Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế to...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán số 15 hợp đồng xây dựng ở công ty cổ phần xây lắp an thịnh phát

.PDF
116
162
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHAN THỊ SƢƠNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG” Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN THỊNH PHÁT Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ HÀ TẤN Đà Nẵng - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn PHAN THỊ SƢƠNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3 6. Kết cấu của đề tài .............................................................................. 3 7. Tổng quan tài liệu ............................................................................. 4 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG” ............................................................. 9 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN ....................................................................................................... 9 1.2. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP .... 12 1.2.1. Khái niệm Hợp đồng xây dựng ............................................... 12 1.2.2. Phân loại Hợp đồng xây dựng................................................. 13 1.3. KẾ TOÁN DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 ................................................................................ 15 1.3.1. Nội dung doanh thu hợp đồng xây dựng................................. 15 1.3.2. Ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng ................................. 17 1.3.3. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng ................................... 19 1.4. KẾ TOÁN CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 .......................................................................................... 20 1.4.1. Nội dung chi phí hợp đồng xây dựng ..................................... 20 1.4.2. Ghi nhận chi phí Hợp đồng xây dựng ..................................... 22 1.4.3. Kế toán chi phí hợp đồng xây dựng ........................................ 24 1.5. TRÌNH BÀY THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 ....................................... 31 1.5.1. Đối với Bảng cân đối kế toán.................................................. 31 1.5.2. Đối với Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...................... 32 1.5.3. Đối với Thuyết minh Báo cáo tài chính .................................. 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................ 34 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN THỊNH PHÁT ............................................................................................................ 35 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN THỊNH PHÁT ............................................................................................... 35 2.1.1. Thông tin chung về Công ty Cổ phần Xây lắp An Thịnh Phát35 2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần Xây lắp An Thịnh Phát .................................................................................................... 37 2.1.3. Tổ chức kế toán ở Công ty Cổ phần Xây lắp An Thịnh Phát . 39 2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN THỊNH PHÁT ................ 42 2.2.1. Thực trạng về Hợp đồng xây dựng ở Công ty ........................ 42 2.2.2. Thực trạng kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng ở Công ty 44 2.2.3. Thực trạng kế toán chi phí hợp đồng xây dựng ở Công ty ..... 51 2.2.4. Thực trạng trình bày các thông tin có liên quan đến Hợp đồng xây dựng trên Báo cáo tài chính ở Công ty....................................... 64 2.2.5. Đánh giá công tác kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng ở Công ty .................................................................................. 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................ 68 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM SỐ 15 “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG” Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP AN THỊNH PHÁT....................................................................................... 69 3.1. HOÀN THIỆN VỀ THỜI ĐIỂM GHI NHẬN DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ..................................................................................... 69 3.2. HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH PHẦN CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH VÀ GIÁ TRỊ DOANH THU HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG GHI NHẬN TRONG KÌ ................................................................................................................... 70 3.3. HOÀN THIỆN VIỆC TRÍCH TRƯỚC VÀ GHI NHẬN CHI PHÍ BẢO HÀNH CÔNG TRÌNH .................................................................................. 75 3.4. HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH VÀ GHI NHẬN CHI PHÍ ĐI VAY ĐƯỢC VỐN HÓA ........................................................................................ 77 3.5. HOÀN THIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH CHI PHÍ CHO PHẦN CÔNG VIỆC HOÀN THÀNH TRONG KỲ (GIÁ VỐN HÀNG BÁN) CỦA HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG ................................................................................................. 84 3.6. HOÀN THIỆN VIỆC TRÌNH BÀY CÁC THÔNG TIN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .. 88 3.6.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 88 3.6.2. Thuyết minh Báo cáo tài chính ............................................... 90 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................ 92 KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 95 PHỤ LỤC. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ BCTC Báo cáo tài chính GTGT Giá trị gia tăng HĐXD Hợp đồng xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng hiệu 2.1 Bảng tổng hợp doanh thu các công trình thực hiện năm 2013 Trang 50 2.2 Bảng tổng hợp giá vốn các công trình thực hiện năm 2013 63 3.1 Bảng tính doanh thu ghi nhận năm 2013 (HĐXD: Nhà máy 72 cao su Quảng Trị) 3.2 Bảng tổng hợp doanh thu các HĐXD ghi nhận năm 2013 3.3 Bảng trích lập dự phòng chi phí bảo hành công trình hoàn thành bàn giao năm 2013 3.4 Bảng tính chi phí đi vay được vốn hoá năm 2013 (HĐXD: Trụ sở Liên đoàn lao động Đà Nẵng) 3.5 Bảng tổng hợp chi phí đi vay được vốn hóa của các HĐXD năm 2013 3.6 Bảng tổng hợp chi phí xây lắp thực tế phát sinh trong năm 2013 sau khi bổ sung các nội dung chi phí HĐXD 3.7 Bảng tính chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối năm 2013 (HĐXD: Nhà máy cao su Quảng Trị) 3.8 Bảng tổng hợp Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối năm 2013 3.9 Bảng tổng hợp giá vốn các HĐXD ghi nhận trong năm 2013 sau điều chỉnh 73 76 81 82 83 84 85 87 3.10 Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 88 3.11 Bảng doanh thu lũy kế các HĐXD đến 31/12/2013 91 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1 Sơ đồ tổ chức quản lí của Công ty 37 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 39 2.3 Sơ đồ hình thức kế toán 41 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân: tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước. Hơn thế nữa, đầu tư XDCB gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất. So với các ngành sản xuất khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật đặc trưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm, như: sản phẩm xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụng lâu dài, có giá trị lớn, do đó chất lượng của các công trình xây dựng phải được đặc biệt chú ý; sản phẩm xây lắp rất đa dạng, nhưng lại mang tính độc lập; là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách riêng, sản phẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá trị dự toán hay giá thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu); quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình, bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Do các tính chất đặc thù trên nên việc hạch toán doanh thu và chi phí của HĐXD rất phức tạp. Mặt khác, trên thực tế hiện nay việc hạch toán doanh thu và chi phí giữa các doanh nghiệp XDCB chưa thực sự thống nhất, chưa phản ánh thật chính xác các thông tin về doanh thu và chi phí của HĐXD, gây rất nhiều khó khăn cho quá trình quản lý, kiểm tra, kiểm toán. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế, trong đó có Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng” áp dụng cho kế toán HĐXD từ tháng 1 năm 2003, tuy nhiên việc hạch toán doanh thu và chi phí của các doanh nghiệp xây lắp hiện nay vẫn chưa thống nhất. Qua tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát cho thấy: công tác kế toán 2 doanh thu, chi phí HĐXD chưa đáp ứng được các yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng”. Cụ thể như: nhiều trường hợp, phần công việc hoàn thành đã được xác định và lập Hồ sơ thanh toán, nhưng không ghi nhận doanh thu, một số khoản chi phí theo chuẩn mực kế toán số 15 được xác định là thuộc chi phí HĐXD, nhưng kế toán lại hạch toán vào các khoản chi phí khác, chi phí bảo hành công trình không được trích trước theo quy định hiện hành, một số thông tin cần trình bày trên Báo cáo tài chính cũng chưa được phản ánh đầy đủ… Từ đó dẫn đến kết quả lãi, lỗ của HĐXD chưa được xác định thật chính xác. Chính vì vậy, việc vận dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 vào việc hạch toán doanh thu và c hi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí đáp ứng yêu cầu Chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” ở Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát" làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu thực trạng và tìm ra những mặt còn tồn tại về kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát so với chuẩn mực số 15. - Trên cơ sở lí luận và thực tế đã tìm hiểu về Hợp đồng xây dựng, nêu ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán số 15. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Công tác kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát được thực hiện như thế nào? - Những vấn đề đặt ra cần phải hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát theo yêu cầu chuẩn mực 3 kế toán số 15 là gì? - Những giải pháp cần thực hiện để hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán số 15? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong Chuẩn mực kế toán số 15 và thực trạng kế toán doanh thu, chi phí HĐXD ở Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tại một đơn vị cụ thể là Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát, tập trung chủ yếu vào công tác kế toán doanh thu, chi phí HĐXD ở Công ty. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chuẩn mực, chế độ kế toán và các văn bản hướng dẫn, các công trình nghiên cứu có liên quan; thực hiện quan sát thực tế tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát; thu thập tài liệu; xử lí, phân tích số liệu cụ thể; tổng hợp, so sánh giữa lí luận và thực tế… Trên cơ sở đó rút ra các kết luận cần thiết và đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán số 15. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 3 chương: - Chương 1. Những vấn đề cơ bản về kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng theo chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” - Chương 2. Thực trạng kế toán doanh thu, chi phí HĐXD hợp đồng xây dựng ở Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát - Chương 3. Giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí HĐXD đáp ứng yêu cầu chuẩn mực kế toán số 15 “ Hợp đồng xây dựng” ở Công ty 4 phần xây lắp An Thịnh Phát. 7. Tổng quan tài liệu Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo những tài liệu sau: Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng” (ban hành theo QĐ165/2002/QĐ-BTC) của Bộ Tài chính (2002). Luận văn đã nghiên cứu để làm rõ những vấn đề cơ bản về: nội dung doanh thu, chi phí của HĐXD; ghi nhận doanh thu, chi phí HĐXD và trình bày các thông tin liên quan đến HĐXD trên Báo cáo tài chính. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp xây lắp và Kế toán đơn vị chủ đầu tư (2010) của PGS.TS Võ Văn Nhị - Trường Đại học kinh tế TP.HCM, NXB Tài chính trình bày: các nội dung kế toán cơ bản trong doanh nghiệp xây lắp, hệ thống chứng từ kế toán, sổ kế toán và các bảng phân bổ sử dụng trong doanh nghiệp xây lắp, chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư. Dựa vào tài liệu này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu các phương pháp tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. Giáo trình Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp (2012) của TS. Nguyễn Phương Liên, NXB Tài chính với nội dung: hướng dẫn vận dụng các văn bản pháp lí, các chuẩn mực, chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp. Giáo trình còn nêu ra nguyên tắc và thời điểm ghi nhận doanh thu HĐXD, thu nhập khác, chi phí HĐXD và chi phí khác. Đây là cơ sở để vận dụng trong kế toán ghi nhận doanh thu và chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Giáo trình Hướng dẫn kế toán doanh nghiệp xây lắp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (2014) của TS. Nguyễn Văn Bảo, NXB Tài chính, đã hướng dẫn các doanh nghiệp xây lắp vận dụng các chuẩn mực kế toán cho phù hợp như: Chuẩn mực doanh thu, chi phí, hệ thống tài khoản kế toán, chứng từ kế toán, sổ kế toán trong doanh nghiệp xây lắp, đặc biệt là vận dụng chuẩn mực 5 về doanh thu, chi phí theo yêu cầu nguyên tắc phù hợp trong hạch toán doanh thu - chi phí trong các doanh nghiệp xây lắp. Tác giả đã tham khảo tài liệu này để tìm ra phương pháp xác định doanh thu và chi phí HĐXD để đáp ứng yêu cầu của nguyên tắc phù hợp. Nội dung các giáo trình về kế toán xây lắp đã được các tác giả trình bày xoay quanh công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên đó là những nội dung mang tính lí thuyết nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng theo các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán. Khi đi vào thực tiễn, do những đặc thù riêng có của ngành xây dựng thì việc vận dụng các chuẩn mực, nguyên tắc kế toán là không hề đơn giản, do đó công tác kế toán doanh thu, chi phí HĐXD trong các doanh nghiệp xây lắp vẫn còn nhiều bất cập, chưa thống nhất. Có nhiều đề tài được các tác giả tìm hiểu và nghiên cứu về kế toán doanh thu, chi phí tại các doanh nghiệp xây lắp như: Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận ở các doanh nghiệp xây lắp – Trường hợp Công ty TNHH MTV Hữu nghị Nam Lào – Quân khu 5” của tác giả Trần Thị Trang - Đại học Đà Nẵng (2013) đã đi sâu phân tích đặc thù ngành xây lắp ảnh hưởng đến việc ghi nhận doanh thu, chi phí theo yêu cầu nguyên tắc phù hợp tại các doanh nghiệp xây lắp, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện kế toán doanh thu chi phí và lợi nhuận dựa trên yêu cầu của nguyên tắc phù hợp ở các doanh nghiệp xây lắp. Luận văn đã nghiên cứu và đưa ra được một số giải pháp như: phân bổ lại công cụ dụng cụ sử dụng trong thi công công trình, trích trước chi phí sữa chữa tài sản cố định, lập dự phòng chi phí bảo hành các công trình, phương pháp xác định điểm dừng kĩ thuật công trình để ghi nhận doanh thu, xác định phần công việc đã hoàn thành, kế toán và kết chuyển chi phí giá vốn, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí tài chính phù hợp từng kì. Trên cơ sở giải pháp 6 của luận văn này, tác giả đã đi sâu tìm hiểu về việc trích trước và ghi nhận chi phí bảo hành công trình ở doanh nghiệp xây lắp. Luận văn thạc sĩ “Vận dụng nguyên tắc phù hợp trong doanh nghiệp xây lắp – Trường hợp Công ty cổ phần máy và thiệt bị phụ tùng SEATECH” của tác giả Tống Thị Hoa (2011) đã đi sâu nghiên cứu, kết hợp giữa lí luận và thực tiễn để tìm ra giải pháp vận dụng tốt nguyên tắc phù hợp tại Công ty SEATECH. Luận văn đã đưa ra được các giải pháp nhằm xác định lại cho đúng các khoản mục chi phí, doanh thu thực hiện các công trình, xác định và ghi nhận giá vốn tương ứng với doanh thu được ghi nhận, từ đó xác định tương đối chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của từng kì kế toán. Tác giả Nghiêm Sơn Tùng với đề tài “Vận dụng Chuẩn mực kế toán số 15 “Hợp đồng xây dựng” để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp xây lắp”. Đề tài đã nêu lên tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất đến việc xác định chính xác giá thành sản phẩm, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh và lợi nhuận cao nhất. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã phân tích Chuẩn mực kế toán số 15, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm của Chuẩn mực này trong hạch toán chi phí xây lắp. Luận văn “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25” của tác giả Nguyễn Thị Kim Cường đã hệ thống hóa và phát triển các lí luận chung về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp như: đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp, nội dung của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp xây lắp. Thông qua đó tác giả đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Vinaconex 25, những mặt đã làm được cũng như những vấn đề còn tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty. Từ đó luận văn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện như: tổ chức 7 kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp trực tiếp nhằm cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định của nhà quản trị, tổ chức bộ máy kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí. Luận văn “Hoàn thiện lập và trình bày Báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp theo hướng vận dụng Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam” của tác giả Nguyễn Lê Thu Nguyệt đã hệ thống hóa và làm rõ nội dung về bản chất, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, tác dụng của Báo cáo tài chính, trên cơ sở đó làm rõ các yếu tố của Báo cáo tài chính, nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp xây lắp. Thông qua nghiên cứu thực trạng lập và trình bày Báo cáo tài chính tại một số doanh nghiệp xây lắp thuộc Tổng Công ty Sông Đà, đề tài đã đưa ra một số gải pháp hoàn thiện việc lập và trình bày Báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp theo hướng vận dụng Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tạp chí kế toán số 10/2010 có bài nghiên cứu về Vận dụng nguyên tắc phù hợp trong việc đánh giá sản phẩm dở dag ở các doanh nghiệp xây lắp” của ThS. Lê Thị Diệu Linh (Học viện Tài chính). Bài báo đã đưa ra trình tự đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì. Cụ thể: cuối kì kiểm kê xác định khối lượng xây lắp dở dang, mức độ hoàn thành, xác định hệ số giữa chi phí thực tế với chi phí dự toán của khối lượng xây lắp theo mức độ hoàn thành để xác định chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kì. Bài báo cũng đưa ra các hạn chế trong việc xác định giá trị dở dang cuối kì theo Chuẩn mực kế toán số 15. Từ tổng quan tài liệu mà tác giả đã tham khảo, luận văn "Hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng đáp ứng yêu cầu Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15 “ Hợp đồng xây dựng” tại Công ty cổ phần xây lắp An Thịnh Phát" đã phát triển các nghiên cứu trên, đồng thời kết hợp với thực trạng kế toán doanh thu, chi phí HĐXD tại Công ty Cổ phần xây lắp An 8 Thịnh Phát để đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu, chi phí tại Công ty theo yêu cầu của Chuẩn mực kế toán số 15 về: phương pháp ghi nhận doanh thu HĐXD, xác định doanh thu, chi phí tương ứng với phần công việc hoàn thành, trình bày các thông tin có liên quan đến HĐXD trên Báo cáo tài chính. 9 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN SỐ 15 “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG” 1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG XÂY LẮP ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC KẾ TOÁN Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất có tính chất công nghiệp, giữ vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chính những đặc điểm khác biệt riêng có của ngành XDCB đã tác động lớn đến công tác kế toán trong doanh nghiệp xây lắp nói chung và công tác kế toán doanh thu và chi phí của HĐXD nói riêng. Điều này được thể hiện: Thứ nhất: Sản phẩm XDCB là sản phẩm mang tính đơn chiếc, riêng lẻ. Mỗi sản phẩm XDCB là một công trình hoặc hạng mục công trình riêng biệt, địa điểm xây dựng khác nhau, có yêu cầu riêng về mặt thiết kế, mỹ thuật, kết cấu, hình thức..., không sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Mỗi sản phẩm xây dựng đều có yêu cầu về tổ chức thi công và biện pháp thi công khác nhau, phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, do đó yêu cầu về quản lý và hạch toán doanh thu và chi phí cũng được tính cho từng sản phẩm xây dựng riêng biệt. Điều này đòi hỏi công tác tập hợp chi phí sản xuất thực tế phải bám sát chi phí sản xuất dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình. Thứ hai: Sản phẩm XDCB thường có giá trị lớn và thời gian thi công công trình tương đối dài. Các công trình XDCB thường có thời gian thi công rất dài, thường là trên một năm, thậm chí có những công trình kéo dài hàng chục năm. Điều này tác động rất nhiều đến việc xác định chi phí, doanh thu của HĐXD. Để có thể đảm bảo tính trung thực của thông tin kế toán, đòi hỏi bộ phận kế toán trong 10 doanh nghiệp xây dựng phải có phương pháp tập hợp chi phí, xác định doanh thu phù hợp và thống nhất theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành để đảm bảo tính đúng đắn và kịp thời của số liệu kế toán và nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Thứ ba: Sản phẩm XDCB có thời gian sử dụng lâu dài. Các công trình XDCB có thời gian sử dụng tương đối dài nên mọi sai lầm trong khi thi công đều khó sửa chữa, thậm chí nếu muốn thay đổi phải phá đi làm lại. Mặt khác, giá trị công trình lại lớn vì vậy sai lầm trong XDCB vừa gây lãng phí, vừa để lại hậu quả nghiêm trọng lâu dài và khó khắc phục. Chính vì vậy trong quá trình thi công bên cạnh việc quản lý trên phương diện hạch toán cần tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng công trình. Thứ tư: Sản phẩm XDCB được sử dụng tại chỗ gắn liền với địa điểm xây dựng, nơi sản xuất chính là nơi tiêu thụ sản phẩm. Do địa điểm xây dựng luôn thay đổi nên sẽ có rất nhiều khoản chi phí phát sinh kèm theo như: chi phí điều động nhân công, điều động máy móc thi công, chi phí xây dựng các công trình tạm thời (lán trại, nhà tạm…), chuẩn bị mặt bằng, san dọn mặt bằng sau khi thi công…nên nếu không có biện pháp tổ chức quản lý, thi công tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, để có thể tổ chức tốt công tác kiểm soát chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình, các doanh nghiệp xây dựng thường sử dụng lực lượng lao động thuê ngoài tại chỗ, tại nơi thi công công trình để giảm bớt các chi phí di dời, chuyển dịch. Chính đặc điểm này đã tác động trực tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí và doanh thu của HĐXD nói riêng. Thứ năm: Sản phẩm XDCB được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước (giá dự thầu). 11 Giá dự toán (trong chỉ định thầu) hoặc giá dự thầu (trong đấu thầu) là giá bán hay còn gọi là doanh thu của sản phẩm xây dựng. Sự khác biệt lớn nhất giữa các doanh nghiệp xây dựng và các doanh nghiệp khác trong việc xác định giá bán chính là giá dự thầu do các doanh nghiệp xây dựng tham gia đấu thầu tự lập dựa trên hồ sơ thiết kế và các yêu cầu của bên mời thầu, các quy định chung về định mức, đơn giá của Nhà nước, các kinh nghiệm thực tế và ý đồ chiến lược tranh thầu. Như vậy, doanh thu của sản phẩm xây dựng được xác định trước khi sản xuất sản phẩm, còn đối với các hàng hóa khác thì doanh thu chỉ được xác định sau khi bán được sản phẩm sản xuất ra. Chính vì vậy, kế toán phải phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình bàn giao sản phẩm hoàn thành nhằm thu hồi vốn đủ và nhanh chóng. Thứ sáu: Sản phẩm XDCB thường được tổ chức sản xuất ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của các yếu tố môi trường, khí hậu, thời tiết. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cần tổ chức tốt công tác quản lý lao động, vật tư chặt chẽ đảm bảo thi công nhanh đúng tiến độ. Trong điều kiện thi công không thuận lợi, các doanh nghiệp xây dựng cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thời tiết gây ra (như phải phá đi làm lại, sửa chữa hoặc ngừng thi công…). Có thể nói, xây dựng là một ngành sản xuất có nhiều nét đặc thù so với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung. Vì thế, kế toán chi phí, doanh thu HĐXD trong các doanh nghiệp xây dựng đòi hỏi phải được tổ chức khoa học, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin một cách trung thực và khách quan về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng. 12 1.2. HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.2.1. Khái niệm Hợp đồng xây dựng Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 15: Hợp đồng xây dựng là hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc một tổ hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng. Trong chuẩn mực này, HĐXD còn bao gồm: - Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản, như: hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát; hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và kiến trúc; - Hợp đồng phục chế hay phá hủy các tài sản và khôi phục môi trường sau khi phá hủy các tài sản. Chuẩn mực kế toán số 15 “HĐXD” quy định về kết hợp và phân chia HĐXD như sau: - Một HĐXD liên quan đến xây dựng một số tài sản thì việc xây dựng mỗi tài sản sẽ được coi như một HĐXD riêng rẽ khi thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau: + Có thiết kế, dự toán được xác định riêng rẽ cho từng tài sản và mỗi tài sản có thể hoạt động độc lập; + Mỗi tài sản có thể được đàm phán riêng với từng nhà thầu và khách hàng có thể chấp thuận hoặc từ chối phần hợp đồng liên quan đến từng tài sản; + Có thể xác định được chi phí và doanh thu của từng tài sản. - Một nhóm các hợp đồng ký với một khách hàng hay với một số khách hàng, sẽ được coi là một hợp đồng xây dựng khi thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau: + Các hợp đồng này được đàm phán như là một hợp đồng trọn gói;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan