Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công...

Tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ bắc hà

.DOC
149
83
64

Mô tả:

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN MỞ ĐẦU......................................................................................................... CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP............................................................................ 1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp ................................... 1.2. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất ............................................................ 1.2.1. Chi phí sản xuất vµ ph©n lo¹i chi phÝ s¶n xuÊt.................................. 1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm................... 1.2.3. Mèi quan hÖ gi÷a chi phÝ s¶n xuÊt vµ gi¸ thµnh s¶n phÈm ........... 1.2.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm............... 1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................................................................................ 1.3.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất...................... 1.3.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm..................... 1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo kế toán tài chính ...................................................................... 1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.......................................... 1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp................................................. 1.4.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.............................................. 1.4.4. Kế toán chi phí sản xuất chung........................................................ 1.4.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.................................................................................... 1.5. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo kế toán quản trị .....................................................................................38 1.5.1. Phân loại chi phí................................................................................38 1.5.2 Kế toán chi phí sản xuất - giá thành.................................................41 1.5.3. Lập dự toán chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.......................45 1.5.4 Báo cáo phân tích, ra quyết định chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm..... CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ.............................................................................................51 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà....................................................................51 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..................................................51 2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh.........................................................52 2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..........................53 2.1.4. Đặc điểm về tổ chức quản lý.............................................................55 2.1.5 §Æc ®iÓm tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n vµ hÖ thèng kÕ to¸n t¹i Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà.....58 2.2. Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà................................................................................................63 2.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất......................63 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..........................................64 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp................................................67 2.2.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công..............................................72 2.2.5 Kế toán chi phí sản xuất chung........................................................75 2.2.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang....................................................................................78 2.2.7 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà..............................................80 2.3 Đánh giá chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty......................................................................... 2.3.1. Ưu điểm.............................................................................................. 2.3.2. Nhược điểm....................................................................................... CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BẮC HÀ............................................................................................. 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty.............................................. 3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty............................................................. 3.2.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán................................... 3.2.2. Hoàn thiện quy trình luân chuyển chứng từ kế toán...................... 3.2.3 Hoàn thiện về nội dung kế toán các khoản mục chi phí................ 3.2.4 Hoàn thiện phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang............................................................................................... 3.2.5 Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp............ 3.2.6 Nâng cấp phần mềm kế toán và tin học hoá công tác kế toán nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty................................................. 3.2.7 Xây dựng kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ............................................................................................................ 3.3 Điều kiện thực hiện.........................................................................115 3.3.1. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước.................................................115 3.3.2. Đối với công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà....................................................................................115 KẾT LUẬN.................................................................................................117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh Môc c¸C CH÷ VIÕT T¾T Chữ viết tắt BHYT BHTN BHXH CPSX GTGT KPCé KQKD Diễn giải : Bảo hiểm y tế : Bảo hiểm thất nghiệp : Bảo hiểm xã hội : Chi phí sản xuất : Giá trị gia tăng NVLTT : Kinh phí công đoàn : Kết quả kinh doanh : Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT : Nhân công trực tiếp SXC TK TSCé : Sản xuất chung XDCB : Tài khoản : Tài sản cố định : Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 2.1: Trích sổ chi tiết tài khoản 621..........................................................122 Bảng 2.2: Trích sổ chi tiết tài khoản 621..........................................................124 Bảng 2.3: Trích Sổ cái tài khoản 621................................................................125 Bảng 2.4: Trích bảng thanh toán lương............................................................127 Bảng 2.5: Trích bảng phân bổ tiền lương và BHXH.........................................128 Bảng 2.6: Trích Sổ chi tiết tài khoản 622.........................................................129 Bảng 2.7: Trích Sổ cái tài khoản 622................................................................129 Bảng 2.8: Trích số chi tiết tài khoản 6231........................................................130 Bảng 2.9: Trích số chi tiết tài khoản 6232........................................................131 Bảng 2.10: Trích Bảng tính và phân bổ khấu hao...............................................133 Bảng 2.11: Trích số chi tiết tài khoản 6234........................................................134 Bảng 2.12: Trích số chi tiết tài khoản 6237........................................................134 Bảng 2.13: Trích số cái tài khoản 623................................................................135 Bảng 2.14: Trích số chi tiết tài khoản 6271........................................................136 Bảng 2.15: Trích số chi tiết tài khoản 6274........................................................137 Bảng 2.16: Trích số chi tiết tài khoản 6278........................................................135 Bảng 2.17: Trích số cái tài khoản 627................................................................139 Bảng 2.18: Bảng tính giá thành..........................................................................141 Bảng 2.19: Trích số chi tiết tài khoản 154..........................................................142 Bảng 2.20: Trích số cái tài khoản 154................................................................142 Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí................................105 Bảng 3.2: Báo cáo dự toán của trung tâm chi phí.............................................108 Bảng 3.3: Biến động về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.................................112 Bảng 3.4: Biến động về chi phí nhân công trực tiếp.........................................108 Bảng 3.5: Biến động chi phí sản xuất chung.....................................................113 Bảng 3.6: Báo cáo thực hiện của trung tâm chi phí..........................................115 Bảng 3.7: Báo cáo dự toán của trung tâm lợi nhuận.........................................116 Bảng 3.8: Báo cáo thực hiện của trung tâm lợi nhuận......................................117 SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................... Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp....................................... Sơ đồ 1.3 Trình tự kế toán chi phí sử dụng máy thi công................................... Sơ đồ 1.4 Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung............................................. Sơ đồ 1.5 Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất xây lắp và tính giá thành sản phẩm xây lắp................................................................................ Sơ đồ 1.6: Sơ đồ luân chuyển chứng từ............................................................... Sơ đồ 1.7: Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp xác định chi phí theo công việc............................................................................................ Sơ đồ 1.8: Sơ đồ luân chuyển chứng từ............................................................... Sơ đồ 2.0: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà......................... Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.......................................................................... Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà...................................................................... Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung..................................... Sơ đồ 2.4 Sơ đồ ghi sổ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp........................ Sơ đồ 2.5: Sơ đồ ghi sổ kế toán chi phí nhân công trực tiếp................................ Sơ đồ 2.6: Sơ đồ ghi sổ kế toán chi phí máy thi công.......................................... Sơ đồ 2.7: Sơ đồ ghi sổ kế toán chi phí sản xuất chung....................................... Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp............................. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong các ngành sản xuất nói chung và ngành xây lắp nói riêng, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp Tuy nhiên, để quá trình xây lắp diễn ra một cách thuận lợi từ khâu lập dự toán giá thầu đến khâu tổ chức thực hiện, quản trị doanh nghiệp cần phải cập nhật những thông tin về tình hình chi phí đi đôi với kết quả hoạt động xây lắp. Từ đó đề ra những biện pháp giảm bớt chi phí không cần thiết, khai thác tiềm năng vốn có của doanh nghiệp. Xét trên góc độ này, kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã khẳng định vai trò không thể thiếu đối với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, vấn đề hoàn thiện kế toán nói chung, hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng là yêu cầu, nhiệm vụ khách quan và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Cùng với việc đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà, nhằm nâng cao sự hiểu biết về vấn đề kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty, tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở các vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp, vận dụng vào thực tiễn hoạt động của công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công 1 nghệ Bắc Hà nhằm đánh giá thực trạng và đề ra những giải pháp chủ yếu hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá và phân tích những vấn đề lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Về mặt thực tiễn: Luận văn đã khái quát và phân tích thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty. 5. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà. Chương III: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần phát triển công trình và ứng dụng công nghệ Bắc Hà. 2 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Đặc điểm doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp [3] Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xây dựng cơ bản là quá trình xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo, hiện đại hoá, khôi phục các công trình nhà máy, xí nghiệp, đường sá, cầu cống, nhà cửa…nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống của xã hội. Một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân, của quỹ tích luỹ cùng với vốn đầu tư của nước ngoài được sử dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Cũng giống như các ngành sản xuất khác, sản phẩm xây dựng cơ bản cũng được tiến hành sản xuất một cách liên tục, từ khâu thăm dò, điều tra khảo sát đến thiết kế thi công và quyết toán công trình khi hoàn thành. Sản xuất xây dựng cơ bản cũng có tính dây chuyền, giữa các khâu của hoạt động sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nếu một khâu ngừng trệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của các khâu khác. Tuy nhiên, ngành xây dựng cơ bản có những đặc điểm về kinh tế – kỹ thuật riêng biệt, thể hiện rõ nét ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành. Điều này chi phối đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp. Sản phẩm xây lắp có đặc điểm: - Sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi hao phí lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới 4 mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước. Sản phẩm xây dựng sẽ được làm ra theo yêu cầu của chủ đầu tư và tại thời điểm đấu thầu, sản phẩm xây lắp mới chỉ được thể hiện trên các bản vẽ, có kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào. Quá trình sản xuất sản phẩm phải dựa vào thiết kế làm tiêu chuẩn, làm thước đo. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về tổ chức quản lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể, có như vậy việc sản xuất thi công mới mang lại hiệu quả cao và bảo đảm cho sản xuất được liên tục. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán đã được thẩm định nghĩa là giá thoả thuận giữa nhà thầu với chủ đầu tư (giá đấu thầu), quá trình sản xuất ra sản phẩm xây lắp khác với sản phẩm của các loại hàng hoá khác ở chỗ: sản xuất ra sản phẩm xây lắp gồm hai chiều: chủ đầu tư đặt hàng cho bên thi công, sau đó bên thi công dựa trên thiết kế kỹ thuật để sản xuất sản phẩm và sản phẩm được chấp thuận khi chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, trong quá trình sản xuất sản phẩm giá trị hoặc kết cấu sản phẩm có thể bị thay đổi, lợi ích thu được từ việc sản xuất ra sản phẩm xây lắp phù thuộc vào rất nhiều vào cách tổ chức, quản lý của bên thi công. Do sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình. Còn sản xuất ra sản phẩm của các loại hàng hoá khác là quá trình một chiều: sản phẩm được sản xuất ra hàng loạt được bán cho người tiêu dùng, người tiêu có thể tiếp cận trực tiếp được bằng trực giác, lợi ích thu được từ việc bán sản phẩm đã được người sản xuất tính vào giá trị của sản phẩm. - Các công trình xây dựng cơ bản thường có thời gian thi công rất dài, có công trình phải xây dựng hàng chục năm mới xong. Trong thời gian sản xuất thi công xây dựng, chưa tạo ra sản phẩm cho xã hội nhưng lại sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội. Do đó khi sản xuất thi công xây dựng, đơn 5 vị thi công cần lập kế hoạch xây dựng về vật tư, tiền vốn, thuê nhân công để đảm bảo sử dụng vốn tiết kiệm, hoàn thành tiến độ thi công, bảo đảm kỹ mỹ thuật cho công trình. Do thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành thường không xác định hàng tháng, hàng quý như trong sản xuất công nghiệp mà được xác định theo thời điểm thi công hạng mục công trình hoàn thành hay thực hiện bàn giao thanh toán theo giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và nhà thầu. - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (nguồn nhân lực, vật tư, thiết bị thi công…) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp, mất nhiều chi phí và dễ mất mát hư hỏng. Vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp thường thuê lực lượng lao động tại chỗ, nơi thi công công trình. - Sản phẩm xây lắp chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết như nắng, mưa, lũ lụt do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điểm này, trong quá trình thi công cần tổ chức quản lý lao động, vật tư chặt chẽ, đảm bảo thi công nhanh, đúng tiến độ khi điều kiện môi trường thời tiết thuận lợi. Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến chất lượng thi công, có thể sẽ phát sinh các khối lượng công việc phải phá đi làm lại và các thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành. 1.2. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất [1] [2] [3] [6] 1.2.1. Chi phí sản xuất vµ ph©n lo¹i chi phÝ s¶n xuÊt  Bản chất của chi phí sản xuất. 6 Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người. Qúa trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp và tiêu hao ba yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và lao động sống. Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì vậy, sự hao phí các yếu tố nguồn lực cho sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hình thức giá trị, gọi là chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động. Chi phí về lao động vật hoá là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. Như vậy, chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp trong một thời kỳ nhất định.  Phân loại chi phí sản xuất. Dưới các góc độ xem xét khác nhau, theo những tiêu chí khác nhau thì chi phí sản xuất cũng được phân thành nhiều loại, nhiều khoản khác nhau về cả nội dung, tính chất, công dụng, vai trò, vị trí…để đáp ứng mục đích, yêu cầu của quản lý và hạch toán sao cho thuận lợi. Đối với việc quản lý chi phí sản xuất trong ngành kinh doanh xây dựng cũng vậy không chỉ đơn thuần là quản lý số liệu phản ánh tổng hợp chi phí mà phải dựa trên cả các yếu tố chi phí riêng biệt để phân tích toàn bộ chi phí sản xuất của từng công trình, hạng mục công trình hay theo nơi phát sinh chi phí. 7 Thông thường chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức sau đây: - Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo quy định hiện hành, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sẩn phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp (không kể vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung). Vật liệu xây dựng: gạch, cát, đá, sỏi, sắt, thép, xi măng… Vật liệu khác: bột màu, đinh, dây,… Nhiên liệu: than củi dùng để nấu nhựa rải đường… Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn Thiết bị gắn liền với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thông gió, ánh sáng, … Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia công tác thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị cụ thể bao gồm: + Tiền lương chính của công nhân trực tiếp thi công xây lắp bao gồm cả thợ chính và thợ phụ trực tiếp tham gia thi công công trình. Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định tính trên tiền lương 8 phải trả của công nhân trực tiếp thi công xây lắp không được tính vào khoản mục chi phí nhân công trực tiếp. + Các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp làm đêm, thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm, chức vụ, phụ cấp công trường, phụ cấp khu vực, phụ cấp độc hại… Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện… Chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời. Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công gồm: lương chính, phụ của công nhân điều khiển, phục vụ máy thi công. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy) và các chi phí khác bằng tiền. Chi phí tạm thời: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu…), chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…. Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (hạch toán trên TK 142, 242) sau đó phân bổ dần vào TK 623. Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí (hạch toán trên TK 335) Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung là các chi phí có tính chất chung cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng doanh nghiệp thi công. Chi phí sản xuất chung gồm các khoản chi phí như sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân viên quản lý xây dựng, các 9 khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý đội thuộc biên chế của doanh nghiệp. + Chi phí về tiền công vận chuyển vật liệu ngoài cự ly thi công do mặt bằng thi công chật hẹp, ô tô khó vận chuyển thẳng đến chân công trình. Công tát nước, vét bùn khi trời mưa… + Chi phí vật liệu gồm chi phí vật liệu cho đội xây dựng như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc đội xây dựng quản lý và sử dụng, chi phí lán trại tạm thời. Trường hợp vật liệu mua ngoài xuất thẳng cho đội xây dựng, nếu doanh nghiệp được khấu trừ thuế thì chi phí vật liệu không bao gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào. + Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp: gồm các chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho thi công như cuốc xẻng, dụng cụ cầm tay, xe đẩy, đà giáo, ván khuôn và các loại công cụ dụng cụ khác dùng cho sản xuất và quản lý của đội xây dựng. Chi phí dụng cụ sản xuất xây lắp không gồm thuế giá trị gia tăng đầu vào nếu doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. + Chi phí khấu hao TSCĐ gồm chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội xây dựng. Trong trường hợp doanh nghiệp tổ chức thi công hỗn hợp vừa bằng thủ công vừa bằng máy, khoản chi phí khấu hao máy móc thi công được tính vào chi phí sử dụng máy thi công chứ không tính vào chi phí sản xuất chung. Cách phân loại này giúp ta tính và thể hiện được giá thành sản phẩm theo khoản mục chi phí và phân tích tình hình thực hiện mục tiêu giảm từng mục chi phí trong giá thành sản phẩm để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. - Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí 10 Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên, vật liệu chính, vật liệu phụ, phù tùng thay thế, công cụ, dụng cụ mà doanh nghiệp đã sử dụng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh trong kỳ. Loại này có thể chia thành 2 yếu tố là chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhiên liệu động lực. Chi phí nhân công: Phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả cho công nhân viên chức. Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh. Chi phí khác bằng tiền: toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cách phân loại này giúp cho việc doanh nghiệp xác định được kết cấu tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất để lập thuyết minh báo cáo tài chính, phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí đồng thời làm cơ sở để lập mức dự toán cho kỳ sau. - Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn thành Theo các phân loại này chi phí được phân loại theo cách ứng xử của chi phí hay là xem xét sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí được phân thành 3 loại. 11 Biến phí: là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng công việc hoàn thành, thường bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bao bì, …Biến phí trên một đơn vị sản phẩm luôn là một mức ổn định Định phí: là những khoản chi phí cố định khi khối lượng công việc hoàn thành thay đổi. Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì định phí lại biến đổi. Định phí thường bao gồm: chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng chung, tiền lương nhân viên, cán bộ quản lý,… Hỗn hợp phí: là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó nó lại thể hiện đặc tính của biến phí. Hỗn hợp phí thường bao gồm: chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hoà vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. - Phân loại chi phí theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Theo lĩnh vực kinh doanh các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Chi phí sản xuất: gồm những chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các công việc dịch vụ trong phạm vi phân xưởng Chi phí bán hàng: là những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ Chi phí quản lý: gồm các chi phí phục vụ cho việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh và các chi phí phục vụ sản xuất chung phát sinh ở doanh nghiệp 12 Chi phí tài chính: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, liên doanh, liên kết, cho vay, cho thuê tài sản, chiết khấu thanh toán trả cho khách hàng, các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán… Chi phí khác: gồm các khoản chi phí liên quan đến các hoạt động bất thường xảy ra ở doanh nghiệp. Cách phân loại này là cơ sở để xác định chất lượng hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp 1.2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm  Khái niệm về giá thành sản phẩm. Trong doanh nghiệp sản xuất, kết quả hoạt động sản xuất là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. Doanh nghiệp cần xác định lượng chi phí cấu thành nên giá trị sản phẩm lớp, lao vụ đó. Đây chính là việc tính giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩm (công việc, lao vụ) là chi phí sản xuất cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm (công việc, lao vụ) do doanh nghiệp sản xuất hoàn thành. Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới khối lượng xây lắp đã hoàn thành. Trên góc độ kinh tế, giá thành sản phẩm là thước đo chi phí và khả năng sinh lời vì giá thành là căn cứ để xác định giá bán. Nếu giá bán không đổi thì giá thành sản phẩm và lợi nhuận tỷ lệ nghịch với nhau. Trên góc độ doanh nghiệp, giá thành sản phảm càng thấp thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Do vậy, phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu quan trọng của tất cả các doanh nghiệp sản xuất. 13  Phân loại giá thành sản phẩm. Có rất nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm. Tùy theo tiêu chí lựa chọn mà giá thành sản phẩm có thể được phân loại thành các trường hợp sau: - Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành định mức và giá thành thực tế. + Giá thành dự toán: là chỉ tiêu giá thành được xây dựng trên cơ sở thiết kế kỹ thuật đã được duyệt, các định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước quy định, tính theo đơn giá tổng hợp cho từng khu vực thi công và phân tích định mức. Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể xác định được giá thành của sản phẩm xây lắp theo công thức: [3] Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp = Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp - Thu nhập chịu [1.1] thuế tính trước Trong đó :  Thu nhập chịu thuế tính trước (lãi định mức trong XDCB) được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.  Giá trị dự toán xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường. + Giá thành kế hoạch: giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. Chỉ tiêu này được xác lập trên cơ sở giá thành dự toán gắn liền với điều kiện cụ thể, năng lực thực tế của từng doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Giá thành kế hoạch sản phẩm xây lắp = Giá thành dự toán Mức hạ giá Chênh lệch [1.2] + sản phẩm xây lắp thành dự toán định mức 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng