Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trực ninh ...

Tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trực ninh tỉnh nam định (tt)

.PDF
18
127
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- LƯU XUÂN DU HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SỸ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- LƯU XUÂN DU KHÓA 2016-2018 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình DD& CN Mã số : 60.58.02.08 LUẬN VĂN THẠC SỸ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG & CÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS: NGUYỄN TIẾN CHƯƠNG Hà Nội - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy giáo, Cô giáo, Cán bộ Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã trực tiếp giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại Trường. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới GS.TS. Nguyễn Tiến Chương người Thầy đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ, cung cấp tài liệu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy trong tiểu ban luận văn đã cho tôi những góp ý quý báu để hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, các đồng nghiệp tại UBND huyện Trực Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn. Tôi rất mong nhận được các nhận xét, đóng góp của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lưu Xuân Du LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lưu Xuân Du MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ  MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 * Lý do chọn đề tài * Mục đích nghiên cứu * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài  NỘI DUNG ........................................................................................... 3 CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH ................................................................. 3 1.1. Công tác QLDA ĐTXD trên địa bàn tỉnh Nam Định. .............................. 3 1.1.1 Công tác QLDA trên địa bàn tỉnh Nam Định. .................................... 3 1.1.2 Đánh giá một số dự án cụ thể trên địa bàn tỉnh Nam Định. ................ 4 1.2 Một số nét chính về huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định ................................. 6 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Trực Ninh. ...................... 7 1.2.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Huyện Trực Ninh. ................................... 9 1.2.3 Thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Trực Ninh giai đoạn 20132016. ........................................................................................................ 11 1.2.4 Đầu tư xây dựng tại huyện thời gian qua. ........................................ 12 1.3 Thực trạng QLDA tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. ....................... 13 1.3.1 Mô hình,cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án do UBND huyện làm chủ đầu tư. ...................................................................................................... 13 1.3.2 Mô hình,cơ cấu tổ chức BQLDA do UBND xã, thị trấn làm chủ ĐT .. 16 1.3.3 Quản lý dự án ĐTD bằng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Trực Ninh từ giai đoạn 2013- đến nay............................................................... 18 1.4 Ưu điểm, tồn tại...................................................................................... 23 CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG. ............................................................................... 25 2.1 Cơ sở khoa học ....................................................................................... 25 2.1.1. Bản chất của quản lý dự án. .............................................................. 25 2.1.2 Vòng đời của dự án ĐTXD công trình ............................................... 25 2.1.3 Mục tiêu của quản lý dự án ĐTXD công trình ................................. 29 2.1.4 Các hình thức quản lý dự án ............................................................ 32 2.2. Cơ sở pháp lý. ....................................................................................... 35 2.2.1 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 của Quốc Hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ....................................................... 35 2.2.2 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng. ......................................................................... 40 2.2.3 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính Phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng. ........................................... 54 2.2.4 Các Văn bản về phân cấp quản lý đầu tư xây dựng do UBND tỉnh và UBND huyện ban hành. ........................................................................... 60 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRỰC NINH TỈNH NAM ĐỊNH. ...................................................................................... 62 3.1 Nhu cầu đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định trong những năm tới. .................................................................................... 62 3.2 Đề xuất hoàn thiện giải pháp về mô hình,cơ cấu tổ chức Ban Quản Lý dự án huyện....................................................................................................... 64 3.2.1 Thiết lập quy trình, nội dung quản lý của mô hình ban quản lý cấp huyện........................................................................................................ 65 3.2.2 Vị trí, chức năng ban quản lý chuyên trách ...................................... 66 3.2.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của ban quản lý chuyên trách cấp huyện. ........ 66 3.2.4 Tổ chức nhân sự cho bộ máy ban quản lý dự án chuyên trách cấp huyện. . 67 3.2.5 Cách thức quản lý, hoạt động và điều hành. ..................................... 69 3.2.6 Nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho các thành viên ban quản lý dự án.............................................................................. 70 3.3 Đề xuất hoàn thiện giải pháp về mô hình,cơ cấu tổ chức Ban Quản Lý dự án các xã, thị trấn. ........................................................................................ 70 3.4. Đề xuất hoàn thiện giải pháp quản lý chất lượng đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án..................................................................................................... 74 3.4.1 Quản lý chất lượng. ......................................................................... 74 3.4.2 Quản lý tiến độ. ............................................................................. 75 3.4.3 Giải pháp trong khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng .................. 77 3.5 Đề xuất giải pháp quản lý dự án cho giai đoạn kết thúc đầu tư. .............. 78 3.5.1 Giai đoạn bảo hành công trình. ........................................................ 78 3.5.2 Giai đoạn bảo trì công trình ............................................................. 79 3.6 Đề xuất các giải pháp hỗ trợ. ................................................................. 80 3.6.1 Đơn giản hóa thủ tục hành chính. ................................................... 80 3.6.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý dự án. ........ 81 3.6.3 Xã hội hóa trong công tác quản lý dự án công trình xây dựng. ....... 82  PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................ 84 I. Kết luận .................................................................................................... 84 II. Kiến nghị. ............................................................................................... 85  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................... 87 ATLĐ BQLDA DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT An toàn lao động Ban quản lý dự án BQLDA ĐTXDCT Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân DD và CN dụng và công nghiệp CĐT Chủ đầu tư CBKT Cán bộ kỹ thuật CTXD Công trình xây dựng DAĐT Dự án đầu tư DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐTXD Đầu tư xây dựng ĐVSD Đơn vị sử dụng ĐVTC Đơn vị thi công GPMB Giải phóng mặt bằng HĐKT Hợp đồng kinh tế KHĐT Kế hoạch đầu tư KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước QLDA Quản lý dự án TVGS Tư vấn giám sát TVĐT Tư vấn đầu tư TVĐTXD Tư vấn đầu tư xây dựng TVQLDA Tư vấn quản lý dự án TVTK Tư vấn thiết kế UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Bảng 1.1 Thu chi ngân sách huyện Trực Ninh giai đoạn từ năm Trang 12 2013- 2016. Bảng 1.2 Phân bổ nguồn vốn đầu tư 19 Bảng 1.3 Các dự án do UBND huyện Trực Ninh làm chủ đầu tư 20 Bảng 1.4 Các dự án do UBND các xã, thị trấn làm chủ đầu tư 22 Bảng 3.1 Kế hoạch đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện trong thời 63 gian tới DANH MỤC CÁC HÌNH MINH HỌA, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình Hình 1.1 Bản đồ hành chính và mối liên hệ vùng huyện Trực Trang 6 Ninh Hình 1.2 Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và hệ 7 thống kết cấu hạ tầng chủ yếu và các điểm dân cư Hình 1.3 Mô hình,cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án huyện 13 Hình 1.4 Mô hình,cơ cấu tổ chức ban quản lý dự án xã, thị trấn 17 Hình 1.5 Biểu đồ phân bổ vốn ĐTXD theo từng năm 19 Hình 2.1 Vòng đời của dự án đầu tư xây dựng công trình 26 Hình 2.2 Mục tiêu của quản lý dự án với sự tham gia của Nhà 30 nước Hình 2.3 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án 33 Hình 2.4 Mô hình chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án 34 Hình 2.5 36 Kết cấu của Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Hình 2.6 Nội dung chính công tác QLDA theo Luật Xây dựng 39 Hình 2.7 Chu trình khái quát chung về QLDA đầu tư XDCT 46 Hình 2.8 Nội dung quản lý chất lượng xây dựng công trình theo 56 Nghị định 46/2015/NĐ-CP Hình 3.1 Mô hình, cơ cấu tổ chức ban quản lý chuyên trách 64 huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Hình 3.2 Mô hình Quản lý dự án xã, thị trấn giai đoạn 2018- 71 2023 Hình 3.3 Mô hình tổ chức ban quản lý cấp xã, thị trấn sau năm 2023 72 1  MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trực Ninh là huyện có nhiều lợi thế và tiềm năng, hệ thống giao thông thuận lợi; Quốc lộ 21 chạy qua địa bàn Huyện với chiều dài 10 km, nối Trực Ninh với các huyện phía Nam tỉnh là Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy; về phía Bắc nối với huyện Nam Trực và thành phố Nam Định. Trong giai đoạn tới, tại huyện Trực Ninh có xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng như: Đường TL486B, QL37B, các công trình đê sông Hồng (Phương Định, Trực Chính), đê Hữu Ninh (Việt Hùng, Liêm Hải, Trực Thanh...), đê sông Tả Ninh (Trực Đại, Trực Hùng). Vì vậy đề tài: “ Hoàn thiện giải pháp quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định” nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng của các dự án xây dựng trong địa bàn huyện trong thời gian tới. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý dự án ĐTXD trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định giai đoạn 2013- đến nay. - Hoàn thiện giải pháp QLDA đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Các dự án xây dựng trên địa bàn huyện Trực Ninh do UBND huyện Trực Ninh quyết định đầu tư. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2013- đến nay. * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; 2 - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống; - Phương pháp chuyên gia, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp mới. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tư xây dựng; đề xuất mô hình QLDA, đầu tư xây dựng; đề xuất đổi mới cơ chế, chính sách quản lý dự án nhằm quản lý các dự án trên địa bàn huyện Trực Ninh được hiệu quả. - Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp QLDA trên địa bàn huyện giúp cho UBND huyện Trực Ninh cũng như ban QLDA có thêm cơ sở khoa học để quản lý hiệu quả các dự án. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 84  PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. Kết luận Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách nhà nước huy động cho đầu tư xây dựng hạ tầng ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đời sống kinh tế chính trị, văn hóa trên địa bàn không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên trong công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn vẫn còn nhiều bất cập. Trong phạm vi cho phép, luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ sau: 1. Đánh giá được thực trạng công tác quản lý dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Nêu ra các vấn đề còn bất cập trong quá trình tự quản lý các dự án của chủ đầu tư cụ thể là: - Mô hình ban quản lý dự án từ huyện đến xã năng lực còn hạn chế, chưa đáp ứng đủ điều kiện năng lực theo quy định. - Các mô hình quản lý dự án đang áp dụng chưa phân định rõ nhiệm vụ chức năng cũng như trách nhiệm trong công tác quản lý dự án, điều đó dẫn đến khó quản lý, có hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. - Tiến độ thi công các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước triển khai trên địa bàn huyện Trực Ninh giai đoạn 2013- nay đa phần tiến độ chậm so với tiến độ đề ra theo kế hoạch từ đó gây lãng phí nguồn lực đầu tư. - Công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công chưa mang tính chuyên nghiệp. Nguyên nhân tồn tại những hạn chế trên là do mô hình quản lý dự án chỉ đạo còn lỏng lẻo, trình độ quản lý chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp, thiếu nhân sự có năng lực, mô hình quản lý các dự án chưa hợp lý, chưa đề cao công tác dân chủ trong quản lý đầu tư xây dựng dẫn đến một bộ 85 phận nhân dân không biết, không hiểu từ đó đã nảy sinh khiếu kiện gây mất an ninh cơ sở. 2. Khái quát được những vấn đề lý luận mang tính khoa học liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình, đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng công trình, các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy trình quản lý dự án ĐTXD ở Việt Nam, quy trình quản lý chất lượng công trình xây dựng nêu rõ cơ sở pháp lý bằng cách cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất liên quan đến quản lý dự án. 3. Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách tại huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định. Đề xuất mô hình quản lý dự án, nâng cao năng lực ban quản lý dự án, nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân trong công tác quản lý, đề xuất phương pháp áp dụng công nghệ, thông tin trong công tác quản lý dự án. II. Kiến nghị. Để đảm bảo cho các giải pháp trên nhanh chóng phát huy tác dụng trong công tác quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trực Ninh. Thường vụ Huyện ủy – Lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các xã, thị trấn cần quan tâm chú trọng đến các nội dung sau: 1. Sớm triển khai thành lập mô hình quản lý dự án đủ năng lực, nhân sự theo mô hình luận văn đề xuất, ban quản lý dự án được thành lập sẽ đủ năng lực đảm nhận công tác giám sát chất lượng, tiến độ thi công dự án. không thuê tư vấn giám sát và gắn trách nhiệm của mỗi cá nhân cán bộ, viên chức với công tác quản lý chất lượng công trình, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho đơn vị tư vấn giám sát, vừa tiết kiệm được một phần kinh phí thuê tư vấn vừa đảm bảo công tác quản lý dự án chặt chẽ theo đúng các quy định hiện hành. 86 Mô hình bộ máy ban quản lý có trụ sở riêng có các phòng ban quản lý cho từng bộ phận, có các phương tiện phục vụ cho việc kiểm tra giám sát. Chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên ban quản lý phù hợp với đặc chưng của từng dự án vì thế công tác quản lý được chuyên sâu tăng hiệu quả quản lý. 2. UBND huyện, các xã, thị trấn phải hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết , các quy chế quản lý quy hoạch để việc đầu tư xây dựng hạ tầng đi theo đúng hướng, tránh việc chồng chéo, gây lãng phí nguồn kinh phí của nhà nước. 3. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng phải tiến hành cải cách hành chính, tổ chức phân cấp, phân quyền, phải có những chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư để thu hút các dự án trong và ngoài nước đầu tư về huyện. 4. Chỉ đạo tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện và quản lý xây dựng, phát hiện xử lý nghiêm các vi phạm về lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn. 87  DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chính phủ ( 2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015, Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Hà Nội 2. Chính phủ (2014), Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014, Hướng dẫn Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Hà Nội. 3. Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015, Về quản lý quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Hà Nội. 4. Nguyễn Tiến Chương (1997), Kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép, Nhà xuất bản xây dựng. 5. Nguyễn Tiến Chương (2004), Móng nhà cao tầng - Kinh nghiệm thi công nước ngoài, Nhà xuất bản xây dựng. 6. Đỗ Đình Đức, Bùi Mạnh Hùng (2012), Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 7. Quốc hội (2013), Luật số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Luật Đấu thầu, Hà Nội. 8. Quốc hội (2013), Luật số 45/2013/QH11 ngày 29/11/2005, Luật Đất đai, Hà Nội. 9. Quốc hội (2014), Luật số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Luật Xây dựng, Hà Nội. 10. Quốc hội (2014), Luật số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014, Luật Đầu tư, Hà Nội. 11. Trịnh Quốc Thắng (2013), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 12. Bùi Ngọc Toàn (2010), Quản lý dự án xây dựng: Lập và thẩm định dự án, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội. 13. UBND huyện Trực Ninh ( 2014), Quyết định số 596/2014/QĐ-UBND ngày 20/12/2014, Ban hành phân cấp phê duyệt dự án đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Trực Ninh. 88 14. UBND tỉnh Nam Định (2009), Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 06/01/2009, Ban hành quy định trách nhiệm quản lý chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Nam Định. 15. UBND tỉnh Nam Định (2014), Quyết định số 1728/2014/QĐ-UBND ngày 02/10/2014, Ban hành quy định phân cấp phê duyệt dự án đầu tư các công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. 16. UBND tỉnh Nam Định (2015), Quyết định số 1067/QĐ-UBND ngày 09/06/2015, Ban hành phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trực Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. 17. Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý (2010), Quản lý dự án công trình xây dựng, Nhà xuất bản lao động, Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan