Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ban dân tộc tỉnh đồng nai luận văn thạc...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ban dân tộc tỉnh đồng nai luận văn thạc sĩ

.PDF
121
11
141

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học khóa 5 chuyên ngành Tài chính kế toán Trƣờng Đại học Lạc Hồng đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học ở trƣờng. Tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo Ban Dân tộc và Quý Anh/Chị ở các phòng của Ban Dân tộc đã tạo điều kiện cho tôi khảo sát trong thời gian làm Luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGSTS. Hà Xuân Thạch đã tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình: bố, mẹ, chồng và con tôi đã ủng hộ, hỗ trợ về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học này. Chân thành cảm ơn quý anh/ chị cao học khóa 5 chuyên ngành kế toán Trƣờng Đại học Lạc Hồng đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn ! ii LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài “ Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai” là do tôi nghiên cứu thực hiện. Các thông tin trong luận văn là những thông tin thu thập thực tế từ phía cơ quan Ban Dân tộc. Luận văn này chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Đồng Nai, ngày tháng Tác giả năm 2015 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lƣợc quan trọng trong cách mạng nƣớc ta. Đảng ta đã đề ra các chủ trƣơng, chính sách dân tộc, với những nội dung cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển". Trải qua các thời kỳ cách mạng, Công tác dân tộc đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nƣớc. Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên cơ sở lý thuyết hiện đại về KSNB trong hoạt chi hỗ trợ các chính sách là một vấn đề đặt ra cho ngành công tác dân tộc nhằm tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các nguồn chi hỗ trợ các chính sách. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc nhận diện rủi ro và kiểm soát nội bộ tác giả đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai” với mong muốn kiểm soát, nhận diện các rủi ro xảy ra trong quá trình triển khai thực hiện chính sách nhằm giảm thiểu những sai xót trong thực hiện. Tác giả tiến hành khảo sát đối với cấp lãnh đạo và chuyên viên làm việc tại cơ quan Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai nhằm nhận diện mức độ rủi ro và đánh giá mức độ quan trọng của những rủi ro mà Ban Dân tộc cần đối mặt hiện nay. Đồng thời, theo kết quả phân tích thực trạng cũng nhƣ các rủi ro xảy, tác giả đề xuất một số giải pháp trên cơ sở hoàn thiện hệ thống KSNB các khoản chi các chính sách dân tộc nhằm ngăn ngừa các sai phạm, nhằm giảm thiểu thất thoát, nâng cao năng lực quản lý tài chính cũng nhƣ kiểm soát ngân sách nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ hơn. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………i LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………..ii TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………………………iii MỤC LỤC…………………………………………………………………………..iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………………………………………...….....viii DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC SƠ ĐỒ…………………………...…………...x PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….1 1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………………..1 2. Tổng quan các nghiên cứu………………………………………………………1 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:……………………………………………...…2 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………...….2 5. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………...……………...2 6. Kết cấu của đề tài…………………………………………...…………………..3 CHƢƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KSNB KHU VỰC CÔNG……..4 1.1 Tổng quan về hệ thống KSNB khu vực công………………………...……...4 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công……………………………………...…………………………………………..4 1.1.2 Định nghĩa và vai trò của KSNB trong khu vực công………………...…6 1.1.3 Lƣợc sử ra đời và phát triển của KSNB trong khu vực công ……...……9 1.1.4 Các hạn chế của hệ thống KSNB ……...………………….……………10 1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB khu vực công …………….…......11 1.2.1 Môi trƣờng kiểm soát………….……….…………….……….………...11 1.2.1.1 Tính chính trực và các giá trị đạo đức………….……….………….12 1.2.1.2 Năng lực đội ngũ nhân viên trong tổ chức.……….…………...……12 1.2.1.3 Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo.……….…………...……...12 1.2.1.4 Cơ cấu tổ chức và quyền hạn.……….………………….……….….13 1.2.1.5 Chính sách nhân sự.……….………………….……….…………....13 v 1.2.2. Đánh giá rủi ro.……….………………….……….……….…………...14 1.2.3. Hoạt động kiểm soát.……….………………….……….……….…......14 1.2.3.1 Xét theo mục đích của hoạt động kiểm soát.………………….……14 1.2.3.2 Xét theo chức năng của hoạt động kiểm soát.………………….…...15 1.2.4. Thông tin và truyền thông.………………….………..……………...…17 1.2.5. Giám sát.………………….………. .…………………………...…….17 1.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB …………...…..18 1.4. Mối quan hệ của các mục tiêu của tổ chức và các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB.………………….………. .…………………………….……………..……18 1.5. Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB…………………………………………..19 1.6 Khái niệm chung về chính sách dân tộc……………………………...…….19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1………………………………...………………….………28 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BAN DÂN TỘC TỈNH ĐỒNG NAI ……………………………..……………………………29 2.1 Giới thiệu chung về Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai……………………...……..29 2.1.1 Lịch sử hình thành………………………...….…………………………..29 2.1.2 Chức năng……………………….……….…………….……….………...30 2.1.3 Nhiệm vụ……………………….…………………….……….………….30 2.1.4. Vị trí, cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai….……....……….32 2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.…………….……………….……..33 2.2 Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu.…………….……………….……….41 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập……....…………….………….….…………….…41 2.2.2 Phƣơng pháp khảo sát…………………………………………………....42 2.3 Thực trạng hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai thông qua dữ liệu thứ cấp ………………………………………………………………………………....42 2.3.1 Đánh giá cơ bản các văn bản hiện có liên quan đến hệ thống KSNB..…..42 vi 2.3.2 Đặc thù của hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai ………..….43 2.3.3 Kết quả thực hiện một số chính sách trên địa bàn các xã vùng DTTS……...46 2.4 Thực trạng về KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai thông qua dữ liệu sơ cấp………………………………………………………………………………….52 2.4.1. Môi trƣờng kiểm soát…….…………….……………………………......52 2.4.2. Đánh giá rủi ro…….…………….……………………………...………..58 2.4.3. Hoạt động kiểm soát……………………………………………………..60 2.4.4. Thông tin và truyền thông……………………………………………….62 2.4.5. Giám sát…………………………………….………...………………….64 2.5. Những mặt tồn tại và nguyên nhân tồn tại…………………….…...………..65 2.5.1 Những mặt tồn tại……………………………...…………………………65 2.5.2 Những nguyên nhân tồn tại…………………………...………………….67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2…………………….........................................................70 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI BAN DÂN TỘC TỈNH ĐỒNG NAI……………………........................................71 3.1. Quan điểm hoàn thiện…………………….....................................................71 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai………………………………………………………………………………….72 3.2.1 Môi trƣờng kiểm soát………..................................................................72 3.2.2 Đánh giá rủi ro ........................................................................................75 3.3.3 Hoạt động kiểm soát................................................................................77 3.3.4 Thông tin và truyền thông........................................................................77 3.3.5 Giám sát...................................................................................................78 3.3.6.Kiến nghị khác.........................................................................................79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.........................................................................................82 KẾT LUẬN...............................................................................................................83 vii TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AICPA : Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ BCTC : Báo cáo tài chính BCBS : Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp COSO : Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ CBCC : Cán bộ công chức CSHT : Cơ sở hạ tầng DTTS : Dân tộc thiểu số ĐGNB : Đánh giá nội bộ ĐBKK : Đặc biệt khó khăn ERM : Hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp GAO : Chuẩn mực về kiểm toán của Tổng Kế toán Nhà nƣớc Hoa Kỳ HĐND : Hội đồng nhân dân HCM : Hồ Chí Minh KSNB : Kiểm soát nội bộ KPCĐ : Kính phí công đoàn KBNN : Kho bạc nhà nƣớc NĐG : Nhóm đánh giá NSNN : Ngân sách nhà nƣớc FEI : Financial Executive Institute SEC : Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ IIA : Hiệp hội kế toán nội bộ SAS 55 : Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính TSCĐ : Tài sản cố định PTSX : Phát triển sản xuất PTTH : Phổ thông trung học QMR : Đại diện lãnh đạo về chất lƣợng ix THCS : Trung học cơ sở Tp : Thành phố TX : Thị xã UBND : Ủy ban nhân dân UBMTTQ : Ủy ban mặt trận tổ quốc XH : Xã hội x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả thực hiện chi từ năm 2012 - 2013 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “ tính chính trực và giá trị đạo đức” Bảng 2.3: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát về “ Đánh giá rủi ro” Bảng 2.4: Bảng tổng hợp về “thanh tra ban” Bảng 2.5: Bảng tổng hợp câu hỏi về “cơ cấu tổ chức” Bảng 2.6: Bảng tổng hợp câu hỏi về “Phân định quyền hạn và trách nhiệm” Bảng 2.7: Bảng tổng hợp câu hỏi về “đánh giá rủi ro” Bảng 2.8: Bảng tổng hợp câu hỏi về “hoạt động kiểm soát” Bảng 2.9: Bảng tổng hợp câu hỏi về “thông tin truyền thông” Bảng 2.10: Bảng tổng hợp câu hỏi về “giám sát” DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Vị trí của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai Sơ đồ 2.3: Qui trình kiểm soát chi các chính sách 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc và sự cố gắng tích cực của chính quyền các cấp trong tỉnh, đời sống của đồng bào DTTS đƣợc cải thiện rõ nét, đã góp phần đẩy nhanh quá trình giảm nghèo của tỉnh. Qua đó, đồng bào DTTS tự lực vƣơn lên trong lao động, sản xuất. Từng bƣớc thu hẹp khoảng cách giữa hộ giàu và nghèo, trình độ phát triển giữa dân cƣ vùng sâu, vùng xa với dân cƣ thành thị, giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Qua triển khai thực hiện chƣơng trình công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh, đến nay đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, mang lại hiệu quả thiết thực, đồng bào DTTS đƣợc ổn định nơi ở, giải quyết những khó khăn trong đời sống, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt, giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Góp phần nâng cao mặt bằng dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chính sách cử tuyển tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của các địa phƣơng theo đúng tinh thần của Đảng và nhà nƣớc về chính sách dân tộc Chủ trƣơng lớn của Đảng và Nhà nƣớc phù hợp với lòng dân, tạo sự đồng thuận trong dân. Thực hiện Chƣơng trình 135 giai đoạn II trên địa bàn có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với tâm tƣ nguyện vọng của bà con, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các ấp, xã đặc biệt khó khăn và ngƣời dân trong vùng hƣởng lợi. Trong những năm qua Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai đã tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; phổ biến các chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc, nhất là chủ trƣơng, chính sách liên quan đến dân tộc; kiến thức về quốc phòng an ninh; về phòng chống tội phạm hình sự. Qua nội dung phổ biến, tuyên truyền đã trang bị kiến thức cần thiết về pháp luật cho đồng bào DTTS, góp phần nâng cao ý thức pháp luật, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật, từ đó chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm, từng bƣớc kềm chế, đẩy lùi tội phạm. Tuy Ban Dân tộc đã triển khai đƣợc rất nhiều chính sách có hiệu nhƣng cũng còn những hạn chế trong việc triển khai thực hiện các chính sách nhƣ còn chi sai đối tƣợng tình trạng đầu tƣ còn lãng phí, chƣa đúng định hƣớng tất cả những điều này làm ảnh hƣởng đến quá trình triển khai thực hiện các chính sách. Do đó việc hoàn thiện hệ thống 2 kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết cho việc phát triển lâu dài của Ban Dân tộc tỉnh. Với địa bàn quản lý rộng 11 huyện, thị xã, thành phố và các chƣơng trình, đề án chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng nhiều và đa dạng đòi hỏi Ban Dân tộc phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Việc dựa trên các lý thuyết hiện đại về KSNB để hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc là yêu cầu tất yếu. Để đáp ứng đƣợc các nhu cầu đó thì cần có cơ chế quản lý kiểm soát nội bộ cũng nhƣ các vấn đề về chi các chính sách để đƣợc đảm bảo và hiệu quả hơn. Từ những vấn đề phân tích ở trên chính là lý do để em chọn làm về đề tài: “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai ”. 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan - Bùi Thị Ngọc Cẩm, 2014. Hoàn thiện hệ thống Kiểm soát nội bộ các khoản chi tại Bảo hiểm xã hội Đồng Nai. Luận văn Thạc sỹ. ĐH Kinh tế TP. HCM. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức sự nghiệp công. Sự vận hành của hệ thống KSNB trong hoạt động kiểm soát chi trên cơ sớ các khoản chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH, chi trợ cấp định kỳ thƣờng xuyên, trợ cấp một lần và trợ cấp thất nghiệp, chi quản lý hoạt động bộ máy. Tác giả đã áp dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, cụ thể: sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê mô tả để đánh giá thực trạng trong hệ thống KSNB các khoản chi BHXH. Tổng hợp, suy diễn đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB các khoản chi BHXH. - Nguyễn Việt Tƣờng, 2013. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế tại chi cục thuế quận Tân Bình. Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu về thực trạng HTKSNB tại các Chi cục thuế trên địa bàn TPHCM nói chung và CCT.TB nói riêng, thông qua đó ngƣời viết đề xuất 3 những giải pháp nhằm hoàn thiện và xây dựng HTKSNB với mục đích quản lý chống thất thu các khoản thuế của nhà nƣớc. Phƣơng pháp phân tích số liệu: Phƣơng pháp đƣợc sử dụng để đánh giá thực trạng xây dựng HTKSNB là phƣơng pháp phân tích định tính, phân tích định lƣơng, phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu… Dựa vào thực trạng và kết quả phân tích đƣợc ngƣời viết đóng góp một số giải pháp hoàn thiện và xây dựng hệ thống KSNB. - Nguyễn Hoàng Dũng, 2010. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan Văn phòng Đại học quốc gia TP.HCM. Đề tài luận văn trình bày một cách rõ nét cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc. Thực hiện thu, chi của cơ quan Văn phòng ĐHQG TP. HCM nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn thực hiện thu chi ngân sách nhà nƣớc kết hợp với thực trạng kiểm soát chi tại cơ quan VP. ĐHQG TP. HCM, để từ đó phân tích và đánh giá tình hình. Sử dụng ngân sách tại đơn vị. Trên cơ sở đó đƣa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chi ngân sách nhà nƣớc tại cơ quan Văn phòng ĐHQG TP.HCM. Đề tài sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê và phƣơng phân tích tổng hợp ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn của đề tài: về mặt lý luận đề tài xây dựng dựa trên các văn bản của nhà nƣớc, lý thuyết về tài chính gắn với tình hình cụ thể của cơ quan VP. ĐHQG TP. HCM. Về mặt thực tiễn, Cơ quan Văn phòng ĐHQG TP.HCM đã có nhiều thành công nhất định trong việc sử dụng ngân sách nhà nƣớc. Đơn vị đƣợc khoán biên chế, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công việc. - Lê Thị Minh Thảo, 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách tại Sở Tài chính Phú Yên. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm soát nội bộ khu vực công, kiểm soát chi ngân sách cùng với việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ tại Sở Tài chính Phú Yên, ngƣời viết đánh giá những ƣu điểm và các tồn tại của hệ 4 thống này, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với công tác kiểm soát chi ngân sách của đơn vị. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn là dùng phƣơng pháp quy nạp từ kết quả phỏng vấn để xử lý thông tin thu thập đƣợc. So sánh giữa lý thuyết và thực tế từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách phù hợp với yêu cầu thực tế. - Trần Thị Giang Tân, Kiểm soát nội bộ, bài giảng môn Kiểm toán (Hệ cao học) trƣờng ĐH Kinh tế, TP. HCM. Còn nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB khu vực công mà đề tài này có thể kế thừa kết quả trong nghiên cứu đã công bố trƣớc, tuy nhiên chƣa có công trình nghiên cứu công tác KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh, đề tài đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị hành chính sự nghiệp và đặc điểm áp dụng vào công tác dân tộc. - Đề tài tập trung nghiên cứu tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai. - Thời gian nghiên cứu từ 2012 – 2014 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài thực hiện chủ yếu phƣơng pháp định tính, cụ thể: * Nghiên cứu lý luận: Dựa trên khuôn khổ KSNB của COSO (năm 1992), chủ yếu hƣớng dẫn KSNB khu vực công của INTOSAI (1992), cập nhật năm 2013 và các văn bản pháp qui liên quan đến nội dung KSNB nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSNB, đặc điểm của KSNB ở khu vực công, kiểm soát tuân thủ tại Ban Dân tộc và các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ các chính sách. 5 * Nghiên cứu thực trạng: - Quan sát các dữ liệu có liên quan đến việc vận hành hệ thống KSNB hiện nay tại Ban Dân tộc tỉnh - Sử dụng phƣơng pháp khảo sát, phỏng vấn để thu thập thông tin, xử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để xử lý thông tin. - So sánh giữa lý thuyết và thực trạng về hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài có bố cục gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB khu vực công Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai. 6 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KSNB KHU VỰC CÔNG 1.1 Tổng quan về hệ thống KSNB khu vực công 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống kiểm soát nội bộ khu vực công Theo Bộ môn kiểm toán trƣờng Đại học Kinh tế (2014) Khái niệm KSNB bắt đầu đƣợc sử dụng vào đầu thế kỷ 20 trong các tài liệu về kiểm toán. Từ thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ đã xuất bản một loạt các báo cáo, hƣớng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trong các cuộc kiểm toán. Đến thập niên 1970, kiểm soát nội bộ đƣợc quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế hệ thống và kiểm toán, chủ yếu hƣớng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán. Đạo luật chống hành vi hối lộ ở nƣớc ngoài 1977, các báo cáo của Cohen Commission và FEI (Financial Executive Institute) đều đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB. Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) cũng đƣa ra các điều luật bắt buộc các nhà quản trị phải báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức. Năm 1979, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) đã thành lập một Ủy ban tƣ vấn đặc biệt về kiểm toán nội bộ nhằm đƣa ra các hƣớng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB. Giai đoạn từ năm 1980 đến 1985, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ đã tiến hành sàng lọc, ban hành và sửa đổi các chuẩn mực về sự đánh giá của kiểm toán viên độc lập về KSNB và báo cáo về KSNB. Hiệp hội kế toán nội bộ (IIA) cũng ban hành chuẩn mực và hƣớng dẫn kiểm toán viên nội bộ về bản chất của kiểm soát và vai trò của các bên liên quan trong việc thiết lập, duy trì và đánh giá hệ thống KSNB. Từ năm 1985 về sau, sự quan tâm tập trung vào KSNB càng mạnh mẽ hơn. Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính (TreaĐway Commision) đƣợc thành lập năm 1985. Hoạt động này cũng đã đƣa ra một loạt các vấn đề về KSNB, nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trƣờng kiểm soát, các quy tắc về đạo đức, các Ủy ban Kiểm toán và chức năng của kiểm toán nội bộ. Vì thế Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ (COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính đã đƣợc thành lập nhằm nghiên cứu KSNB: 7 Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tƣợng khác nhau. Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể đánh giá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện. Trƣớc tiên, COSO đã sử dụng chính thức từ KSNB thay cho KSNB về kế toán. Sau đó, AICPA cũng đã quyết định không sử dụng thuật ngữ kiểm soát kế toán và kiểm soát quản lý. Đến năm 1988, nhiều chuẩn mực kiểm toán mới ra đời, trong đó có SAS 55. SAS 55 “Xem xét kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính” đƣa ra ba bộ phận của KSNB là môi trƣờng kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Sau một thời gian dài làm việc, đến năm 1992, COSO đã phát hành Báo cáo năm 1992. Báo cáo COSO năm 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã đƣa ra Khuôn mẫu lý thuyết về KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đây là hệ thống lý luận đầy đủ nhất về KSNB cho đến thời điểm hiện nay. Tóm lại, Báo cáo COSO là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp một tầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ còn là một vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính (BCTC), mà còn đƣợc mở rộng ra cho cả các phƣơng diện hoạt động và tuân thủ. Báo cáo COSO 1992 tuy chƣa thật sự hoàn chỉnh nhƣng đã tạo lập đƣợc cơ sở lý thuyết cơ bản về KSNB. Nhờ đó mà đã có hàng loạt nghiên cứu phát triển về KSNB trên nhiều lĩnh vực khác nhau ra đời nhƣ: - Phát triển về phía quản trị: Năm 2001, COSO triển khai nghiên cứu hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM - Enterprise Risk Management Framework), theo đó ERM đƣợc định nghĩa gồm 8 bộ phận cấu thành: Môi trƣờng nội bộ, thiết lập mục tiêu, nhận diện sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát. - Phát triển cho doanh nghiệp nhỏ: Năm 2006, COSO nghiên cứu và ban hành hƣớng dẫn “Kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính - Hƣớng dẫn cho các công ty đại chúng quy mô nhỏ”. 8 - Phát triển theo hƣớng kiểm toán nội bộ: Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ định nghĩa các mục tiêu của KSNB gồm: + Độ tin cậy và trung thực của thông tin. + Tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục, luật pháp và quy định. + Bảo vệ tài sản. + Sử dụng hiệu quả và kinh tế các nguồn lực. + Hoàn thành các mục đích và mục tiêu cho các hoạt động và các chƣơng trình. - Phát triển theo hƣớng chuyên sâu vào những ngành nghề cụ thể: Báo cáo Basel (1998) của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS - Basel Committee on Banking Supervision) đã đƣa ra công bố về khuôn khổ KSNB trong ngân hàng (Framework for Internal Control System in Banking Organisations). - Tiếp tục phát triển Báo cáo năm 1992, năm 2004 COSO công bố báo cáo tổng thể dƣới tiêu đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp – khuôn khổ hợp nhất. Báo cáo năm 2004 đƣợc xây dựng trên cơ sở phát triển Báo cáo năm 1992 và tích hợp với quản trị rủi ro tại các đơn vị - Đến năm 2013, COSO đã chính thức ban hành thêm các nguyên tắc để phục vụ thêm cho công tác quản trị toàn diện của một doanh nghiệp nhằm giảm rủi ro kinh doanh. Báo cáo COSO 2013 dựa trên nền tảng báo cáo COSO 2004 theo hƣớng quản trị rủi ro hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại ERP. 1.1.2 Định nghĩa và vai trò của KSNB trong khu vực công Hƣớng dẫn chuẩn mực của KSNB của INTOSAI 1992 và cập nhật 2013 đƣa ra định nghĩa về KSNB nhƣ sau: KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phƣơng pháp, quy trình và các biện pháp của ngƣời lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức: - Thúc đẩy các hoạt động hữu hiệu, hiệu quả và có kỷ cƣơng cũng nhƣ chất lƣợng của sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhiệm vụ của tổ chức. - Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, lạm dụng, lãng phí, tham ô và vi phạm pháp luật. 9 - Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của Nhà nƣớc và nội bộ. - Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động và lập báo cáo đúng đắn và kịp thời. Tài liệu hƣớng dẫn của INTOSAI đƣợc cập nhật lại vào năm 2001, trình bày về định nghĩa về KSNB nhƣ sau: KSNB là một quá trình xử lý toàn bộ đƣợc thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức, quá trình này đƣợc thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp lý để đạt đƣợc nhiệm vụ của tổ chức. Sau đây là những mục tiêu cần đạt đƣợc: - Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cƣơng, có đạo đức, có tính kinh tế, hiệu quả và thích hợp. - Thực hiện đúng trách nhiệm. - Tuân thủ theo luật pháp hiện hành và các nguyên tắc, quy định. - Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất. So với định nghĩa của báo cáo COSO và Hƣớng dẫn năm 1992, khía cạnh giá trị đạo đức trong hoạt động đƣợc thêm vào. Mục tiêu của KSNB đƣợc nhấn mạnh thêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng nhƣ sự ngăn chặn và phát hiện sự gian trá và tham nhũng trong khu vực công. Ngân sách của Nhà nƣớc đƣợc phân bố rộng rãi, chính vì vậy cần có các kiểm soát nhằm đảm bảo ngân sách đƣợc sử dụng đúng mục đích, các tài sản không bị thất thoát hay lãng phí. Vì vậy, việc bảo vệ nguồn lực cần đƣợc nhấn mạnh thêm tầm quan trọng trong KSNB đối với khu vực công. INTOSAI đƣa ra hai nhóm chuẩn mực về KSNB: Chuẩn mực chung và chuẩn mực cụ thể. Chuẩn mực chung bao gồm các quy định về bảo đảm hợp lý, tinh thần tuân thủ, năng lực và phẩm chất, mục tiêu kiểm soát và giám sát. Chuẩn mực cụ thể đi vào các quy định về tổ chức hồ sơ, tài liệu; ghi chép kịp thời và đúng đắn các nghiệp vụ, phân chia trách nhiệm, tiếp cận và báo cáo về nguồn lực và sổ sách.  Vai trò và trách nhiệm của hệ thống KSNB Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ phụ thuộc rất nhiều vào sự tham gia và đóng góp của các đối tƣợng bên trong và bên ngoài đơn vị 10 Đối với những đối tƣợng bên trong họ có vai trò và trách nhiệm liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ nhƣ sau : + Hội đồng quản trị Trong một công ty, Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động nhƣng trên họ còn có Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị còn có trách nhiệm thay mặt cho Đại hội đồng cổ đông để lãnh đạo, chỉ đạo và giám sát toàn bộ hoạt động của đơn vị. Các thành viên trong Hội đồng quản trị cần phải khách quan và có năng lực. Họ phải hiểu biết các hoạt động và môi trƣờng hoạt động của đơn vị, biết sắp xếp thời gian cần thiết để hoàn thành đƣợc trách nhiệm của mình. Trong nhiều trƣờng hợp, do thiếu năng lực hoặc kinh nghiệm mà Ban Giám đốc có thể rơi vào tình trạng kiểm soát chồng chéo, hoặc không kiểm soát đƣợc những hoạt động diễn ra tại đơn vị. Trong một tình huống khác, Ban Giám đốc có thể không trung thực, cố tình xuyên tạc các kết quả hoạt động trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình để đạt đƣợc các mục tiêu cá nhân. Để tránh tình trạng trên, một Hội đồng quản trị mạnh mẽ, năng động là phải biết kết hợp các kênh thông tin khác nhau để có thể nhận biết các vấn đề đó và có biện pháp chấn chỉnh kịp thời. + Ban giám đốc Ban giám đốc có nhiệm vụ điều hành toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ và giải trình cho Hội đồng quản trị về những vấn đề thuộc trách nhiệm của họ. Hơn hẳn các nhà quản lý khác, giám đốc điều hành phải tạo đƣợc “tiếng nói chung” vì nó sẽ ảnh hƣởng, tác động đến tính chính trực và giá trị đạo đức cũng nhƣ các nhân tố khác của môi trƣờng kiểm soát. Trong những đơn vị có quy mô lớn, giám đốc điều hành thực thi nhiệm vụ này thông qua việc chỉ đạo các nhà quản lý cấp dƣới (thí dụ giám đốc nhân sự, sản xuất…) và phải rà soát lại những phƣơng pháp mà họ đã thực hiện để kiểm soát hoạt động trong đơn vị của mình. + Kiểm toán nội bộ Kiểm toán viên nội bộ giữ vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và góp phần giữ vững sự hữu hiệu này thông qua các dịch vụ mà họ cung cấp các bộ phận trong đơn vị.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng