Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần may hoà thọ,...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần may hoà thọ, hội an.

.PDF
113
23
127

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HOÀ THỌ, HỘI AN Chuyên ngành : Kế toán Mã số : 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG Đà Nẵng - Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Lê Thị Tuyết MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 2 5. Bố cục của đề tài ........................................................................................ 3 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .................................................................... 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ................................................. 7 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ ....................... 7 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí ....................................................... 7 1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí ................................................... 7 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí...................................................... 7 1.1.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí ............. 7 1.2. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT............................................................................. 9 1.2.1. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất .............................. 9 1.2.2. Lập dự toán chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất .......................12 1.2.3. Xác định giá thành sản phẩm sản xuất...............................................15 1.2.4. Tổ chức thông tin phục vụ kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất ........................................................................17 1.2.5. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc quản lý và quyết định của các nhà quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất .................................19 1.3. MÔ HÌNH KẾ TOÁN PHỤC VỤ CHO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ .23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN ........................26 2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN ......................................................................26 2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN27 2.2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh .............................27 2.2.2. Đặc điểm qui trình công nghệ ............................................................28 2.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý .....................................................29 2.2.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An .................................................................................................32 2.2.5. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An .................................................................................................................33 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN ............................................35 2.3.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An .................................................................................................35 2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An ......................................................36 2.3.3. Công tác lập dự toán chi phí tại Công ty cổ Phần May Hòa Thọ, Hội An ..........................................................................................................40 2.3.4. Tổ chức phân tích thông tin chi phí sản xuất kinh doanh ..................51 2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN ........52 2.4.1. Về phân loại chi phí ...........................................................................52 2.4.2. Về công tác kế toán chi phí sản xuất .................................................52 2.4.3. Về xây dựng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh.............................53 2.4.4. Về tổ chức phân tích thông tin để ra quyết định kinh doanh ngắn hạn ................................................................................................................54 2.4.5. Tổ chức bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí .................54 2.5. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN ............................................................................................55 2.5.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................55 2.5.2. Nguyên nhân chủ quan ......................................................................55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................56 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ....................................................57 HÒA THỌ, HỘI AN ..........................................................................................57 3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN .....................................57 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN .........................................................58 3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán để đảm bảo thực hiện kế toán quản trị chi phí .............................................................................................58 3.2.2. Hoàn thiện phân loại chi phí ..............................................................62 3.2.3. Hoàn thiện công tác lập báo cáo chi phí phục vụ công tác kiểm soát chi phí...........................................................................................................71 3.2.4. Tổ chức phân tích thông tin phục vụ kế toán quản trị chi phí ...........74 3.2.5. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí ............................................75 3.2.6. Phân tích điểm hòa vốn ......................................................................84 3.3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN ĐỂ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HÒA THỌ, HỘI AN .............................85 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................87 KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) PHỤ LỤC. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTQT Kế toán quản trị KTTC Kế toán tài chính CCDC Công cụ dụng cụ DN Doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SXC Sản xuất chung BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn TSCĐ Tài sản cố định QLDN Quản lý doanh nghiệp TP Thành phẩm SX Sản xuất DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng hiệu Trang 1.1 Mẫu báo cáo bộ phận 18 2.1 41 2.2 Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu Số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất 2.3 Lượng nguyên vật liệu dự kiến sử dụng 42 2.4 Dự toán chi phí NVLTT cho từng mặt hàng 43 2.5 Bảng định mức hao phí lao động cho từng mặt hàng 44 2.6 Bảng đơn giá giờ công tính cho từng mặt hàng 45 2.7 Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp 46 2.8 Dự toán chi phí sản xuất chung 47 2.9 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 48 2.10 Bảng dự toán chi phí bán hàng 49 2.11 Bảng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 50 3.1 Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 64 3.2 Bảng chi phí sản xuất chung hỗn hợp 66 3.3 Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh 68 3.4 69 3.5 Kết quả phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí Báo cáo thực hiện chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 3.6 Báo cáo thực hiện chi phí nhân công trực tiếp 73 3.7 Báo cáo thực hiện chi phí sản xuất chung 73 3.8 Bảng dự toán biến phí đơn vị NVLTT cho các mặt hàng 76 3.9 Bảng dự toán biến phí đơn vị NCTT cho các mặt hàng 77 41 72 3.10 Bảng dự toán biến phí sản xuất đơn vị cho các mặt hàng 78 3.11 Bảng dự toán chi phí đơn vị của các mặt hàng 79 3.12 Bảng số lượng sản phẩm quy đổi của các mặt hàng 80 3.13 3.14 Bảng dự toán linh hoạt doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho các mặt hàng Bảng tính doanh thu hòa vốn từng mặt hàng 82 84 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số Tên sơ đồ hiệu 2.1 2.2 2.3 2.4 3.1 Quy trình công nghệ Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An Sơ đồ bộ máy hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An Mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu kết hợp Trang 28 30 32 34 60 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2006, tính đến nay đã được gần 10 năm. Dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này. Áp lực cạnh tranh khi hội nhập dẫn đến việc thiếu chuẩn bị, thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Mục tiêu chung của chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2020 là đưa ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Với những khó khăn và những trách nhiệm vô cùng nặng nề như vậy, các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc cần xây dựng một hệ thống quản lý doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của chiến lược phát triển ngành như đã đề cập. Để đáp ứng được yêu cầu này của các nhà quản lý, đòi hỏi kế toán cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục và hữu ích phục vụ kịp thời ra quyết định của nhà nhà quản trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính những yêu cầu về tính tốc độ, linh hoạt, hữu ích của thông tin mà kế toán tài chính không thể đảm trách được, kế toán quản trị ra đời như là một tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Kế toán quản trị ở các nước phát triển được ứng dụng một cách rộng rãi trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của doanh nghiệp. Ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An nói riêng đã và đang chịu những áp lực cạnh tranh rất lớn. Do đó để tồn tại và phát triển chỉ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao, giá cả phù hợp mới có cơ may chiếm lĩnh được thị trường. Vấn đề trước mắt cần đặt ra cho Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội 2 An là phải tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên trên thực tế, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An, kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí vẫn còn chưa được quan tâm đúng mức. Kế toán quản trị chi phí vẫn chưa được tổ chức khoa học, quy củ, vẫn còn mang nặng nội dung của kế toán tài chính hay nói cách khác là nó chưa được vận dụng và tổ chức thực hiện tại công ty với tư cách là một công cụ quản lý kinh tế và cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Các nội dung của kế toán quản trị chi phí được thực hiện đan xen giữa nhiều bộ phận và chưa có bộ phận chuyên trách. Vì vậy xuất phát từ nhu cầu khách quan về mặt lý luận và thực tiễn trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu - Tổng hợp lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất nhằm ứng dụng lý thuyết vào việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An. - Trên cơ sở khảo sát thực trạng về kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hoà Thọ, Hội An đề xuất những phương hướng, giải pháp để xây dựng, hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An. - Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung vào nghiên cứu và hoàn thiện kế toán quản trị chi phí cho hoạt động sản xuất hàng may mặc của công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cùng với 3 các quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát tình hình thực tế tại doanh nghiệp từ đó đánh giá thực trạng, những vấn đề còn tồn tại để đưa ra phương hướng hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An. Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Giáo trình KTQT của PGS.TS Trương Bá Thanh, TS. Trần Đình Khôi Nguyên, Th.S Lê Văn Nam (2008) cung cấp tương đối đầy đủ hệ thống lý thuyết về KTQT làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng KTQT chi phí cũng như việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị chi phí trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Các vấn đề về KTQT, trong đó có KTQT chi phí được các tác giả Việt Nam nghiên cứu từ rất sớm, khoảng năm 1990. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong thời điểm này đều phản ánh chung về quá trình xây dựng hệ thống KTQT. Từ đầu những năm 2000 đến nay, các tác giả đã nghiên cứu nhiều ứng dụng KTQT trong các ngành như: - Tác giả Đoàn Thị Lành (năm 2007) nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp dệt ở Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp thực 4 hiện”, luận văn trình bày nội dung về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đánh giá thực trạng chung về công tác kế toán quản trị của các doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Về phương pháp, tác giả Đoàn Thị Lành đã sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tế để đưa ra các giải pháp tốt nhất nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Tác giả Phạm Thị Thủy (năm 2007) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”, luận văn trình bày nội dung về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở một số doanh nghiệp sản xuất dược phẩm điển hình của Việt Nam (Xí nghiệp Liên hợp Dược Hậu Giang, Công ty TNHH dược phẩm Hisamitsu, Công ty cổ phần Traphaco,...). Từ thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp nói trên tác giả Phạm Thị Thủy đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam. Về phương pháp, tác giả Phạm Thị Thủy đã sử dụng các phương pháp phổ biến như: phân tích, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế,... - Tác giả Trần Lê Uyên Phương (năm 2010) nghiên cứu về “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty kinh doanh Nhà Thừa Thiên Huế”, luận văn trình bày thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty kinh doanh nhà Thừa Thiên Huế, đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở đơn vị và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí cho công ty. - Tác giả Ngô Thị Hường (năm 2010) nghiên cứu về “Hoàn Thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần bia Phú Minh”, nội dung của luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty công ty 5 cổ phần bia Phú Minh, từ thực trạng tác giả Ngô Thị Hường đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty bia nói trên. Tác giả cũng đã sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê để phân tích, đánh giá các chỉ tiêu thực hiện và dự toán của đơn vị. - Tác giả Nguyễn Xuân Diệu (năm 2011) nghiên cứu “Kế toán quản trị chi phí tại công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Minh”, tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, khảo sát thực tế để đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí ở đơn vị, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty Phú Minh một cách có hiệu quả nhất. Ngoài ra luận văn còn tham khảo một số tạp chí khoa học - công nghệ và một số luận văn khác như: PGS.TS. Trương Bá Thanh, Nguyễn Thanh Trúc (2008) (Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Đà Nẵng), “Kế toán quản trị chi phí ở các công ty cà phê Nhà nước trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk”; Th.S Trần Thị Kim Loan (năm 2010), “Kế toán quản trị chi phí tại công ty TNHH MTV sổ số kiến thiết và dịch vụ in Đà Nẵng”; Th.S Phạm Xuân Thư (năm 2010), “Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Dược TW III”; “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty bia Huế” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Anh (năm 2011);... Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã hệ thống các nội dung cơ bản của hệ thống KTQT chi phí vào các ngành nghề cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của đề tài. Mặc dù vậy các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu hệ thống KTQT chi phí áp dụng cho các ngành sản xuất may mặc. Trong khi đó ngành may mặc ở Việt Nam nói chung còn non yếu, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu là may gia công xuất khẩu. Do vậy các doanh nghiệp dệt may nói chung rất cần những thông tin kịp thời và phù hợp, từ đó đưa ra những quyết định, chiến lược nhanh chóng và đúng đắn trong kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc liệt 6 như hiện nay. Dựa trên cơ sở nghiên cứu giữa lý thuyết KTQT chi phí và thực tiễn của ngành may mặc ở công ty Cổ phần May Hòa Thọ, Hội An và một số ngành có tính chất tương đồng, các vấn đề luận văn cần tập trung nghiên cứu là “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần May Hòa Thọ, Hội An”. 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí một bộ phận của kế toán quản trị. Để hiểu được kế toán quản trị chi phí, trước tiên cần hiểu kế toán quản trị là gì. Theo luật kế toán Việt Nam, “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Theo đó khái niệm kế toán quản trị chi phí được hiểu là quá trình thu thập, xử lý, phân tích, cung cấp các thông tin về chi phí cho nhà quản trị thực hiện các chức năng của mình như phân tích cách ứng xử chi phí, hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chi phí và hỗ trợ ra quyết định. 1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí Bản chất của kế toán quản trị chi phí có thể được hiểu như sau: - KTQT chi phí là một bộ phận trong hệ thống thông tin kế toán, là công cụ quản lý thông qua việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về các nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh, hoàn thành và thông tin phục vụ cho việc lập các dự toán, ra quyết định theo yêu cầu quản lý nội bộ của tổ chức. - KTQT chi phí quan tâm đến các loại chi phí phát sinh hay biến động và trách nhiệm quản lý gắn với từng trung tâm chi phí. - Thông tin chi phí thường mang tính dự báo phục vụ quản trị tài sản của doanh nghiệp và ra quyết định sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của kế toán quản trị chi phí Kế toán quản trị chi phí là công cụ quản lý giúp cho nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Theo từng chức năng quản lý, kế toán quản trị chi 8 phí có vai trò như sau: - Cung cấp thông tin cho quá trình hoạch định: thông qua việc cung cấp thông tin về định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất, dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: thông qua việc tổ chức các thông tin về chi phí của từng hoạt động để kiểm tra việc thực hiện. - Cung cấp thông tin cho kiểm tra: thông qua việc cung cấp các báo cáo hoạt động theo từng khâu công việc, báo cáo kết quả với kế hoạch. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: thông qua việc tổng hợp, phân loại thông tin. 1.1.4. Các kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản trong kế toán quản trị chi phí Nhằm phục vụ tốt hơn việc quản trị chi phí, các nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong quản trị chi phí là: Thứ nhất: thiết kế thông tin thành dạng có thể so sánh được. Thông tin sẽ không có tác dụng nếu không có tiêu chuẩn để so sánh. Thứ hai: nhận diện cách phân loại chi phí sao cho hữu ích và thích hợp trên quan điểm: chi phí được chia làm nhiều loại khác nhau nhằm thỏa mãn các mục đích khác nhau của nhà quản trị. Nhận diện và phân loại chi phí theo từng góc độ khác nhau nhằm thiết kế thông tin chi phí phù hợp với từng yêu cầu của nhà quản trị là một kỹ thuật nghiệp vụ của KTQT. Thứ ba: phân tích thông tin. Thông tin phải được phân tích rỏ ràng để người sử dụng thông tin có được cái nhìn tổng quát nhất về những thông tin mình cần sử dụng. Thứ tư: thể hiện thông tin dưới dạng mô hình, phương pháp, đồ thị. 9 1.2. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.2.1. Phân loại chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất a. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Chi phí phát sinh trong các doanh nghiệp sản xuất, xét theo công dụng được chia thành hai loại lớn: chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất: bao gồm 3 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó NVL chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng. + Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền tương và các khoản trích theo lương phải trả cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. + Chi phí sản xuất chung: là các chi phí phục vụ và quản lý quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh trong phạm vi các phân xưởng. Bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao, sửa chửa và bảo trì máy móc thiết bị, nhà xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,... - Chi phí ngoài sản xuất: bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Chi phí bán hàng: gồm các chi phí phát sinh phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm như chi phí vận chuyển, bốc dỡ thành phẩm giao cho khách hàng, chi phí bao bì, khấu hao các phương tiện vận chuyển, tiền lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, chi phí tiếp thị, quảng cáo,... 10 + Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm tất cả các khoản chi phí phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý quản trị sản xuất kinh doanh nói chung trên giác độ toàn doanh nghiệp. Khoản mục này bao gồm các chi phí như: chi phí văn phòng, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp, khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý doanh nghiệp, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác,... b. Phân loại chi phí trong mối quan hệ với lợi nhuận xác định từng kỳ Khi xem xét cách tính toán và kết chuyển các loại chi phí để xác định lợi nhuận trong kỳ kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp được chia là hai loại là chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. - Chi phí sản phẩm: gồm các chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm. Tùy thuộc vào phương pháp tính giá thành được áp dụng mà chi phí sản phẩm có khác nhau. Với phương pháp tính giá thành toàn bộ, chi phí sản xuất gồm các khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. - Chi phí thời kỳ: gồm các khoản mục chi phí còn lại sau khi đã xác định các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản phẩm. Nó thường bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính. c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí được phân thành: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Biến phí: Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp sản xuất, biến phí gồm các khoản: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bao bì đóng gói, hoa hồng bán hàng… - Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị. Một số yếu tố của chi phí sản xuất chung
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan