Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa...

Tài liệu Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăklăk

.PDF
137
80
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ BÍCH NGỌC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Đà Nẵng – Năm 2018 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LÊ THỊ BÍCH NGỌC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đặng Tùng Lâm Đà Nẵng – Năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Học viên Lê Thị Bích Ngọc MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3 4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 4 5. Bố cục của đề tài ................................................................................... 6 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...... 14 1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA................................................................................................ 14 1.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................. 14 1.1.2. Cho vay ngắn hạn đối với DNNVV .............................................. 20 1.2. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ................................................................ 24 1.2.1. Mục tiêu của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................... 24 1.2.2. Các hoạt động để triển khai cho vay ngắn hạn DNNVV tại các NHTM ............................................................................................................. 25 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV .......................................................................................................... 30 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DNNVV .................................................... 33 1.3.1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV phát sinh từ phía ngân hàng ............................................................. 33 1.3.2. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay DNNVV phát sinh từ phía doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................... 35 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂKLĂK ....................................................................................... 38 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂKLĂK ..............38 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk ...................................................... 38 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk............................................................................... 40 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk giai đoạn năm 2014-2017 ............ 41 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂKLĂK45 2.2.1. Bối cảnh hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................... 45 2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk49 2.2.3. Kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh ĐăkLăk ......................................................................................... 62 2.2.4. Đánh giá về hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk .............................................................................. 83 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 90 CHƢƠNG 3. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐĂKLĂK ...................................................... 91 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ ................................................... 91 3.1.1. Định hƣớng và mục tiêu hoạt động của BIDV ĐăkLăk ............... 91 3.1.2. Môi trƣờng pháp lý ....................................................................... 94 3.1.3. Định hƣớng của BIDV ĐăkLăk đối với hoạt động cho vay khách hàng DNNVV .................................................................................................. 95 3.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BIDV ĐĂKLĂK: ........................................ 97 3.2.1. Kế hoạch tăng trƣởng dƣ nợ cho vay ngắn hạn cụ thể và thực hiện đồng bộ tại các phòng kinh doanh trực tiếp: ................................................... 97 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng nhân sự:....................................................... 98 3.2.3. Đa dạng hóa phƣơng thức, đối tƣợng cho vay và nghiên cứu triển khai các sản phẩm mới của HSC phù hợp với địa bàn hoạt động của chi nhánh.........100 3.2.4. Tận dụng triệt để các gói lãi suất ƣu đãi do HSC ban hành, đồng thời chuyển hƣớng tăng thu nhập từ hoạt động cho vay sang các loại phí ... 101 3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay ngắn hạn DNNVV và chú trọng công tác xử lý nợ ...................................................... 102 3.2.6. Tăng cƣờng công tác quảng bá, tiếp thị đến các khách hàng DNNVV ........................................................................................................ 104 3.2.7. Chú trọng công tác bán chéo sản phẩm: ..................................... 104 3.2.8. Mở rộng thêm mạng lƣới các phòng giao dịch của BIDV ĐăkLăk và chú trọng vào cơ sở vật chất hiện đại ....................................................... 105 3.3. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BIDV HỘI SỞ CHÍNH:............................ 106 3.3.1. Về quy trình nghiệp vụ: .............................................................. 106 3.3.2. Về cải tiến công nghệ thông tin ứng dụng trong hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV ......................................................................................... 107 3.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát........................................................ 108 3.3.4.Về mô hình tổ chức và nhân sự.................................................... 108 3.3.5.Về công tác quảng cáo, truyền thông ........................................... 109 3.4. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CƠ QUAN HỮU QUAN (ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC, HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP) VÀ ĐỐI VỚI DNNVV109 3.4.1. Đối với Ngân hàng Nhà Nƣớc .................................................... 109 3.4.2. Đối với hiệp hội doanh nghiệp.................................................... 109 3.5. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DNNVV ........................................................... 110 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 110 KẾT LUẬN ................................................................................................... 111 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO) DANH MỤC VIẾT TẮT Viết Tắt DNNVV Diễn giải Doanh nghiệp nhỏ và vừa TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thƣơng mại BIDV ĐăkLăk Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk HSC Hội sở chính BIDV Việt Nam Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam KHDN CIC Khách hàng doanh nghiệp Trung tâm thông tin tín dụng BCTC Báo cáo tài chính VAMC Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam TSBĐ Tài sản bảo đảm DNSN Doanh nghiệp siêu nhỏ DNTN Doanh nghiệp tƣ nhân DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng Bảng Trang 1.1 Tiêu chí xác định DNNVV của EU PL 1.2 Tiêu chí xác định DNNVV của WB PL 1.3 Tiêu chí xác định DNNVV của một số quốc gia khác trên thế giới PL 1.4 Tiêu chí xác định DNNVV theo NĐ 56 PL 1.5 Tiêu chí xác định DNNVV theo NĐ 39 17 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu giai đoạn năm 2014 – 2017 của BIDV ĐăkLăk Tình hình quan hệ vay vốn của DNVVN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk 2016-2017 Số lƣợng khách hàng vay vốn tại BIDV ĐăkLăk Cơ cấu số lƣợng khách hàng vay vốn tại BIDV ĐăkLăk theo các tiêu thức phân loại Dƣ nợ cuối kỳ cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐăkLăk Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo phƣơng thức cho vay Cơ cấu cho vay ngắn hạn DNNVV phân theo lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp Dƣ nợ cho vay ngắn hạn DNNVV bình quân tại BIDV ĐăkLăk 42 49 64 64 66 67 68 69 71 Số hiệu Tên bảng Bảng 2.10 2.11 2.12 Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu phân theo lĩnh vực hoạt động của DNNVV Cơ cấu nhóm nợ của tổng dƣ nợ của các khoản cho vay ngắn hạn DNNVV Trang 72 73 74 2.13 Tỷ lệ trích DPRR 75 2.14 Thu nhập từ lãi cho vay ngắn hạn DNNVV 76 2.15 Nim bình quân của các khoản vay ngắn hạn DNNVV 77 3.1 Dự kiến quy mô hoạt động HĐV và dƣ nợ cho vay DNNVV 2018 -2020 96 DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu 2.1 Tên hình vẽ Mô hình cơ cấu tổ chức của BIDV ĐăkLăk Trang 41 DANH MỤC ĐỒ THỊ Tên đồ thị Số hiệu 2.1 Thị phần tín dụng DNNVV trên địa bàn ĐăkLăk 31/12/2017 Trang 49 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế đang trở nên ngày càng quan trọng, ngay cả đối với các nền kinh tế phát triển. DNNVV không những tạo ra một tỷ lệ GDP đáng kể mà còn là một động lực tạo việc làm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho nền kinh tế. Tại Việt Nam, DNNVV đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng. Nhận ra ý nghĩa quan trọng của DNNVV trong sự phát triển của đất nƣớc, chính phủ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ DNNVV phát triển. Nhƣng trên thực tế, khối DNNVV này còn gặp rất nhiều trở ngại trong quá trình giải quyết những tồn tại của bản thân doanh nghiệp, những khó khăn từ môi trƣờng xung quanh, cũng nhƣ trong quá trình hội nhập nền kinh tế. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (năm 2016) cho thấy, hiện mới chỉ có khoảng 32% DNNVV có khả năng tiếp cận vốn, 35% DN khó tiếp cận và khoảng 33% không thể tiếp cận nguồn vốn… Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DNNVV có thể tiếp cận nguồn vốn ở các nguồn khác nhau nhƣ: vốn từ ngân sách nhà nƣớc (trợ cấp, bảo lãnh, giảm thuế,…); nguồn vốn nƣớc ngoài; huy động từ thị trƣờng vốn; tín dụng từ đối tác; vốn tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu và nguồn vốn tự có. Nhƣ vậy, có thể nói DNNVV đang cần sự tiếp sức của các Ngân hàng thƣơng mại hơn bao giờ hết, trong đó việc đƣợc tiếp sức nguồn vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh là thực sự cần thiết, giúp khách hàng có thể duy trì hoạt động, tập trung vốn sản xuất, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNNVV. Về phía hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại, trong đó có Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam hoạt động theo định hƣớng chung của Nhà nƣớc ngày càng góp phần không nhỏ trong các việc hỗ trợ vốn cho các DNNVV, đồng thời BIDV cũng chú trọng việc gia tăng thu nhập chính từ các sản phẩm cho vay đối tƣợng khách hàng này. Trong bối cảnh 2 cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự hiện diện ngày càng nhiều của các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn với thế mạnh và một trong những mục tiêu chính là phát triển hoạt động cho vay khách hàng DNNVV. Từ năm 2015, BIDV ĐăkLăk đã có những thay đổi đang kể về hoạt động cho vay doanh nghiệp với việc thành lập thêm Phòng khách hàng doanh nghiệp 2 tách ra từ phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp ban đầu với chức năng nhiệm vụ cho vay và phát triển dịch vụ đối với đối tƣợng khách hàng DNNVV và chuyên sâu đối với các DNNVV trong lĩnh vực thƣơng mại, không chỉ đổi mới ở cơ cấu tổ chức, BIDV ĐăkLăk đã áp dụng các chính sách tiếp thị và lôi kéo thành công các DNNVV vay vốn ngắn hạn và vay vốn theo các hình thức khác tại BIDV ĐăkLăk. Từ những nỗ lực đó hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV trong những năm gần đây đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tính đến 31/12/2017: tỷ trọng dƣ nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV chiếm gần 20% tổng dƣ nợ cho vay của chi nhánh, đứng thứ hai về quy mô chỉ sau dƣ nợ cho vay ngắn hạn bán lẻ và chiếm trên 80% tổng dƣ nợ cho vay đối với DNNVV, tuy nhiên kết quả này chƣa tƣơng xứng với quy mô của Chi nhánh trong hệ thống và các TCTD khác trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk, đồng thời với việc tăng trƣởng quy mô tín dụng cũng đặt ra nhiều thách thức cho chi nhánh trong việc kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lƣợng của các khoản vay ngắn hạn đối với DNNVV. Vì những lý do trên bản thân tác giả trong quá trình công tác tại Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp 2 từ những ngày mới thành lập nhận thấy sự cần thiết để đánh giá lại thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV và cần sớm có các khuyến nghị để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DNNVV tại BIDV ĐăkLăk để có thể góp phần nhỏ cho chi nhánh hoàn thành các nhiệm vụ Hội sở chính giao và có bƣớc tăng trƣởng quy mô đi đôi với ổn định chất lƣợng tín dụng tại chi nhánh, đó là lý do tại sao tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk”. 3 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk b. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể bao gồm: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho vay ngắn hạn với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV ĐăkLăk. - Đề xuất các khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa tại BIDV ĐăkLăk trong thời gian tới. c. Câu hỏi nghiên cứu: Từ mục tiêu trên, các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra để giải quyết nhƣ sau: - Đặc điểm của cho vay ngắn hạn DNNVV và nội dung của hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV là gì? - Hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DNNVV giai đoạn 2014-2017 đã đạt đƣợc những kết quả gì và còn những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với DNNVV là gì? - Cần đề ra những khuyến nghị nào để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DNNVV tại BIDV ĐăkLăk? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tƣợng phân tích: hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các doanh 4 nghiệp nhỏ và vừa, ở đây khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm cả doanh nghiệp tƣ nhân. Tuy nhiên theo quy định thông tƣ 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016, đối với trƣờng hợp cho vay phục vụ nhu cầu vốn của doanh nghiệp tƣ nhân, khách hàng vay vốn là cá nhân chủ doanh nghiệp tƣ nhân, đây là điểm lƣu ý khi thực hiện các khâu ký kết hợp đồng tín dụng và các thủ tục pháp lý có liên quan trong quy trình cho vay đối với doanh nghiệp tƣ nhân. Đối tƣợng khảo sát: thực hiện khai thác số liệu tại phòng khách hàng doanh nghiệp 1 và 2 trực tiếp cho vay ngắn hạn khách hàng DNNVV và các bộ phận tác nghiệp liên quan đến hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV bao gồm Phòng Quản Trị Tín Dụng, Phòng Quản Lý Rủi Ro và Phòng Giao dịch Khách hàng tại BIDV ĐăkLăk. b. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐăkLăk, từ đó đề xuất các khuyến nghị hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐăkLăk Về không gian: hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐăkLăk. Về thời gian: đề tài khai thác các số liệu về thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng DNNVV tại BIDV ĐăkLăk và trên địa bàn ĐăkLăk trong giai đoạn 2014 đến 2017 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: tìm kiếm và thu thập các nguồn tài liệu khoa học về DNNVV, về các đặc điểm và nội dung của hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV, sau đó phân tích, chọn lọc tổng hợp để đƣa ra những cơ sở lý luận quan trọng, mang tính khái quát nhất. - Phƣơng pháp hệ thống hóa các lý thuyết đã thu thập đƣợc để đƣa ra cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn doanh nghiệp nhỏ và vừa một cách khoa học, chặt chẽ và logic. 5 - Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: tác giả sử dụng các phƣơng pháp thu thập dữ liệu nhƣ sau: + Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập các số liệu từ các báo cáo tổng kết hoạt động, báo cáo thƣờng niên của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Chi nhánh ĐăkLăk, BIDV ĐăkLăk, Sở Kế Hoạch và Đầu Tƣ Tỉnh ĐăkLăk, các tạp chí kinh tế… + Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: phƣơng pháp phỏng vấn, điều tra để thu thập số liệu trực tiếp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk, cụ thể: thu thập dữ liệu bằng phƣơng pháp thiết kế bảng câu hỏi dùng cho việc khảo sát. Có thể sử dụng phƣơng pháp khảo sát trực tiếp, qua email, phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại đối với các khách hàng DNNVV đang sử dụng sản phẩm vay vốn ngắn hạn tại BIDV ĐăkLăk. - Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp thống kê mô tả, có sự đối chiếu và so sánh giữa các nhóm phân loại và thời gian, tạo cơ sở đƣa ra các nhận xét và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV. - Phƣơng pháp phân tích lịch sử để phân tích các dữ liệu đã thu thập, đề chỉ ra những tác động môi trƣờng và các nguyên nhân nội tại trong chính nội dung hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại BIDV ĐăkLăk để chỉ ra đƣợc các hạn chế tồn tại trong hoạt động này. - Ngoài ra tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn, tham khảo ý kiến chuyên gia, ý kiến của các đối tƣợng có kinh nghiệm trong hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng DNNVV nhƣ Phó Giám Đốc phụ trách khách hàng doanh nghiệp, trƣởng phó phòng trực tiếp quản lý nghiệp vụ tại các bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, quản trị tín dụng và quản lý rủi ro của BIDV ĐăkLăk. - Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm: đƣợc sử dụng để đánh giá lại các nội dung hoạt động đã đƣợc thực hiện tại BIDV ĐăkLăk, tạo cơ sở tiếp tục phát huy những biện pháp có hiệu quả và khắc phục những tồn tại của hoạt 6 động cho vay ngắn hạn DNNVV trong giai đoạn sắp tới. 5. Bố cục của đề tài Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay ngắn hạn đối vớikhách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk Chƣơng 3: Khuyến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nội dung nghiên cứu về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của DNNVV và hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV tại các ngân hàng thƣơng mại dƣới dạng bài báo và các luận văn thạc sĩ. Trong quá trình thực hiện luận văn này, tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu cụ thể nhƣ sau: a. Các bài báo tại các tạp chí Bài báo “Mở rộng và tăng trƣởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cần nhiều giải pháp đồng bộ” tác giả Nguyễn Đức Lệnh, đăng trên tạp chí Thị trƣờng Tài Chính Tiền Tệ số 23 trang 272 vào 01/12/2008. Nội dung chính mà tác giả bài báo đƣa ra là: khẳng định doanh nghiệp vừa và nhỏ là đối tƣợng khách hàng quan trọng và là cơ sở vững chắc trong quan hệ tín dụng ngân hàng – khách hàng, đồng thời là đối tƣợng khách hàng tiềm năng lớn, bài báo đã nêu lên đƣợc các tồn tại cơ bản trong quan hệ tín dụng ngân hàng và doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó đề ra 2 nhóm giải pháp chính để cải thiện các khó khăn này, cụ thể là các giải pháp đối với DNNVV và nhóm giải pháp đối với NHTM. Bài báo “Mô hình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Kinh nghiệm châu Phi và bài học cho Việt Nam” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) 71-77. Nội dung bài báo tìm hiểu 7 ba mô hình cho vay của Root Capital, E+Co và GroFin đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở châu Phi, góp phần giải quyết thành công bài toán về vốn cho DNNVV, đồng thời gắn cho vay với mục tiêu phát triển bền vững. Các mô hình này đƣợc kết hợp với hoạt động cho vay thuần túy, khai thác triệt để các dịch vụ tƣ vấn hỗ trợ doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đảm bảo dự án vay vốn thành công và đảm bảo khả năng trả nợ. Kinh nghiệm thực tiễn này hoàn toàn có thể đƣợc nghiên cứu để áp dụng trong hoạt động cho vay đối với DNNVV ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp đang lúng túng trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh và quản lý tài chính, hƣớng tới phát triển bền vững. Bài báo “Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và một số kiến nghị” tác giả Nguyễn Thị Quỳnh, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thanh Tú, đăng trên Tạp chí tài chính kỳ số ra ngày 2/6/2016. Bài viết đã nêu đƣợc tổng quan về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay và tình hình cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bài viết phân tích thực trạng tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó kiến nghị về chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Bài báo “DNNVV tiếp cận vốn ngân hàng: Những vấn đề đặt ra?”Tác giả Thạc sĩ Nguyễn Hữu Mạnh, đăng trên tạp chí Tạp chí Tài chính số ra ngày 08/10/2016. Bài viết đã chỉ ra tầm quan trọng của DNNVV trong sự phát triển kinh tế, ngay cả nền kinh tế của các nƣớc phát triển nhƣng do có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, cấu trúc đơn giản, ít chú ý tới công tác quản trị tài chính, nhân sự và đặc biệt là không đáp ứng đƣợc về tài sản thế chấp nên DNNVV thƣờng gặp trở ngại hơn là các công ty có quy mô lớn trong việc vay vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhƣ thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng, nâng cao hiệu quả các hoạt động trợ giúp DNNVV của hiệp hội và các cơ quan của địa phƣơng, nâng cao tính minh bạch của các DNNVV thông qua các yếu tố về báo cáo tài chính, 8 phƣơng án kinh doanh… Trong bài viết tác giả còn dẫn chứng cụ thể những nguyên nhân gây ra các khó khăn trong việc tiếp cận vốn của DNNVV tại tỉnh Khánh Hòa. Sau những phân tích đó chốt lại bài viết tác giả đã đƣa ra những khuyến nghị về chính sách để có thể mở rộng và tăng trƣởng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên các tạp chí Tài Chính, tạp chí thị trƣờng Tài chính Tiền Tệ và các tạp chí Kinh tế chính thống khác hiện chƣa có bài viết nào có nội dung về hoàn thiện hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các ngân hàng thƣơng mại. b. Các luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại học Đà Nẵng có nội dung liên quan đến hoạt động cho vay doanh nghiệp nói chung và hoạt động cho vay ngắn hạn DNNVV: - Đề tài “Nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- chi nhánh tỉnh Quảng Nam” năm 2015 của tác giả Trƣơng Thị Hƣơng Nguyên. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam qua những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đó, từ đó đề xuất giải pháp tăng cƣờng chất lƣợng tín dụng đối với DNVVN tại Agribank Quảng Nam trong đó nhấn mạnh tập trung vào 2 nhóm: nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên quan điểm ngân hàng (nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do nguyên nhân từ phía ngân hàng làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng) và nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng trên quan điểm khách hàng (nhằm thu hút những DNVVN “tốt” đến vay vốn tại Agribak Quảng Nam để từ đó cải thiện chất lƣợng tín dụng), đồng thời đề xuất các kiến nghị đối với hội sở, ngân hàng nhà nƣớc và các ban ngành. Đề tài tập trung chuyên sâu vào vấn đề nâng cao chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh tác giả công tác. 9 - Đề tài “Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Đăk Lăk” năm 2015 của tác giả Quách Tất Nam. Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cho vay ngắn hạn doanh nghiệp, đặc điểm cho vay ngắn hạn doanh nghiệp và các chỉ tiêu đánh giá kết quả cho vay ngắn hạn doanh nghiệp. Đối với chƣơng 2 phần thực trạng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp, tác giả đã đánh giá đƣợc tình hình hoạt động cho vay ngắn hạn khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Đăk Lăk trong mối so sánh với các đối thủ cạnh tranh và môi trƣờng hoạt động tại tỉnh ĐăkLăk. Từ phân tích những thành công mà chi nhánh đã đạt đƣợc đồng thời các hạn chế và nguyên nhân, tác giả đã đề ra một số giải pháp trọng tâm để hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Đăk Lăk. - Đề tài “Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam - Chi Nhánh ĐăkLăk” năm 2016 của tác giả Trần Văn Hùng. Nội dung chính của đề tài: phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại NHTM Đầu Tƣ và Phát triển Chi nhánh Đăk Lăk trong giai đoạn 2012-2014. Đề tài đã đánh giá đƣợc những thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong hoạt động này của ngân hàng. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp để góp phần vào mục tiêu chiến lƣợc của chi nhánh, giúp chi nhánh giảm thiểu nợ xấu, mở rộng hoạt động cho vay doanh nghiệp. - Đề tài “ Hoàn thiện hoạt động cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh ĐăkLăk” năm 2017 của tác giả Lê Nghĩa Đức Hòa. Nội dung chính của đề tài tác giả đã nêu lên đƣợc đặc thù cho vay ngắn hạn của DNNVV, đánh giá đƣợc thực trạng công tác cho vay ngắn hạn DNNVV tại Vietinbank ĐăkLăk đã đạt đƣợc những thành tựu và hạn chế nào trong giai đoạn năm 2012-2016, từ đó đề ra những khuyến nghị cụ thể đối việc Vietinbank ĐăkLăk và Vietinbank
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng