Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp ...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam, chi nhánh tỉnh kon tum

.DOC
112
142
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG LÊ PHƯƠNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Đà Nẵng – Năm 2019 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN HOÀNG LÊ PHƯƠNG HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TỈNH KON TUM LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Đà Nẵng – Năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn MỤC LỤC MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................1 2.Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................3 3.Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................6 6. Nội dung nghiên cứu.................................................................................7 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................8 8. Bố cục của luận văn..................................................................................9 9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu...................................................................9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............14 1.1 HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI..................................................................14 1.1.1.Khái niệm nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân:..........................14 1.1.2. Phân loại tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 15 1.1.3. Đặc điểm nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân............................18 1.1.4. Vai trò nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại.............................................................................................................19 1.1.5 Rủi ro trong hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân.......20 1.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI............................................22 1.2.1 . Mục tiêu của hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân...........22 1.2.2. Các biện pháp nhằm đạt mục tiêu hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân..............................................................................................24 1.2.3. Các tiêu chí đánh giá đến kết quả hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại..................................................26 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN...............................................................29 1.3.1. Nhân tố bên ngoài ngân hàng..........................................................29 1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng................................................33 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................37 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM...................................................38 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM...............................................................34 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum ...................................................................................................................38 2.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý...................................................................39 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018.........................................................................41 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM...............................................................42 2.2.1 Bối cảnh hoạt động của chi nhánh...................................................42 2.2.2. Mục tiêu hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum...........................................................................47 2.2.3.Các giải pháp mà Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum đang áp dụng trong nhận tiền gửi cá nhân.......................................................................50 2.2.4. Kết quả của hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2018.........................55 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG...........................................................................67 2.3.1. Những thành công đạt được............................................................67 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân...................................................................69 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................74 CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM...........................................75 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ...............................................75 3.1.1. Định hướng phát triển chung..........................................................75 3.1.2. Định hướng cho hoạt động nhận tiền gửi cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum.................................................................................78 3.2. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬN TIỀN GỬI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH KON TUM.......................................79 3.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm tiền gửi cá nhân..........................................79 3.2.2. Xây dựng cơ chế lãi suất linh hoạt..................................................82 3.2.3 Mở rộng nền khách hàng cá nhân....................................................82 3.2.4. Vận dụng mạnh mẽ công cụ cạnh tranh nhằm tăng thị phần nhận tiền gửi cá nhân.........................................................................................84 3.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo..................................85 3.2.6. Hoàn thiện chính sách chăm sóc khách hàng..................................86 3.2.7. Các giải pháp hỗ trợ khác................................................................86 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.........................................................................89 3.3.1. Kiến nghị với Agribank..................................................................89 3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng nhà nước.................................................90 3.3.3. Kiến nghị với chính phủ..................................................................91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................................93 KẾT LUẬN....................................................................................................94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................95 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AGRIBANK : Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam CN : Chi nhánh DV : Dịch vụ HĐ : Huy động HĐTG : Huy động tiền gửi KH : Khách hàng KHCN : Khách hàng cá nhân NH : Ngân hàng NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại TG : Tiền gửi TGTK : Tiền gửi tiết kiệm SP : Sản Phẩm SPDV : Sản phẩm dịch vụ VNĐ : Đồng Việt Nam UBND : Ủy ban Nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. 2.7. 2.8. Tên bảng Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Kon Tum giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.2. Quy mô nhận tiền gửi cá nhân từ năm 20162018 Bảng 2.3. Số lượng phát triển khách hàng tiền gửi cá nhân từ năm 2016-2018 Bảng 2.4. Cơ cấu nhận tiền gửi cá nhân theo loại tiền từ năm 2016-2018 Bảng 2.5. Cơ cấu nhận tiền gửi cá nhân theo kỳ hạn từ năm 2016-2018 Bảng 2.6. Cơ cấu nhận tiền gửi cá nhân theo mục đích gửi từ năm 2016-2018 Bảng 2.7. Chi phí trả lãi tiền gửi cá nhân giai đoạn 2016-2018 Bảng 2.8. Tổng hợp khảo sát khách hàng tiền gửi cá nhân năm 2018 tại chi nhánh Trang 41 55 56 57 59 60 62 64 DANH MỤC CÁC HINH, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên bảng sơ đồ 2.1. Sơ đồ 2.1. Mô hình hoạt động tại Agribank Chi nhánh tỉnh Kon Tum Trang 40 1 MỞ ĐẦU 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về nhiều đối tượng khách hàng, trong đó những nghiên cứu về đối tượng khách hàng cá nhân là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm, các ngân hàng thương mại hiện đang tập trung phát triển, tăng cường giải pháp để đẩy mạnh hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng cá nhân vì đây là nguồn vốn chủ yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay, hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm khi có nhiều nghiên cứu tập trung vào hoạt động này như: Bùi Thị Thùy Dương (2009), Võ Văn Đức (2011) Đỗ Thị Kim Luyến (2013), Phạm Thị Tâm và Phạm Ngọc Thúy (2013), Phạm Thị Hiền (2015), Trịnh Thế Cường (2015), Phạm Thị Minh Thanh (2016), Nguyễn Hồng Yến và Vũ Thị Kim Thanh (2017)… Mỗi nghiên cứu được thực hiện tại các chi nhánh ngân hàng cụ thể, các tác giả đã sử dụng cách tiếp cận định tính để nghiên cứu, sử dụng các phương pháp cơ bản trong nghiên cứu là phương pháp tổng hợp, thống kê mô tả, so sánh đối chiếu để phân tích và phát hiện những hạn chế trong hoạt động huy động vốn của các NHTM tại các thời điểm cụ thể cũng như đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn để hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi từ khách hàng cá nhân. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, các tác giả đã nhận diện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận tiền gửi như: lãi suất, kì hạn tiền gửi, cơ sở vật chất, thái độ nhân viên. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu các tác giả đã thấy rằng hoạt động nhận tiền gửi tại các ngân hàng đã phát sinh các vướng mắc như: quy trình thủ tục còn rườm rà, chính sách sản phẩm còn chưa đa dạng, chưa phù hợp với thực tế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu khách hàng. Thông qua việc phân 2 tích thực trạng, các tác giả đã đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn để hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi như hoàn thiện danh mục sản phẩm, xây dựng chính sách lãi suất phù hợp, chú trọng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, mở rộng mạng lưới, kênh phân phối… đồng thời khắc phục những mặt còn yếu kém. Tuy nhiên, các đề tài trên vẫn còn nhiều khoảng trống nghiên cứu chưa được giải quyết, có thể kể ra như tác giả Đỗ Thị Kim Luyến (2013). Tác giả chọn đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn, tuy nhiên phần lớn quan điểm trình bày đứng ở góc độ huy động tiền gửi, một số giải pháp hoàn thiện do tác giả đề xuất còn chung chung. Hoặc luận văn của Bùi Thị Thùy Dương (2009) cũng còn một số điểm chưa phù hợp như: Tác giả đứng ở góc độ của những nhà quản trị cấp cao tại các ngân hàng nên khó vận dụng vào cấp chi nhánh. Các giải pháp đa dạng nhưng còn mang tính chung chung. Luận văn viết trong bối cảnh kinh tế của 2009 nên có một số điểm không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Tiếp đến tác giả Võ Văn Đức (2011): Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2008 – 2010 nên đã không còn phù hợp với điều kiện hiện nay do có nhiều thay đổi trong tình hình kinh tế và chính sách chung. Nhìn chung, các nghiên cứu và luận văn của những tác giả đều gần gũi với đề tài tôi đang nghiên cứu nên tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Mặt khác, qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thấy mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi NHTM nhưng vẫn có những điểm chưa phù hợp với thực trạng hiện nay như lãi suất huy động (giai đoạn 2010 - 2015 lãi suất cao), kỳ hạn, biên độ lãi suất cầm cố... Và chưa có nghiên cứu nào phân tích hoạt động nhận tiêng gửi sau khi thông tư số 14/2017/TT-NHNN ra đời: Quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng. Chưa có nghiên cứu nào đề cập tới hiệu 3 quả của việc nhận tiền gửi tại các vùng sâu vùng xa khi Agribank Việt Nam triển khai hoạt động của xe chuyên dùng (đã triển khai 40/64 tỉnh thành phố) tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Bên cạnh đó thực tế phát sinh hoạt động nhận tiền gửi với từng loại KHCN khác nhau cũng khác nhau nên giải pháp thực hiện cũng có những điểm khác biệt theo từng đề tài, từng không gian, thời gian nghiên cứu. Chính vì vậy trên cơ sở kế thừa những cơ sở lý luận đúng đắn trong hoạt động nhận tiền gửi tại NHTM của các luận văn đi trước, nghiên cứu các tạp chí có liên quan, tổng hợp các dữ liệu thu thập đồng thời đưa ra những kiến nghị trong thực tiễn để hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tại các NHTM tác giả xin trình bày luận văn: “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Kon Tum”. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới đất nước, vốn là một yếu tố không thể thiếu, là điều kiện tiên quyết để tiến hành mọi hoạt động. Trong doanh nghiệp, vốn là một trong những yếu tố quyết định tới sự thành công trong quá trình hoạt động. Đối với một ngân hàng – một đơn vị kinh doanh vốn thì nguồn vốn lại càng quan trọng bởi không có vốn, ngân hàng sẽ không thể tồn tại. Việt Nam là một nước đang phát triển, thị trường chứng khoán đang trong giai đoạn ổn định và phát triển và đang là một kênh hút vốn lớn của quốc gia, thị trường bất động sản cũng là kênh đầu tư yêu thích của rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Ngoài ra, thị trường các công cụ nợ như hối phiếu, thương phiếu đã hình thành và đang dần hoàn thiện. Có thể thấy, có rất nhiều sự lựa chọn cho dân chúng trong việc đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên hệ thống NHTM với chức năng là trung gian tài chính giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa những tác nhân dư vốn với những tác nhân thiếu vốn vẫn luôn là một kênh huy động vốn chủ lực cho nền kinh tế. Mặc dù vậy, nguồn 4 vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Chính vì vậy, việc khai thông nguồn vốn đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM nói chung được đặt ra rất bức thiết. Các ngân hàng hiện nay hoạt động đòi hỏi phải có hiệu quả cao, vấn đề huy động vốn không chỉ được quan tâm “từ đâu?” mà phải được tính đến “như thế nào?”, “bằng cách gì” để có hiệu quả cao nhất, đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng nhưng lại đòi hỏi chi phí thấp nhất. Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm qua, ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum đã đẩy mạnh hoạt động nhận tiền gửi từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức để chủ động được nguồn vốn cũng như tăng lợi nhuận của chi nhánh, tuy nhiên hoạt động nhận tiền gửi của chi nhánh đang gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt hiện nay đặc biệt là sự canh đến từ các ngân hàng thương mại cổ phần. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum đạt 2.878,8 tỷ đồng, năm 2016 đạt 3.244,3 tỷ đồng nhưng lại sụt giảm mạnh vào năm 2017 chỉ còn 2.440,2 tỷ đồng (giảm 784,090 tỷ đồng so với năm 2016, trong đó tiền gửi KHCN giảm 632,154 tỷ đồng chiếm 80,6% lượng giảm, tiền gửi KHTC giảm 115,936 tỷ đồng chiếm 19,4% lượng giảm) do các ngân hàng thương mại cổ phẩn mới xuất hiện như HD Bank, Liên Việt PostBank sử dụng mức lãi suất cao và các ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng làm ảnh hưởng tới việc tăng huy động tiền gửi từ khách hàng mới và việc duy trì, giữ chân khách hàng cũ của ngân hàng. Trong quá trình đẩy mạnh hoạt động nhận tiền gửi của khách hàng tại Agribank chi nhánh Kon Tum ngoài những thành công và hiệu quả đạt được thì bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều bất cập như dịch vụ hậu mãi cho những khách hàng lớn còn yếu, chi phí đầu tư cho quảng cáo tuyên truyền các sản phẩm tiền gửi còn ít, đội ngũ cán bộ phụ trách chăm sóc và tìm kiếm khách 5 hàng còn nhiều yếu kém chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng. Độ tuổi bình quân của cán bộ ngân hàng cao, trên 35 tuổi, dẫn dến thái độ phục vụ khách hàng còn kém, khả năng sử dụng công nghệ và kiến thức mới còn yếu cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum trước các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào về hoạt động nhận tiền gửi khách hàng các nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum trong khi đây là lại là một như cầu tất yếu nếu như ngân hàng thực sự chú trọng và muốn phát triển hơn nữa loại hình nhận tiền gửi này. Trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ đang làm việc tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh tỉnh Kon Tum” làm đề tài luận văn cao học của mình. 3.Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về hoạt động nhận tiền gửi KHCN của NHTM. - Phân tích thực trạng và đánh giá hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Câu hỏi nghiên cứu Luận văn hướng đến trả lời các câu hỏi sau: - Mục tiêu của hoạt động nhận tiền gửi KHCN là gì? - Các biện pháp nào NHTM thuwờng sử dụng để đạt được mục tiêu của hoạt động nhận tiền gửi KHCN ? - Những tiêu chí nào được sử dụng để đánh giá hoạt động nhận tiền gửi 6 cá nhân? -Thực trạng của hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum trong thời gian qua như thế nào? -Những khuyến nghị gì cần đề xuất để hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi cá nhân trong thời gian tới của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum, những thành công đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại. Phạm vi về không gian: Tập trung phân tích tại ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Phạm vi về thời gian: Để đảm bảo tính kịp thời và có ứng dụng trong thực tiễn nên tôi lựa chọn mốc thời gian từ năm 2016-2018. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi, luận văn đã dựa vào những dữ liệu thu thập được và kết hợp các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh, quan sát, điều tra, phỏng vấn để tổng hợp và xử lý các thông tin thu thập được. Đồng thời kết hợp với các vấn đề thực tiễn và các lý luận kinh tế tài chính để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Nguồn thu thập dữ liệu: - Dữ liệu bên ngoài ngân hàng: Để so sánh, đánh giá về tác động của môi trường bên ngoài đến hoạt động nhận tiền gửi KHCN nên tác giả đã khảo sát, phân tích môi trường kinh tế địa phương, đối thủ, đặc điểm thói quen cũng như nhu cầu gửi tiết kiệm của người dân địa phương để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất. 7 - Dữ liệu bên trong ngân hàng: a. Dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện chọn mẫu thuận tiện phỏng vấn nhân viên trong ngân hàng (phỏng vấn 6 người), đối tượng là các nhân viên trong ngân hàng thuộc khối quan hệ KHCN, phòng Kế hoạch tài chính, khối tác nghiệp (cụ thể là phòng GDKH) khảo sát những khó khăn vướng mắc khi nhận tiền gửi đối với KHCN. Các câu hỏi sau để thu thập dữ liệu: Những khó khăn thường gặp phải khi nhận tiền gửi? Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Bạn có ý kiến, góp ý gì để khắc phục những khó khăn đó? b. Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum như báo cáo hoạt động huy động vốn của Agribank Kon Tum qua các năm 2016-2018, báo cáo cơ cấu tiền gửi của khách hàng qua các năm 2016-2018, báo cáo về chi phí cho hoạt động marketing huy động tiền gửi.. Xử lý dữ liệu: Phương pháp tổng hợp: Thông qua việc tổng hợp các thông tin, dữ liệu, nhận xét, đánh giá trong quá trình phân tích các mặt của hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum để từ đó tác giả đã đưa ra những nhận xét tổng quát về thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại chi nhánh, những thành công, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế để từ đó đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Phương pháp thống kê mô tả, so sánh và đối chiếu: Tác giả sẽ phân tích & xử lý các thông tin thu thập, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, vận dụng trong phân tích các dữ liệu thứ cấp định tính, giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi. Tác giả thực hiện so sánh về mặt không gian tại Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum và các đối thủ trên địa bàn, so 8 sánh về mặt thời gian giữa các năm nghiên cứu để hỗ trợ đánh giá hoạt động nhận tiền gửi KHCN của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. 6. Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu: Hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi KHCN tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. - Tìm hiểu tổng quan nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân từ đó nhận diện được khoảng trống nghiên cứu, lý giải về sự cần thiết về học thuật của việc nghiên cứu đề tài, sự cần thiết trong thực tiễn nghiên cứu. Tìm hiểu được mục tiêu của đề tài, đối tượng phạm vi và phương pháp nghiên cứu. - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về đặc điểm của KHCN, nội dung hoạt động nhận tiền gửi KHCN của NHTM, từ đó đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận tiền gửi KHCN. - Phân tích đánh giá, bối cảnh kinh doanh, chiến lược, đánh giá kết quà nhận tiền gửi của KHCN. Đưa ra ưu và nhược điểm của hoạt động nhận tiền gửi KHCN - Nêu ra nội dung về thực trạng trong hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Từ đó nhận ra các vướng mắc, ưu và nhược điểm. Đề ra các khuyến nghị để giải quyết thực trạng đó, cũng như đưa ra những kiến nghị phù hợp đối với Agribank Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân để chỉ ra những vướng mắc, tồn tại. Từ đó đề xuất những giải pháp, kiến 9 nghị để hoàn thiện hoạt động này của Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum, góp phần giúp chi nhánh đạt kết quả tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại . Chương 2: Thực trạng hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum. Chương 3: Khuyến nghị hoàn thiện hoạt động nhận tiền gửi khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh tỉnh Kon Tum. 9. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tác giả nhận thấy tuy có rất nhiều nội dung nghiên cứu về hoạt động nhận tiền gửi tại các NHTM dứới nhiều hình thức bài báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ. Tuy nhiên, cho đến bây giờ chỉ có một số tạp chí nêu rõ vấn đề này mà tác giả đã tham khảo, cụ thể như sau: 9.1. Các bài báo trên tạp chí khoa học Bài báo của Ths. Đường Thị Thanh Hải “Nâng cao khả năng huy động vốn của ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn”; Tạp chí tài chính số 05-2014: Theo nhận định của tác giả bài báo: vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của các tổ chức tín dụng, Ngân hàng đồng thời nguồn vốn phải đảm bảo chất lượng và số lượng trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn có vai trò quan trọng: Ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng, hoạt động bảo lãnh hay trong hoạt động thanh toán của ngân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng