Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh ...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh đắk lắk

.PDF
109
31
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VĂN QUẾ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Đà Nẵng – Năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VĂN QUẾ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Lâm Chí Dũng Đà Nẵng – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trần Văn Quế MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................... 4 6. Bố cục của luận văn .............................................................................. 5 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................................................... 10 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ................. 10 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 10 1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM ...................................... 10 1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG ............................................................................................................. 14 1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng .............................................................. 14 1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thƣơng mại....................................................................................................... 15 1.2.3. Nguyên nhân cơ bản của rủi ro tín dụng ....................................... 17 1.2.4. Tác động của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ................................................................................................................. 19 1.3. KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NHTM .............................................................. 20 1.3.1. Nội dung hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng .............................. 20 1.3.2. Đặc điểm của kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh.......................................................................................... 25 1.3.3. Các tiêu chí phản ánh kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh ............................................................... 28 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢỜNG MẠI ...................................................................... 30 1.4.1. Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng .............................................. 30 1.4.2. Nhóm nhân tố từ bên ngoài ngân hàng ......................................... 33 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK ...................................................................................................... 36 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ ĐẮK LẮK ... 36 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHTM CP Đầu tƣ và phát triển VN – Chi nhánh Đắk Lắk ......................................................................................... 36 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BIDV Đắk Lắk ................................... 39 2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................. 39 2.1.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk .................................... 41 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 46 2.2.1. Đặc điểm về thị trƣờng cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh của BIDV Đắk Lắk.......................................................................................... 46 2.2.2. Tổ chức công tác quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk ........................................................................ 47 2.2.3. Thực trạng thực hiện các nội dung của công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk ....... 52 2.2.4. Đánh giá kết quả công tác kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk ...................................... 63 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV ĐẮK LẮK ....................................................................................................... 66 2.3.1. Những mặt thành công .................................................................. 66 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động kiểm soát RRTD trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk ....................... 68 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 73 CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐẮK LẮK ..................................................... 74 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 74 3.1.1. Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến 2020 ................................... 74 3.1.2. Định hƣớng về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh BIDV Đắk Lắk ................................................................................................................... 76 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KIẾM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN KINH DOANH TẠI BIDV ĐẮK LẮK ..................................................................... 77 3.2.1. Khuyến nghị đối với BIDV Đắk Lắk ............................................ 77 3.2.2. Khuyến nghị đối với BIDV ........................................................... 94 Kết luận chƣơng 3 ................................................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................... 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NH : Ngân hàng XHTDNB : Xếp hạng tín dụng nội bộ RRTD : Rủi ro tín dụng DPRR : Dự phòng rủi ro DPRRTD : Dự phòng rủi ro tín dụng LNTT : Lợi nhuận trƣớc thuế TSĐB : Tài sản đảm bảo TCTD: Tổ chức tín dụng LNTT: Lợi nhuận trƣớc thuế KHTC: Kế hoạch Tài chính VAMC: Công ty TNHH một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam KH: Khách hàng DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng bảng 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. 2.6. Tình hình huy động vốn trong ba năm 2015, 2016, 2017 Tình hình dƣ nợ cho vay Thu dịch vụ và chênh lệch thu chi năm 2015, 2016, 2017 Các mức xếp loại tín dụng nội bộ tại BIDV Đắk Lắk Số lƣợng khách hàng và dƣ nợ bình quân /KH Tỷ trọng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh theo ngành nghề Trang 41 43 44 53 54 61 Tỷ lệ dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh đƣợc phân 2.7. loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 và cơ cấu nhóm nợ trong tổng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh 63 DANH MỤC SƠ ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Trang 40 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên biểu đồ Biểu đồ 2.1. 2.2. Huy động vốn năm 2015, 2016, 2017 Dƣ nợ tín dụng theo thành phần kinh tế năm 2015 – 2017 Trang 42 44 2.3. So sánh thu dịch vụ trong năm 2015, 2016, 2017 45 2.4. Chênh lệch thu chi trong năm 2015, 2016, 2017 45 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nhƣng năm vừa qua đã chuyển từ bán buôn với doanh nghiệp sang bán lẻ với cá nhân, hộ gia đình. Là NHTM ba năm liền đƣợc vinh danh là “ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam”, liên tục giành thị phần cao trong bán lẻ, chỉ xếp sau Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam về thị phần bán lẻ. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng và định hƣớng phát triển đúng đắn của BIDV. Thể hiện một sự phát triển có tầm nhìn chiến lƣợc và cũng là một hƣớng đi nhằm đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần, phân tán rủi ro, đẩy mạnh bán lẻ và tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng hiện đại. Đắk Lắk là một tỉnh khu vực Tây Nguyên có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế cây công nghiệp nhƣ cà phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây trồng khác. Không những thế là tỉnh có vị trí giao thông thuận lợi nhƣ quốc lộ 26 nối với Nha Trang, quốc lộ 27 nối với Đà Lạt, quốc lộ 29 nối với Phú Yên, và quốc lộ 14 nối với Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phƣớc, Bình Dƣơng. Với 33 tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn tỉnh chứng tỏ sức hấp dẫn của tỉnh đối với thị trƣờng tài chính sôi động, hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển. Do những đặc điểm trên, nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của các chủ thể kinh doanh cá nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình… ngày càng tăng và là thị phần mà nhiều ngân hàng mong muốn giành đƣợc. Đối với BIDV Đắk Lắk, dƣ nợ tín dụng bán lẻ ngày càng tăng, tỉ trọng cho vay cá nhân kinh doanh ngày càng tăng cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn và có nguy cơ tăng lên trong tình hình kinh tế bấp bênh, giá cả nông sản hạ, đặc biệt là hồ tiêu, cà phê hiện nay. Do đó, bên cạnh thúc đẩy tăng trƣởng dƣ nợ cho vay cá nhân kinh doanh, cần nghiên cứu triển khai các biện pháp khả thi, hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh phù hợp với các mục tiêu mà BIDV nói chung và 2 BIDV Đắk Lắk nói riêng đã hoạch định. Ngoài ra qua tổng quan tình hình nghiên cứu, tồn tại những khoảng trống nghiên cứu. Nhu cầu nghiên cứu về những khoảng trống nói trên là điểm xuất phát của đề tài luận văn mà học viên lựa chọn. Căn cứ vào tính cấp thiết về thực tiễn và về học thuật, học viên đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu cuối cùng của đề tài là đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk. Để hoàn thành đƣợc mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu gì? - Tiêu chí đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh là gì? - Các nhân tố nào có tác động đến hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh? - Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk hiện nay diễn biến nhƣ thế nào? Kết quả đạt đƣợc nhƣ thế nào? Những vấn đề còn tồn tại cần đƣợc khắc phục? - Cần đề xuất các khuyến nghị nhƣ thế nào nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong 3 NHTM nói chung và thực tiễn hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk. Về đối tƣợng nghiên cứu cụ thể: + Phòng Khách hàng cá nhân và các Phòng giao dịch trực thuộc, + Phòng Quản trị tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro, Phòng giao dịch khách hàng + Khách hàng cá nhân kinh doanh vay vốn tại BIDV Đắk Lắk + Các cán bộ Quản lý khách hàng phụ trách cho vay đối tƣợng khách hàng cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk + Văn phòng công chứng và Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Quá trình quản trị rủi ro bao gồm 4 nội dung: nhận diện, đánh giá, kiểm soát và tài trợ rủi ro. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu nội dung kiểm soát rủi ro chứ không nghiên cứu toàn bộ quá trình quản trị rủi ro. - Về không gian: đề tài giới hạn trong phạm vi tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đắk Lắk. - Về thời gian: Việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng chỉ thực hiện đối với giai đoạn 3 năm từ năm 2015 - 2017. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng khi bắt đầu nghiên cứu để tiếp cận đề tài. Tài liệu đây là các tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây, lý thuyết đã đƣợc chọn lọc về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, so sánh, đối chiếu, khái quát hóa nhằm xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng. Phƣơng pháp này cũng đƣợc vận dụng 4 nhằm hệ thống hóa và xây dựng cơ sở lý luận, phân tích các thông tin định tính và trong quá trình nghiên cứu các khuyến nghị về giải pháp. a. Phương pháp quan sát và tham vấn chuyên gia Quan sát thực tế quá trình hoạt động của bộ phận tín dụng, các bộ phận và nhân viên liên quan trong quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ tham vấn các cán bộ lãnh đạo và cán bộ phụ trách bộ phận và các nhân viên trực tiếp liên quan đến hoạt động cho vay cá nhân kinh doanh, để có cơ sở đƣa ra các kết luận về thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh và đề xuất giải pháp khuyến nghị. b. Phương pháp thống kê: Các phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng bao gồm: số bình quân, số tƣơng đối, phân tích sự biến động theo thời gian; phân tích các chỉ tiêu đánh giá kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh;... để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh của BIDV Đắk Lắk trong thời gian qua. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu a. Về mặt lý luận Luận văn góp phần hệ thống hoá và bổ sung sự phân tích về một số vấn đề lý luận có tính đặc thù của hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHTM. b. Về mặt thực tiễn Đề tài góp phần hoàn thiện công tác quản trị tín dụng tại Chi nhánh thông qua việc đề xuất các khuyến nghị có cơ sở khoa học và thực tiễn. Các khuyến nghị này cũng có thể đƣợc vận dụng ở một số chi nhánh NH có điều kiện tƣơng tự. Mặt khác, các kết quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại BIDV Đắk Lắk cũng có giá trị bổ sung vào cơ sở dữ liệu học thuật nhƣ là một trƣờng hợp nghiên cứu tình huống. 5 6. Bố cục của luận văn Luận văn đƣợc bố cục thành ba chƣơng: Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại NHTM Chƣơng 2. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk Chƣơng 3. Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đắk Lắk 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu 7.1. Các bài báo trên các tạp chí khoa học (1) Nguyễn Văn Thanh, (2014), “Chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất: Những vấn đề đặt ra”, Tạp chí tài chính số 6 năm 2014 Bài báo đề cập đến một vấn đề rộng và có tính vĩ mô liên quan đến chính sách tín dụng đối với hộ sản xuất dƣới góc nhín của cơ quan quản lý vĩ mô. Theo đó, nội dung bài báo liệt kê các chính sách tín dụng của nhà nƣớc đối với các hộ sản xuất và tình hình thực tế triển khai những chính sách đó tại BIDV trong những năm 2009-2013 đồng thời tác giả cũng đƣa ra các khó khăn, hạn chế trong việc tiếp cận vốn của BIDV, chẳng hạn: hoạt động sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, khí hậu; chất lƣợng tín dụng cho vay nông nghiệp chƣa cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro và xu hƣớng gia tăng tỷ lệ nợ xấu. (2) Phạm Văn Hồng (2016), “Phát triển hộ kinh doanh cá thể: Phân tích từ quản trị vốn và tài chính”, Tạp chí tài chính kỳ 2, số tháng 4 năm 2016. Bài viết đã nêu ra các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, và thành phần kinh tế cá nhân kinh doanh trong nhiều năm qua đang 6 đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ, giúp cá nhân kinh doanh dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn, phát triển kinh tế cá thể. Số liệu thống kê cho thấy thực tế tình hình phát triển cá nhân kinh doanh năm 2014 “từ trước đến nay, khu vực kinh tế ngoài nhà nước là khu vực có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP” (48,3%) với “kinh tế tập thể 5%, kinh tế tư nhân 10,9%, kinh tế cá thể 32,3%”. Qua đó ta thấy, kinh tế cá thể là một thành phần kinh tế vô cùng quan trọng trong nền kinh tế hiện nay, nó là một phần trong kênh phân phối và lƣu thông, giúp phát triển kinh tế địa phƣơng. Dù là thành phần kinh tế quan trọng nhƣng các cá nhân kinh doanh lại khó tiếp cận nguồn vốn và thƣờng xuyên thiếu vốn. Một số nguyên nhân của việc khó tiếp cận nguồn vốn đƣợc tác giả nêu ra đó là: “không có quan hệ và tài sản thế chấp, khả năng tiếp cận thị trường và nguồn thông tin, tiếp cận với cơ quan Nhà nước, công nghệ…”. Bài viết cũng đã đƣa ra một số đề xuất nhƣ: nhà nƣớc cần có cơ chế, chính sác hỗ trợ cụ thể; đơn giản hoá các thủ tục vay vốn; có sự liên kết giữa các cá nhân kinh doanh để hỗ trợ nhau phát triển; nâng cao năng lực và trình độ quản lý tài chính, có chiến lƣợc phát triển mở rộng thị trƣờng… (3) Lê Thị Hạnh (2016), “Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí tài chính kỳ 2, tháng 12 năm 2016 Bài báo tiếp cận các vấn đề về rủi ro tín dụng ở một phạm vi rộng là các NHTM Việt Nam. Theo đó, nội dung bài báo khái quát hóa các đặc điểm cơ bản về rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Do phạm vi quá rộng, nên bài báo chủ yếu tập trung váo các nội dung mang tính lý luận nhiều hơn chẳng hạn, nguyên nhân và hệ quả của rủi ro tín dụng, các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa khi rủi ro tín dụng chƣa phát sinh tổn thất, cũng nhƣ các biện pháp xử lý khi có tổn thất do rủi ro tín dụng phát sinh. Bài báo cũng đề cập đến các quy định liên 7 quan đến phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam. Hƣớng tiếp cận của tác giả bài báo vẫn năng về phƣơng diện hạn chế rủi ro tín dụng. Trên các Tạp chí Kinh tế phát triển; Phát triển kinh tế; Khoa học và công nghệ; Khoa học Kinh tế; Ngân hàng học viên chƣa tìm thấy các bài viết liên quan trực tiếp đến đề tài. 7.2. Các luận văn thạc sỹ bảo vệ tại Đại học Đà nẵng có liên quan trực tiếp đến đề tài trong thời gian gần đây (1) Nguyễn Tuấn Anh (2015) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ea Kpam – tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, nêu ra đƣợc thực trạng và đề ra 8 giải pháp, 4 kiến nghị để hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay hộ kinh doanh. Cách tiếp cận của đề tài là cách tiếp cận kiểm soát rủi ro tín dụng nhƣ là một công đoạn của quá trình quản trị rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại một Chi nhánh Huyện của BIDV với khá nhiều đặc thù trong việc phân cấp tín dụng. (2) Nguyễn Thị Hằng Nga (2015) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay Khách hàng vay tại NHTMCP Á Châu – Chi nhánh Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Đề tài cũng di theo cách tiếp cận nhƣ đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu là tại một Chi nhánh của một Ngân hàng TMCP hoạt động trên một thị trƣờng tại một Thành phố lớn nên cũng có nhiều đặc điểm khác với một Chi nhánh ở Tây Nguyên và trên một địa bàn mà các hộ chủ yếu trồng cây công nghiệp dài ngày nên cũng có nhiều điểm để học viên tham khảo. Các nội dung mà Luận văn trình bày trong phần cơ sở lý luận cũng theo cách tiếp cận về lý thuyết quản trị rủi ro. Bố cục của luận văn cũng theo cách 8 truyền thống. Tuy nhiên, đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các Khách hàng vay với những đặc điểm khác biệt so với Hộ kinh doanh nên cũng cung cấp nhiều lý giải có tính tham khảo rất tốt. (3) Huỳnh Thị Thanh Thuỷ (2016) “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Đông Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh, phân tích đánh giá thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đắk Lắk. Cũng với cách tiếp cận tƣơng tự các luận văn đã đề cập ở trên, nhƣng luận văn này có đối tƣợng nghiên cứu là một Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển tại Đắk Lắk có những đặc điểm khá tƣơng đồng với đề tài mà Học viên dự định nghiên cứu. (4) Biện Minh Thành (2017) “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại NHTMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. (5) Trần Thị Thu Hằng (2017) “Hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện M’Drăk – tỉnh Đắk Lắk”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. Hai luận văn nói trên về cơ bản vẫn đi theo cách tiếp cận của lý thuyết quản trị rủi ro tổng quát. Cả hai luận văn đều tập trung phân tích thực trạng thực hiện các công cụ kiểm soát rủi ro tín dụng tại từng Chi nhánh và đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng tại từng Chi nhánh. Đây là hai luận văn Thạc sỹ có thời điểm bảo vệ trong năm 2017 do đó 9 có các dữ liệu đƣợc cập nhật nhất. Xem xét nội dung, cách tiếp cận của các bài báo và luận văn nói trên, học viên nhận thấy các khoảng trống nghiên cứu mà đề tài của học viên sẽ đáp ứng là: - Phần lớn các nghiên cứu về thực tiễn đều tập trung vào hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh. Cách tiếp cận về cho vay cá nhân kinh doanh có những nét tƣơng đồng với cho vay hộ nhƣng vẫn có những sự khác biệt nhất định. - Về không gian nghiên cứu: Chƣa có nghiên cứu về cùng chủ đề tại BIDV Đắk Lắk - Về thời gian: Các nghiên cứu vẫn chƣa cập nhật dữ liệu đến thời điểm hiện nay. 10 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY CÁ NHÂN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM 1.1.1. Khái niệm Theo quy định pháp lý hiện hành của Việt nam, cấp tín dụng là hoạt động của các Tổ chức tín dụng bao gồm các hình thức: - Cho vay; - Chiết khấu giấy tờ có giá; - Bao thanh toán; - Cho thuê tài chính; - Bảo lãnh Trong đó, Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.2. Phân loại hoạt động cho vay của NHTM Hoạt động cho vay của NHTM có thể đƣợc phân loại theo nhiều tiêu thức. Những cách phân loại phổ biến bao gồm: i. Phân loại theo thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các khách hàng vay và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Cho vay trung hạn: Có thời hạn cho vay trên 12 tháng đến 5 năm. Tín dụng trung hạn dùng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới 11 thiết bị, mở rộng sản xuất… - Cho vay dài hạn: Có thời hạn cho vay trên 5 năm và thời hạn tối đa có thể lên đến 20 – 30 năm, cá biệt lên tới 40 năm. Tín dụng dài hạn dùng để đáp ứng các nhu cầu dài hạn nhƣ xây dựng nhà ở, phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn. ii. Phân loại theo hình thức bảo đảm - Cho vay có bảo đảm: là cho vay có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Hình thức này áp dụng đối với những khách hàng không đủ uy tín, khi vay vốn phải có tài sản bảo đảm hoặc có ngƣời bảo lãnh. Tài sản bảo đảm hay bảo lãnh của ngƣời thứ ba là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thu dự phòng khi nguồn thu chính của khách hàng thiếu hụt. Theo quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, các hình thức cho vay có bảo đảm gồm có: + Cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay. + Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. + Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. - Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (cho vay bảo đảm không bằng tài sản): là cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hay không có bảo lãnh của ngƣời thứ ba hay còn gọi là cho vay tín chấp. iii.. Phân loại theo mục đích sử dụng tiền vay - Cho vay tiêu dùng: là khoản cho vay cấp cho cá nhân, hộ gia đình để mua sắm những hàng hóa tiêu dùng đắt tiền nhƣ phƣơng tiện đi lại, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học, chữa bệnh. Tín dụng tiêu dùng đƣợc gọi là tín dụng bán lẻ vì những cá nhân thƣờng vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dùng. - Cho vay sản xuất - kinh doanh: Mục đích của loại cho vay này là Ngân hàng cho các khách hàng vay hoặc cá nhân kinh doanh vay để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình, nhằm mở rộng sản xuất hay đáp ứng một nhu cầu nào đó về tiền của khách hàng vay.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng