Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NHA TRA...

Tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NHA TRANG

.PDF
6
399
87

Mô tả:

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NHA TRANG
Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK - CHI NHÁNH NHA TRANG CREDIT RISK MANAGEMENT IMPROVEMENT AT VIETCOMBANK - NHA TRANG BRANCH Trần Đình Trung1, Phan Thị Dung2 Ngày nhận bài: 13/11/2012; Ngày phản biện thông qua: 30/11/2012; Ngày duyệt đăng: 15/3/2013 TÓM TẮT Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một ngân hàng thương mại (NHTM) đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện cam kết quốc tế theo lộ trình hội nhập, các NHTM Việt Nam buộc phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường và minh bạch hơn trong điều kiện cạnh tranh trực tiếp với các NHTM nước ngoài có trình độ công nghệ hiện đại và năng lực tài chính vượt trội. Do vậy để đứng vững trong môi trường cạnh tranh đầy thành thức đòi hỏi các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phải tiếp tục thực hiện chương trình tái cơ cấu về tổ chức và hoạt động, hướng ngân hàng hoạt động an toàn hiệu quả và bền vững. Muốn vậy, điều quan trọng là phải đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm nghiên cứu áp dụng các mô hình quản trị rủi ro của NHTM hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế, không ngừng nâng cao năng lực quản trị rủi ro của chính mình, bảo đảm hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Nha Trang, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi to tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang. Từ khóa: rủi ro, tín dụng, quản trị, vietcombank ABSTRACT With the aim to develop a model of a commercial bank to meet international standard which is modern, sustainable. Especially, because of global integration, the competitiveness in banking system is drastic and complicated. Therefore, be sustainable in business, all commercial banks in general and Vietcombank in particular should restructure the organization and be safe in all activities. So the most importance is that we have to evaluate strengths, weaknesses in credit risk management to manage effectively all of them. This research aims to evaluate the current situation of credit risk management at Vietcombank Nha Trang and to propose some suggested solutions in order to improve it in the best way. Keywords: credit, risk, management, vietcombank I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thực tiễn hoạt động của các NHTM Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, điển hình như: việc đổ vỡ hàng loạt quỹ tín dụng, ngân hàng thương mại cổ phẩn (NHTMCP) của những năm trước năm 2005. Thêm vào đó, nhìn vào kết cấu tài sản của các NHTM Việt Nam chúng ta nhận thấy: tài sản sinh lời là các khoản cấp tín 1 2 dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một số NHTM tỷ lệ này lên đến 80%. Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các ngân hàng thương mại tại thành phố Nha Trang cũng đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mới. Chính vì vậy, tín dụng luôn được đánh giá là một trong những các loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, vì vậy vấn đề quản lý rủi ro tín dụng là một vấn đề được các NHTM Việt Nam quan tâm hàng đầu. Do đó, rủi ro tín dụng luôn mang tính Trần Đình Trung: Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh 2009 - Trường Đại học Nha Trang TS. Phan Thị Dung: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG O 189 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 thời sự và những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, để đánh giá một cách thấu đáo hơn về bản chất của lĩnh vực tín dụng từ đó có những nhận xét chính xác về những ưu điểm cũng như khiếm khuyết từ chính những cán bộ đang làm công tác tín dụng. Từ đó, mỗi cán bộ tín dụng cần trau dồi đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực và lòng đam mê nghề nghiệp. Nhằm khắc phục những cái chưa hoàn thiện, bổ sung những điểm còn khiếm khuyết… để hoàn thành tốt công việc của chính bản thân mình. Về phía mỗi NHTM sẽ có cách nhìn nhận những nguyên nhân đã xảy ra cũng như còn tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng mình, nhằm có những chính sách, biện pháp chẫn chỉnh kịp thời và khắc phục những rủi ro đã xảy ra một cách tốt nhất. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng: Rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng. Phạm vi nghiên cứu: Rủi ro tín dụng và công tác quản lý rủi ro tín dụng qua các năm (2009 - 2011) tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Ghi nhận các ý kiến, nhận định của các cán bộ tín dụng thông qua điều tra khảo sát ý kiến nhận định về nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng. Phương pháp chuyên gia: Trao đổi khảo sát ý kiến, kinh nghiệm với các cán bộ tín dụng công tác tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang và các cán bộ công tác trong ngành tài chính, ngân hàng nói chung trên địa bàn thành phố Nha Trang. Để đánh giá rủi ro tín dụng tác giả sử dụng các chỉ tiêu như: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh, hệ số thanh toán dài hạn, nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời, tài sản bảo đảm… với tên gọi các chỉ tiêu phần nào đã nói lên ý nghĩa của các chỉ tiêu này. Dựa vào các số liệu thực tế tổng hợp được, kết quả điều tra khảo sát và các ý kiến nhận định của các cán bộ tín dụng, tác giả sử dụng các phương pháp lý thuyết thống kê, đối chiếu, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang, tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong những năm qua hoạt động ngân hàng của Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang đã có nhiều khởi sắc trong đó có sự đóng góp của công tác tín dụng. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được như tốc độ tăng trưởng tín dụng luôn cao và ổn định, quy mô khách hàng được mở rộng, niềm tin của các khách hàng vào ngân hàng được củng cố và ngày càng phát triển… thì ngân hàng cũng thực sự phải đối mặt với vấn đề rủi ro tín dụng. Việc khảo sát đánh giá hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang qua các năm 2009, 2010 và 2011 đã phần nào cho thấy thực tiễn những mặt mạnh và điểm yếu trong công tác tín dụng tại ngân hàng. 1. Tình hình phân loại nợ và trích lập dự phòng: Để phản ánh đúng chất lượng dư nợ tín dụng theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, Vietcombank Chi nhánh Nha Trang đã thực hiện nghiêm túc QĐ 493/2005/QĐ về phân loại nợ xấu của NHNN đối với các khoản dư nợ hiện hành. Bảng 1. Tình hình nợ và lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tổng dư nợ Nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1) Nợ cần chú ý (nhóm 2) Nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) Nợ nghi ngờ (nhóm 4) Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) Số nợ không đủ tiêu chuẩn có TSBĐ Tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ (%) Dự phòng rủi ro 1.102.197 999.635 78.136 9.984 6.502 7.940 22.467 2,22 -18.151 Phát sinh trong kỳ Tăng Giảm 3.957.565 3.931.531 26.263 3.503.307 3.503.307 8.618 3.872 4.611 4.235 2010 1.573.596 1.444.999 104.399 5.373 2.267 16.558 18.595 1,54 -35.292 Nguồn: Báo cáo phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại Vietcombank - CN Nha Trang 190 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG Phát sinh trong kỳ Tăng Giảm 4.355.086 4.344.850 4.547 4.226.241 4.223.608 5.689 8.485 2.388 244 2011 1.702.441 1.566.241 108.946 2.985 2.023 22.247 27.080 1,60 -38.316 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 Từ các bảng số liệu tổng hợp về tình hình nợ xấu và xử lý nợ xấu, có thể nhận thấy, nợ xấu phát sinh trong năm của Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang qua các năm có biến động theo chiều hướng tăng về tổng số, tuy nhiên về tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ có giảm trong năm 2010 và tăng nhẹ trong năm 2011, cụ thể tỷ lệ nợ không đủ tiêu chuẩn đến hết năm 2011 chỉ còn 1,60% tổng dư nợ < 3% so với quy định của ngân hàng nhà nước. Điều này cho thấy, các năm gần đây hoạt động cho vay vốn và quản lý rủi ro tín dụng ở Vietcombank Chi nhánh Nha Trang đã có bước chuyển biến rõ rệt, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu xướng mức thấp nhất trong các năm. 2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng Thực tiễn hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua luôn tiềm ẩn rủi ro và việc quản trị rủi ro tín dụng của toàn hệ thống được quản lý ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực của quốc tế. Tuy nhiên rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, do đó để tăng trưởng tín dụng đi kèm với quản lý chất lượng tín dụng thì yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý chặt chẽ và giảm bớt tỷ lệ tổn thất về tín dụng, đảm bảo hoạt động tín dụng được an toàn hiệu quả. Hiện nay có nhiều mô hình quản trị rủi ro tín dụng được các ngân hàng thương mại đang áp dụng như: mô hình quản trị Basel, mô hình 6C, mô hình xếp hạng Moody & Standard Poor... Tuy nhiên, xuất phát từ quy mô và năng lực thực tiễn, Vietcombank Chi nhánh Nha Trang đang áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng sau: Hoạch định chiến lược Hệ thống tín điểm và xếp hạng tín dụng Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm ẩn Rủi ro tín dụng Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng Cơ cấu tổ chức quản trị tín dụng Xây dựng các chính sách và quy trình TD Giám sát và kiểm tra quy trình tín dụng Hình 1. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang - Công tác hoạch định chiến lược: Tại Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang, dịp đầu năm ngân hàng vẫn định kỳ tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá hoạt động kinh doanh năm trước và đề xuất mục tiêu biện pháp cho năm tiếp theo. Về chiến lược về quản trị rủi ro (QTRR) thường mang tính dài hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế Vietcombank Chi nhánh Nha Trang mới chỉ dừng lại ở việc lập một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm chứ cũng chưa có được chiến lược rủi ro dài hạn. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. - Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm ẩn: Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang rủi ro chủ yếu được nhận dạng khi đã có những dấu hiệu hay biểu hiện nào đó, hay khi rủi ro đã xảy ra hoặc đã nhìn thấy được nguy cơ. Còn việc nhận dạng rủi ro trong tương lai hay dự đoán rủi ro thực chất chỉ là những phân tích sơ bộ và đưa ra các dự báo chung chung bởi lẽ ngân hàng hiện chưa áp dụng một kỹ thuật cảnh báo và phòng chống rủi ro hiệu quả. Rủi ro thường chỉ được phân tích một cách định tính chứ để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực hiện được, vì ngân hàng chưa áp dụng được các phương pháp đo lường hiện đại nên chỉ tiến hành phân tích thông qua các báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ tiêu để xác định nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm tìm biện pháp tác động để hạn chế tổn thất của những rủi ro đó - Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng: Chính sách và quy trình cho vay của Vietcombank do hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, trong khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước và thực tiễn hoạt động của từng chi nhánh. Nội dung của chính sách được soạn thể trên cơ sở: Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng nhà nước ban hành, Quy chế cho vay do ngân hàng nhà nước VN ban hành, Chiến lược, định hướng phát triển của Vietcombank trong từng thời kỳ cụ thể. - Công tác giám sát và kiểm tra tín dụng: Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang luôn chú trọng TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG O 191 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, nâng cao năng lực bộ phận kiểm soát nội bộ của luân chuyển vị trí công tác hoặc buộc thôi việc. ngân hàng và hiểu rằng để làm tốt công việc quản - Hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng: lý rủi ro thì phải làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ giúp cho nội bộ. Ngân hàng liên tục đào tạo các kỹ năng cho Vietcombank trong việc phát hiện nợ xấu phát sinh bộ phận kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra xét đến từng khách hàng, xác định rõ nguyên nhân duyệt. Ngoài ra, còn đặt ra các tình huống khó để phát sinh nợ xấu xuất phát từ năng lực tài chính cán bộ kiểm toán thử nhằm nâng cao năng lực, kinh của khách hàng hay từ những rủi ro vĩ mô và đánh nghiệm trong công tác phòng ngừa rủi ro. giá khả năng trả nợ của khách hàng. Trên cơ sở - Bộ máy tổ chức: Bộ máy tổ chức tại ngân đó Vietcombank đưa ra được các biện pháp xử lý hàng được xây dựng trên định hướng chung của nợ xấu phù hợp để nâng cao chất lượng tín dụng. Vietcombank và quy mô chi nhánh tại địa phương. Là ngân hàng tiên phong trong xây dựng hệ thống Hiện nay, ngân hàng có 1 giám đốc, 2 phó giám xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ theo điều đốc, 10 phòng chuyên môn, 6 phòng giao dịch trên 7 QĐ493 là cơ sở để hướng hoạt động của ngân địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Mỗi phòng ban đều có sự hàng theo các chuẩn mực quốc tế, chia sẻ những phân công phân nhiệm cụ thể theo chức năng từng kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện đối phòng và hoạt động dưới sự điều hành 1 trưởng với các NHTM Việt Nam. phòng, 1 phó phòng. Tất cả các phòng ban đều hoạt Việc phân loại nợ theo điều 7 sẽ đánh giá toàn động dựa trên định hướng chung và điều hành của bộ năng lực tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng giám đốc. của khách hàng, thay vì phân loại nợ theo điều 6 - Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín trước đây chỉ đánh giá khả năng trả nợ từng khoản dụng: Trong thời gian qua, công tác quản lý cán bộ vay riêng lẻ. tín dụng chỉ mới dừng ở khẩu kiểm tra giám sát tuân Từ các phân tích về cách thức tổ chức cũng thủ quy trình tín dụng. Mỗi cán bộ và trưởng phó như thực hiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng phòng phụ trách sẽ chịu trách nhiệm chính cho hồ có thể thấy một điều là quản trị rủi ro tín dụng tại sơ mình cho vay và thu hồi nợ, chứ chưa có các Vietcombank - Chi nhánh Nha Trang mới ở giai đoạn phòng ban hay cán bộ trực tiếp làm công tác thu hồi sơ khai và còn tồn tại nhiều bất cập. Chúng ta cần nợ xử lý nợ quá hạn. Theo quy định trong nội bộ, có những giải pháp thích hợp nhằm quản lý rủi ro mỗi cán bộ khi có nợ xấu chiếm tỷ lệ >3% tổng dư tín dụng trong giới hạn cho phép, hạn chế tối đa rủi nợ đang quản lý sẽ tạm dừng công tác cho vay và ro phát sinh, góp phần phát triển tín dụng bền vững. tập trung thu hồi nợ, đồng thời hưởng lương cơ bản Những vấn đề còn tồn tại do nhiều nguyên và chỉ được nhận lại các khoản phụ cấp khác sau nhân cả khách quan và chủ quan nhưng nhìn chung khi nợ quá hạn giảm <3%. bước đầu đã phát huy được điểm mạnh, ngoài ra Đối với một số trường hợp có dấu hiệu tiêu cực, cũng bộc lộ những điểm yếu cần khắc phục đúc rút sau khi đưa ra hội đồng kỷ luật xem xét sẽ có hình kinh nghiệm. thức kỷ luật đúng theo sự việc diễn ra, có thể từ hình 3. Những mặt đạt được và hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng QTRR tín dụng Công tác hoạch định chiến lược Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm ẩn Xây dựng chính sách và quy trình tín dụng ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU - Được tổ chức thường xuyên định kỳ hàng năm. - Định hướng dựa trên sự tổng hợp hoạt động trong kỳ của các phòng ban. - Đúc rút kinh nghiệm, phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu thực tại. - Chỉ mang tính ngắn hạn nên dễ bị thay đổi khi gặp biến động không dự báo trước. - Không phản ánh hết thực trạng rủi ro hiện có và tiềm năng của chi nhánh trong dài hạn. - Chưa mang tính tổng thể toàn chi nhánh, chỉ gói gọn trong phạm vi phòng tín dụng. - Chỉ dựa trên nhận định cảm tính chủ quan. - Chưa có biện pháp phòng tránh ngăn ngừa hữu hiệu từ xa. - Việc quản lý dựa trên hồ sơ, còn thiếu thực tế chưa đánh giá hết mức độ rủi ro trong dài hạn. - Khách hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống, các doanh nghiệp nhà nước, DN vừa và nhỏ nên mức độ rủi ro thấp. - Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng được thắt chặt tạo dựng từ lâu qua qúa trình hợp tác, giúp đánh giá được rủi ro tiềm ẩn. - Tổ chức quản lý và xử lý kịp thời khi rủi ro. - Chính sách và quy trình tín dụng được hội đồng tín dụng phê duyệt mang tinh pháp lý chung, nội dung theo đúng quy chế chuẩn mực của toàn ngành và hội sở chính. 192 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG - Rủi ro không dự báo tốt nên việc kiểm soát còn mang tính đối phó. - Tâm lý che dấu rủi ro khi mới phát hiện nên việc xử lý không kịp thời. - Việc quản lý giám sát sau cho vay chưa tốt dẫn đến rủi ro không nhìn nhận sớm. Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn Soá 1/2013 Công tác giám sát và kiểm tra tín dụng - Bộ phận kiểm soát nội bộ bước đầu đã thể hiện được vai trò và kết quả trách nhiệm tốt trong thời gian qua. - Phát hiện và chỉ dẫn nhiều sai phạm, thiếu sót của công tác hoạt động tin dụng tại chi nhánh. - Cảnh báo và đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm, tham mưu đề xuất cho ban lãnh đạo ngân hàng nhiều biện pháp và hướng xử lý cho từng trường hợp rủi ro trong công tác tín dụng tại chi nhánh. - Còn mang tính hình thức, cả nể không dám nói thẳng sự thật, bao che… - Trình độ, kỹ năng giám sát kiểm tra của cán bộ vẫn chưa cập nhật kịp với sự thay đổi và biến cố rủi ro thị trường hiện nay, nên công tác kiểm tra giám sát chỉ mang tính lý thuyết, không bám sát được thị trường. - Chưa đánh giá, nhận định hết các rủi ro tiềm ẩn. Chỉ mới bước đầu kiểm tra nhìn nhận được các rủi ro hiện hữu. Bộ máy tổ chức - Có sự phối hợp giữa bộ phận thẩm định và bộ phận tín dụng nhằm ngăn ngừa rủi ro ngay từ khi đánh giá khách hàng. - Các thông tin về khách hàng được lưu trữ và quản lý một cách tổng hợp. - Có phòng tin học quản lý các dữ liệu của toàn hệ thống hỗ trợ cho các bộ phận nghiệp vụ truy cập thông tin nhanh và thuận tiện nhất. - Quản trị rủi ro nằm rải rác và phân tán ở các phòng nghiệp vụ mà không có một đầu mối nào thực hiện việc liên kết và quản trị rủi ro một cách hệ thống. - Không tính được rủi ro dự kiến ở các nghiệp vụ bao nhiêu, cũng không xác định được rủi ro làm giảm bao nhiêu lợi nhuận qua các năm. Trách nhiệm cá nhân đối với chất lượng tín dụng - Việc xử lý cán bộ luôn được chi nhánh đề cao nhằm tránh xử sai. Bước đầu phần nào cảnh báo được thái độ trách nhiệm làm việc, hạn chế tiêu cực. - Việc phân rõ trách nhiệm gắn trực tiếp với người cho vay, nên tạo ý thức trách nhiệm cao trong công việc của từng cán bộ. - Việc sử lý cán bộ chưa triệt để, còn mang tính hình thức cả nể, chưa đủ sức răn đe cảnh tỉnh đối với cán bộ cho vay. - Chưa phân định rạch ròi trách nhiệm của cán bộ, phụ trách phòng và ban giám đốc, khiến cán bộ chịu trách nhiệm chưa phục, tư tưởng không ổn định. Hệ thống tính điểm và xếp hạng tín dụng - Giúp việc nhận đính đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác hơn, giúp cho ngân hàng có cách nhìn đúng đắng và đề ra phương hướng biện pháp quản lý tốt hơn. - Xác định được số món nợ quá hạn, tiến hành phân loại được các khoản nợ theo mức độ rủi ro khác nhau. - Ngân hàng không có một số liệu so sánh nào nhằm phản ánh mức độ rủi ro tín dụng khi ngân hàng gặp phải. - Ngân hàng không sử dụng một công thức nào để đo lường hay dự báo được rủi ro, chỉ có thể thấy được những biểu hiện của rủi ro hoặc các tác động khi rủi ro đã xảy ra rồi IV. KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP 1. Kết luận Tóm lại, hội nhập quốc tế sẽ làm cho nền kinh tế các quốc gia phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia ngày càng lớn. Tài chính là lĩnh vực nhạy cảm, bao trùm và liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động, các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế xã hội. Tự do hoá tài chính là bước đi quan trọng trong quá trình tự do hoá kinh tế. Mức độ, nguy cơ rủi ro mỗi ngân hàng là khác nhau, dựa trên điểm mạnh điểm yếu cụ thể của mình, các NHTM sẽ có những thay đỗi cần thiết và kế hoạch thích hợp để xây dựng mô hình quản trị rủi ro phù hợp tuỳ thuộc quy mô ngân hàng, mức độ nghiêm trọng các rủi ro hiện tại, sự sẵn sàng và khả năng quản trị rủi ro của từng ngân hàng, triển khai hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro. Phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin đi đôi với xây dựng hệ thống phân tích đánh giá đo lường các loại rủi ro, đặt biệt là rủi ro tín dụng, lãi suất thanh khoản. Xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo phát hiện kịp thời những rủi ro tiềm ẩn, rủi ro hệ thống nhằm tăng cường chất lượng hệ thống thông tin báo cao dữ liệu. Cải thiện môi trường kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ tính minh bạch thông tin của tất cả các thành phần kinh tế, phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiền tệ ở Việt Nam... Tạo điều kiện cho hoạt động các ngân hàng “ An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập quốc tế”. Qua công tác điều tra khảo sát thực tế theo bảng câu hỏi về các các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả cũng đã thu thập được một số thông tin để nhận định về một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng từ ý kiến cũng như sự đồng tình của 60 cán bộ tín dụng thuộc các phòng tín dụng, phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý nợ của một số ngân hàng trên địa bàn thành phố Nha Trang, cụ thể: Bảng khảo sát đưa ra 15 giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, trong đó, mỗi giải pháp sẽ lấy ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng được khảo sát thông qua đánh giá mức độ quan trọng theo thang điểm từ 01 đến 10, với mức độ 01 là không quan trọng và mức độ 10 là rất quan trọng. Sau khi tổng hợp các phiếu điều tra, tác giả phân nhóm các ý kiến đánh giá đối với giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, tác giả phân chia làm ba nhóm: giải pháp không quan trọng (thang điểm từ 1 - 4), giải pháp quan trọng (thang điểm từ 5 - 7), giải pháp rất quan trọng (thang điểm từ 8 - 10). Từ bảng kết quả, tác giả nhận thấy có một số giải pháp được đánh giá là rất quan trọng dựa trên mức điểm trung bình từ 8,00 trở lên. Theo nhận định của tác giả, các giải pháp được chọn tương đối phù hợp với tình hình thực tế của Vietcombank Chi nhánh Nha Trang và tác giả cũng đồng tình với TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG O 193 Taïp chí Khoa hoïc - Coâng ngheä Thuûy saûn những giải pháp chủ yếu này phù hợp với mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh. 2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng - Hoàn thiện công tác đào tạo, nâng cao năng lực trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho từng cán bộ tín dụng, bên cạnh việc thường xuyên phải nghiên cứu, học tập, nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành, mỗi cán bộ tín dụng còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác thông qua học hỏi kinh nghiệm nhất là khả năng phát hiện, ngăn chặn những thủ đoạn lợi dụng của khách hàng. Cán bộ tín dụng phải nắm bắt thật kỹ các nghiệp vụ chuyên môn: quy trình cấp tín dụng, kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư, đánh giá khách hàng, các biện pháp quản lý rủi ro, cách thức phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro... Thường xuyên cập nhật các kiến thức về kinh tế, luật pháp, thông tin thị trường,...trao dồi khả năng ngoại ngữ và tin học vì nghiệp vụ ngân hàng phát triển với tốc độ rất cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu từ nguồn tài nguyên tri thức của thế giới. - Hoàn thiện công tác dự báo rủi ro và có kế hoạch chiến lược định hướng lâu dài trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Việc hoạch định chiến lược phải được sự phối hợp tổng kết từ tất cả những nhận định đánh giá tình hình hoạt động thực tại và dự báo tình hình phát triển cũng như rủi ro trong tương lại từ tất cả các phòng ban nghiệp vụ trong ngân hàng, nhằm có nhìn nhận đánh giá tích cực khách quan trong công tác dự báo. - Giáo dục hoàn thiện đạo đức, nâng cao tinh thần ý thức trách nhiệm cho cán bộ tín dụng trong công tác tín dụng. Mỗi cán bộ tín dụng phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm trong công việc, cán bộ ở cương vị càng cao, càng phải thể hiện sự gương mẫu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. Soá 1/2013 Đối với cán bộ điều hành và những cán bộ thuộc diện quy hoạch cần phải được bồi dưỡng kiến thức mới quản trị điều hành, quản trị rủi ro… Quan tâm bố trí lãnh đạo ngân hàng ngoài trình độ chuyên môn thì người quản trị phải có tâm, có tầm để chủ động cải tiến hoạt động ngân hàng theo xu thế phát triển và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. - Phân công bố trí cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro và công việc phù hợp trình độ, chuyên môn từng cán bộ. Công tác đào tạo, tuyển dụng, bồi dưỡng nghiệp vụ, chế độ lương thưởng, đãi ngộ phải được quan tâm đúng mức để thu hút, giữ chân người tài phục vụ hoạt động của ngân hàng. Gắn kết việc và bố trí đúng người đúng việc, phân công nhiệm vụ cụ thể với từng cá nhân, từng bộ phận, gắn trách nhiệm đi đôi quyền lợi, tạo động lực khuyến khích người lao động. xây dựng cơ chế điều hành thông suốt và phối hợp chặt chẽ từ cấp trên xuống cấp dưới, giữa các bộ phận để tạo ra sự đồng thuận cao trong việc thực hiện mục tiêu chung của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức theo mô hình hiện đại, chuyên nghiệp hóa theo nhóm khách hàng và nhóm sản phẩm dịch vụ phù hợp với thông lệ quốc tế. từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách về quản lý, điều hành và quy trình nghiệp vụ. - Các ban ngành, thanh tra ngân hàng nhà nước, kiểm soát nội bộ phải giám sát chặt chẽ quy trình trước và sau cho vay. Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần được đổi mới về nội dung và phương pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh trong giai đoạn hội nhập. Muốn vậy bộ phận kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh về số lượng và xây dựng tiêu chuẩn cán bộ kiểm soát: có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, kinh nghiệm công tác nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp… để có thể bao quát được tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng và các nghiệp vụ mới.. Nguyễn Bích Cần, Rủi ro tín dụng tại Vietcombank-CN Cần Thơ, thực trạng và giải pháp (2009), luận văn ĐH kinh tế HCM. Trần Tiến Chương, Quản trị rủi ro (2008), Luận văn ĐH Kinh tế Đà Nẵng. Nguyễn Hữu Cường, Tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHCT Đống Đa Hà Nội,(2008) Luận văn ĐH Kinh tế Quốc dân HN. Hồ Diệu (Chủ biên) (2001), Tín dụng Ngân hàng, NXB Thống kê. Trần Đình Định (Chủ biên) (2006), Những quy định của pháp luật về Họat động tín dụng, NXB Tư Pháp. Nguyễn Đăng Đờn (Chủ biên) (2002), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. Lê Thị Hồng Hiếu, Quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV - Việt Nam, (2008), Luận văn ĐH Kinh tế TP. HCM. Nguyễn Hữu Tài, Lý thuyết tài chính tiền tệ.(2002), NXB Thống kê. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. Bộ tài chính, NHNN (2008) Nghiệp vụ đầu tư hoạt động các tổ chức tín dụng ngân hàng theo quy luật thị trường Việt Nam, NXB Thống kê - Hà Nội. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, VCB 2007 BCTC Vietcombank, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của VCB-NT. Phòng kế toán tổng hợp. Tài liệu tập huấn về quản trị rủi ro tín dụng, Dự án TA2 Tạp chí Ngân hàng VCB-VN các số: 125 (tháng1/2007), 127 (tháng 4/2007). Các văn bản của NHNN, NHNT Việt Nam ban hành đối với các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng về nghiệp vụ tín dụng. 194 O TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất