Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần FPT...

Tài liệu Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần FPT

.PDF
89
431
112

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------ LÊ THỊ XUÂN HUYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----------------LÊ THỊ XUÂN HUYÊN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐOÀN NGỌC QUẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty Cổ phần FPT” là kết quả của những nỗ lực của riêng tôi. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành kế toán – kiểm toán. Luận văn này chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào. Tác giả luận văn Lê Thị Xuân Huyên Nguyễn Đình Hùng Mục lục Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ và hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU .....................................................................................................1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM .......5 1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm ...............................................5 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm ...........................................................5 1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm ..........................................................6 1.2 Ý nghĩa của việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong thực tế ......................7 1.3 Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm ......................7 1.4 Nội dung của kế toán trách nhiệm .................................................................9 1.4.1 Các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức kinh tế ...................10 1.4.1.1 Cơ sở để xác lập các trung tâm trách nhiệm ................................10 1.4.1.2 Các trung tâm trách nhiệm ............................................................10 1.4.2 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm .......................................................................................................12 1.4.3 Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm .............................................19 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................21 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT. ..................................................................................22 2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần FPT ...................................................22 2.1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................22 2.1.2 Bộ máy quản lý và điều hành .............................................................25 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban .........................................25 2.2 Hệ thống tài chính tại công ty cổ phần FPT ................................................27 2.2.1 Chức năng ............................................................................................27 2.2.2 Tổ chức nhân sự và phân công trách nhiệm bộ máy quản lý tài chính ...............................................................................................................27 2.2.3 Các ho t động cơ bản của Quản lý tài chính....................................28 2.2.4 Phân cấp quản lý tài chính .................................................................31 2.2.5 Hệ thống các quy định tài chính ........................................................31 2.3 Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần FPT .............................................33 2.3.1 Các trung tâm trách nhiệm quản lý t i FPT ....................................33 2.3.2 Các công cụ đánh giá thành quả quản lý t i FPT............................36 2.3.2.1 Hệ thống dự toán .............................................................................36 2.3.2.2 Phân bổ chi phí chung t i FPT .......................................................44 2.3.3 Báo cáo đánh giá thành quả quản lý t i FPT ...................................45 2.3.4 Đánh giá thực tr ng công tác kế toán trách nhiệm t i FPT ...........49 2.3.4.1 Ƣu điểm ............................................................................................49 2.3.4.2 Khuyết điểm .....................................................................................52 2.3.4.3 Nguyên nhân của các tồn t i ...........................................................54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ......................................................................................55 CHƢƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT ...................................................................................56 3.1 Quan điểm hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm .....................................56 3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của công ty ...........................57 3.1.2 Phù hợp với trình độ quản lý .............................................................57 3.1.3 Đảm bảo phù hợp trong quá trình toàn cầu hóa .............................57 3.1.4 Quan hệ chi phí - lợi ích .....................................................................58 3.2 Mục tiêu hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại FPT ............................58 3.3 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại FPT ....................58 3.3.1 Tổ chức các trung tâm trách nhiệm t i FPT ....................................59 3.3.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá thành quả quản lý t i các trung tâm trách nhiệm ...............................................................................................60 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm t i các trung tâm .........65 3.3.4 Một số giải pháp bổ sung về nguồn lực nhân sự kế toán t i FPT ..73 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................75 KẾT LUẬN ...........................................................................................................76 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Danh mục các chữ viết tắt DN : Doanh nghiệp FAF : FPT Accounting – Finance_Bộ phận kế toán – tài chính của FPT FIS : Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT FPT : Công ty cổ phần FPT FIFA : FPT Information Flow Architecture_Cấu trúc hệ thống thông tin của FPT FTEL : Công ty Cổ phần Viễn Thông FPT FSOFT : Công ty TNHH Phần Mềm FPT Kỳ N : Kỳ này Kỳ N-1 : Kỳ trƣớc Kỳ N-2 : Kỳ này năm trƣớc KTQT : Kế toán quản trị KTTN : Kế toán trách nhiệm KTTC : Kế toán tài chính MIS : Management Information System_Hệ thống thông tin quản lý TGĐ : Tổng giám đốc Danh mục các bảng, sơ đồ, biểu đồ và hình vẽ Danh mục các bảng Bảng 2.1: Ngành nghề kinh doanh ............................................................................24 Bảng 2.2: Bảng phân bổ chi phí chung tại DN .........................................................44 Bảng 2.3: Báo cáo đánh giá trách nhiệm tại trung tâm chi phí .................................46 Bảng 2.4: Báo cáo đánh giá trách nhiệm tại trung tâm doanh thu ............................47 Bảng 2.5: Báo cáo đánh giá trách nhiệm tại trung tâm lợi nhuận .............................48 Bảng 3.1: Báo cáo đánh giá trách nhiệm tại trung tâm chi phí (khối kinh doanh và quản lý)......................................................................................................................67 Bảng 3.2: Báo cáo tình hình thực hiện dự toán tại trung tâm chi phí .......................68 Bảng 3.3: Báo cáo đánh giá trách nhiệm tại trung tâm chi phí (khối sản xuất) ........69 Bảng 3.4: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu......................................70 Bảng 3.4: Báo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận ......................................................71 Bảng 3.5: Báo cáo lãi gộp so với ngân sách .............................................................71 Bảng 3.6: Báo cáo các chỉ số hiệu quả ......................................................................72 Bảng 3.7: Báo cáo xếp hạng các bộ phận .................................................................73 Danh mục các sơ đồ Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý và điều hành ..................................................................25 Sơ đồ 2.2: Mô hình phân cấp quản lý tài chính tại FPT ...........................................31 Sơ đồ 2.3: Mô tả hệ thống các quy định tài chính tại FPT ........................................32 Sơ đồ 2.4: Quá trình lập kế hoạch và dự toán ...........................................................39 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây, các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng quan tâm nhiều hơn đến kế toán quản trị để nâng cao chất lƣợng quản lý, tăng cƣờng khả năng thích ứng và cạnh tranh trong nền kinh kế toàn cầu hóa, tối ƣu hóa hiệu quả sử dụng vốn hay cụ thể hơn là: ra những quyết định đúng đắn, kịp thời cả về mặt chiến lƣợc và chiến thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thế giới, kế toán quản trị đã tồn tại rất lâu trong hệ thống kế toán doanh nghiệp; tuy nhiên, nó chỉ mới đƣợc phát triển một cách có hệ thống về lý luận và thực tiễn ở những thập niên gần đây, đặc biệt là các doanh nghiệp có quy mô lớn, có trình độ nhất định về khoa học kỹ thuật cũng nhƣ trình độ quản lý, điều kiện xử lý thông tin. Với mong muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty FPT thì đòi hỏi các bộ phận phải phối hợp nhịp nhàng vì mục tiêu chung của tổ chức. Và để quản lý điều hành thành công một tổ chức các nhà quản trị cần phải đƣợc đánh giá đúng đắn hành vi quản lý của họ, từ đó phát huy những yếu tố tích cực và ngăn ngừa những hạn chế trong việc hƣớng đến mục tiêu chung đã đề ra. Muốn vậy cần phải có những công cụ hiệu quả, kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quan trọng giúp đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan trên tác giả vận dụng lý luận của kế toán trách nhiệm vào thực tế để thực hiện đề tài : “Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần FPT”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến đề tài KTTN nói riêng và KTQT nói chung đƣợc đề cập và nghiên cứu tại Việt Nam đƣợc 25 năm, trong khi đó KTQT ở một số nƣớc trên thế giới đã sử dụng nhƣ một công cụ quản lý đắc lực từ rất lâu. Trƣớc sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng và hệ thống thông tin kế toán, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những giải pháp hoàn thiện hệ thống KTTN. Theo khảo sát của tác giả, các công trình liên quan đến KTTN tại thƣ viện Đại học Kinh Tế TP.HCM có những công trình tiêu biểu sau: 2 Tác giả Lê Thị Thu Trúc (2010) trình bày một số giải pháp trong đề tài: Một số giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), tác giả nghiên cứu và hoàn thiện về Tổ chức các Trung tâm trách nhiệm, công tác lập dự toán, hệ thống báo cáo trách nhiệm tại các trung tâm. Tác giả Đỗ Thị Xuân Thu (2011) trình bày một số giải pháp về tổ chức Trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm bộ phận và hệ thống báo cáo kế toán đán giá trách nhiệm bộ phận tại Cty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk). Tác giả Lê Minh Hiền (2005) “Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý tại Công ty điện tử Samsung Vina”, tác giả đã đề xuất các bƣớc cần thiết phải thực hiện khi xây dựng hệ thống KTTN: Hoàn thiện công tác lập dự toán; định dạng các khoản chi phí theo khả năng kiểm soát của nhà quản trị căn cứ và phân cấp quản lý và hệ thống Cost Center sẵn có; định dạng chi phí tại Cty theo nguyên tác ứng xử; định dạng doanh thu phát sinh theo khả năng kiểm soát của nhà quản trị căn cứ và phân cấp quản lý và hệ thống Plan, Division sẵn có, xây dựng báo cáo bộ phận trên hệ thống SAP, đánh giá thành quả bộ phận bằng các công cụ kế toán trách nhiệm. Tác giả có nhận xét nhƣ sau: - Cơ sở lý luận khá giống nhau về bố cục và nội dung trong đó nêu ra tổng quan về KTTN, các hệ thống phƣơng pháp sử dụng trong KTTN, các công cụ và chỉ tiêu sử dụng trong bốn trung tâm trách nhiệm. Các luận văn này tổng hợp lại các đặc điểm chung về những nội dung KTTN thông qua các tài liệu, giáo trình và các công trình đã nghiên cứu. - Các nghiên cứu trƣớc chủ yếu tập trung hoàn thiện cơ cấu quản lý, phân cấp phân quyền trong doanh nghiệp, các chỉ tiêu để đánh giá thành quả và trách nhiệm của cán bộ quản lý, hoàn thiện hệ thống báo cáo trách nhiệm. - Không kết hợp giữa thƣớc đo tài chính và phi tài chính để đánh giá thành quả quản lý của bộ phận. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 Về cơ sở lý luận: Luận văn hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến kế toán trách nhiệm gồm khái niệm, vai trò và nội dung của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức. Về ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm đang hoạt động tại Công ty CP FPT để tìm ra những ƣu điểm và nhƣợc điểm còn tồn tại trong việc đánh giá trách nhiệm quản lý, từ đó đƣa ra những giải pháp giúp hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm quản lý phù hợp với mô hình phát triển của công ty. Việc này còn giúp cho nhà quản trị đánh giá đúng đắn thành quả của các bộ phận giúp nhà quản lý đƣa ra các quyết định đúng đắn phục vụ cho mục tiêu chung của tổ chức. 4. Đối tƣợng và ph m vi nghiên cứu Luận văn chỉ giới hạn tập trung nghiên cứu những lý luận về kế toán trách nhiệm và phân tích thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm đang vận hành tại một đơn vị cụ thể là Công ty CP FPT bao gồm các trung tâm trách nhiệm, tiêu chí đánh giá, tình hình thực hiện dự toán, hệ thống báo cáo trách nhiệm.. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp định lƣợng kết hợp định tính nhƣng chủ yếu là phƣơng pháp định tính kết hợp phƣơng pháp thống kê mô tả gồm thu thập dữ liệu cụ thể về thực trạng các lý thuyết về KTTN, thực trạng hệ thống KTTN tại FPT, tiến hành phân tích đánh giá các dữ liệu đã thu thập để rút ra những mặt hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KTTN tại FPT. 6. Những đóng góp mới của đề tài Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các đề về KTTN trong nƣớc, tác giả nhìn nhận tầm quan trọng và cũng nhƣ giá trị của KTTN trong doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Cty CP FPT nói riêng, tác giả kế thừa và sẽ giải quyết những hạn chế của công trình nghiên cứu trƣớc đây là Kết hợp giữa thƣớc đo tài chính và phi tài chính để đánh giá thành quả quản lý của bộ phận vào trong đề tài nghiên cứu của tác giả. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các danh mục, nội dung luận văn đƣợc chia thành ba chƣơng: 4 Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về kế toán trách nhiệm Chƣơng 2: Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần FPT Chƣơng 3: Hoàn thiện hệ thống KTTN tại công ty cổ phần FPT 5 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM 1.1 Khái niệm và vai trò của kế toán trách nhiệm 1.1.1 Khái niệm kế toán trách nhiệm “KTTN là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận (ngƣời) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên cho tổ chức, thông qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức” (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2001, Tr.155). “KTTN là hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin có thể kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của từng nhà quản trị nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức. Thông tin có thể kiểm soát của một bộ phận là những thông tin về doanh thu, chi phí, vốn đầu tƣ…mà nhà quản trị của bộ phận đó có thể đƣa ra các quyết định tác động lên nó. Thông tin có thể kiểm soát cụ thể đối với từng nhà quản trị phụ thuộc vào trách nhiệm quản lý của nhà quản trị đó” (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2006, Tr. 152-153). KTTN là sự thu thập, tổng hợp và báo cáo những thông tin tài chính về các trung tâm khác nhau trong trong một tổ chức. KTTN còn đƣợc gọi là kế toán hoạt động hay kế toán khả năng sinh lời. Theo quan điểm này KTTN đƣợc xem xét từ chi phí, doanh thu, lợi nhuận đến các nhà quản lý riêng biệt, những ngƣời chịu trách nhiệm về việc đƣa ra quyết định liên quan đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận có thể kiểm soát đƣợc. KTTN phù hợp với các tổ chức mà ở đó nhà quản lý cấp cao thực hiện chuyển giao quyền ra quyết định cho các cấp dƣới thuộc thẩm quyền. Khi đó kết quả quản lý của mỗi cấp quản trị đƣợc đánh giá bởi việc họ đã quản lý những công việc đó ra sao? (Kenneth A. Merchant et al., 1990). KTTN là một bộ phận của kế toán quản trị, nó liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập và chi phí, trên cở sở nhà quản lý có quyền đƣa ra những quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó (Donald E. Kieso et al., 2008). KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán đƣợc thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong tổ chức, ngƣời chịu trách nhiệm 6 kiểm soát. Hệ thống kiểm soát này đƣợc thiết kế cho tất cả các cấp quản lý. KTTN nhƣ một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí (Higgins, 1952). Nhƣ vậy, hiện tại có rất nhiều quan điểm khác nhau về KTTN , mỗi quan điểm thể hiện góc nhìn khác nhau về đặc điểm, cơ chế tổ chức KTTN trong doanh nghiệp nhƣng nhìn chung nó phản ánh một cái nhìn toàn diện về KTTN. 1.1.2 Vai trò của kế toán trách nhiệm Kế toán trách nhiệm là một phƣơng pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lƣờng biểu hiện của chúng. Nói cách khác, KTTN là một công cụ để đo lƣờng về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau. Vai trò của KTTN đƣợc thể hiện ở những khía cạnh sau đây: Thứ nhất, KTTN giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức. Thứ hai, KTTN cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lƣợng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận. Thứ ba, KTTN đƣợc sử dụng để đo lƣờng kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hƣởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này. Thứ tƣ, KTTN thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phƣơng cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức. Nhƣ vậy KTTN có vai trò quan trọng trong công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức. Đối tƣợng sử dụng thông tin KTTN là các nhà quản lý cấp cao, cấp trung và cấp cơ sở. Tùy vào cấp quản lý mà KTTN thể hiện vai trò và mục đích cung cấp thông tin khác nhau. KTTN cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấp cao trong việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành doanh nghiệp. KTTN xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu cần đánh giá. KTTN giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp. - Đối với cấp quản trị trung gian, KTTN cung cấp thông tin cho việc kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua KTTN nhà quản lý có thể phân tích đánh 7 giá chi phí đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho ngƣời quản lý biết kế hoạch thực hiện công việc ra sao? Nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lƣợc mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây là nguồn thông tin để nhà quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí tối đa hóa lợi nhuận. - Cuối cùng là nhà quản trị cấp cơ sở, KTTN khuyến khích nhà quản lý hƣớng đến mục tiêu chung của tổ chức. Mục tiêu chiến lƣợc của doanh nghiệp gắn liền với trung tâm trách nhiệm. Khi KTTN có thể kiểm soát đƣợc tài chính và quản lý thì nhà quản lý sẽ điều chỉnh hƣớng đến mục tiêu chung của tổ chức. Để đạt đƣợc điều này đòi hỏi nhà quản lý phải có thông tin đầy đủ để quản lý bộ phận của mình theo đúng hƣớng hoặc phải điều chỉnh cho phù hợp (Phạm văn Đăng, 2011). 1.2 Ý nghĩa của việc vận dụng kế toán trách nhiệm trong thực tế Trong xu thế nền kinh tế mở cửa hội nhập hiện nay, các nhà quản trị rất khó có thể kiểm soát và đánh giá các hoạt động của từng bộ phận trong doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp lớn, đa dạng hóa ngành nghề. Chính vì vậy họ cần một công cụ hỗ trợ đắc lực đó là Kế toán quản trị và cụ thể hơn là Kế toán trách nhiệm nhằm giúp hạn chế các rủi ro, kiểm soát tình hình tài chính đồng thời đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận, chức năng trên cơ sở đó đề bạt bãi bỏ, thăng tiến lãnh đạo. Việc sử dụng kế toán trách nhiệm có những lợi ích sau: - Việc phân chia thành các trung tâm trách nhiệm sẽ tạo cho nhà lãnh đạo thiết lập mô hình quản lý tốt nhất cho tổ chức, phân chia trách nhiệm rạch ròi về quản lý, lập kế hoạch, phân tích, báo cáo…nhằm phát huy tối đa nguồn lực và thuận lợi cho quản lý. - Các trung tâm trách nhiệm cùng làm kế hoạch ngân sách, cùng lập các dự toán và giám sát, theo dõi giữa số thực tế và kế hoạch để có những biện pháp điều chỉnh hợp lý. Việc lập kế hoạch cũng thiết kế chi tiết cho từng công ty con trong nội bộ tập đoàn để tiến hành tổng hợp thành một kế hoạch hợp nhất cho cả tập đoàn. 1.3 Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với kế toán trách nhiệm Hệ thống KTTN gắn liền với sự phân cấp về quản lý. Nếu không có sự phân cấp về quản lý sẽ không tồn tại hệ thống KTTN và hệ thống KTTN sẽ không có ý 8 nghĩa. Hệ thống KTTN chỉ tồn tại và hoạt động đạt hiệu quả tối ƣu trong các tổ chức phân quyền. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, ngay sau khi thành lập, đều phải xác định cơ cấu tổ chức, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các cá nhân và bộ phận trong tổ chức. Mục tiêu của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trƣờng nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy đƣợc năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào mục tiêu chung của tổ chức. Có nhiều cách phân quyền quản lý mà chủ yếu là phân chia theo chức năng kinh doanh, theo sản phẩm sản xuất kinh doanh, và theo khu vực địa lý. Đối với doanh nghiệp phân chia theo chức năng kinh doanh ta có các phòng ban nhƣ: nghiên cứu và phát triển, tiếp thị khuyến mại, tài chính, hành chính nhân sự, kinh doanh…Đối với với phân chia theo sản phẩm hay khu vực địa lý, các phòng ban đƣợc chia theo sản phẩm kinh doanh, khu vực địa lý, và thƣờng mỗi sản phẩm kinh doanh và khu vực đó gắng liền với các đầu vào và đầu ra riêng để xác định hiệu quả kinh doanh của nó. KTTN là công việc đƣợc thực hiện không thể tách rời với các trung tâm trách nhiệm. Các trung tâm này đƣợc hình thành thông qua việc phân cấp quản lý. Theo đó, để thực hiện các chức năng quản lý của mình, ngƣời quản lý cấp cao phải thể hiện đƣợc đúng đắn quyền lực của mình, phải gây đƣợc ảnh hƣởng và sức thuyết phục đối với nhân viên, đồng thời phải tiến hành phân cấp, ủy quyền cho cấp dƣới nhằm giúp cấp dƣới có thể điều hành các công việc thƣờng xuyên tại bộ phận mà họ quản lý. Thuận lợi: - Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết định cho nhiều cấp quản lý. Do vậy, nhà quản trị cấp cao không phải giải quyết các vấn đề xẩy ra hàng ngày, họ tập trung vào việc lập các kế hoạch dài hạn và điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung. - Sự phân cấp quản lý giúp nhà quản lý ở các cấp có sự độc lập tƣơng đối trong điều hành công việc của mình, phát triển kỹ năng, nâng cao kiến thức 9 chuyên môn và tập dƣợt về kỹ năng quản lý khi đƣợc thăng tiến trong tổ chức. - Giúp nhà quản lý ở các cấp có sự hài lòng trong công việc. Do đó động viên ngƣời quản lý nổ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Việc ra quyết định đƣợc coi là thuận lợi nhất ở nơi trực tiếp phát sinh ra vấn đề. - Phân cấp quản lý gắn liền với xác định nhiệm vụ ở các cấp quản lý, nên có cơ sở để đánh giá thành quả ở các cấp quản lý. H n chế: - Thách thức lớn nhất của sự phân cấp quản lý là đạt đƣợc sự hƣớng đến mục tiêu chung. Bởi lẽ, sự phân cấp tạo nên một sự độc lập tƣơng đối ở các bộ phận, nên các nhà quản lý ở từng bộ phận thƣờng không biết đƣợc các quyết định của họ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến các bộ phận khác trong tổ chức. Hơn nữa, họ thƣờng quan tâm đến thành quả của bộ phận mình hơn là tính hiệu quả chung của tổ chức. - Để đạt đƣợc sự hƣớng đến mục tiêu chung, các nhà quản lý khác nhau trong tổ chức phải hƣớng đến mục tiêu của ngƣời quản lý cấp cao hơn. Các nhà quản lý không những phải có tầm nhìn đối với mục tiêu của tổ chức mình, mà còn phải có động cơ tích cực để đạt đƣợc chúng. Nhiệm vụ của nhà kế toán quản trị trong việc thiệt kế hệ thống KTTN là cung cấp các động cơ tích cực cho các nhà quản lý bộ phận trong tổ chức, để hƣớng họ đến việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Hệ thống KTTN đƣợc coi là tốt hơn khi nó hƣớng sự cố gắng của các nhà quản lý đến các mục tiêu chung của tổ chức nhiều hơn (Võ Văn Nhị và cộng sự, 2001). 1.4 Nội dung của kế toán trách nhiệm Kế toán trung tâm trách nhiệm nhằm ghi nhận, đo lƣờng kết quả hoạt động của từng bộ phận trong tổ chức, đồng thời lập các báo cáo thực hiện. Thông qua đó đo lƣờng và đánh giá đƣợc trách nhiệm quản lý và kết quả hoạt động của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Nhà quản lý cần phải xác định rõ ràng các lĩnh vực hoạt động mà mình chịu trách nhiệm quản lý. Một trung tâm trách nhiệm, đƣợc hiểu nhƣ một hoạt động, một 10 bộ phận do nhà quản lý cụ thể chịu trách nhiệm và kiểm soát. Mỗi trung tâm gắn liền với từng cấp quản trị trong tổ chức và sẽ xác định trách nhiệm và quyền kiểm soát đối với từng đối tƣợng cụ thể của nhà quản lý các cấp. Thành quả của mỗi trung tâm đƣợc tổng hợp định kỳ trên hệ thống báo cáo trách nhiệm . Nhà quản lý sẽ đánh giá thông qua các chỉ tiêu và phƣơng pháp ứng với từng trung tâm cụ thể. 1.4.1 Các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức kinh tế 1.4.1.1 Cơ sở để xác lập các trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một chức năng hay một bộ phận trong tổ chức, đặt dƣới sự lãnh đạo của một nhà quản trị hoặc một cấp quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp với kết quả của chức năng hay bộ phận đó. Việc hình thành các trung tâm trách nhiệm trƣớc hết phải xuất phát từ yêu cầu quản lý của mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp dựa trên đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và mục tiêu của nhà quản trị. Các trung tâm trách nhiệm gắng liền với từng cấp quản trị trong tổ chức. Mỗi loại trung tâm sẽ xác định trách nhiệm hoặc quyền kiểm soát đối với từng đối tƣợng cụ thể của nhà quản trị các cấp. Cơ sở để xác định một bộ phận trong một tổ chức là trung tâm gì là căn cứ trên nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn mà nhà quản lý đó đƣợc giao. Do đó việc phân biệt rõ ràng các trung tâm trách nhiệm trong một đơn vị chỉ mang tính tƣơng đối và phụ thuộc vào quan điểm nhà quản trị cấp cao nhất. Để phân loại hợp lý nhất các trung tâm trách nhiệm là căn cứ vào nhiệm vụ chính của trung tâm đó. 1.4.1.2 Các trung tâm trách nhiệm - Trung tâm chi phí (Cost Centers) Trung tâm chi phí là một loại trung tâm trách nhiệm thể hiện phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, là điểm xuất phát của các hoạt động nhƣ: (1) Lập dự toán chi phí; (2) Phân loại chi phí thực tế phát sinh; (3) So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn. Trung tâm chi phí gắn liền với cấp quản lý mang tính chất tác nghiệp, trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, hoặc gián tiếp phục vụ kinh doanh (nhƣ phân xƣởng sản xuất, các phòng ban chức năng). Theo đó, ngƣời quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí có thể kiểm soát đƣợc phát sinh ở bộ phận đó, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tƣ vốn. 11 Trung tâm chi phí đƣợc chia thành 2 nhóm: Trung tâm chi phí định mức (Standard cost centers): là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và các mức hao phí về nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm điều đƣợc xây dựng định mức cụ thể. Ở trung tâm chi phí định mức, chỉ tiêu chi phí tính cho một đơn vị là yếu tố cơ bản để xác định tổng chi phí định mức. Nhà quản trị trung tâm chi phí định mức có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh có thể kiểm soát đƣợc để vẫn đảm bảo kế hoạch chi phí cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ. Trung tâm chi phí tùy ý (Discretionary expense centers): là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí đƣợc dự toán và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ đƣợc giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm. Nhà quản trị trung tâm chi phí tùy ý có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh có thể kiểm soát đƣợc sao cho phù hợp với chi phí dự toán đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. - Trung tâm doanh thu (Revenue Centers) Trung tâm doanh thu là trung tâm trách nhiệm mà ngƣời quản lý chỉ có trách nhiệm với doanh thu có thể kiểm soát đƣợc thực tế phát sinh, không chịu trách nhiệm với lợi nhuận và vốn đầu tƣ. Trung tâm doanh thu có quyền quyết định công việc bán hàng trong khung giá cả cho phép để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Trung tâm này thƣờng đƣợc gắn với bậc quản lý cấp trung hoặc cấp cơ sở, đó là các bộ phận kinh doanh trong đơn vị nhƣ các chi nhánh tiêu thụ, khu vực tiêu thụ, cửa hàng tiêu thụ, nhóm sản phẩm... Trung tâm này phải có chính sách bán hàng, không chỉ dựa trên tình hình thị trƣờng mà còn dựa trên giá thành, chi phí và các mục tiêu lâu dài của công ty. - Trung tâm lợi nhuận (Profit Centers) Trung tâm lợi nhuận là loại trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm về lợi nhuận có thể kiểm soát đƣợc. Trong trƣờng hợp này nhà quản lý có thể ra quyết định loại sản phẩm nào cần sản xuất, sản xuất nhƣ thế nào, mức độ chất lƣợng, giá cả, hệ thống phân phối và bán hàng. Nhà quản lý phải quyết định các nguồn lực sản xuất đƣợc phân bổ nhƣ thế nào giữa các sản phẩm, điều đó cũng 12 có nghĩa là họ phải đạt đƣợc sự cân bằng trong việc phối hợp giữa các yếu tố giá cả, sản lƣợng, chất lƣợng và chi phí có thể kiểm soát đƣợc. Loại trung tâm trách nhiệm này thƣờng đƣợc gắn ở bậc quản lý cấp trung, đó là giám đốc điều hành trong công ty, các đơn vị kinh doanh trong tổng công ty nhƣ các công ty phụ thuộc, các chi nhánh,... Nếu nhà quản lý không có quyền quyết định mức độ đầu tƣ tại trung tâm của họ thì tiêu chí lợi nhuận đƣợc xem là tiêu chí thích hợp nhất để đánh giá kết quả thực hiện của trung tâm này. - Trung tâm đầu tƣ (Investment Centers) Đây là loại trung tâm trách nhiệm gắn với bậc quản lý cấp cao nhƣ Hội đồng quản trị công ty, các công ty con độc lập,... Đó là sự tổng quát hóa của các trung tâm lợi nhuận trong đó khả năng sinh lời đƣợc gắn với các tài sản đƣợc sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó. Một trung tâm trách nhiệm đƣợc xem là một trung tâm đầu tƣ khi nhà quản trị của trung tâm đó không những chịu trách nhiệm quản lý chi phí và doanh thu có thể kiểm soát đƣợc mà còn quyết định lƣợng vốn sử dụng để tiến hành quá trình đó. Bằng cách tạo mối liên hệ giữa lợi nhuận có thể kiểm soát đƣợc và tài sản sử dụng để tạo ra lợi nhuận đó, chúng ta có thể đánh giá lợi nhuận có thể kiểm soát tạo ra có tƣơng xứng với đồng vốn đã bỏ ra hay không. Thông qua đó cũng hƣớng sự chú ý của nhà quản lý đến mức độ sử dụng hiệu quả vốn lƣu động thuộc quyền kiểm soát của họ, đặc biệt là các khoản phải thu và hàng tồn kho đƣợc sử dụng tại trung tâm (Phạm Văn Đăng, 2011). 1.4.2 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm Việc đánh giá thành quả của trung tâm cần thông qua 2 bƣớc: Tìm ra các tiêu chí đánh giá và đặt các chỉ tiêu đo lƣờng cho các tiêu chí đó. Tìm ra tiêu chí đánh giá thƣờng dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn những thông tin thích hợp cho việc ra quyết định. a. Đánh giá trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí Nhà quản trị ở trung tâm chi phí luôn mong muốn bộ phận mình hoạt động ở mức chi phí thấp nhất để tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này nhà quản trị cần biết đƣợc nguồn gốc của chi phí từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để 13 kiểm soát chi phí thuộc quyền hạn quản lý của mình. Để đánh trách nhiệm quản lý của trung tâm chi phí, cần phân biệt hai trung tâm chi phí tiêu chuẩn và trung tâm chi phí dự toán. Trung tâm chi phí định mức: là trung tâm chi phí mà đầu ra có thể xác định và lƣợng hóa bằng tiền trên cơ sở đã biết phí tổn cần thiết để tạo ra một đơn vị đầu ra. Nhà quản trị của trung tâm có trách nhiệm quản lý để chi phí có thể kiểm soát đƣợc thực tế phát sinh không vƣợt quá chi phí định mức. Khi đánh giá kết quả của trung tâm căn cứ trên hai nội dung: Khối lƣợng sản xuất có hoàn thành kế hoạch và mục tiêu đã đề ra hay không? Chi phí có thể kiểm soát đƣợc phát sinh thực tế có vƣợt định mức tiêu chuẩn hay không? - Về mặt hiệu quả: Đƣợc đánh giá thông qua việc hoàn thành kế hoạch sản lƣợng sản xuất đúng thời hạn và tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. - Về mặt hiệu năng: Đo lƣờng thông qua việc so sách giữa chi phí có thể kiểm soát đƣợc thực tế phát sinh với chi phí định mức, phân tích biến động để xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hƣởng đến tình hình thực hiện định mức chi phí. Tại trung tâm này nhà quản trị phải kết hợp so sánh định mức tiêu nguyên vật liệu trên một sản phẩm hoặc thời gian để tạo ra một sản phẩm…tại các trung tâm chi phí thì mới đánh giá thành quả quản lý một cách toàn diện. Trung tâm chi phí tùy ý: là trung tâm chi phí mà đầu ra không thể lƣợng hóa đƣợc bằng tiền một cách chính xác và mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của trung này không chặt chẽ. Ví dụ : Trung tâm chi phí này là các phòng ban mang tính chất hỗ trợ (support) nhƣ: phòng chăm sóc khách hàng, nhân sự, kế toán, kỹ thuật mạng.. Giống nhƣ trung tâm chi phí tiêu chuẩn, nhà quản trị trung tâm chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm có hoàn thành kế hoạch đặt ra không? Tìm các nhân tố ảnh hƣởng để có những biện pháp hạn chế nhằm tối thiểu hóa chi phí có thể kiểm soát đƣợc. Để đánh giá trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán thông thƣờng sẽ so sánh giữa chi phí có thể kiểm soát đƣợc thực tế với chi phí dự toán. Kết quả so sánh chỉ mang tính chất tƣơng đối.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan