Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Kiến trúc xây dựng Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng quản lý đô thị, th...

Tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng quản lý đô thị, thành phố phúc yên (luận văn thạc sĩ)

.PDF
110
239
147

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI CAO ĐỨC THẮNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH HÀ NỘI – 2019 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI CAO ĐỨC THẮNG KHÓA 2017 - 2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN CÔNG KHỐI HÀ NỘI - 2019 3 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và sự tận tình giảng dạy của các thầy, cô trong suốt quá trình học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Công Khối đã hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, tạo điều kiện của UBND thành phố, Phòng quản lý đô thị và các phòng, ban trong việc thu thập số liệu và các tài liệu để nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Cao Đức Thắng 4 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này do chính tôi nghiên cứu. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2019 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Cao Đức Thắng 5 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Dang mục các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Ý nghĩa khoa học của Đề tài Cấu trúc của luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN 1.1. Thành phố Phúc Yên 1.1.1. Sự hình thành và phát triển 1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên 1.1.3. Đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội 1.2. Phòng Quản lý đô thị - thành phố Phúc Yên 1.2.1. Tình hình hoạt động tại phòng Quản lý đô thị (số cán bộ, máy móc, trang thiết bị, phần mềm áp dụng,…) 1. 2.2. Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý đô thị 1.2.3. Mối quan hệ công tác 1.3. Tình hình đầu tư xây dựng sử dụng trên địa bàn thành phố Phúc Yên 1.3.1. Tình hình đầu tư xây dựng giai đoạn 2016 - 2020 1.3.2. Nguyên tắc phân bổ vốn giai đoạn 2016 - 2020 1.4. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị 1.4.1. Tình hình công tác thẩm định các dự án đầu tư xây sử dụng 1 1 2 2 3 3 3 3 5 5 5 7 9 9 9 11 11 12 12 13 14 14 6 vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016 - 2018 1.4.2. Phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng 1.4.3. Thực trạng quy trình, thời gian thẩm định 1.4.4. Thực trạng năng lực cán bộ 1.4.5. Thực trạng công tác phối hợp của các đơn vị liên quan trong công tác thẩm định 1.4.6. Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác thẩm định 1.4.7. Thực trạng phương pháp thẩm định 1.4.8. Thực trạng thẩm định các nội dung của DADTXD 1.4.9. Thực trạng về cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thẩm định 1.5. Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng của phòng Quản lý đô thị 1.5.1. Kết quả đạt được 1.5.2. Tồn tại, hạn chế 1.5.3. Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 2.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1. Khái niệm về đầu tư 2.1.2. Khái niệm Dự án đầu tư 2.1.3. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng 2.1.4. Phân loại và phân cấp dự án đầu tư xây dựng 2.1.5. Lập dự án đầu tư xây dựng 2.2. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng 2.2.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu, của công tác thẩm định DADTXD 2.2.2. Vai trò của thẩm định dự án đầu tư xây dựng 2.2.3. Nguyên tắc thẩm định dự án đầu tư xây dựng 2.2.4. Nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng 2.2.5. Các phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng 2.2.6. Hồ sơ và thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 2.2.7. Trình tự thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình 15 16 19 21 21 23 23 27 28 28 28 29 31 31 31 31 32 32 46 47 47 51 52 53 54 58 60 7 2.2.8. Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. 2.2.9. Các quy định khác có liên quan đến công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 2.3. Thẩm tra dự án đầu tư xây dựng 2.4. Quy định hiện hành có liên quan 2.4.1. Một số văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành chuyên ngành ban hành. 2.4.2. Văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ PHÚC YÊN 3.1. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình của phòng Quản lý đô thị trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng chức năng nhiệm vụ và cơ cấu ề nhân sự của phòng Quản lý đô thị trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.1.2. Mục tiêu của phòng Quản lý đô thị trong công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng của phòng Quản lý đô thị trong thời gian tới. 3.2.1. Hoàn thiện quy trình công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.2.2. Hoàn thiện về phân cấp thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình. 3.2.3. Hoàn thiện chất lượng của đội ngũ làm công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.2.4. Hoàn thiện về hệ thống cơ sở thông tin, dữ liệu phục vụ công tác thẩm định. 3.2.5. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.2.6. Hoàn thiện về phương pháp thẩm định dự án đầu tư xây dựng. 3.2.7. Một số giải pháp khác để hoàn thiện 3.3. Đề xuất cơ quan thẩm quyền để thực hiện các giải pháp 61 64 64 65 65 66 68 68 68 69 71 71 77 78 79 81 84 85 89 8 3.3.1. Về số lượng và chất lượng nhân sự 3.3.2. Cơ chế và chính sách KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ………………………………… KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 89 93 93 94 9 MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Để góp phần quản lý tốt hoạt động đầu tư và xây dựng cần thiết phải quản lý tốt công tác chuẩn bị đầu tư trong đó có lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một yêu cầu không thể thiếu và là cơ sở để quyết định đầu tư. Thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một công cụ quản lý góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng. Nghị định 59/2015/NĐCP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng đã quy định cụ thể về thẩm quyền, nội dung, hồ sơ và quy trình thẩm định dự án nhằm kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng theo nguyên tắc tiền kiểm của Nhà nước. Thẩm định dự án được tiến hành đối với tất cả các dự án thuộc mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế như: Vốn trong nước, vốn nước ngoài, vốn ngân sách Nhà nước (vốn của các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA) và vốn của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên, yêu cầu thẩm định đối với các dự án này khác nhau, tùy thuộc vào quy mô, tính chất, nguồn vốn và các chủ thể có thẩm quyền thẩm định. Ngân sách Nhà nước là một nguồn vốn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để hiệu quả sử dụng nguồn vốn này đúng mục đích, hợp lý,…công tác thẩm định đánh giá các dự án đầu tư xây dựng là rất quan trọng. Phúc Yên đã được công nhận là thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tại Nghị quyết số 484/NQ- UBTVQH14 ngày 07/02/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Giai đoạn tới đây, tỉnh Vĩnh Phúc, cũng như thành phố Phúc Yên đặc biệt quan tâm, tập trung, ưu tiên nguồn lực cho đầu tư xây dựng; sẽ có nhiều dự án đầu tư về hạ tầng kỹ thuật - xã hội đô thị được thực hiện nhằm đáp ứng, hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn về đô thị. 10 Phòng Quản lý đô thị với tư cách là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về Quy hoạch xây dựng, kiến trúc, hoạt động đầu tư xây dựng luôn chú trọng tới công tác thẩm định, làm cơ sở quan trọng để Chủ tịch UBND các xã, phường, UBND thành phố xem xét quyết định đầu tư các dự án. Công tác thẩm định phải kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, tính hợp lý, mức độ chuẩn xác nhiều nội dung của dự án được trình bày, giúp cho việc lựa chọn những dự án có hiệu quả, có tính khả thi cao. Việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng là một trong những yêu cầu cần thiết. Qua quá trình làm việc tại phòng Quản lý đô thị thành phố Phúc Yên được tiếp cận, kiểm tra hồ sơ, thủ tục pháp lý các dự án đầu tư xây dựng, học viên nhận thấy công tác thẩm định các dự án đầu tư trên địa bàn còn tồn tại một số hạn chế, bất cập, cần hoàn thiện: Chưa ban hành quy trình thẩm định cụ thể; nhiều dự án thẩm định bị chậm muộn, nhầm lẫn đơn giá khối lượng; chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh tài chính, kinh tế, một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần, thực hiện dở dang,... Từ những lý do nêu trên, tôi đã tập trung, đi sâu tìm hiểu công tác thẩm định đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên”. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu về công tác thẩm định các dự án đầu tư xây dựng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định do phòng Quản lý đô thị thực hiện. Nghiên cứu và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về công tác thẩm định các thủ tục, văn bản dự án đầu tư xây dựng. 11 Mục tiêu nghiên cứu. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Phân tích thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị. Đề xuất biện pháp để hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Các dự án đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 10 tỷ (chỉ yêu cầu lập Báo cáo KT - KT), thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Phúc Yên [20, Đ1]. Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định dự án từ giai đoạn phê duyệt chủ trương đầu tư đến giai đoạn phê duyệt DA ĐTXD. Phương pháp nghiên cứu. Phân tích hệ thống để kết hợp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn liên quan đến chất lượng công tác thẩm định DA ĐTXD. Phương pháp chuyên gia và tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của những người đã thực hiện thẩm định DA ĐTXD. Thu thập tài liệu, điều tra thực tế, xử lý thông tin. Phân tích tổng hợp, so sánh, đúc rút kinh nghiệm, đề xuất giải pháp. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài. - Ý nghĩa về mặt khoa học: Hệ thống lý luận cơ bản về công tác thẩm định DA ĐTXD, vận dụng để hoàn thiện công tác thẩm định DA ĐTXD tại phòng Quản lý đô thị thành phố Phúc Yên. - Ý nghĩa thực tiễn: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định DA ĐTXD tại phòng Quản lý đô thị trong các giai đoạn tiếp theo; là mô hình nhân rộng đối với các huyện, thành, thị khác trên 12 địa bàn tỉnh. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn có cấu trúc 03 chương: Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên. Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự án đầu tư xây dựng và thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Chương III: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng tại phòng Quản lý đô thị, thành phố Phúc Yên. 13 NỘI DUNG CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DA ĐTXD TẠI PHÒNG QUẢN LÝ ĐÔ THỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC. 1.1. Thành phố Phúc Yên [18]. 1.1.1. Sự hình thành và phát triển. - Ngày 31/10/1905, toàn quyền Bờ - Rô - Ni ký quyết định thành lập thị xã Phúc Yên gồm phạm vi đất của 3 làng Đạm Xuyên, Tháp Miếu và Tiền Châu. Đô thị Phúc Yên được hình thành từ đó. - Trong kháng chiến chống Pháp, Phúc Yên chuyển thành thị trấn rồi được tái lập thành thị xã vào thời điểm ngày 01/02/1955. Qua nhiều lần thay đổi đến ngày 01/01/2004, Phúc Yên được tái lập và mở rộng, là thị xã thuộc tỉnh Vĩnh Phúc theo Nghị định số 153/NĐ- CP ngày 9/12/2003 của Chính phủ. - Phúc Yên được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh vào tháng 01/2013 theo Quyết định số 93/QĐ-BXD ngày 21/01/2013 của Bộ Xây dựng; trở thành thành phố vào thời điểm ngày 07/02/2018, theo Nghị quyết số 484/NQ- UBTVQH14 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Thành phố Phúc Yên là đô thị lớn thứ 2 của Vĩnh Phúc được thành lập từ rất sớm (năm 1905), có vị trí địa chính trị rất quan trọng trong tỉnh, vùng núi phía Bắc cũng như trong vùng thủ đô Hà Nội. Được xác định trong quy hoạch vùng Thủ đô hỗ trợ cho Thủ đô trong các lĩnh vực đào tạo, phát triển đô thị, dịch vụ du lịch và thương mại, nhằm tránh tập trung quá tải về thủ đô, các đô thị quanh Hà Nội (như Vĩnh Yên, Phúc Yên, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai..) cần phát triển và liên kết để hình thành nên hành lang tăng trưởng bao quanh Hà Nội thì Phúc Yên đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi đô thị trên. 14 Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch sử dụng đất [18]. Hình 1.2: Sơ đồ mối quan hệ đô thị Phúc Yên trong hệ thống đô thị Vĩnh Phúc [18] 15 1.1.2. Vị trí địa lý và đặc điểm điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý: Thành phố Phúc Yên nằm ở phía Đông Nam tỉnh Vĩnh Phúc, có tuyến Quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua; cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km, cách thành phố Hà Nội 30 km. Địa giới hành chính được xác định như sau: - Phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội; - Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên; - Phía Nam giáp huyện Mê Linh; - Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên. Thành phố Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần với thủ đô Hà Nội, các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện: quốc lộ 2, quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, có đường cao tốc xuyên Á đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh Trung Quốc. Điều kiện tự nhiên: Thành phố Phúc Yên có tổng diện tích là 12.029,55ha; có 10 đơn vị hành chính (trong đó có 08 phường là Hùng Vương, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Phúc Thắng, Xuân Hòa, Đồng Xuân, Tiền Châu, Nam Viêm và 02 xã là Cao Minh, Ngọc Thanh). Thành phố Phúc Yên, có địa hình đa dạng, có cả nông thôn và đô thị, có vùng đồi rừng, bán sơn địa, vùng đồng bằng, có hồ Đại Lải diện tích 525 ha bước đầu đã định hình là khu du lịch; ngoài ra còn có các đầm hồ khác như đầm Láng, đầm Rượu, sông Cà Lồ,... có thể phát triển các loại hình du lịch vui chơi giải trí, du lịch thắng cảnh, du lịch sinh thái, kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Phường Tiền Châu và Nam Viêm có địa hình tương đối bằng phẳng, quỹ đất dồi dào, thuận lợi để xây dựng, phát triển đô thị. Thành phố Phúc Yên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ bình quân năm là 23oC, có nét đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều mùa hè, 16 hanh khô, lạnh kéo dài về mùa đông. Khí hậu tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp đa dạng. Nhiệt độ không khí có đặc trưng sau: Cực đại trung bình 20,5; Cực đại tuyệt đối 41,6o C; Cực tiểu tuyệt đối 3,1o C. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 83%, độ ẩm cực tiểu tuyệt đối là 16%. Nhìn chung, thời tiết trên địa bàn thành phố có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình một số nơi trũng, thấp gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao. Hình 1.3. Bản đồ hành chính thành phố Phúc Yên [18]. 17 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thành phố Phúc Yên liên tục đạt mức cao, đạt bình quân là 11,29%/năm (giai đoạn 2016 - 2017). Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn tỉnh, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Năm 2017, giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 80.394,9 tỉ đồng, trong đó: Sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 74.023,3 tỷ đồng (Trên địa bàn có nhiều doanh nghiệp lớn của nước ngoài như Toyota, Honda,...), giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn chiếm trên 80% toàn tỉnh), thương mại dịch vụ đạt 5.980 tỷ đồng, nông lâm thủy sản đạt 391,6 tỷ đồng. Cụ thể cơ cấu kinh tế của thành phố như sau: - Thương mại - Dịch vụ: 7,44%; - Công nghiệp - xây dựng: 92,07%; - Nông, lâm nghiệp: 0,49%; Nhìn chung, thành phố Phúc Yên đã có những bước thay đổi đáng kể về cơ cấu ngành và đang từng bước xây dựng, điều chỉnh sự phát triển các ngành phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. - Năm 2017, tổng thu ngân sách trên địa bàn là 15.772 tỷ đồng; trong đó thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 12.000 tỷ đồng, thuế xuất nhập khẩu là 2.941 tỷ đồng. Chi ngân sách địa phương là 420,5 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư phát triển là 145.5 tỷ đồng. Tỷ lệ hộ nghèo đô thị chỉ còn 2%. 1.2. Phòng Quản lý đô thị - thành phố Phúc Yên. 1.2.1. Tình hình hoạt động tại phòng Quản lý đô thị. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, kỷ luật các chức danh Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc phòng Quản lý đô thị do Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật và quy trình bổ nhiệm cán bộ. 18 Biên chế công chức, số lượng người làm việc của phòng Quản lý đô thị được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, biên chế sự nghiệp của thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Việc bố trí sử dụng công chức, viên chức của phòng phải phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, viên chức và vị trí việc làm theo quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn và hoạt động có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức: Phòng quản lý đô thị có 08 đồng chí, gồm: Đồng chí Trưởng phòng, 02 đồng chí Phó trưởng phòng, 01 công chức, 02 viên chức và 02 đồng chí hợp đồng. Trưởng phòng phụ trách chung. Các phó Trưởng phòng phụ trách các lĩnh vực chuyên môn do Trưởng phòng giao. Các chuyên viên làm việc thông qua sự chỉ đạo của Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng. Cơ cấu của phòng thể hiện theo sơ đồ: TRƯỞNG PHÒNG Phụ trách chung PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Phụ trách các lĩnh vực đc giao PHÓ TRƯỞNG PHÒNG Phụ trách các lĩnh vực đc giao CÁC CHUYÊN VIÊN CÁC CHUYÊN VIÊN Hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phòng Quản lý đô thị. Máy móc trang thiết bị: Được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ công việc. Mỗi thành viên đều sử dụng riêng 01 máy tính để bàn. 19 Áp dụng các phần mềm trong công việc: Word, Excel, Google map, Autocad, Nova, G8,... 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ. Chức năng: Phòng Quản lý đô thị là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị (bao gồm: Cấp nước, thoát nước đô thị, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; quản lý xây dựng ngầm đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị); nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố; giao thông vận tải và các lĩnh vực khác được giao theo quy định của pháp luật. Phòng Quản lý đô thị có con dấu, có tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của Phòng Quản lý đô thị gồm 22 nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có: Tổ chức lập, thẩm định, trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng hoặc để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Thực hiện thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 1.2.3. Mối quan hệ công tác. Đối với Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành: Phòng Quản lý đô thị 20 chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở chuyên ngành; thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo tình hình hoạt động của phòng theo quy định. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố: Chấp hành sự chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao; kịp thời báo cáo những khó khăn, vướng mắc và đề xuất biện pháp giải quyết trong quá trình thực thi nhiệm vụ đồng thời tuân thủ quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố. Đối với các phòng, Ban, Ngành cấp huyện: Là mối quan hệ cùng cấp, phối hợp thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý về chuyên môn trên tinh thần hợp tác nhằm phục vụ cho sự phát triển chung của tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao. UBND các xã, phường: Phòng Quản lý đô thị phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường xây dựng quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển về lĩnh vực xây dựng trên địa bàn và triển khai hướng dẫn tổ chức thực hiện. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức làm công tác xây dựng cho các huyện, thị xã, thành phố. Ủy ban nhân dân xã, phường bố trí cán bộ chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về xây dựng; đồng thời, thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. 1.3. Tình hình đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Phúc Yên. 1.3.1. Tình hình đầu tư xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 [21]. Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố gồm: 146 công trình với tổng nhu cầu vốn khoảng 1.490 tỷ đồng (chưa kể dự phòng) trong đó: - Nguồn NSTW khoảng 150 tỷ đồng - Nguồn NS tỉnh khoảng 663,871 tỷ đồng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan