Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức nhân sự tại công ty cổ phần cấp nước nhà ...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức nhân sự tại công ty cổ phần cấp nước nhà bè

.PDF
77
223
118

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp do chính tôi thực hiện, với số liệu thu thập của công ty. Tôi chỉ tham khảo và không sao chép bất kỳ bài khóa luận nào dưới mọi hình thức, tôi xin cam đoan lời nói của tôi hoàn toàn đúng sự thật. TP.HCM, ngày 10 tháng 12 năm 2012 Dương Viên Nhân LỜI CẢM ƠN . ,e ạnh Thục. Xin chân t . . . 2012 Dương Viên Nhân MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1 CÁC KHÁI NIỆM ...........................................................................................................4 1.1.1 Khái niệm về nhân sự ....................................................................................................4 1.1.2 Khái niệm về quản trị nhân sự ..........................................................................................4 1.1.3 Chức năng của quản trị nhân sự ...................................................................................5 1.1.4 Khái niệm về tổ chức lao động : ..................................................................................7 1.1.5 Mục đích và ý nghĩa của công tác tổ chức lao động có khoa học ............................9 1.2 CÁC TRIẾT LÝ VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ...........................................................10 1.2.1 Tầm quan trọng trong công tác quản trị nhân sự: ....................................................10 1.2.2 Các thuyết về quản trị nhân sự ....................................................................................11 1.3 PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ .......................................................................................13 1.3.1 Phương pháp tổ chức ....................................................................................................14 1.3.2 Phương pháp kinh tế .....................................................................................................14 1.3.3 Phương pháp giáo dục .................................................................................................15 1.4 SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN SỰ ......................................................................................................................................15 Tiểu kết chương 1 ................................................................................................................17 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ 2.1 TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP ..............................................................................18 2.1.1 Lịch sử hình thành ......................................................................................................18 2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ......................................................................................................20 2.1.3 Nhiệm vụ và chức năng ..............................................................................................20 i 2.1.4 Cấu trúc pháp lý của doanh nghiệp ............................................................................20 2.1.5 Quy trình sản xuất và phát triển dịch vụ ....................................................................24 2.1.6 Nội dung sứ mệnh và các mục tiêu của doanh nghiệp .............................................25 2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (TỪ 2009 – 2012 ) .........................................................................................................................25 2.2.1 Doanh thu bán hàng: ....................................................................................................25 2.2.2 Lộ trình giảm thất thoát nước đến 2012 .....................................................................28 2.2.3 Phân khúc thị trường của sản phẩm hiện nay............................................................29 2.3 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ...........................................30 2.3.1 Định hướng phát triển ngắn hạn ................................................................................30 2.3.2 Định hướng phát triển dài hạn.....................................................................................31 2.4 PHÂN TÍCH VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY .....................................32 2.4.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản trị ............................................................32 2.4.2 Mô tả công việc của các bộ phận quản lý ....................................................................35 2.5 TÌNH HÌNH NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ.......37 2.5.1 Tình hình biến động nhân sự của công ty từ 2009 – 2012 ..........................................37 2.5.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự hiện nay tại công ty ................................................................39 2.5.3 Chính sách hoạch định nhân sự .....................................................................................43 2.5.4 Chính sách về tuyển dụng .............................................................................................44 2.5.5 Chính sách đào tạo và phát triển....................................................................................50 2.5.6 Chính sách tiền lương và các khoản thu nhập khác .....................................................52 2.5.7 Chính sách phúc lợi và an toàn lao động ......................................................................54 Tiểu kết chương II ................................................................................................................56 Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC , QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ 3.1 NHẬN XÉT , ĐÁNH G IÁ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ ................................................................57 ii 3.1.1 Những thành công đã đạt được ...................................................................................57 3.1.2 Những tồn tại cần khắc phục .......................................................................................58 3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn ......................................................................................59 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC , QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ................................................60 3.2.1 Hoàn thiện phân công và hiệp tác lao động...............................................................60 3.2.2 Cải thiện việc tổ chức và môi trường làm việc .........................................................60 3.2.3 Hoàn thiện định mức lao động. ..................................................................................61 3.2.4 Quy định và không ngừng hoàn thiện các hình thức kích thích vật chất và tinh thần đối với người lao động. ................................................................................................62 3.2.5 Đào tạo và nâng cao trình độ người lao động ..........................................................63 3.2.6 Đảm bảo an toàn lao động và không ngừng hoàn thiện điều kiện lao động..........64 3.2.7 Tăng cường kỷ luật lao động và phát huy tính sáng tạo của người lao động. .....65 Tiểu kết chương III ..............................................................................................................67 KẾT LUẬN.............................................................................................................................68 iii DANH MỤC VIẾT TẮT - BHXH : Bảo hiểm xã hội - CBCNV : Cán bộ công nhân viên - CTCP : Công ty cổ phần - HĐ : Hợp đồng - TCLĐKH: Tổ chức lao động khoa học - P.TCHC : Phòng Tổ chức hành chính - P.KTTC : Phòng kế toán tài chính - P.KHVT : Phòng kế hoạch vật tư - P.KT : Phòng Kỹ Thuật - P.KD : Phòng kinh doanh iv DANH SÁCH BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH , SƠ ĐỒ - Hình 1.1 Trụ sở: Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè ...................................................... 19 - Hình 1.2 Logo của công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ....................................................... 19 - Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè ....................................... 22 - Bảng 2.1 Doanh thu bán hàng từ 2009-2012 của CTCP cấp nước Nhà Bè...................... 25 ( Nguồn Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè ) - Biểu đồ 2.1 Biểu đồ doanh thu và sản lượng........................................................................ 26 - Biểu đồ 2.2 Biểu đồ lộ trình giảm thất thoát nước............................................................... 28 ( Nguồn : Ban Chống thất thoát nước Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ) -Bảng 2.2 Bảng thống kê doanh số và sản lượng nước sạch................................................. 29 ( Nguồn Phòng Kinh Doanh – Công ty cổ Phần Cấp Nước Nhà Bè ) - Bảng 2.3 Tình hình biến động nhân sự tai công ty CPCN Nhà Bè (2009 – 2012) .............. 37 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cồ phần cấp nước Nhà Bè ) - Bảng 2.4 Cơ cấu nhân lực theo loại hình lao động ................................................................. 39 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ) - Bảng 2.5 Bảng cơ cấu lao động ở các phòng ban ................................................................... 41 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cồ phần cấp nước Nhà Bè ) - Sơ đồ 2.2 Quy trình tuyển dụng tại công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ........................... 45 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ) - Bảng 2.6 Các tiêu chuẩn khi tuyển dụng............................................................................... 46 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ) - Bảng 2.7 Bảng quy định loại hợp đồng lao đồng ................................................................... 49 (Nguồn : phòng Tổ chức Hành Chính - Công ty Cổ phần cấp nước Nhà Bè ) v Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết: Hiện nay nước ta đang tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, xu hướng phát triển của nền kinh tế ngày nay là hướng đến một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà nơi đó các yếu tố chất xám được đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành bại của mỗi cá nhân, của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố con người và quản trị con người được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một doanh nghiệp và để tồn tại trong thế kỷ mới này thì mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị con người Do đó việc quản trị con người, thu hút và giữ được con người là một vấn đề nhiệm vụ trung tâm và là quan trọng nhất. thực hiện tốt vấn đề này đồng nghĩa với việc giải quyết được vấn đề quan trọng nhất trong lao động, đó là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của môn học quản trị nguồn nhân lực, nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề nên em đã chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức nhân sự tại Công ty Cổ phần Cấp nước Nhà Bè ”. 2. Mục đích nghiên cứu: Phân tích đặc điểm nguồn nhân lực của công ty, chỉ ra những mặt đã đạt được cũng như những yếu điểu tồn tại, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản trị con người của Công ty, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới. 3. Nhiêm vụ nghiên cứu SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 1 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần cấp mước Nhà Bè - Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và năng lực của sinh viên, em không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè mà chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình nhân sự của Công ty trên cơ sở tiếp cận môn học chuyên nghành là “Quản trị nhân sự”. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu , em có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , thống kê , phân tích tổng hợp và vận dụng những hiểu biết thông qua khảo sát thực tế . Ngoài ra đề tài còn sử dung phương pháp đồ họa , minh họa , kế hợp với số liệu thực tế từ các Phòng , ban trong công ty nhằm đánh giá chính xác tình hình nhân sự tại công ty 5. Kết quả nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu , em đã hiểu được tình hình nhân sự của công ty Công ty cổ phần cấp nước Nhà Bè , đưa ra được nhận xét về những thuận lợi khó khăn trong công tác quản lý, tổ chức nhân sự tại công ty , từ đó đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trên . Giúp em có cái nhìn thực tế hơn về công tác quản trị nhân sự . 6. Kết cấu của khóa luận Kết cấu của khóa luận gồm : 3 Chương LỜI MỞ ĐẦU Chương 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ Chương 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC , QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 2 Khóa Luận Tốt Nghiệp Chương 3 : GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC , QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC NHÀ BÈ KẾT LUẬN SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 3 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm về nhân sự Nhân sự bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào của một tổ chức , bất kể vai trò của họ là gì. Đối với bất kỳ doanh nghiệp hay một tổ chức nào cũng được cấu thành nên bởi các cá nhân . Trước sự thay đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường , môi trường kinh doanh cùng xu thế tự do hóa thương mại , cạnh tranh ngày càng gay gắt , vai trò của yếu tố con người , lao động trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Cấp nước nói riêng đã và đang được quan tâm theo đúng tầm quan trọng của nó . Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp phải quản lý , khai thác và pháp huy tiềm năng của đội ngũ cán bộ , lao động của doanh nghiệp làm sao có hiệu quả , tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác . Lực lượng lao động này phải là những người có trình độ , được đào tạo cơ bản , có đạo đức , có văn hóa , và đặc biệt phải có phương pháp làm việc hiệu quả . Nhân sự ở đây chính là nhân viên làm việc trong công ty. Trong doanh nghiệp mỗi người lao động là một thế giới riêng biệt, họ khác nhau về năng lực quản trị, về nguyện vọng, về sở thích… vì vậy họ có nhu cầu ham muốn khác nhau. Quản trị nhân sự phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để đề ra các biện pháp quản trị phù hợp nhất. 1.1.2 Khái niệm về quản trị nhân sự: Quản trị nhân sự (hay còn gọi là quản trị nhân lực) lã lĩnh vực theo dõi, hướng dẫn, điều chỉnh kiểm tra sự trao đổi chất (năng lượng, thần kinh, cơ bắp) giữa con người với các yếu tố vật chất của tự nhiên (công cụ, đối tượng lao động) trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tinh thần để thỏa mãn nhu cầu của con người nhằm duy trì, bảo vệ và phát triển những tiềm năng của SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 4 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục con người . Quản trị nhân sự bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xẩy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó . Quản trị nhân sự là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể . Bộ phận quản trị nhân sự là bộ phận cấu thành của quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải bất kỳ tổ chức sản xuất - kinh doanh nào cũng nhận thức rõ vấn đề này, nên thường hay bị động, gặp đâu làm đó, thiếu người phải chạy theo tình hình công việc dẫn đến công việc rời rác rạc kém hiệu quả. Nguồn lực trong mỗi con người gồm có mặt thể lực và mặt trí lực. + Thể lực là sức lực con người nó phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, mức thu nhập, chế độ ăn uống nghỉ ngơi... + Trí lực là mặt tiềm năng to lớn nó bao gồm trí tuệ, năng khiếu, lòng tin, nhân cách quan điểm sống... Vì vậy, quản trị nhân lực có chức năng kế hoạch hóa nhân lực, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kích thích phát triển nguồn nhân lực, nhằm thu hút con người tham gia lao động, tham gia vào các hoạt động sản xuất cũng như các mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo ra hàng hóa và dịch vụ . Tóm lại , Quản trị nhân sự được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị. Quản trị nhân sự là toàn bộ các việc liên quan đến con người gắn với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào. Đó là việc tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí sử dụng, đào tạo, phát triển, đãi ngộ và xử lý các mỗi quan hệ về lao động nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người bảo đảm hoành thành tốt nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. 1.1.3 Chức năng của quản trị nhân sự : * Hoạch định SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 5 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục Là quá trình xác định các mục tiêu của doanh nghiệp và đề ra các pháp để thực hiện mục tiêu đó. Như vậy chức năng hoạch định là nhằm xây dựng mục tiêu phát triển tương lai của doanh nghiệp. Tạo cơ sở tiền đề cho các hoạt động kinh doanh, đề ra các nguyên tắc ứng phó với tình hình và sự biến đổi trên thị trường tạo điều kiện rõ ràng cho việc kiểm tra thực hiện. Hoạch định là hoạt động quan trọng quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. * Tổ chức Là việc xác lập mô hình, phân công và giao nhiệm vụ cho mõi cấp và cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Tổ chức còn bao gồm việc ủy nhiệm cho các cấp quản trị và cho các nhân viên điều hành để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả. Đó là việc xác lập những khuân mẫu và mối quan hệ tương tác giữa các phần mà mỗi bộ phận, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đảm nhận. Bởi vậy bộ máy tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp cần phải được xây dựng trên những nguyên tắc và yêu cầu nhất định. * Lãnh đạo điều hành Bao gồm nhiều hoạt động nhằm thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp và tạo lập sinh khí cho tổ chức qua việc tối đa hóa hiệu suất công việc. Nó bao gồm việc ra chỉ thị, huấn luyện và duy trì kỷ luật trong toàn bộ máy, gây ảnh hưởng và tạo hứng thú với các nhân viên cấp dưới, khuyến khích động viên để tạo ra một bầu không khí làm việc thoải mái. * Kiểm soát Bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và lương hóa các kết quả đạt được, tiến hành các hoạt động điều chỉnh nếu kết quả không đúng với mục tiêu ấn định. Việc lượng hóa các thành quả đạt được bao gồm trong nó việc đánh giá công tác quản trị, kiểm điểm chính sách và giao tiếp nhân sự, xét duyệt các báo cáo về chi phí và về các nghiệp vụ tài chính. SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 6 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục Kiểm soát có vai trò rất quan trọng, bao trùm toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, được tiến hành trước, trong và sau khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Các chức năng của quan trị doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau. Trong các chức năng của quản trị doanh nghiệp thì hai chức năng hoạch định và tổ chức là quan trọng nhất không chỉ vì chúng quyết định đến tương lai và sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp mà còn vì hai chức năng này rất khó phát hiện ra sai sót, thời gian phát hiện ra sai sót càng dài thì chi phí phải trả cho sự khắc phục những sai sót ấy càng lớn. 1.1.4 Khái niệm về tổ chức lao động : Quá trình lao động là một hiện tượng kinh tế xã hội và vì thế, nó luôn luôn được xem xét trên hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội. Về mặt vật chất, quá trình lao động dưới bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào muốn tiến hành được đều phải bao gồm ba yếu tố: bản thân lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. Quá trình lao động chính là sự kết hợp tác dụng giữa ba yếu tố đó, trong đó con người sử dụng công cụ lao động để tác động lên đối tượng lao động nhằm mục đích làm cho chúng thích ứng với những nhu cầu của mình. Còn mặt xã hội của quá trình lao động được thể hiện ở sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau trong lao động. Các mối quan hệ đó làm hình thành tính chất tập thể, tính chất xã hội của lao động. Dù quá trình lao động được diễn ra dưới những điều kiện kinh tế xã hội như thế nào thì cũng phải tổ chức sự kết hợp tác động giữa các yếu tố cơ bản của quá trình lao động và các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau vào việc thực hiện mục đích của quá trình đó, tức là phải tổ chức lao động. SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 7 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục Như vậy: Tổ chức lao động là một phạm trù gắn liền với lao động sống, với việc đảm bảo sự hoạt động của sức lao động. Thực chất, tổ chức lao động trong phạm vi một tập thể lao động nhất định là một hệ thống các biện pháp đảm bảo sự hoạt động lao động của con người nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động và sử dụng đầy đủ nhất các tư liệu sản xuất. Nghiên cứu tổ chức lao động cần phải tránh đồng nhất nó với tổ chức sản xuất. Xét về mặt bản chất, khi phân biệt giữa tổ chức lao động và tổ chức sản xuất chúng khác nhau ở chỗ: tổ chức lao động là một hệ thống các biện pháp để đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của lao động sống. Còn tổ chức sản xuất là tổng thể các biện pháp nhằm sử dụng đầy đủ nhất toàn bộ nguồn lao động và các điều kiện vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục ổn định, nhịp nhàng và kinh tế. Đối tượng của tổ chức sản xuất là cả ba yếu tố của quá trình sản xuất, còn đối tượng của tổ chức lao động chỉ bao gồm lao động sống - yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất mà thôi. Trong doanh nghiệp , tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của tổ chức sản xuất. Tổ chức lao động giữ vị trí quan trọng trong tổ chức sản xuất là do vai trò quan trọng của con người trong quá trình sản xuất quyết định. Cơ sở kỹ thuật của sản xuất dù hoàn thiện như thế nào thì quá trình sản xuất cũng không thể tiến hành được nếu không sử dụng sức lao động, không có sự hoạt động có mục đích của con người đưa cơ sở kỹ thuật đó vào hoạt động. Do đó, lao động có tổ chức của con người trong bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là điều kiện tất yếu của hoạt động sản xuất, còn tổ chức lao động là một bộ phận cấu thành của tổ chức quá trình sản xuất. Tổ chức lao động không chỉ cần thiết trong lĩnh vực sản xuất vật chất mà nó cũng cần thiết trong trong các doanh nghiệp dịch vụ. Do vậy, tổ chức lao động được hiểu là tổ chức quá trình hoạt động của con người trong sự kết hợp giữa ba yếu tố cơ bản của quá trình lao động và SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 8 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục các mối quan hệ qua lại giữa những người lao động với nhau nhằm đạt được mục đích của quá trình đó. 1.1.5 Mục đích và ý nghĩa của công tác tổ chức lao động có khoa học * Mục đích: Là nhằm đạt kết quả lao động cao đồng thời đảm bảo sức khoẻ, an toàn cho người lao động phát triển toàn diện con người lao động, góp phần củng cố các mối quan hệ xã hội giữa các người lao động . Mục đích đó được xác định từ sự đánh giá cao vai trò của con người trong quá trình tái sản xuất xã hội. Trong quá trình tái sản xuất xã hội, con người giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Do đó, mọi biện pháp cải tiến tổ chức lao động, cải tiến tổ chức sản xuất đều phải hướng vào tạo điều kiện cho con người lao động có hiệu quả hơn, khuyến khích và thu hút con người tự giác tham gia vào lao động và làm cho bản thân người lao động ngày càng hoàn thiện. * Ý nghĩa: Việc áp dụng các biện pháp tổ chức lao động khoa học (TCLĐKH) trong sản xuất có một ý nghĩa kinh tế và xã hội hết sức to lớn.Trước hết TCLĐKH trong doanh nghiệp cho phép nâng cao năng suất lao động và tăng cường hiệu quả của sản xuất nhờ tiết kiệm lao động sống và sử dụng có hiệu quả tư liệu sản xuất hiện có, TCLĐKH là điều kiện không thể thiếu được để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất. Mặc dù phương tiện,thiết bị quan trọng có tính chất quyết định, đảm bảo hiệu quả sản xuất cao và tiết kiệm hao phí lao động xã hội là việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nhưng nếu thiếu một trình độ tổ chức lao động phù hợp với trình độ phát triển của kỹ thuật và công nghệ sản xuất trong mỗi doanh nghiệp thì thậm chí có kỹ thuật hiện đại nhất cũng không thể đem lại hiệu quả thoả đáng được. Đồng thời, trình độ tổ chức lao động cao lại cho phép đạt được hiệu quả cả trong khi cơ sở kỹ thuật rất bình thường. Có thể đạt được hiệu quả đó nhờ SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 9 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục giảm những tổn thất và hao phí thời gian không sản xuất, nhờ áp dụng những phương pháp và thao tác lao động hợp lý, cải tiến việc lựa chọn và bố trí cán bộ, công nhân trong sản xuất, áp dụng hàng loạt biện pháp đảm bảo nâng cao năng lực làm việc, giảm mệt mỏi cho cán bộ công nhân, khuyến khích lao động và tăng cường kỷ luật lao động vv. Ngoài ra, ý nghĩa của TCLĐKH còn có tác dụng làm giảm hoặc loại trừ hẳn nhu cầu về vốn đầu tư cơ bản, vì nó đảm bảo tăng năng suất lao động nhờ áp dụng các phương pháp tổ chức các quá trình lao động hoàn thiện nhất. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp TCLĐKH lại có tác dụng thúc đẩy sự phát triển, hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật hoá quá trình lao động và đó lại chính là điều kiện để tiếp thu nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất. TCLĐKH không chỉ có ý nghĩa nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của sản xuất ... còn có tác dụng giảm nhẹ lao động và an toàn lao động, đảm bảo sức khoẻ người lao động và phát triển con người toàn diện, thu hút con người tự giác tham gia vào lao động cũng như nâng cao trình độ văn hoá sản xuất thông qua việc áp dụng các phương pháp lao động an toàn và ít mệt mỏi nhất, áp dụng các chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý, loại trừ những yếu tố môi trường độc hại, tạo ra những điều kiện lao động thuận lợi ở từng bộ phận sản xuất và tại từng nơi làm việc, bố trí người lao động thực hiện những công việc phù hợp với khả năng và sở trường của họ. 1.2 Các triết lý về quản trị nhân sự 1.2.1 Tầm quan trọng trong công tác quản trị nhân sự: Quản trị nhân sự giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đối với các nhà quản lý nó giúp họ đạt được mục đích của mình thông qua người khác. Hiện nay các nhà quản trị đang quan tâm nghiên cứu và phân tích dể thấy được rằng quản trị nhân sự là chức năng cốt lõi và quan trọng nhất của tiến trình quản trị. Việc nghiên cứu quản trị nhân sự là hết sức cần thiết vì: SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 10 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, do đó đặc trưng nổi bật nhất là tính cạnh tranh. Các tổ chức nhằm khai thác tốt nhất nhân tố con người. "Giao việc đúng người và nhận đúng việc" đang là vấn đề quan tâm của mọi tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã cùng với sự phát triển nền kinh tế "mờ" buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự trong bộ máy tổ chức như thế nào để mang lại hiệu quả cao đang được mọi người quan tâm. Nghiên cứu quản trị nhân sự giúp các nhà quản trị học được cách giao dịch, biết đặt câu hỏi, biết lắng nghe, biết tìm ngôn ngữ chung với nhân viên một cách tốt nhất, biết khích lệ sinh viên say mê với công việc và tránh được những sai lầm trong việc tuyển chọn và sử lao động, nâng cao chất lượng công việc nâng cao hiệu quả tổ chức. Con người là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, nó là nhân tố chủ quan thúc đẩy hay kĩm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác mỗi người đều có nhu cầu và lợi ích riêng về tâm lý và thái độ lao động khác nhau. Hơn nữa lao động tập thể bao giờ cũng đòi hỏi phải có sự phối hợp. Do đó quản trị nhân sự là một trong các hoạt động cơ bản của quá trình quản trị, nó giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến con người gắn liền với bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên quản trị nhân sự khó khăn hơn nhiều so với quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất nhưng nếu biết cách quản trị nhân sự tốt thì sẽ đạt được mục đích mà các nhà quản trị mong muốn. 1.2.2 Các thuyết về quản trị nhân sự Nhận định về nhân viên của các nhà quản trị ( như nhân viên có đáng được tín nhiệm không , họ thích làm việc không , họ có khả năng sang tạo không, …) rất quan trọng. Điều này tác động trực tiếp lên các quyết định nhân sự như nên tuyển dụng ai , nên đào tạo ai, khen thưởng ai…, Mặt khác nhận định nhân sự và cách cư xử của các nhà quản trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 11 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục hiệu quả làm việc của nhân viên. Như vậy sự nhận định của các nhà quản trị có thể tác động trực tiếp đến bầu không khí tâm lý tập thể, đến hiệu quả làm việc, hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.2.2.1 Thuyết nhu cầu theo thứ bậc Vào năm 1954 Abraham H. Maslow trong tác phẩm “ Motivation and personality” đã đề ra lý thuyết cho rằng nhu cầu của con người xuất hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao. Một khi nhu cầu thấp đã được thỏa mãn thì nhu cầu cao hơn sẽ xuất hiện và hậu quả họ không cần thỏa mãn nhu cầu thấp nữa. Nhu cầu theo thứ bậc từ thấp đến cao như sau: - Nhu cầu sinh lý - Nhu cầu an toàn - Nhu cầu xã hội - Nhu cầu về được quý trọng - Nhu cầu tự thể hiện bản thân Thông qua lý thuyết về Thang bậc nhu cầu được đề xướng bởi nhà tâm lý học Abraham Maslow, mỗi người trong chúng ta có thể rút ra nhiều điều thú vị về những nhu cầu, giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu các khó khăn mà các nhà quản trị gặp phải, từ đó đưa ra các phương thức cần thiết để giáo dục hiệu quả. 1.2.2.2 Thuyết X : thuyết con người kinh tế - Nhìn chung những người bình thường không thích làm việc và họ sẽ tránh việc nếu có thể được. - Vì con người không muốn làm việc nên phần lớn mọi người đều phải bị bắt buộc làm việc, phải chịu sự kiểm tra và chỉ huy chặt chẽ trong công việc. - Những người bình thường đều có khuynh hướng bị chỉ huy và tránh trách nhiệm. * Hệ thống quản trị theo thuyết X SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 12 Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Phan Hạnh Thục Các nhà quản trị không tin tưởng cấp dưới, do đó cấp dưới phải bị bắt buộc làm việc với nỗi lo lắng, sợ hãi, và các hình thức trừng phạt… Phần lớn các quyết định và các mục tiêu của tổ chức đều do cấp trên đặt ra. Áp dụng hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt 1.2.2.3 Thuyết Y : thuyết con người xã hội - Những người bình thường không phải là không muốn làm việc . - Chỉ huy chặt chẽ và các biện pháp trừng phạt không phải là biện pháp duy nhất nhằm đạt hiệu quả tổ chức cao. - Trong những điều kiện nhất định , con người không chỉ chấp nhận mà tìm kiếm, nhận thêm trách nhiệm. - Con người được khuyến khích nhiều nhất khi họ được thỏa mãn những nhu cầu cao về hoạt động tích cực , lòng kính mến của mọi người và sự tự khẳng định mình. - Con người có khả năng sáng tạo lớn. * Hệ thống quản lý theo thuyết Y: - Các nhà quản trị hoàn toàn tin tưởng vào cấp dưới và chủ trương lôi cuốn cấp dưới vào các quá trình ra quyết định quản trị. - Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới có sự hiểu biết thông cảm và thân thiết. - Mọi người điều có trách nhiệm và ở mức độ khác nhau đều tham gia vào hệ thống kiểm tra. 1.3 Phương pháp quản lý Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý. Phương pháp quản lý có 3 loại chính : - Phương pháp tổ chức hành chánh - Phương pháp kinh tế - Phương pháp giáo dục SVTH: Dương Viên Nhân MSSV : 0834010109 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng