Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính...

Tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính kế hoạch huyện núi thành, tỉnh quảng nam

.PDF
26
3
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN TẠI PHÕNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÖI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 8.34.02.01 Đà Nẵng - 2021 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Ngọc Anh Phản biện 1: PGS.TS. VÕ THỊ THÚY ANH Phản biện 2: GS.TS. NGUYỄN VĂN TIẾN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 3 năm 2021 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) là phạm trù kinh tế, gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước trong điều kiện kinh tế thị trường. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ như thuế bằng tiền, vay nợ... để phục vụ cho hoạt động của mình hình thành nên NSNN. Ngân sách nhà nước là một bộ phận cơ bản trong hệ thống tài chính quốc gia, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời NSNN là công cụ quan trọng của nhà nước để điều chỉnh vĩ mô đối với toàn bộ đời sống kinh tế xã hội đảm bảo an ninh quốc gia. Ngân sách nhà nước cấp huyện có vai trò quan trọng trong hệ thống ngân sách nhà nước. Trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước luôn quan tâm đến công tác quản lý NSNN, đặc biệt là hoạt động chi NSNN cấp huyện. Trong những năm qua, công tác quản lý chi NSNN của huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi mới và đạt được tiến bộ đáng kể, Huyện Núi Thành không ngừng thay đổi và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần khắc phục như: phân bổ vốn đầu tư và chi thường xuyên; nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí, tuân thủ kỷ luật tài chính, tăng cường phối hợp có hiệu quả với các chủ thể trong công tác quản lý chi NSNN, tính năng động và tích cực của đơn vị sử dụng chưa phát huy,… Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Núi Thành. Nhận thức được vai trò cấp thiết cần phải hoàn thiện quản lý chi 2 NSNN của huyện trong thời gian tới.. Tôi chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Phân tích làm rõ thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- kế hoạch huyện Núi Thành, từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- kế hoạch huyện Núi Thành trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chi NSNN và công tác quản lý chi NSNN cấp huyện. - Phân tích thực trạng về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời kì 2017 – 2019, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế của nó. - Đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. Trên mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đưa ra những câu hỏi như sau: + Lý luận chi NSNN, quản lý chi NSNN là gồm những nội dung gì? + Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại địa phương hiện nay? + Kết quả đạt được trong những năm gần đây? 3 + Những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện trong những năm qua? + Cần làm gì để hoàn thiện công quản lý chi trong thời gian tới? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi NSNN cấp huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung của công tác chi NSNN như lập, phân bổ, giao dự toán và chấp hành dự toán, quyết toán NSNN. - Về không gian: Tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam - Về thời gian tiến hành nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 2017-2019 và nghiên cứu đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN đến năm 2025. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu, tài liệu và phương pháp xử lý, phân tích số liệu, tài liệu. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện . Chương 2: Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam 4 giai đoạn 2017-2019. Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Để góp phần hoàn thiện và có nhiều đóng góp cho việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, tác giả đã tìm hiểu và thu thập một số bài viết liên quan, cụ thể: * Các luận văn thạc sĩ được công bố tại trường Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong những năm gần đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1. Luận văn Thạc sĩ Tài chính- Ngân hàng “ Hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách tại phòng Tài chính huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Tấn Dũng tại Đại học Đà nẵng năm 2017 2. Luận văn Thạc sĩ Tài chính- Ngân hàng “ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính – kế hoạch huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Hồ Thị Ngọc tại Đại học Đà nẵng năm 2018 3. Luận văn Thạc sĩ Tài chính- Ngân hàng “ Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại phòng Tài chính – kế hoạch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình” của tác giả Võ Hồng Sơn tại Đại học Đà nẵng năm 2019 * Các bài báo khoa học có liên quan: 5 4. Bài báo phân tích “ Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng mô hình quản lý tài chính- ngân sách” của tác giả ThS. Trần Thị Lụa, ThS. Trần Ngọc Lan đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 30/4/2019. 5. Bài báo phân tích “ Bàn về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và nhân tố ảnh hưởng” của tác giả TS. Nguyễn Tiến Hưng đăng trên Tạp chí công thương ngày 22/4/2020. 6. Bài báo phân tích “ Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tại tỉnh An Giang” của tác giả TS. Tô Thiện Hiền, trường Đại học An Giang, thành viên của Đại học quốc gia TP HCM đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 24/01/2020. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHI NSNN 1.1.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nƣớc Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối và sử dụng các nguồn tài chính đã được tập trung vào ngân sách Nhà nước và đưa chúng đến mục đích sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo thực hiện chức năng đáp ứng nhu cầu của Nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm của chi NSNN Thứ nhất, gắn với bộ máy Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhà nước đảm đương trong từng thời kỳ Thứ hai, gắn với quyền lực của Nhà nước. Thứ ba, đánh giá hiệu quả phải xem xét trên tầm vĩ mô. Thứ tư, chi NSNN là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. 6 Thứ năm, chi NSNN là một bộ phận cấu thành luồng vận động tiền tệ và nó gắn liền với sự vận động của các phạm trù giá trị khác như giá cả, tiền lương, tỷ giá hối đoái… 1.1.3. Chức năng của chi NSNN Chi ngân sách nhà nước có ba chức năng gồm: phân bổ nguồn lực, phân phối thu nhập, điều chỉnh và kiểm soát. - Chức năng phân bổ nguồn lực - Chức năng phân phối thu nhập - Chức năng điều chỉnh và kiểm soát 1.1.4. Vai trò của chi NSNN Vai trò của chi NSNN có vai trò rất quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của một quốc gia, nó được xem xét trên hai khía cạnh: Là công cụ đảm bảo duy trì sự tồn tại và hoạt động của tổ chức, bộ máy Nhà nước và là công cụ của Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế. 1.1.5. Nội dung chi NSNN - Chi đầu tư phát triển - Chi thường xuyên - Chi trả lãi, phí và chi phí phát sinh khác từ các khoản tiền do Chính phủ, chính quyền địa phương cấp tỉnh vay. - Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính - Chi chuyển nguồn từ ngân sách năm trước sang ngân sách năm sau. - Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới. 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN 1.2.1. Khái niệm quản lý chi NSNN cấp huyện Quản lý chi NSNN cấp huyện là quá trình các cơ quan quản lý 7 nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống và các biện pháp tác động vào hoạt động chi ngân sách cấp huyện, đảm bảo cho các khoản chi NSNN cấp huyện được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. 1.2.2. Đặc điểm quản lý chi NSNN - Cơ quan nhà nước là đơn vị quản lý chi ngân sách nhà nước và thực hiện quản lý chi trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật. - Quản lý chi NSNN vừa mang tính chính trị, vừa mang tính quản trị tài chính công. - Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi ngân sách khó được lượng hóa. - Quản lý chi NSNN là một hoạt động phức tạp, nhạy cảm, đối mặt thường xuyên với xung đột lợi ích. 1.2.3. Vai trò của quản lý chi NSNN Quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trung một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sử dụng hệ thống chính sách, pháp luật. Quản lý chi ngân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy và thực hiện các chức năng của Nhà nước. 1.2.4. Nguyên tắc quản lý chi NSNN cấp huyện - Nguyên tắc tập trung dân chủ - Nguyên tắc hợp pháp, công khai, minh bạch - Nguyên tắc chi theo kế hoạch và đúng mục đích - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 8 1.2.5. Nội dung quản lý chi Ngân sách nhà nƣớc cấp Huyện a. Lập dự toán chi NSNN b. Chấp hành dự toán chi NSNN cấp huyện c. Quyết toán chi NSNN cấp huyện 1.2.6. Tiêu chí đánh giá quản lý chi NSNN - Tính hiệu lực: - Tính hiệu quả - Tính phù hợp 1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC CẤP HUYỆN 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.3. Nhận thức và ý thức chấp hành của cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN trên địa bàn huyện 1.3.4. Môi trƣờng pháp lý 1.3.5. Công nghệ thông tin 1.3.6. Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý NSNN cấp huyện KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Điều kiện Kinh tế - Xã hội a. Điều kiện xã hội b. Tình hình tăng trưởng kinh tế c. Tình hình Thu - chi ngân sách huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 2.2. THỰC TRẠNG CHI NSNN CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH GIAI ĐOẠN 2017 - 2019 2.2.1. Thực trạng chi đầu tư phát triển Qua bảng 2.4 cho thấy chi huyện Núi Thành giai đoạn 2017 2019 có xu hướng tăng cao. Năm 2017 tổng chi của huyện là 1.681.233 triệu đồng, năm 2018 là 1.732.368 triệu đồng, năm 2019 giảm còn 1.702.053 triệu đồng. 2.2.2. Thực trạng chi thường xuyên Trong giai đoạn 2017 - 2019, nhiệm vụ chi của huyện Núi Thành chủ yếu tập trung vào chi sự nghiệp, chi đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính và tăng qua các năm. Tình hình chi thường xuyên của huyện Núi Thành giai đoạn 2017 - 2019 phản ánh qua bảng 2.4 . Chi sự nghiệp Chi đảm bảo xã hội Chi quản lý hành chính Chi khác 10 Bảng 2.4: Tổng hợp chi huyện Núi Thành (2017 - 2019) Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Tổng Năm Năm Năm cộng 2017 2018 2019 Tổng chi (A+B+C) 5.115.654 1.681.233 1.732.368 1.702.053 A. Chi cân đối 3.968.500 1.090.362 1.432.984 1.445.154 1. Chi đầu tư phát triển 933.029 207.784 311.708 413.537 2.063.497 691.360 738.720 633.417 Chi sự nghiệp kinh tế 306.085 110.814 118.838 76.433 Chi trợ cước, trợ giá 289.498 90.685 117.270 81.543 760.265 261.215 255.552 243.498 17.235 694 7.045 9.496 Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 13.668 3.951 4.213 5.504 Chi sự nghiệp thể dục - TT 9.485 3.627 2.654 3.204 Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình 11.784 4.754 4.913 2.117 Chi bảo đảm xã hội 208.680 66.674 75.601 66.405 Chi sự nghiệp môi trường 21.450 7.922 7.812 5.716 Chi sự nghiệp khoa học CN 2.828 801 1.317 710 Chi quản lý hành chính 349.357 114.897 119.284 115.176 Chi An ninh quốc phòng 62.079 19.586 20.693 21.800 Chi khác 11.083 5.740 3.528 1.815 3. Chi chuyển nguồn 971.974 191.217 382.556 398.200 B. Chi bổ sung cấp dƣới 753.139 234.294 284.625 234.220 C. Chi nộp cấp trên 394.015 356.577 14.759 22.679 2. Chi thường xuyên. Trong đó: Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề Chi sự nghiệp y tế, dân số và gia đình Nguồn: Báo cáo quyết toán NS huyện Núi Thành giai đoạn 017-2019 11 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH 2.3.1. Mô hình quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Núi Thành 2.3.2. Tình hình lập dự toán chi NSNN giai đoạn 20172019 Bảng 2.5 cho thấy: Nhìn chung tổng dự toán chi ngân sách trên địa bàn Huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 tương đối ổn định, năm 2018 tăng 243.704 triệu đồng, tăng 122,15% so với năm 2017, năm 2019 giảm 53.164 triệu đồng. Qua số liệu này có thể thấy, phần chi chủ yếu là chi thường xuyên. Đây là điều tương đối phù hợp vì chi đầu tư phát triển đối với nguồn vốn lớn được thực hiện qua kênh đầu tư. Bảng 2.5. Tình hình lập dự toán chi ngân sách nhà nước tại Huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 a. Quản lý lập dự toán chi thường xuyên: Bảng 2.6: Tình hình lập dự toán chi thường xuyên tại Huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.6 cho thấy: Trong dự toán chi thường xuyên tăng giảm không đều qua các năm. Chi cho sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề là khoản chi chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi thường xuyên. Cụ thể năm 2017 là 219.155 triệu đồng, năm 2018 là 255.552 triệu đồng, năm 2019 là 243.498 triệu đồng. b. Quản lý lập dự toán chi đầu tư phát triển: Bảng 2.7. Tình hình lập dự toán chi đầu tư phát triển tại huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 Bảng 2.7 cho thấy: Dự toán chi đầu tư phát triển từ nguồn 12 ngân sách nhà nước của Huyện Núi Thành tăng giảm không đều qua các năm, chủ yếu từ nguồn quỹ đất chiếm tỷ trọng bình quân trên 80% so với tổng chi đầu tư phát triển. Nhìn chung Dự toán chi NSNN Huyện Núi Thành được lập trên cơ sở nguồn thu và nhiệm vụ chi đã được phân cấp ổn định, công tác giao dự toán: trên cơ sở nhiệm vụ của UBND Huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch đã tiến hành giao dự toán chi cho các đơn vị thụ hưởng và các cấp ngân sách theo quy định. Việc giao dự toán đảm bảo các chế độ, chính sách, đúng trình tự quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, Ngành có liên quan. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau: - Công tác lập dự toán thực hiện trong thời gian quá ngắn do đó quá trình lập dự toán ở cấp dưới chỉ mang tính chất hình thức. - Tại Luật NSNN 2015 chưa có quy định thống nhất một đầu mối tổng hợp dự toán Ngân sách, gắn kết việc lập dự toán chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển. - Vẫn còn diễn ra tình trạng đề phòng dự toán “bị cắt” nên các cơ quan đã lập dự toán cao hơn rất nhiều so với định mức và nhu cầu chi thực tế. 2.3.3. Tình hình chấp hành chi NSNN giai đoạn 2017-2019 a.Tình hình chấp hành chi thường xuyên Qua bảng 2.9 cho thấy chi thường xuyên của Huyện Núi Thành trong giai đoạn 2017-2019 có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2017 tăng 51.136 triệu đồng so với năm 2017, năm 2019 giảm 30.315 triệu đồng so với năm 2018. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tăng giảm chi thường xuyên NSNN, trong đó có nguyên nhân khách quan do thay đổi chính sách tiền lương và chế độ phụ cấp cho cán bộ, công 13 chức, viên chức, tăng chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội và việc thực hiện công tác tinh giản biên dẫn đến giảm CTX; tư duy tăng thu nhằm bù chi vẫn tồn tại trong điều hành, quản lý NSNN. Bảng 2.9. Tình hình chấp hành dự toán chi thường xuyên tại Huyện Núi Thành giai đoạn 2017-2019 b. Tình hình chấp hành chi đầu tư phát triển Qua bảng 2.10 cho thấy, chi đầu tư phát triển có sự tăng giảm qua các năm, trong cơ cấu chi đầu tư phát triển, nguồn quỹ đất chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2017 chiếm 82,079%, năm 2018 chiếm 84,78%, năm 2019 chiếm 85,56%. Các khoản chi này để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các trụ sở mới, các công trình về giao thông, phúc lợi xã hội… Bảng 2.10. Tình hình chấp hành chi đầu tư phát triển tại Huyện Núi Thành giai đoạn 2017- 2019 2.3.4. Tình hình quyết toán chi NSNN giai đoạn 20172019 a.Tình hình Quyết toán chi thường xuyên Bảng 2.11. Quyết toán chi thường xuyên tại Huyện Núi Thành so với dự toán giai đoạn 2017-2019 Qua bảng 2.11 cho thấy, tổng CTX qua các năm đều tăng so với dự toán, thực hiện CTX năm 2017 tăng 136,76 % so với dự toán, năm 2018 tăng 100,78 % so với dự toán, năm 2019 tăng 100,78 % so với dự toán. b. Tình hình Quyết toán chi đầu tư phát triển Qua bảng 2.12 cho thấy tình hình thực hiện chi đầu tư trong 14 năm 2017 không đạt so với dự toán giao đầu năm, chỉ đạt 62,13%, một số dự án vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng nên tiến độ thực hiện dự án chậm so với kế hoạch, không có khối lượng để giải ngân nên tỷ lệ giải ngân đạt thấp so với kế hoạch. Quyết toán năm 2018, 2019 chiếm tỷ trọng cao là do trong năm UBND tỉnh, UBND Huyện tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án nên các dự án triển khai đúng tiến độ, có khối lượng giải ngân trong năm dẫn đến tỷ lệ giải ngân trên vốn kế hoạch đạt cao. Bảng 2.12. Quyết toán chi đầu tư phát triển tại Huyện Núi Thành so với dự toán giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Triệu đồng TT NĂM DỰ TOÁN QUYẾT SO SÁNH QT/DT TOÁN (+/-) (%) Tổng số 926.620 933.029 6.409 100,69 1 Năm 2017 334.441 207.784 2 Năm 2018 260.755 311.078 50.953 119,54 3 Năm 2019 331.424 413.537 82.113 124,78 -126.657 62,13 (Nguồn: Báo cáo quyết toán NSNN Huyện Núi Thành giai đoạn 2017- 2019) 2.3.5. Công tác kiểm tra chi NSNN tại Phòng TC-KH Huyện Núi Thành Trong quá trình kiểm tra, khi Phòng Tài chính - Kế hoạch phát hiện việc lập dự toán, phân bổ dự toán, báo cáo quyết toán của các đơn 15 vị lập chưa thực sự chính xác, đầy đủ hay KBNN huyện khi kiểm tra phát hiện các đơn vị chi chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu hồ sơ kiểm soát chi… thì chỉ được quyền thông báo số kiểm tra hoặc thông báo từ chối thanh toán và trả lại cho đơn vị để bổ sung. Vi phạm này chưa có chế tài xử phạt nên chưa tạo nên áp lực để Thủ trưởng, kế toán trưởng các đơn vị sử dụng làm việc mang tính có trách nhiệm, hạn chế tối đa vi phạm trong quản lý và sử dụng NSNN được giao. 2.2.6. Thực trạng công khai NSNN Trong giai đoạn 2017-2019 việc thực hiện công khai NSNN của các đơn vị sử dụng ngân sách trên địa bàn chưa thực hiện đầy đủ qua các năm trên hệ thống trang cổng thông tin điện tử, chưa thực hiện niêm yết tại các trụ sở làm việc. 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH 2.4.1. Kết quả đạt được 2.4.2. Hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 16 CHƢƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC KHUYẾN NGHỊ 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện Núi Thành đến năm 2025 a. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế b. Nhóm chỉ tiêu về văn hóa, xã hội c. Nhóm chỉ tiêu về môi trường d. Nhóm chỉ tiêu về quốc phòng - an ninh 3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Núi Thành đến năm 2025 Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế theo cơ cấu công nghiệp dịch vụ - nông nghiệp; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh thực hiện 3 nhiệm vụ đột phá là xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ mà trọng tâm là giao thông và hạ tầng đô thị; đào tạo lao động có tay nghề cao, phù hợp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tạo môi trường đầu tư thuận lợi, huy động mọi nguồn lực tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư để phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống người dân và đảm bảo an sinh xã hội. Tập trung đầu tư xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội. 3.1.3 Định hƣớng hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN cấp huyện tại phòng Tài chính- Kế hoạch huyện Núi Thành  Thực hiện chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả và chống tham ô, lãng phí trong sử dụng vốn ngân sách. Chi NSNN đảm bảo chất 17 lượng hoạt động của hệ thống chính trị và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.  Quản lý và điều hành chặt chẽ các giai đoạn của chu trình từ khâu lập dự toán, chấp hành đến khâu quyết toán, kiểm tra, giám sát đảm bảo NSNN được quản lý hiệu quả.  Nâng cao quyền chủ động và trách nhiệm của các cơ quan QLNN có thẩm quyền trong lĩnh vực quản lý, chính quyền địa phương và thủ trưởng các đơn vị sử dụng.  Cơ cấu lại vốn ĐTXDCB theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng xã hội, công trình giáo dục, các thiết chế văn hóa đề từng bước xây dựng, phát triển giáo dục đào tạo, du lịch, dịch vụ.  Chuẩn hóa quy trình chi NSNN huyện nhằm bảo đảm tính hiệu quả, công bằng, công khai và minh bạch. Đồng thời đổi mới quy trình nghiệp vụ trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN theo hướng hiện đại, công khai nhằm kiểm soát chặt chẽ các khoản chi , đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.  Công tác quản lý chi cần phải được hoàn thiện gắn liền với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban, các cơ quan có liên quan đến quản lý chi NSNN cấp huyện; cải thiện và nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý chi của huyện. 3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CẤP HUYỆN TẠI PHÒNG TÀI CHÍNHKẾ HOẠCH HUYỆN NÚI THÀNH 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi NSNN Quyết toán chi NSNN phải thực sự quan tâm số liệu, tính chính xác, trung thực, hiệu quả, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu 18 kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở huyện cho những năm tiếp theo. 3.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán chi NSNN Đối với chi đầu tư phát triển Đối với chi thường xuyên 3.2.3. Hoàn thiện công tác quyết toán chi NSNN Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đối với quyết toán của các đơn vị dự toán. Quyết toán chi NSNN phải thực sự quan tâm số liệu, tính chính xác, trung thực, hiệu quả, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND các cấp và rút ra những bài học kinh nghiệm phục vụ cho việc quản lý và điều hành chi NSNN ở huyện cho những năm tiếp theo. 3.2.4. Tăng cƣờng công tác kiểm tra trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nƣớc Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, tăng cường vai trò giám sát đối với hoạt động tài chính của các đơn vị sử dụng NSNN nhằm kịp thời phát hiện, xử lý những vướng mắc, chấn chỉnh các đơn vị. 3.2.5. Giải pháp về nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cơ quan sử dụng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý tài chính nhà nƣớc a. Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành của cơ quan sử dụng ngân sách
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan