Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thanh ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại thanh tra thành phố hà nội (luận văn thạc sĩ)

.PDF
100
180
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI BÙI MẠNH HÙNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Hà Nội - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- BÙI MẠNH HÙNG KHÓA: 2017-2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN HỮU HUẾ XÁC NHẬN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TS. ĐỖ ĐÌNH ĐỨC Hà Nội - 2019 LỜI CẢM ƠN Trước hết, học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất và chân thành đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Hữu Huế người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ học viên hoàn thành luận văn này. Học viên xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy, cô giáo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho học viên những kiến thức chuyên môn quý báu trong suốt quá trình học tập, góp phần cho học viên đủ cơ sở khoa học để hoàn thành khóa học tại trường. Xin gửi lời cảm ơn tới các đồng chí Lãnh đạo thanh tra và các đồng nghiệp tại cơ quan Thanh tra Thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tôi triển khai công việc, cung cấp tài liệu và trao đổi ý kiến trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tôi rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài nghiên cứu này với chất lượng cao hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Mạnh Hùng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Mạnh Hùng MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình vẽ Danh mục các bảng, biểu MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 * Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 2 * Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 2 * Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................ 4 1.1. Giới thiệu chung về Thanh tra Thành phố Hà Nội ................................ 4 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................. 4 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn .............................................. 5 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ................................................................. 8 1.2. Thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội ............................................................ 9 1.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản........................................................................... 9 1.2.2 Thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................... 11 1.2.3. Thực trạng việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị và các điều kiện vật chất đối với công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................................................................................................. 12 1.2.4. Thực trạng thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản .. 13 1.2.5. Thực trạng việc thực hiện kết luận thanh tra ............................... 23 1.3. Đánh giá thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội ............................................ 25 1.3.1. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra ........................................ 25 1.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ..................................................... 25 1.3.3. Việc đầu tư kinh phí, trang thiết bị và các điều kiện vật chất đối với công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản .......... 26 1.3.4. Thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................... 26 1.3.5 Việc thực hiện kết luận thanh tra.................................................. 28 1.4. Đánh giá nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội ................................................................................................................... 28 Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ....................... 32 2.1. Cơ sở khoa học về khối lượng, quản lý khối lượng và thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ........................................................... 32 2.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng cơ bản ............................... 32 2.1.2. Khái niệm về khối lượng và đo bóc khối lượng xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ bản......................................................................... 33 2.1.3. Quản lý khối lượng thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ bản........................................................................................................ 46 2.1.4. Thanh tra và thanh tra khối lượng thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ................................................................................... 49 2.2. Cơ sở pháp lý về khối lượng, quản lý khối lượng và thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản ........................................................... 50 2.2.1. Quy định của các văn bản luật liên quan đến khối lượng, quản lý khối lượng, thanh tra và thanh tra khối lượng. ...................................... 50 2.2.2. Quy định các văn bản dưới luật liên quan đến khối lượng, quản lý khối lượng, thanh tra và thanh tra khối lượng. ...................................... 55 Chương 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI. .................................... 67 3.1 Định hướng, quan điểm hoàn thiện công tác thanh tra. ....................... 67 3.1.1 Định hướng công tác thanh tra Thanh tra Thành phố Hà Nội. ...... 67 3.1.2 Quan điểm hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản. .................................................................................. 67 3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội.................... 68 3.2.1 Gải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ thanh tra. .............................................................................................. 68 3.2.2 Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra. ...................................................................... 70 3.2.3 Giải pháp đảm bảo thực hiện kết luận thanh tra. .......................... 71 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản. .................................................................................................. 72 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 86 KẾT LUẬN .................................................................................................... 86 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ TTTP Thanh tra Thành phố QLDA Quản lý dự án XDCB Xây dựng cơ bản HĐND Hội đồng nhân dân UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình vẽ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Thanh tra thành phố Hà Nội Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức Thanh tra thành phố Hà Nội đề xuất DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng 1.1 Số liệu công chức 7 phòng chuyên môn 1.2 Số liệu các cuộc thanh tra được phê duyệt từ năm 2011-2017 1.3 Biểu tổng hợp kết quả thanh tra 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, Hà Nội đã tập trung phát triển kinh tế, văn hóa và duy trì mức tăng trưởng khá với chỉ số GRDP bình quân 5 năm (nhiệm kỳ 2011-2015) tăng 9,23%, cao gấp 1,58 lần so với bình quân chung cả nước. Phát triển kinh tế luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi ngân sách thành phố để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Thanh tra là chức năng gắn liền với quản lý nhà nước, là một bộ phân không thể tách rời của quản lý. Hoạt động thanh tra có vai trò quan trọng trong việc phát hiện những sơ hở trong việc thực hiện chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời gian vừa qua Thanh tra Thành phố Hà Nội đã tiến hành thanh tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, phát hiện sai phạm, thiếu sót của chủ đầu tư và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, chỉ ra các tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, thanh tra khối lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản còn một số tồn tại, bất cập như: số cuộc thanh tra trên số dự án còn thấp, hoạt động thanh tra chưa đi vào chiều sâu, nhất là khâu thanh tra về khối lượng dẫn đến kết quả thanh tra chưa cao, các kiến nghị chưa tương xứng với mức độ sai phạm, chưa có biện pháp tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản…Trước tình hình đó, luận văn “Hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội” được thực hiện nhằm nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện với mục tiêu tăng cường và phát huy hiệu lực và hiệu quả trong công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. 2 * Mục đích nghiên cứu của đề tài - Phân tích thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác thanh tra khối lượng các dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề lý luận chung về khối lượng, quản lý khối lượng và công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. - Thời gian nghiên cứu: năm 2011 đến năm 2017 * Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là kết hợp nghiên cứu lý thuyết về công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản, tham khảo các nội dung liên quan đến đề tài và thu thập số liệu thực tế về công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học kinh tế, trong đó chủ yếu là phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê và phương pháp so sánh. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tế về khối lượng, quản lý khối lượng, thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản; Làm rõ thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. - Ý nghĩa thực tiễn: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. 3 * Cấu trúc luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, nội dung chính của Luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. - Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội. 4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA KHỐI LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Giới thiệu chung về Thanh tra Thành phố Hà Nội 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngày 23/11/1945, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban thanh tra đặc biệt, là tiền thân ngành thanh tra Việt Nam. Sắc lệnh nêu rõ: “Chính phủ sẽ lập ngay một Ban thanh tra đặc biệt, có uỷ nhiệm là đi giám sát tất cả các công việc và các nhân viên của Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Chính phủ”. Tại thành phố Hà Nội, năm 1956 Ủy ban hành chính thành phố Hà Nội đã thành lập Ủy ban Thanh tra. Với chức năng tham mưu, giúp chính quyền thành phố trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, phục vụ nhiệm vụ xây dựng chính quyền cách mạng, cơ quan Thanh tra không ngừng được củng cố và phát triển góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển thành phố; đặc biệt từ khi có Pháp lệnh Thanh tra năm 1990, Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra thành phố ngày càng được khẳng định vị trí và đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước trong giai đoạn mới. Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 quy định nhiệm vụ của các tổ chức thanh tra nhà nước là: “thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, kế hoạch nhà nước của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, trừ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan Điều tra, Kiểm sát, Toà án và việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm hợp đồng kinh tế của cơ quan trọng tài kinh tế”. 5 Luật Thanh tra năm 2004 và Luật Thanh tra năm 2010 khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra nhà nước: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Năm 2008, địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội điều chỉnh theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội mở rộng bao gồm tỉnh Hà Tây. Từ đó cơ quan TTTP Hà Nội và thanh tra tỉnh Hà Tây sát nhập lại thành cơ quan TTTP Hà Nội. 1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn TTTP Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. TTTP có nhiệm vụ, quyền hạn: a, Về thanh tra: - Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện chương trình, KHTT của Thanh tra huyện, quận, thị xã thuộc Thành phố, Thanh tra sở; ngành; - Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của UBND huyện, quận, thị xã, của cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố; thanh tra vụ việc phức tạp có liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, UBND huyện, quận, thị xã thuộc Thành phố; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định thành lập và các cơ quan, đơn vị khác theo kế hoạch được duyệt hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; 6 - Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch UBND thành phố giao; - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chánh TTTP và của Chủ tịch UBND thành phố; - Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra quận, huyện, thị xã khi cần thiết; - Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch UBND thành phố giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra huyện, quận, thị xã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; - Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, UBND huyện, quận, thị xã khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố. b, Về giải quyết khiếu nại, tố cáo: - Hướng dẫn UBND huyện, quận, thị xã, các cơ quan, đơn vị thuộc UBND Thành phố thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc theo quy định; - Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện pháp để làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Chủ tịch UBND thành phố; 7 - Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thành phố khi được giao; - Xem xét, kết luận việc giải quyết tố cáo mà Chủ tịch UBND huyện, quận, thị xã, Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị Chủ tịch UBND thành phố xem xét, giải quyết lại theo quy định; - Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo của Chủ tịch UBND thành phố; - Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. c, Về phòng, chống tham nhũng: - Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng của các sở, ban, ngành, UBND huyện, quận, thị xã và các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố; - Phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng; - Tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập của Thành phố; định kỳ báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ; - Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. d, Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao và theo quy định của pháp luật. [15,17] 8 1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy TTTP Hà Nội có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, cụ thể như sau: a, Lãnh đạo TTTP Hà Nội: Chánh Thanh tra là người đứng đầu cơ quan TTTP Hà Nội, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, trước Chủ tịch UBND Thành phố và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của TTTP Hà Nội. Các Phó Chánh Thanh tra có nhiệm vụ sau: - Là người giúp việc Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra phân công phụ trách một số phòng chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. - Khi Chánh Thanh tra vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra được Chánh Thanh tra ủy nhiệm điều hành các hoạt động của TTTP Hà Nội. Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Thanh tra Thành phố Chánh thanh tra Phó Chánh thanh tra Phó Chánh thanh tra Phó Chánh thanh tra Phó Chánh thanh tra Phòng Thanh tra 2, 5 Phòng Thanh tra 3, 6 Phòng Thanh tra 4, Văn phòng Phòng Thanh tra 1, Phòng Giám sát, Phòng phòng chống tham nhũng 9 b, Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: - Văn phòng: Giúp Chánh Thanh tra về công tác tổng hợp, hành chính, văn thư, lưu trữ, tài chính, quản trị, phục vụ đảm bảo các hoạt động của cơ quan TTTP, công tác tổ chức cán bộ, thi đua – khen thưởng, pháp chế, tiếp dân; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. - Phòng Thanh tra phòng, chống tham nhũng: Giúp Chánh Thanh tra quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thanh tra về phòng, chống tham nhũng; giải quyết tố cáo liên quan đến tham nhũng theo quy định của pháp luật; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. - Phòng Giám sát, kiểm tra và xử lý sau thanh tra: Giúp Chánh Thanh tra giám sát, kiểm tra hoạt động đoàn thanh tra của TTTP; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của TTTP và của Chủ tịch UBND thành phố; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. - Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1, 2, 3, 4, 5, 6: Giúp Chánh Thanh tra quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi được phân công phụ trách; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao. [15,17] 1.2. Thực trạng công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại Thanh tra Thành phố Hà Nội 1.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra khối lượng dự án đầu tư xây dựng cơ bản Hiện nay, TTTP Hà Nội có 9 phòng chuyên môn với 120 công chức. Công chức ở cơ quan TTTP Hà Nội được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau, như: chuyên ngành luật, chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành xây 10 dựng… Công tác thanh tra các dự án đầu tư XDCB do Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo 1, 2, 3, 4, 5, 6 và phòng Giám sát (phòng thanh tra 7 chuyển thành từ năm 2015) tiến hành thanh tra, từ năm 2016 phòng Giám sát không tiến hành thanh tra (sau đây gọi tắt là Phòng Thanh tra 1, 2, 3, 4, 5, 6). Số lượng công chức ở 7 phòng thanh tra hiện nay là 82, nhưng số lượng công chức có chuyên ngành xây dựng hoặc kinh tế xây dựng chiếm tỷ lệ ít. Biểu 1.1 Số lượng công chức 7 phòng chuyên môn S TT Phòng thanh tra Số công chức Công chức chuyên ngành xây dựng, kinh tế xây dựng Tỷ lệ % 1 1 11 1 9,1 2 2 14 2 14,3 3 3 13 3 23,1 4 4 12 1 8,3 5 5 12 2 16,7 6 6 12 2 16,7 7 Giám sát (7) 8 1 12,5 82 12 14,6 Tổng Khi tiến hành công tác thanh tra các dự án đầu tư XDCB, trong đó có công tác thanh tra khối lượng, công chức ở 7 phòng thanh tra đều tham gia đoàn thanh tra. [11]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan