Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình tại công ty tnhh tm dv...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình tại công ty tnhh tm dv điện thông trường thịnh

.PDF
148
37
131

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM --------------- LÊ THỊ HOÀNG MY HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH --------------- LÊ THỊ HOÀNG MY HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH Chuyên ngành : Kế Toán Hướng đào tạo : Hướng ứng dụng Mã số : 8340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN ANH HOA TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên TS. Trần Anh Hoa và chưa có công bố nào trước đây. Các số liệu và dẫn liệu trong bài nghiên cứu là hoàn toàn trung thực. HỌC VIÊN THỰC HIỆN LÊ THỊ HOÀNG MY MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC SƠ ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 3 4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 3 5. Quy trình nghiên cứu............................................................................................ 4 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn............................................................................. 5 7. Kết cấu luận văn....................................................................................................5 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH (TTT)................................ 6 1.1. Sự cần thiết của công tác kiểm soát chi phí...................................................6 1.2. Bối cảnh kinh doanh và đặc điểm chung của ngành xây dựng...................6 1.3. Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh.........................................................................................................................8 1.3.1. Quá trình hình thành và phát triển...............................................................8 1.3.2. Quy mô công ty, cơ cấu tổ chức hoạt động, định hướng phát triển......... 10 1.3.3. Giới thiệu tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị hiện nay.............. 11 1.3.4. Quy trình chung triển khai dự án.............................................................. 13 1.4. Nguyên nhân về việc kiểm soát chi phí thi công công trình vẫn chưa được giải quyết tại đơn vị..................................................................................... 18 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ20 2.1. Những vấn đề lý luận chung về kiểm soát chi phí thi công....................... 20 2.1.1. Nội dung chi phí thi công.......................................................................... 20 2.1.2. Kiểm soát chi phí thi công công trình....................................................... 21 2.1.3. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ chi phí thi công......... 27 2.2. Tổng quan các nghiên cứu về kiểm soát chi phí trên thế giới và tại Việt Nam......................................................................................................................... 30 2.3. Nhận xét.......................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3: KIỂM CHỨNG VẤN ĐỀ VÀ DỰ ĐOÁN NGUYÊN NHÂN.. 35 3.1. Kiểm chứng vấn đề cần giải quyết tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh............................................................................................35 3.1.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 35 3.1.2. Kiểm chứng công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại đơn vị....35 3.2. Dự đoán nguyên nhân:.................................................................................. 55 CHƯƠNG 4: KIỂM CHỨNG NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH...................... 59 4.1. Kiểm chứng nguyên nhân............................................................................. 59 4.1.1. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 59 4.1.2. Phân tích kết quả nghiên cứu để kiểm chứng nguyên nhân dự đoán đang tồn tại ở Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh............................59 4.2. Đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát các chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh................ 68 4.2.1. Quan điểm hoàn thiện................................................................................68 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình......69 CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH..................................................................... 73 5.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện các biện pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh.73 5.1.1. Mục tiêu..................................................................................................... 73 5.1.2. Phân chia tránh nhiệm............................................................................... 73 5.1.3. Thời gian và tiến độ thực hiện...................................................................75 5.1.4. Chi tiết cách thức thực hiện biện pháp......................................................75 5.2. Đánh giá tính khả thi của kế hoạch thực hiện các giải pháp.................... 90 PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................... 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng báo giá vật tư và nhân công dự thầu. Phụ lục 2: Bảng phân tích khối lượng tủ điện. Phụ lục 3: Bảng phân tích khối lượng cáp điện Phụ lục 4: Bảng phân tích khối lượng hệ thống chiếu sáng. Phụ lục 5: Bảng phân tích khối lượng thiết bị trạm bơm, thiết bị vệ sinh. Phụ lục 6: Bảng phân tích khối lượng ống. Phụ lục 7: Mẫu “Phiếu yêu cầu vật tư” - Nguồn: Công ty Thông Trường Thịnh. Phụ lục 8: Mẫu “Bảng tổng hợp khối lượng vật tư nhập” - Nguồn: Công ty Thông Trường Thịnh. Phụ lục 9: Thông báo “Cấp phát trang phục, đăng ký các chứng chỉ bảo hiểm tai nạn". Phụ lục 10: Thông báo “Về việc Nghỉ phép”. Phụ lục 11: Thông báo “Về việc Sử dụng máy chấm công”. Phụ lục 12: Thông báo “Về việc Hỗ trợ chi phí công tác CBNV tại các công trình ngoài TP. Hồ Chí Minh”. Phụ lục 13: Thông báo “Về việc Quy định cấp phát dụng cụ thi công cá nhân”. Phụ lục 14: Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn. Phụ lục 15: Bảng câu hỏi khảo sát. Phụ lục 16: Tổng hợp kết quả khảo sát. Phụ lục 17: Danh sách nhân viên TTT được khảo sát. Phụ lục 18: Mẫu “Phiếu yêu cầu vật tư” - Nguồn: tác giả đề xuất. DANH MỤC CÁC BẢNG “Bảng 1.1: Phân tích tình hình tài chính giai đoạn 2016 - 2018.” “Bảng 4.1: Kết quả khảo sát về môi trường kiểm soát.” “Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về tổ chức thông tin.” “Bảng 4.2: Kết quả khảo sát về thủ tục kiểm soát.” “Bảng 5.1: Báo cáo phân tích biến động chi phí vật tư - Nguồn: đề xuất tác giả.”” “Bảng 5.2: Báo cáo phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp - Nguồn: đề xuất tác giả.” “Bảng 5.3: Báo cáo phân tích biến động chi phí SXC - Nguồn: đề xuất tác giả.” DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu - Nguồn tác giả nghiên cứu Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Thông Trường Thịnh Sơ đồ 1.3: Quy trình chung triển khai dự án Sơ đồ 2.1 : Các thành phần của hệ thống kế toán chi phí Sơ đồ 3.1: Tổ chức chung bộ phận thi công tại công trình Sơ đồ 3.2: Quy trình yêu cầu vật tư – Nguồn Công ty Thông Trường Thịnh Sơ đồ 3.3: Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp đối với đội thi công - Nguồn Công ty Thông Trường Thịnh Sơ đồ 3.4: Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp đối với nhân viên cơ hữu Nguồn Công ty Thông Trường Thịnh Sơ đồ 5.1: Quy trình yêu cầu vật tư – Nguồn tác giả đề xuất. Sơ đồ 5.2: Quy trình kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp đối với đội thi công – Nguồn tác giả đề xuất DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BGĐ Ban giám đốc BP Bộ phận COSO The committee of Sponsuring Organization of the Treadway Commission CPSX Chi phí sản xuất D&B Design and Build - thiết kế và thi công D&B&B Design and Bid and Build - thiết kế, đấu thầu và thi công EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam KSNB Kiểm soát nội bộ NXB Nhà xuất bản TSCĐ Tài sản cố định TTT Thông Trường Thịnh ROA Return On Asset - tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROS Return On Sales - tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần SAS Statement on Auditing Standard - chuẩn mực kiểm toán TÓM TẮT Đề tài là một nghiên cứu ứng dụng với mục tiêu giải quyết vấn đề thực tế cấp thiết của đơn vị liên quan đến công tác kiểm soát chi phí thi công tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết được những vấn đề hạn chế trong công tác kiểm soát chi phí thi công nhằm tối thiểu hóa chi phí để nâng cao sức cạnh tranh khi tham gia đấu thầu và tối đa hóa lợi nhuận. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng công cụ phân tích dữ liệu tài chính, phi tài chính, phỏng vấn sâu và khảo sát; tác giả đã chứng minh được công tác kiểm soát chi phí thi công còn nhiều hạn chế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Đề tài nghiên cứu đã làm rõ được sự yếu kém trong môi trường kiểm soát, tổ chức thông tin và thủ tục kiểm soát chi phí thi công. Hiện nay, các chính sách nhân sự không được hoàn thiện để phù hợp, công tác đào tạo chưa cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về quá trình kiểm soát chi phí của công ty; tổ chức thông tin và truyền thông chưa được xây dựng đầy đủ gây ảnh hưởng đến công tác dự toán và thực hiện thủ tục kiểm soát; đặc biệt là các thủ tục kiểm soát mang tính chất cá nhân không được xây dựng thành một quy trình hoàn thiện, đưa vào quy định phải thực hiện tại đơn vị. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước, vận dụng lý thuyết về kiểm soát chi phí và đặc điểm hoạt động của đơn vị, tác giả tập trung hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công về quy trình, cách thức thực hiện biện pháp các yếu tố về môi trường kiểm soát, tổ chức thu thập thông tin chi phí thi công, các thủ tục kiểm soát, xây dựng trung tâm chi phí và phân tích biến động chi phí. Đề tài nghiên cứu ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế về kiểm soát chi phí thi công. Những giải pháp có cơ sở khoa học và giá trị thực tiễn của tác giả sẽ góp phần nâng cao sự hữu hiệu và hiệu quả trong quá trình kiểm soát chi phí, giảm thiểu chi phí và sai sót trong quá trình hoạt động, hỗ trợ công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh, nâng cao uy tín và góp phần vào sự phát triển một cách bền vững. ABSTRACT The topic is applied research to solve urgent practical problems of the unit related to the construction cost control at Truong Thinh Electrical Trading Service Co., Ltd. The objective of the research topic is to solve the limited problems in construction cost control to minimize costs to improve competitiveness when participating in bidding and maximize profits. By qualitative research method using financial data analysis, non-financial tools, in-depth interviews and surveys; the author has proven that the control of construction costs is still limited; this directly affects the profitability of the unit. Research topics have clarified the weaknesses in the control environment, information organization and construction cost control procedures. Currently, human resource policies are not completed to match, training has not provided sufficient knowledge and skills on the company's cost control process; insufficiently built information and communication organization, affecting the estimation and implementation of control procedures; In particular, individual control procedures are not built into a complete process, and include regulations that must be performed at the unit. Based on inheriting the results of previous studies, applying the theory of cost control and operating characteristics of the unit, the author focused on completing the construction cost control system on the process and method. Method of implementing measures environmental factors control, organizing construction cost information collection, control procedures, building cost center and cost volatility analysis. Application research topic to solve practical problems in controlling construction costs. Solutions with a scientific basis and practical value of the author will contribute to improving the efficiency and efficiency in the process of cost control, minimizing costs and errors in the operation process, supporting The Company achieves business goals, improves reputation and contributes to sustainable development. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với thời kỳ phát triển của đất nước trong các thập niên qua là sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế để hội nhập quốc tế và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào thị trường Việt Nam. Vì vậy để đảm bảo cho sự tồn tại bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ thì mỗi doanh nghiệp phải càng ngày tự hoàn thiện mình bằng cách tìm mọi biện pháp tối đa hóa lợi nhuận. Về bản chất, tối đa hóa lợi nhuận là sự tăng trưởng về doanh thu hoặc giảm chi phí, tuy nhiên với thị trường đầy đối thủ cạnh tranh thì việc kiểm soát chi phí sẽ được xem là giải pháp có tính khả thi cao. Để chi phí có thể được giảm một cách hợp lý cần có những biện pháp kiểm soát của nhà quản trị, không phải cắt giảm chi phí mà phải tùy thuộc vào đặc điểm vận động của từng loại chi phí để có biện pháp kiểm soát thích hợp. Với vị thế là ngành luôn tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây - ngành xây dựng luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong cuộc “chạy đua” về giá để có thể tham gia thực hiện dự án. Để trúng thầu dự án, doanh nghiệp cần có mức chào thầu tốt nhất so với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, giải pháp khả thi nhất để vừa có thể tối đa hóa lợi nhuận vừa nhận được dự án là việc kiểm soát chi phí thực hiện dự án. Đối với đặc thù của ngành xây dựng là chi phí thi công tại công trình chiếm tỷ trọng lớn gắn liền với mức độ phức tạp và thay đổi theo từng dự án với bốn hạn chế cơ bản cần được xem xét khi quản lý gồm phạm vi, chi phí, thời gian và chất lượng. Trong đó, chi phí thực hiện dự án vượt mức dự toán là một vấn đề rất phổ biến mà đa số các dự án trong ngành xây dựng đều phải đối mặt. Chi phí vượt mức xảy ra khi chi phí thực tế thực hiện dự án vượt quá chi phí dự toán ban đầu, Avots (1983). Angelo và Reina (2002) đã chỉ ra rằng chi phí vượt mức là một trong những vấn đề chính trong ngành xây dựng. Vấn đề có thể được tìm thấy ở cả các nước phát triển và đang phát triển, ở các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc kiểm soát hiệu quả chi phí của từng công trình nói riêng và của đơn vị nói chung là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho giá thầu của một dự án đồng thời giúp nhà quản trị kiểm soát dự án một cách hiệu quả và xác định được 2 mức chênh lệch chi phí so với kế hoạch từ đó đưa ra các điều chỉnh hợp lý và kịp thời. Ngoài ra, hệ thống kiểm soát chi phí hiệu quả sẽ giúp nhà quản trị hiểu rõ về tình hình, thực trạng của dự án để có biện pháp thích hợp nhằm đảm bảo tiến độ, chất lượng của dự án và hoàn thành trong mức dự toán. Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh với hơn 10 năm hình thành và phát triển với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thi công lắp đặt hệ thống điện nước cho các công trình xây dựng, trong đó nguồn doanh thu chủ yếu từ gói thầu của các công trình xây dựng và các chi phí thi công chủ yếu như chi phí vật tư, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy móc thiết bị và chi phí sản xuất chung. Dựa vào số liệu và tình hình kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp, chi phí dự toán và chi phí thực tế thi công có sự chênh lệch rất lớn, chi phí giá vốn hàng bán chiếm hơn 97% doanh thu, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản giảm dần qua các năm trong 3 năm liên tiếp (năm 2016 - 2,63%, năm 2017 - 2,32% và còn 1,97% vào năm 2018), bên cạnh đó việc kiểm soát các chi phí còn nhiều hạn chế như có những chi phí dự toán có nhưng thực tế không có chứng từ phát sinh và ngược lại. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do các hạn chế trong công tác kiểm soát chi phí thi công. Do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Xác định những hạn chế trong công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí thi công tại công trình.  Mục tiêu cụ thể: Xác định vấn đề hạn chế trong công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. Phân tích thực trạng từ đó nhận diện các yếu kém của công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. 3 Kiến nghị một số giải pháp và xây dựng kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh.  Câu hỏi nghiên cứu - Vấn đề cần nghiên cứu tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh là gì? - Thực trạng về việc kiểm soát chi phí tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh như thế nào? - Xác định các nguyên nhân dẫn đến yếu kém của công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại đơn vị là gì? - Giải pháp hoàn thiện và tính khả thi của kế hoạch hành động nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác kiểm soát chi phí thi công cụ thể là chi phí vật tư, nhân công trực tiếp, sử dụng máy móc thiết bị và chi phí sản xuất chung. - Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu các loại chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. 4. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định tính để làm rõ vấn đề cụ thể là: tác giả nghiên cứu điều lệ, văn hóa tổ chức, báo cáo bộ phận, báo cáo tài chính kết hợp với phương pháp phỏng vấn sâu và khảo sát dựa trên bảng câu hỏi để đánh giá công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại đơn vị.  Phương pháp quan sát: dựa vào các quy trình thực hiện kiểm soát chi phí mà công ty đang thực hiện cụ thể như quy trình yêu cầu – nhập xuất kho vật tư, cách thức quản lý – ghi nhận nhân công thi công cũng như việc quản lý và sử dụng máy móc, dụng cụ thi công,… thực tế tại công trình.  Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn ban quản lý công trình (chỉ huy trưởng, giám sát thi công), phòng thiết bị - vật tư, phòng kế toán, phòng hành 4 chính - nhân sự, phòng dự án, phòng biện pháp, BGĐ công ty. Người được khảo sát cần trả lời các câu hỏi dựa trên các dự án của họ đang phụ trách.  Nghiên cứu tại bàn: dựa trên các tài liệu đã nghiên cứu trước đây về các vấn đề liên quan và lý thuyết nền để xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn và khảo sát, các câu hỏi sẽ được điều chỉnh phù hợp dựa trên kết quả phỏng vấn. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả sẽ tiếp tục điều chỉnh bảng câu hỏi để phù hợp hơn với nghiên cứu.  Phân tích, xử lý số liệu: sau khi thu thập đủ dữ liệu, tác giả tổng hợp, phân loại theo các mục đích nghiên cứu và phân tích các dữ liệu dưới dạng thống kê mô tả. 5. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 1.1: Quy trình nghiên cứu - Nguồn tác giả nghiên cứu 5 6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Dựa trên nền tảng lý thuyết và thực trạng tại đơn vị tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh” nhằm nhận biết và xác định được các hạn chế trong công tác kiểm soát chi phí thi công công trình tại đơn vị. Từ đó đề xuất các giải pháp và kế hoạch thực hiện nhằm kiểm soát chi phí thực hiện dự án để nâng cao lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng dự án. 7. Kết cấu luận văn Đề tài nghiên cứu gồm có 5 chương: - Chương 1: Phát hiện vấn đề cần giải quyết tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh (TTT). - Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hệ thống kiểm soát chi phí. - Chương 3: Kiểm chứng vấn đề và dự đoán nguyên nhân. - Chương 4: Kiểm chứng nguyên nhân và đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. - Chương 5: Xây dựng kế hoạch hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi phí thi công công trình tại Công ty TNHH TM DV Điện Thông Trường Thịnh. 6 CHƯƠNG 1: PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TẠI CÔNG TY TNHH TM DV ĐIỆN THÔNG TRƯỜNG THỊNH (TTT) “Trong chương này, tác giả sẽ tập trung phân tích bối cảnh kinh doanh và đặc điểm chung của ngành xây dựng, tổng quan về sự hình thành và phát triển doanh nghiệp cùng với những thuận lợi và khó khăn mà đơn vị đang phải đối mặt có tác động, ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu. Thông qua các dữ liệu tài chính và phi tài chính mà tác giả thu thập, phân tích sẽ phát hiện ra vấn đề cần nghiên cứu là gì? nguyên nhân vấn đề vẫn chưa được giải quyết?” 1.1. Sự cần thiết của công tác kiểm soát chi phí Xuất phát từ tình trạng các dự án thường xuyên phải điều chỉnh dự toán, phát sinh chi phí trong quá trình thực hiện. Yêu cầu trong mỗi dự án của chủ đầu tư luôn muốn đảm bảo về mục tiêu và hiệu quả đầu tư đòi hỏi phải kiểm soát chi phí để cân bằng giữa các yếu tố chất lượng - chi phí - thời gian thực hiện. Các yếu tố về môi trường như công nghệ, kỹ thuật, giá cả, … thay đổi nhanh và phức tạp dễ làm chi phí vượt tầm kiểm soát. Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các doanh nghiệp hướng đến, lợi nhuận nhiều hay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chi phí đã chi ra - đối với doanh nghiệp là các nhà thầu các dự án xây dựng thì chi phí cần quản lý là chí phí thi công, đó là toàn bộ hao phí về vật chất, lao động phát sinh trong quá trình thực hiện trong một thời kỳ và tạo nên giá thành sản phẩm. 1.2. Bối cảnh kinh doanh và đặc điểm chung của ngành xây dựng Trước thực trạng dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất đô thị ngày càng thu hẹp và xu hướng đô thị hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ nên hiện nay xây dựng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế là lực lượng chủ yếu tạo ra tài sản cố định, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với hàng trăm công trình lớn nhỏ như cầu đường, nhà máy, trường học, bệnh viện, công trình phúc lợi. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thì 7 việc xây dựng các khu nhà ở (khu dân cư, tòa nhà, căn hộ) thông minh với vật liệu xây dựng xanh ngày càng được quan tâm. Theo số liệu thống kê của BMI (Business Monitor International) cho thấy nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng ở Việt Nam được xem là ưu tiên hàng đầu (chiếm khoảng 25% tổng nguồn chi của Chính phủ giai đoạn 2015-2018). Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có những cải tiến đáng kể về công nghệ kỹ thuật thi công và cả trình độ quản lý; dần thành công trong việc trở thành tổng thầu của nhiều dự án lớn đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật và chuyên môn cao thay thế các nhà thầu ngoài nước. Hơn thế nữa, với mục tiêu đem về cho quốc gia nguồn thu ngoại tệ lớn, ngành xây dựng nước ta đã bước ra thị trường nước ngoài với sự dẫn đầu của các công ty xây dựng lớn. Ngoài ra, hiện nay mô hình D&B (Thiết kế và Thi công) đang trở nên ngày càng phổ biến thay thế phương thức D&B&B (Thiết kế, Đấu thầu, Thi công) truyền thống nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Tuy nhiên, việc các nhà thầu xây dựng lớn thực hiện mô hình này sẽ làm tăng tính cạnh tranh với các nhà thầu cơ điện nên các doanh nghiệp Cơ Điện (gọi tắt là M&E, Mechanical & Electrical) phải ngày càng hoàn thiện mình chuyên nghiệp hơn từ nhân sự, kỹ thuật đến kiểm soát chi phí để có giá chào thầu tốt nhất. Trong một công trình, bên cạnh phần xây dựng (kết cấu và hoàn thiện) thì phần cơ điện (M&E) cũng là một phần quan trọng chiếm khoảng 30% - 50% tổng khối lượng dự án. Vì vậy, ngành cơ điện được xem là một lĩnh vực hoạt động có quan hệ mật thiết với ngành xây dựng, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở,... Hiện nay, ngành cơ điện của nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, song song với nó là sự phát triển thị trường cơ điện và nguồn nhân lực (đội ngũ kỹ sư, công nhân) về cả chất lượng và số lượng. Ở Việt Nam, có nhiều nhà thầu thi công cơ điện lớn như: Công ty Cổ phần cơ điện Lạnh (REE), công ty cổ phần cơ điện lạnh Searefico,… Hệ thống cơ điện gồm 4 hạng mục chính: - Hệ thống thông gió và điều hòa không khí.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất