Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp- t...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp- trường hợp công ty tnhh mtv hữ nghị nam lào - quân khu 5

.PDF
26
200
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ TRANG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP - TRƯỜNG HỢP CÔNG TY TNHH MTV HỮU NGHỊ NAM LÀO - QUÂN KHU 5 Chuyên ngành: Kế toán Mã ngành: 60.34.30 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng - Năm 2013 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN Phản biện 2: TS. PHAN THỊ DUNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 09 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây lắp nói riêng thì vấn đề kế toán doanh thu, chi phí có ảnh hưởng lớn đến xác định kết quả kinh doanh. Với việc sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất cũng như việc kết chuyển chi phí phù hợp với phần doanh thu sẽ giúp xác định kết quả kinh doanh được đúng đắn theo từng kỳ kế toán. Và từ những đặc thù của ngành như doanh thu, chi phí thường kéo dài qua nhiều kỳ kế toán, việc thi công kéo dài, chi phí phát sinh không gắn kết trực tiếp với doanh thu ghi nhận trong kỳ. Doanh thu được ghi nhận có thể dựa vào chi phí. Hơn nữa, luôn luôn tồn tại một khối lượng xây lắp dở dang vào thời điểm ghi nhận doanh thu. Từ đó, đo lường giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành để xác định giá vốn đúng thực tế trong nhiều trường hợp là khó khăn. Như vậy có thể nói việc vận dụng các chuẩn mực nói chung, nguyên tắc phù hợp nói riêng cần phải được chú trọng. Qua tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp xây lắp - Trường hợp Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5, cho thấy việc ghi nhận doanh thu và chi phí chưa bảo đảm được yêu cầu nguyên tắc phù hợp. Chưa phản ánh đầy đủ và kịp thời các khoản chi phí trực tiếp của từng công trình, chỉ ghi nhận những chi phí đã phát sinh và đã có chứng từ phản ánh chi phí, chưa phân bổ đầy đủ và chính xác các chi phí cho từng công trình. Mặt khác, việc ghi nhận doanh thu chưa phù hợp với chi phí đã ghi nhận thông qua việc doanh nghiệp chỉ phản ánh doanh thu khi công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Từ đó, chỉ tiêu lợi nhuận xác định trong một kỳ không phản ánh chính xác. Vì vậy luận văn chọn đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp - Trường hợp Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào - Quân khu 5” để nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát thực trạng kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các 2 doanh nghiệp xây lắp. Và từ đó tìm ra cách thức thực hiện để ghi nhận đúng doanh thu, chi phí và phản ánh đúng kết quả kinh doanh trong từng kỳ kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp nói chung – Minh họa qua Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào /Quân khu 5. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh xây lắp và sự vận dụng nguyên tắc phù hợp trong ghi nhận doanh thu, chi phí và lợi nhuận. - Phạm vi nghiên cứu Ở các doanh nghiệp xây lắp và được minh họa cụ thể qua Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thực chứng để đối chiếu, phương pháp thống kê, phương pháp tỷ lệ, phương pháp phân tích tổng hợp, kiểm tra và so sánh. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, tổng quan tài liệu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp. Chương 2: Khái quát tình hình kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp và khảo sát ở Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp – Trường hợp Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5. 6. Tổng quan tài liệu Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả có tham khảo một số giáo trình và đề tài nghiên cứu trên cùng lĩnh vực liên quan. Cụ thể: Giáo trình Kế toán doanh nghiệp xây lắp của PGS.TS. Võ Văn 3 Nhị - Trường Đại học kinh tế TP. HCM, nhà xuất bản Giao thông vận tải (2008). Giáo trình Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam của TS. Nguyễn Văn Bảo, nhà xuất bản Tài chính (2004). Giáo trình Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp của TS. Nguyễn Phương Liên nhà xuất bản Tài chính (2010). Tác giả Nghiêm Sơn Tùng đã nghiên cứu về “Vận dụng chuẩn mực kế toán số 15 – Hợp đồng xây dựng để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp”. Tác giả Trần Thị Kim Chi với đề tài “Vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 Hợp đồng xây dựng vào việc hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty cổ phần xây dựng số 2 – Tổng công ty Xây dựng Hà Nội”. Tác giả Tống Thị Hoa với đề tài “Vận dụng nguyên tắc phù hợp trong doanh nghiệp xây lắp: Trường hợp Công ty cổ phần máy & thiết bị phụ tùng (SEATECH Luận văn của tác giả đặt vấn đề liên quan đến công tác kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại các doanh nghiệp xây lắp dựa trên yêu cầu nguyên tắc phù hợp để tìm hiểu và nghiên cứu. Và thực tế việc vận dụng nguyên tắc phù hợp trong ghi nhận doanh thu, chi phí còn nhiều bất cập. Xuất phát từ thực tiễn đó tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp – Trường hợp Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5” để nghiên cứu. 4 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. KHÁI QUÁT DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Trong các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp xây lắp nói riêng thì doanh thu, chi phí và lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng và phù hợp với nhau, có liên quan trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp tạo ra. Việc xác định khoản chi phí hợp lý trong kỳ tương ứng với phần doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp tính toán chính xác kết quả kinh doanh hay tính chính xác thu nhập chịu thuế, làm căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhà nước. Kế toán ở doanh nghiệp xây lắp cũng bao gồm các nội dung như trong các doanh nghiệp khác (kế toán tài sản cố định, kế toán hàng tồn kho,..). Điểm khác biệt lớn có liên quan đến đặc thù ngành so với các doanh nghiệp thông thường là kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận. 1.1.1. Doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp a. Khái niệm doanh thu Theo VAS 01: Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổ đông. b. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Trước tiên, việc ghi nhận doanh thu phải tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp nghĩa là doanh nghiệp ghi nhận doanh thu dựa trên nguyên tắc ghi nhận doanh thu, sau đó mới nhận diện và xác định chi phí hợp lý trừ vào doanh thu để xác định lợi nhuận. b1. Thời điểm ghi nhận doanh thu 5 Theo nguyên tắc thực hiện, thời điểm ghi nhận doanh thu được xác định là thực hiện và khi hội tụ hai điều kiện: (1) Khi các hoạt động kinh tế chủ yếu liên quan đến việc tạo ra doanh thu và việc cung cấp dịch vụ đã được hoàn tất. (2) Việc tính toán các khoản doanh thu phải được đo lường dựa trên cơ sở đáng tin cậy và có thể thu được các khoản phải thu này. Theo VAS 14: Thời điểm ghi nhận doanh thu là khi giao dịch đã thỏa mãn đồng thời các điều kiện: (1) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; (2) Có khả năng thu hồi được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó; (3) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán; (4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Do đặc thù sản phẩm xây lắp có thời gian thi công dài, bàn giao khối lượng theo từng giai đoạn nên doanh thu được ghi nhận theo từng giai đoạn công việc thực hiện hoàn thành b2. Các trường hợp ghi nhận doanh thu (1) Ghi nhận doanh thu tại thời điểm giao hàng hoàn thành (2) Ghi nhận doanh thu trước thời điểm giao hàng 1.1.2. Chi phí trong doanh nghiệp xây lắp a. Khái niệm chi phí Theo VAS 01: Chi phí trong doanh nghiệp là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu. b. Nguyên tắc ghi nhận chi phí 6 Theo thời điểm phát sinh, quy định chi phí phải được ghi nhận tại thời điểm có bằng chứng chắc chắn về sự phát sinh chi phí, không kể đã chi hay chưa chi tiền và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy. Đối với hợp đồng xây lắp, ghi nhận các khoản chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí thông thường. Các chi phí này phải là các thành phần có trong hồ sơ dự toán thiết kế. 1.1.3. Đặc điểm lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Do đặc thù của ngành xây lắp, nên doanh thu và chi phí cũng có những đặc trưng riêng, từ đó lợi nhuận trong doanh nghiệp xây lắp bị chi phối bởi những đặc điểm từ doanh thu và chi phí như trong xây dựng có quy định về lợi nhuận định mức. Lợi nhuận định mức là chỉ tiêu Nhà nước quy định để tích lũy cho xã hội do ngành xây dựng cơ bản tạo ra (bao gồm thuế và lãi). Lợi nhuận hoạt động xây dựng gồm: (1) Lợi nhuận thuần từ hoạt động xây dựng; (2) Lợi nhuận khác phát sinh có liên quan đến hoạt động xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp không tính được đầy đủ lợi nhuận trong kỳ thì có thể căn cứ vào khối lượng công trình hoàn thành để tính lợi nhuận theo định mức. 1.1.4. Đặc điểm hoạt động xây lắp và sự chi phối của các đặc điểm này đến ghi nhận doanh thu, chi phí và lợi nhuận 1.2. KẾ TOÁN DOANH THU TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Ghi nhận doanh thu kế toán là một trong những vấn đề quan trọng của quá trình xác định kết quả kinh doanh. Với nguyên tắc ghi 7 nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh doanh khác nhau. Hai vấn đề cơ bản đối với doanh thu là ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán nào và mức doanh thu được ghi nhận bao nhiêu. 1.2.1. Doanh thu của hợp đồng xây dựng Theo chuẩn mực hợp đồng xây dựng (VAS 15) doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Và doanh thu của hợp đồng xây dựng bao gồm hai bộ phận: (1) Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng; và (2) Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng. 1.2.2. Đo lường và ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng Theo VAS 15, việc ghi nhận doanh thu của hợp đồng xây dựng có thể theo một trong hai trường hợp sau: Trường hợp 1: Ghi nhận doanh thu nhưng chưa bàn giao khối lượng (ghi nhận doanh thu theo tiến độ kế hoạch). Trường hợp 2: Ghi nhận doanh thu theo giá trị khối lượng thực hiện. 1.2.3. Tài khoản sử dụng và kế toán doanh thu hợp đồng xây lắp 1.3. KẾ TOÁN CHI PHÍ PHỤC VỤ XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.3.1. Chi phí của hợp đồng xây lắp a. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng b. Chi phí chung liên quan đến hoạt động thực hiện hợp đồng và có thể phân bổ cho từng hợp đồng c. Các chi phí khác có thể thu lại từ khách hàng theo các điều khoản của hợp đồng 8 1.3.2. Kế toán xác định và ghi nhận chi phí (giá vốn) phù hợp với doanh thu trong doanh nghiệp xây lắp a. Giá vốn trong doanh nghiệp xây lắp (giá thành công trình hoặc hạng mục công trình) a1. Thời điểm xác định giá vốn Theo nguyên tắc phù hợp khi ghi nhận một khoản doanh thu thì đồng thời phải xác định và ghi nhận chi phí bỏ ra (giá vốn) để có được doanh thu đó. Và giá vốn trong hoạt động xây lắp chính là giá thành của công trình, hạng mục công trình hay phần khối lượng công việc hoàn thành khi doanh thu của nó được xác định. Do đó, việc xác định giá vốn của công trình, hạng mục công trình chính là đi xác định giá thành của nó. Và thời điểm tính giá thành cũng là thời điểm từng công việc được hoàn thành. a2. Kế toán ghi nhận chi phí sản xuất và tính giá thành khối lượng hoàn thành - Kế toán ghi nhận chi phí sản xuất * Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp. * Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. * Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp doanh nghiệp không tổ chức đội xe, máy thi công hoặc có tổ chức đội xe, máy thi công riêng, nhưng không có tổ chức kế toán riêng, thì toàn bộ chi phí liên quan được tập hợp trên TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công. 9 Trường hợp doanh nghiệp tổ chức đội xe, máy thi công riêng, có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì tập hợp chi phí và tính giá thành ca máy, sử dụng chung hệ thống sổ kế toán với doanh nghiệp xây lắp. Sau khi tổng hợp chi phí và tính giá thành ca máy, kế toán phản ánh chi phí máy thi công cho từng công trình, hạng mục công trình có liên quan. * Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Đối với doanh nghiệp xây lắp, chi phí bảo hành là khoản mục cấu thành nên chi phí sản xuất. Khi bàn giao khối lượng hoàn thành, kế toán tiến hành ghi nhận chi phí dự phòng bảo hành công trình vào chi phí sản xuất chung theo tỷ lệ với doanh thu. a3. Tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm xây lắp Tính giá thành hàng hóa, thành phẩm nói chung là việc xác định giá nhập kho của hàng hóa, thành phẩm được chế biến thông qua giai đoạn gia công, chế biến hay sản xuất. Việc tính giá thành phù hợp đòi hỏi phải xác định chi phí sản xuất và chi phí dở dang một cách hợp lý. Trong quá trình sản xuất thường diễn ra liên tục nên tại thời điểm cuối kỳ kế toán tồn tại một lượng sản phẩm dở dang. Vì vậy cần phải ước tính giá trị sản phẩm dở dang để xác định phần chi phí tính cho sản phẩm hoàn thành. b. Ghi nhận chi phí thời kỳ b1. Chi phí bán hàng Kế toán sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng để tập hợp chi phí và kết chuyển vào cuối kỳ để xác định kết quả kinh doanh. Mặt khác, do đặc thù của ngành xây lắp là sản phẩm được thực hiện theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí bán hàng. 10 b2. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xây lắp, doanh thu có liên quan đến nhiều kỳ kế toán, do vậy chi phí quản lý doanh nghiệp cần phải được xác định phân bổ tương ứng với các công trình đã phản ánh doanh thu trong kỳ để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh, phần còn lại sẽ để phân bổ ở các kỳ sau. Kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. b3. Kế toán chi phí tài chính Chi phí tài chính liên quan đến việc tạo ra doanh thu trong kỳ cũng được ghi nhận vào chi phí trong kỳ để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh nhưng đối với lĩnh vực xây lắp, chi phí lãi vay phát sinh nhằm mục đích phục vụ vốn cho các công trình, và các công trình thường kéo dài qua nhiều năm nên chỉ ghi nhận chi phí tài chính phần đi vay của phần doanh thu ghi nhận trong kỳ và những công trình chưa hoàn thành cần phân bổ chi phí vay cho các kỳ sau. Kế toán sử dụng TK 635 – Chi phí tài chính. 1.4. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, từ đó việc ghi nhận doanh thu và chi phí có tính quyết định đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Vậy để lợi nhuận trong kỳ được phản ánh đúng thì việc ghi nhận chi phí và doanh thu phải tuân thủ theo yêu cầu của nguyên tắc phù hợp. Để xác định kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. TK 911 được mở chi tiết cho từng loại hoạt động và trong từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm. 11 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận trên cơ sở yêu cầu của nguyên tắc phù hợp. Trên cơ sở chương 1, tác giả sẽ tiến hành thu thập dữ liệu để phân tích đánh giá tình hình kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp nói chung và minh họa qua Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5. Từ đó, đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế được trình bày ở chương 2. 12 CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP VÀ KHẢO SÁT Ở CÔNG TY TNHH MTV HỮU NGHỊ NAM LÀO – QUÂN KHU 5 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Ở CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 2.1.1. Khảo sát qua Báo cáo tài chính của các công ty xây lắp Bảng 2.1. Danh mục các công ty xây lắp chọn khảo sát 2.1.2. Khảo sát cụ thể một số công ty xây lắp a. Công ty cổ phần xây lắp Thành An 96 a1. Phản ánh doanh thu a2. Phản ánh chi phí b. Công ty cổ phần xây lắp Thừa Thiên Huế b1. Phản ánh doanh thu b2. Phản ánh chi phí 2.2. KHÁI QUÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH MTV HỮU NGHỊ NAM LÀO – QUÂN KHU 5 VÀ KHẢO SÁT KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY 2.2.1. Sự hình thành và đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 viết tắt là Đoàn 206/Quân khu 5 được thành lập theo Quyết định số 131/2006/QĐ - BQP ngày 19 tháng 07 năm 2006 của Bộ Quốc phòng và quyết định số 2354/QĐ - BQP ngày 21 tháng 07 năm 2009 của Bộ Quốc phòng về việc chuyển Công ty Hữu Nghị Nam Lào thành Công ty 13 TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5. Công ty thực hiện đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng. Là đơn vị Kinh tế - Quốc phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 5. Công ty đang hoạt động trên địa bàn cả nước và 3 tỉnh Nam lào. Lĩnh vực kinh doanh: Đầu tư cơ sở hạ tầng, trồng trọt và chế biến công nghiệp, tư vấn thiết kế xây dựng. Công ty hoạt động đa ngành nghề, nhưng trong đó hoạt động xây dựng chiếm tỷ trọng lớn. Xây dựng các dự án về nhà ở, giao thông, thủy lợi. Những công trình có giá trị lớn hàng trăm tỷ và có ý nghĩa về mặt an ninh quốc phòng. Địa bàn hoạt động là những vùng núi hiểm trở, thời tiết không ổn định. Nhưng Công ty đã dần khắc phục được những khó khăn và khẳng định được vị thế của mình trên lĩnh vực hoạt động xây dựng. Bảng 2.2. Bảng kê khai năng lực tài chính Công Ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào/ Quân khu 5 2.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xây lắp tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 a. Khái quát cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 là đơn vị quốc phòng làm nhiệm kinh tế nên mô hình tổ chức quản lý khác biệt so với các đơn vị chỉ làm kinh tế. Đồng thời Công ty hoạt động về nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt động rộng khắp, nên có nhiều đơn vị trực thuộc và có thêm các đội thi công. Công ty tổ chức quản lý theo hình thức cấp trên chỉ đạo cấp dưới và các bộ phận phối hợp với nhau để cùng thực hiện công việc chung. Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 b. Chức năng, nhiệm vụ các đơn vị, bộ phận trong Công ty 14 b1. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận quản lý b2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức quản lý ở các đơn vị phụ thuộc c. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xây lắp 2.2.3. Tổ chức kế toán ở Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 a. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 b. Chức năng, nhiệm vụ b1. Ở phòng Tài chính – kế toán b2. Ở bộ phận kế toán các đơn vị phụ thuộc c. Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ ” qua kế toán máy theo chương trình của phần mềm kế toán E – ANA 5.0. Hình thức kế toán máy được thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3. Sơ đồ hình thức kế toán máy tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 2.3. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN Ở CÔNG TY TNHH HỮU NGHỊ NAM LÀO - QUÂN KHU 5 2.3.1. Đối tượng kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở Công ty TNHH Hữu Nghị Nam Lào - Quân khu 5 Đối tượng kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở Công ty là theo từng công trình. Đối tượng khảo sát của đề tài là một số công trình đặc trưng được chọn và minh họa trong năm 2012 như: Công trình Kho 15 đạn CK55/Cục Kỹ Thuật/Quân khu 5; Thao trường kỹ thuật chiến thuật cấp 1 - Đoàn 74/Tổng cục II; Doanh trại Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 206; Đường tuần tra biên giới Mường Típ – Nghệ An; Tư vấn khảo sát mốc biên giới Việt – Lào/ huyện Tây Giang/ Quảng Nam; Đường tuần tra biên giới Đắk Pre; Huyện đội Nông Sơn. 2.3.2. Kế toán ghi nhận doanh thu ở Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 a. Thời điểm ghi nhận doanh thu hợp đồng xây lắp Tại Công ty chỉ ghi nhận doanh thu khi công trình xây lắp hoàn thành, bàn giao và xuất hóa đơn cho chủ đầu tư. b. Xác định và ghi nhận doanh thu hợp đồng xây lắp Trên cơ sở giá trị hợp đồng được ký kết, giá trị xây lắp thực hiện, Công ty tiến hành lập hồ sơ quyết toán. Giá trị quyết toán được duyệt là cơ sở ghi nhận doanh thu của công trình. Hồ sơ bao gồm: (1) Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành; (2) Bảng quyết toán giá trị xây lắp hoàn thành; (3) Hóa đơn giá trị gia tăng. Bảng 2.3. Thông tin về doanh thu các công trình thực hiện đến 31/12/2012 tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào/Quân khu 5 Qua nguồn số liệu tại Công ty, tác giả nhận thấy rằng khi đến kỳ kế toán (thời điểm lập báo cáo tài chính) nhưng các công trình thi công vẫn chưa hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư thì Công ty vẫn không ghi nhận doanh thu có nghĩa Công ty không xác định các điểm dừng kỹ thuật để xác định doanh thu thực hiện trong kỳ. Việc ghi nhận như vậy không phản ánh được khối lượng công việc thực hiện trong kỳ và lúc đó doanh thu của kỳ này sẽ được ghi nhận ở các kỳ sau. Theo cách ghi nhận như vậy sẽ không phản ánh sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí do một số chi phí phát sinh liên quan đến công 16 trình chưa hoàn thành nhưng được đưa hết vào chi phí thời kỳ để xác định kết quả kinh doanh, từ đó lợi nhuận phản ánh của từng kỳ kế toán không chính xác. 2.3.3. Kế toán ghi nhận chi phí (giá vốn) ở Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 a. Ghi nhận giá vốn tại công ty a1. Thời điểm ghi nhận giá vốn tại Công ty Căn cứ vào thời điểm ghi nhận doanh thu tại Công ty là lúc công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư, nên thời điểm xác định và ghi nhận giá vốn cũng là lúc công trình hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư. a2. Xác định giá vốn các công trình tại Công ty - Ghi nhận và phản ánh chi phí sản xuất Công ty ghi nhận và phản ánh chi phí sản xuất theo từng công trình. Chi phí sản xuất được tập hợp theo 4 khoản mục sau: * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi phát sinh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty đều tiến hành tập hợp và phản ánh theo từng công trình. Nguyên vật liệu thường được mua và theo dõi nhập tại kho mỗi công trình. Công ty chưa xác định các chi phí nguyên vật liệu không thuộc chi phí hợp lý của công trình (chi phí vượt dự toán) và cũng chưa loại trừ được các vật tư không đạt yêu cầu mà toàn bộ chi phí khi phát sinh đều được ghi nhận chi phí nguyên vật liệu cho công trình. Chi phí nguyên vật liệu trong quá trình phá dở làm lại chưa được Công ty hạch toán và theo dõi riêng. * Chi phí nhân công trực tiếp: Được phản ánh và theo dõi cho từng công trình. Cơ sở để hạch toán là bảng thanh toán lương hàng tháng, trường hợp khoán nhân công thì chứng từ là hóa đơn giá trị gia tăng, hợp đồng giao khoán nhân công, biên bản nghiệm thu khối lượng 17 thực hiện. Nhân công trực tiếp hầu như Công ty thuê ngoài, hoặc chọn một đơn vị để thầu phần nhân công, Công ty không hợp đồng lao động với lực lượng nhân công trực tiếp. * Chi phí sử dụng máy thi công: Được phản ánh và theo dõi cho từng công trình. Ngoài máy móc để phục vụ thi công công trình, đối với những công trình ở vùng địa hình hiểm trở Công ty tiến hành thuê ca máy ngoài để phục vụ thi công. Cơ sở để thanh toán chi phí máy thi công thuê ngoài là hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng, hóa đơn giá trị gia tăng. Trong kỳ, khi phát sinh chi phí sửa chữa máy móc thì Công ty hạch toán trực tiếp chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ mà không có kế hoạch trích trước hoặc phân bổ. Bảng 2.4. Bảng tổng hợp chi phí sửa chữa TSCĐ (máy thi công) trong năm 2012 tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 * Chi phí sản xuất chung: Thực tế tại mỗi công trình, những chi phí phát sinh liên quan đến công trình nào thì Công ty hạch toán vào công trình đó. Trong nội dung chi phí sản xuất chung đáng chú ý một số chi phí Công ty chưa phản ánh được bản chất của nó hay việc ghi nhận chưa tuân thủ theo yêu cầu của nguyên tắc phù hợp, mà điều này ảnh hưởng đến việc xác định kết quả kinh doanh của Công ty, cụ thể là: Chưa trích trước chi phí bảo hành công Chi phí công cụ dụng cụ dùng phục vụ thi công các công trình Công ty chỉ thực hiện phân bổ 2 lần, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến chi phí và giá thành công trình. Bảng 2.5. Bảng tổng hợp phân bổ CCDC dùng cho công trình trong năm 2012 tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 - Xác định giá vốn công trình tại Công ty Giá vốn được xác định cụ thể cho từng công trình. Do thời điểm 18 ghi nhận doanh thu là lúc công trình hoàn thành và bàn giao cho chủ đầu tư nên thời điểm ghi nhận giá vốn cũng là lúc công trình hoàn thành bàn giao chủ đầu tư và lúc này giá vốn là toàn bộ chi phí đã được ghi nhận. Thời điểm tính giá thành khi toàn bộ công trình hoàn thành bàn giao nên giá thành công trình chính là tổng giá trị dở dang của công trình từ khi bắt đầu phát sinh đến khi kết thúc công trình. Việc phản ánh chi phí sản xuất, giá thành, giá vốn và chi phí dở dang ở Công ty được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.6. Thông tin về chi phí các công trình thực hiện đến 31/12/2012 tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào/Quân khu 5 Bảng 2.7. Thông tin về giá vốn các công trình thực hiện đến 31/12/2012 tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào/Quân khu 5 Tại công ty, một số công trình có xác định khối lượng bàn giao từng phần công việc theo yêu cầu của chủ đầu tư, nhưng Công ty vẫn chưa thực hiện xác định doanh thu, chi phí cho từng phần công việc. b. Phản ánh chi phí thời kỳ b1. Đối với chi phí bán hàng Tại Công ty TNHH MTV Hữu Nghị Nam Lào – Quân khu 5 chủ yếu thực hiện thi công công trình theo đơn đặt hàng nên ít phát sinh chi phí bán hàng. Vì vậy tại Công ty không sử dụng TK 641 – Chi phí bán hàng. Trong kỳ, những chi phí bán hàng như các chi phí liên quan đến quá trình bàn giao, nghiệm thu công trình được hạch toán vào chi phí sản xuất công trình, cụ thể hạch toán vào TK 627 – Chi phí sản xuất chung. Chi tiết TK 6278 – Chi phí bằng tiền khác. b2. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp Toàn bộ chi phí được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ theo yêu cầu nguyên tắc thận trọng. Tuy nhiên, đối với đặc thù của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất