Johnson nghiên cứu nội dung thẻ điểm cân bằng hay Porter nghiên cứu về chuỗi giá trị (value chain) v.v… Các nghiên cứu toàn diện/tổng thể về nội dung KTQT được một số ít nhà nghiên cứu tổng hợp lại dựa trên kết quả của những nghiên cứu trước đó như Chapman, Hopwood và Shields [38] với hệ thống sổ tay về các nghiên cứu KTQT gồm 03 cuốn (Handbook of Management Accounting Research Vol. 1, 2, 3) hay Abdel-Kader (2011) với cuốn Tổng quan các nghiên cứu KTQT (Review of Management Accounting Research). Tại Việt Nam, các nghiên cứu toàn diện về KTQT chưa nhiều. Một số luận án tiến sĩ đề cập tới các nội dung KTQT mang tính toàn diện như: Phạm Văn Dược [21] là người đầu tiên tại Việt Nam đề cập được những vấn đề tổng quát nội dung cơ bản của KTQT trong luận án của mình, một số nội dung cụ thể được đưa ra như: (1) xác định, tập hợp, phân tích chi phí liên quan đến sản phẩm nhằm mục đích chủ yếu để tính giá thành sản phẩm; (2) lập dự toán sản xuất, kiểm soát chi phí thực tế và phân tích biến động. Giai đoạn đầu khi KTQT mới xuất hiện tại Việt Nam còn có Nguyễn Việt [16] đã đề xuất các nội dung liên quan đến kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh và kế hoạch chiến lược tiếp thị sản phẩm trong luận án của mình. Trong vài năm trở lại đây, các nghiên cứu mang tính toàn diện về KTQT mới thực sự bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam và được nhiều tác giả nghiên cứu trong luận án như: Hoàng Văn Tưởng [7]; Ngụy Thu Hiền [9]; Phạm Thị Tuyết Minh [19]; Trần Thị Nhung [29]; Nguyễn Bích Hương Thảo [10]; Đỗ Thị Thu Hằng [4]. Các tác giả này đã làm rõ được một số nội dung cơ bản của Kế toán chi phí và KTQT phục vụ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan