Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sá...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp tây bắc đồng hới, tỉnh quảng bình

.PDF
130
198
62

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐĂNG HÀO HUẾ - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Trang i LỜI CẢM ƠN Tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với những cá nhân, tập thể và những ai liên quan đã hướng dẫn, giúp đỡ, cộng tác và tài trợ kinh phí trong quá trình thực hiện luận văn. Tác giả luận văn ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Học và tên học viên: Nguyễn Thị Huyền Trang Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Niên khóa 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Đăng Hào Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan hoạt động quản lý về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐTXD cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ĐTXD cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tại tỉnh Quảng Bình. 2. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý ĐTXD cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 3. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Phương pháp thu nhập số liệu, phương pháp phân tích, phương pháp phỏng vấn ý kiến chuyên gia. 4. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận: Qua nghiên cứu đánh giá, phân tích cho thấy: Trong điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình có xuất phát điểm thấp, một mặt làm hạn chế nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho CSHT nói chung và Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới nói riêng, CSHT Khu công nghiệp chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ ngân sách Trung ương cấp nhưng rất hạn hẹp, CSHT khu công nghiệp chưa thật sự đồng bộ đã làm hạn chế đáng kể đến hiệu quả khai thác, sử dụng kết cấu CSHT đã được xây dựng. Do đó việc tập trung rà soát và hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN là giải pháp quan trọng, bảo đảm sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các bước công việc trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn NSNN ở iii Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BOT Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao BQL Ban Quản lý BT Xây dựng - chuyển giao CNH Công nghiệp hóa CSHT Cơ sở hạ tầng DN Doanh nghiêp ĐTXD Đầu tư xây dựng FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPMB Giải phóng mặt bằng HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân HT/HTKT Hạ tầng/ Hạ tầng kỹ thuật KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KT-XH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước ODA Hỗ trợ phát triển chính thức QLNN Quản lý Nhà nước SXKD Sản xuất kinh doanh TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân XD/ XDCS Xây dựng/ Xây dựng cơ sở v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................v MỤC LỤC................................................................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ.......................................................................... xi MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 6. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC..............................................................................6 1.1. Cơ sở lý luận chung..............................................................................................6 1.1.1. Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp ....................................9 1.1.2. Quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp ......................6 1.1.3. Ngân sách nhà nước ........................................................................................15 1.1.4. Đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả về xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp ........................................................................................................................12 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp ........................................................................................................................16 1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp...........................................................................................18 1.4. Kinh nghiệm quản lý xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp .......................27 vi 1.5 Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................31 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NGÂN SÁCH Ở KHU CÔNG NGHIỆP TÂY BẮC ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH ........................................33 2.1. Tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình ..................................33 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội ...............................................................................33 2.1.2. Tình hình kinh tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 -2016..................................37 2.2. Tình hình phát triển các Khu công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình ..........................41 2.3. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................................43 2.4. Tình hình quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách tại khu công nghiệp Tây bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình....................................................50 2.4.1. Công tác quy hoạch tổng thể khu công nghiệp ...............................................50 2.4.2. Công tác quy hoạch tổng thể cơ sở hạ tầng.....................................................52 2.4.3. Tình hình vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ....................................................................................................54 2.4.4. Đánh giá của các đối tượng được khảo sát về công tác QLNN đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng từ ngân sách nhà nước tại khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ...................55 2.4.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước.............................71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG BẰNG NGUỒN VỐNNGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở KHU CÔNG NGHIỆPTÂY BẮC ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH.....................84 3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý đâu tư cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ..84 3.1.1 Mục tiêu đến năm 2020....................................................................................84 3.1.2 Các định hướng hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ....................84 3.2 Nhóm giải pháp chính hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ vii tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nướcở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................86 3.2.1 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới theo hướng tập trung đầu mối chịu trách nhiệm, giảm thủ tục hành chính........................................86 3.2.2 Đổi mới công tác lập quy hoạch, kế hoạch cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ................87 3.2.3 Chú trọng công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới...................87 3.2.4 Tăng cường hiệu quả kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới ..............88 3.2.5 Tuân thủ chặt chẽ quy trình quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước ................88 3.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ hoàn thiện Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách ở khu công nghiệp tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ...............................................................................................................89 3.3.1 Xây dựng và thực hiện phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra ...............89 3.3.2 Xây dựng cơ chế bảo đảm giám sát đầu tư cộng đồng hoàn toàn tự nguyện và độc lập .......................................................................................................................90 3.3.3 Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng trong sử dụng ngân sách nhà nước...........................................................................................................................90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................91 1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................91 2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................94 PHỤ LỤC................................................................................................................100 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2 BẢN GIẢI TRÌNH viii XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hệ thống hóa các nhân tố và thang đo đánh giá dự án hạ tầng .............20 Bảng 1.2 : So sánh các mô hình nghiên cứu công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ...................................................................25 Bảng 1.3. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp ..............................................................26 Bảng 2.1. Hiện trạng và dự kiến sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Quảng Bình .....35 Bảng 2.2. Dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2010 - 2016 ................36 Bảng 2.3. Tổng giá trị sản phẩm và một số chỉ tiêu khác trong tỉnh Quảng Bìnhtheo giá so sánh năm 2010phân theo ngành kinh tế ......................39 Bảng 2.4. Danh sách các KCN tại tỉnh Quảng Bình được phê duyệt Quy hoạch đến năm 2015, định hướng đến 2020 ....................................................43 Bảng 2.5: Tổng hợp các dự án đang hoạt động tại KCN Tây Bắc Đồng Hới đến hết năm 2017 .........................................................................................44 Bảng 2.6: Tình hình lao động làm việc tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, qua 3 năm 2015-2017 ...............................................46 Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại .. KCN Tây Bắc Đồng Hới giai đoạn 2010-2016 .............................................................48 Bảng 2.8: So sánh một số chỉ tiêu hoạt động của KCN Tây Bắc Đồng Hới với toàn bộ các KCN tỉnh Quảng Bình................................................................48 Bảng 2.9: Quy hoạch các khu vực trong KCN Tây Bắc Đồng Hới .......................52 Bảng 2.10: Chi tiết yêu cầu quy hoạch xây dựng các nhà máy ở KCN Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình .............................................................................52 Bảng 2.11. Các hạng mục cơ sở hạ tầng chính tại KCN Tây Bắc Đồng Hới ..........53 Bảng 2.12. Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2011 – 2016................54 Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu khảo sát(n=215).............................................................56 Bảng 2.14: Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu .................................58 Bảng 2.15: KMO và Bartlett ....................................................................................60 ix Bảng 2.16 Kết quả phân tích nhân tố các thành phần tác động . (Ma trận nhân tố đã xoay) ......................................................................................................60 Bảng 2.17: KMO và Bartlett với nhân tố BQL và hiệu quả dự án đầu tư CSHT ....61 Bảng 2.18: Tổng hợp ý kiến đánh giá về Công tác quy hoạch, lập, thẩm định dự án62 Bảng 2.19: Tổng hợp ý kiến đánh giá về Công tác Giải phóng mặt bằng ...............63 Bảng 2.20: Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác huy động, phân bổ và giải ngân vốn .........................................................................................................64 Bảng2.21: Tổng hợp ý kiến đánh giá về công tác đấu thầu ....................................65 Bảng 2.22: Tổng hợp ý kiến đánh giá về Công tác giám sát, quản lý tiến độ và đánh giá các dự án đầu tư XDCSHT..............................................................66 Bảng 2.23: Tổng hợp ý kiến đánh giá về BQL và hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng CSHT KCN ...........................................................................................68 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: 2.1: Hiện Trạng Sử dụng đất năm 2016........................................................36 Biểu đồ 2.2: So sánh Doanh thu KCN Tây Bắc Đồng Hới và Toàn bộ các KCN trong tỉnh. ..............................................................................................49 Biểu đồ 2.3: Quy mô vốn NSNN cho đầu tư CSHT KCN Tây Bắc Đồng Hới giai đoạn 2011-2016..............................................................................................55 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở KCN Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ....................1 Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất KCN Tây Bắc Đồng Hới.....................................................................................................51 Hình 3.1: Sơ đồ quản lý dựa theo kết quả đầu ra. .............................................89 xi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, nguồn vốn ngân sách của Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng liên tục gia tăng chiếm tỷ lệ lớn trong GDP, qua đó đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng về cơ sở vật chất, kỹ thuật; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định vào phát triển kinh tế xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong hoàn cảnh đất nước đang vượt lên những khó khăn thách thức do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nền kinh tế nước ta dần dần được phục hồi và phát triển; quy mô và tiềm lực kinh tế được nâng cao hơn trước; sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Đối với tỉnh Quảng Bình, tiềm lực kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng, hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thu hút đầu tư tăng góp phần giải quyết việc làm, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình giai đoạn 2010-2020 được xác định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển kinh tế xã hội với nhịp độ cao, hiệu quả, bền vững; khai thác mọi nguồn lực và khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phấn đấu đến năm 2020 Quảng Bình trở thành tỉnh có nền công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn…”. Trong chiến lược đó, Quảng Bình lựa chọn khâu đột phá tập trung phát triển công nghiệp để đưa công nghiệp là ngành trọng điểm phát triển của nền kinh tế, đây chính là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển bền vững trong sự nghiệp Công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình được thành lập theo Quyết định số 10/2005/QĐ-UBND ngày 04/03/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình, là khu công nghiệp được thành lập sớm nhất, cơ sở tầng kỹ thuật được đầu tưnhiều nhất và chủ yếu từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư cơ sở hạ tầng sử dụng nguồn vốn NSNN. 1 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách nhà nước. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. - Đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tại tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề liên quan công tác quản lýđầu tư xây dựng CSHT bằng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Dự ánđầu tư xây dựng CSHTcó sử dụng nguồn vốn NSNN ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới tỉnh Quảng Bình. + Về thời gian: Luận văn thu thập số liệu và dữ liệu nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2016. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu + Chọn địa bàn để nghiên cứu: Đề tài chọn Khu công nghiệp Tây Bắc thành phố Đồng Hới làm địa bàn nghiên cứu vì thành phố Đồng Hới là nơi trung tâm kinh tế, chính trị lớn nhất của tỉnh Quảng Bình. Khu công nghiệp Tây Bắc là một trong những khu công nghiệp có tính điển hình và có nhiều đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. 2 + Đề tài chọn Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới làm nơi nghiên cứu vì KCN Tây Bắc Đồng Hới được thành lập sớm nhất tại thành phố Đồng Hới, có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng, hạ tầng kỹ thuật và xã hội KCN Tây Bắc Đồng Hới được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư lớn (79,44 tỷ đồng). 5.2. Phương pháp thu thập số liệu và chọn mẫu + Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu thứ cấp là số liệu được thu thập từ các nguồn có sẵn, là các số liệu đã qua xử lý, tổng hợp. Bao gồm: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, từ các nguồn sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các công trình khoa học, báo cáo thực tế đã công bố chính thức. Các số liệu thứ cấp được thu thập trong luận văn này là các số liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Bình như: khí hậu, đất đai, kinh tế... Bên cạnh đó các số liệu về tình hình hoạt động, đặc biệt là số liệu về đầu tư xây dựng CSHT qua các năm của Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới cũng được thu thập từ Ban quản lý Khu kinh tế. + Thu thập thông tin sơ cấp: thông tin sơ cấp là các số liệu được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu thông qua phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi.Lập bảng câu hỏi (Phụ lục 1). Hiệu chỉnh bảng câu hỏi dựa trên ý kiến của đối tượng điều tra bằng cách phỏng vấn và tham khảo thêm ý kiến của một số lãnh đạo. Sau đó tiến hành phỏng vấn 30 đối tượng để kiểm tra mức độ rõ ràng của bảng câu hỏi để hiệu chỉnh và lập bảng câu hỏi chính thức lần cuối. + Phương pháp xác định kích cỡ mẫu: Theo kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2009) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần [29]. Như vậy, với 29 biến quan sát (Phụ lục 1) thì cần ít nhất 145 (29*5) biến. Ngoài ra, theo Theo Gorsuch (1984), phân tích nhân tố có mẫu ít nhất 200 quan sát. Vì vậy, tác giả lựa chọn phương án phát ra 250 phiếu Bảng hỏi nhằm đảm bảo thu về ít nhất 200 mẫu để đạt kích thước mẫu cần thiết. Mẫu thu về sau khi đã loại ra các phiếu không đạt yêu cầu do bỏ trống nhiều, 215 phiếu còn lại đạt yêu cầu đưa vào để tiến hành phân tích tiếp theo. 3 + Phương pháp chọn mẫu: Tổng số 215 phiếu khảo sát được phân thành 2 nhóm. Nhóm cán bộ quản lý nhà nước: 96 người được phỏng vấn, bao gồm đại diện Ban lãnh đạo Ban Quản lý các Khu kinh tế; đại diện Phòng Kế hoạch tổng hợp, Phòng Quản lý quy hoạch và Xây dựng, Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý Doanh nghiệp, Phòng Quản lý Đầu tư, Công ty Quản lý hạ tầng Khu Kinh tế, Văn phòng đại diện tại Khu Công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới. Nhóm các doanh nghiệp: Có 119 người được phỏng vấn được lựa chọn từ 17 công ty đang hoạt động tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, bao gồm đại diện Ban giám đốc công ty, đại diện các phòng Kế hoạch, Phòng Kinh doanh và một số cán bộ nhân viên tại các phòng ban có liên quan. 5.3. Phương pháp phân tích Sau khi đã thu thập được những số liệu, tài liệu thứ cấp và sơ cấp dựa vào khảo cứu tài liệu và điều tra, khảo sát thực tế, Học viên đã tiến hành xử lý số liệu bằng các phương pháp sau: -Phương pháp thống kê mô tả: Diễn giải các thông tin, số liệu để hình thành các kết quả theo các nội dung cần nghiên cứu và kiểm chứng những giả thiết đã đề ra và giải quyết các vấn đề liên quan đến mục tiêu và đối tượng nghiên cứu. + So sánh tuyệt đối: Được thực hiện qua so sánh các số tuyệt đối về cùng một chỉ tiêu như quy mô, số lượng, giá trị, … + So sánh tương đối: Được thực hiện bằng so sánh các tỷ lệ % các chỉ tiêu, hoặc so sánh về tốc độ tăng trưởng,… + So sánh bình quân: Được thực hiện để so sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu, giữa các năm nghiên cứu. So sánh bình quân cho phép đánh giá được tình hình chung, sự biến động chung của các chỉ tiêu trong thời gian nghiên cứu. - Phương pháp so sánh: Học viên sử dụng phương pháp này để phân tích so sánh hoạt động giữa các KCN trong tỉnh theo các chỉ tiêu đã xác định ở cơ sở lý luận, từ đó đưa ra các đánh giá về tình hìnhhoạt động của KCN và hiệu quả công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Phương pháp so sánh được thực hiện qua 3 cách, đó là: 4 - Phương pháp chuyên gia: Được thực hiện để tham vấn ý kiến nhận xét, đánh giá của các nhà quản lý nhà nước và các đối tác là nhà đầu tư,… về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả QLNN vềđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước ở khu công nghiệp. Kết quả thu thập ý kiến sẽ được tổng hợp và làm căn cứ hình thành các nhận xét, luận giải của luận văn về các nội dung nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được thực hiện qua phỏng vấn trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng trên. 5.4. Phương pháp tổng hợp - Sử dụng các phương pháp quy nạp, suy luận logic để kết nối các kết quả nghiên cứu bộ phận đã thực hiện thành báo cáo tổng hợp luận văn có tính logic, kết nối chặt chẽ. - Thông tin bảng hỏi thu thập sẽ đượcxử lý bằng phần mềm SPSS. Thang đo sau khi được đánh giá bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.1. Cơ sở lý luận chung 1.1.1. Khái niệm, vai trò của cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp Năm 1991 khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam ra đời. Từ đó, song hành với tốc độ gia tăng đầu tư nước ngoài, hàng loạt khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đã ra đời. Theo định nghĩa tại Nghị định 28/2018/NĐ-CP ngày 22/5/1018, KCN là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập trên cơ sở quy hoạch phát triển do Chính phủ quyết định. Các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao được hưởng những ưu đãi riêng. 1.1.1.2. Khái niệm cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng còn được gọi là kết cấu hạ tầng, công trình hạ tầng, là hệ thống các công trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị, công nghiệp. Cơ sở hạ tầng KCN bao gồm hai hệ thống: hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào KCN bao gồm hệ thống các công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác. Hệ thống hạ tầng xã hội ngoài hàng rào KCN bao gồm các công trình y tế, nhà ở, văn hóa, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước, thương nghiệp dịch vụ và các công trình khác. Sự hình thành các KCN làm cho mật độ dân cư tại các khu công nghiệp gia tăng nhanh chóng, nên nhu cầu về sinh hoạt và văn hoá cũng phải gia tăng. Vì vậy, thu hút lao động và phát triển hạ tầng xã hội phục vụ KCN là hai công việc phải được tiến hành song song và có vai trò quan trọng trong việc phát triển KCN. 6 1.1.1.3. Vai trò cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cơ sở hạ tầng quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh các ngành sản xuất, các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và dịch vụ trong khu vực KCN. Sở dĩ, như vậy là vì hạ tầng sẽ cung cấp các dịch vụ, các yếu tố đầu vào, đầu ra, đảm bảo cho quy trình sản xuất tiến hành một cách thường xuyên, liên tục với quy mô ngày càng mở rộng. Đây là yếu tố cơ bản để KCN có cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập. Cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu sản xuất và ngành nghề trong KCN. Với một kết cấu hạ tầng hiện đại là điều kiện cơ bản cho phát triển nhiều ngành nghề có tính chuyên môn hóa cao trong KCN, có thể làm thay đổi cấu trúc nghề đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập. Cơ sở hạ tầng là cơ sở vật chất và điều kiện quan trọng của phát triển KCN. Nếu như xem KCN như một cơ thể con người, thì hệ thống CSHT được ví như các phân hệ hợp thành của cơ thể con người: giao thông và điện lực là hệ thống mạch máu; bưu chính viễn thông là hệ thống thần kinh; cấp, thoát nước là hệ thống tiêu hoá và bài tiết của con người … Những hệ thống này không thể thiếu. Vì nếu thiếu và yếu một phân hệ nào đó sẽ dẫn đến không cân bằng đối với cơ thể con người. Cũng như vậy, nếu hệ thống CSHT kỹ thuật bị trục trặc sẽ làm cho sản xuất kinh doanh bị đình trệ, thậm chí lâm vào tình trạng rối loạn. Cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cơ bản, cần thiết cho sản xuất, thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh của KCN. Cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, những nơi nào có CSHT tốt sẽ dễ hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh và như vậy giúp cho KCN có cơ hội phát triển tốt hơn. Cơ sở hạ tầng tốt giúp thúc đẩy việc giao lưu hàng hóa, thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm giữa nơi sản xuất và các địa điểm tiêu thụ. Cơ sở hạ tầng chủ yếu của KCN là dịch vụ, là sản phẩm trung gian (yếu tố đầu vào của sản xuất) phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đều đặn và liên tục. Ví dụ: Cung cấp năng lượng, nguyên liệu, thông tin, liên lạc,... cho các hoạt động sản xuất công nghiệp. Vai trò cung cấp đầu vào được thể hiện trước hết bởi các công trình và hệ thống điện, thông tin liên lạc. Cũng như vậy, 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan