Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ “hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự á...

Tài liệu “hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

.PDF
101
284
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN VĂN THOA HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH Thái Nguyên - 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI TRẦN VĂN THOA KHÓA 2017 - 2019 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH N Ờ H ỚN D N HOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN BỘ XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘ ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN P S.TS. LÊ ANH DŨN Hà Nội – 2019 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, hoa sau đại học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Giảng viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhà khoa học là: TS. Phạm Văn Bộ - đã trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để tôi hoàn thành Luận văn Thạc sĩ này. Nhân đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đại Từ, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Đại Từ và các cơ quan, cũng như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này./. Trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Tác giả luận văn Trần Văn Thoa LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn Thạc sĩ là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ chương trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Tác giả luận văn Trần Văn Thoa MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các hình, sơ đồ MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 * Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 2 * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 2 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2 * Kết cấu của luận văn .................................................................................... 3 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ. ......................................................... 4 1.1 Tình hình đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn huyện Đại Từ. .... 4 1.1.1. Giới thiệu về huyện Đại Từ. .................................................................... 4 1.1.2. Giới thiệu về ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Đại Từ .......... 9 1.1.3. Tình hình đầu tư xây dựng các công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đại Từ ................................................................................... 14 1.2. Thực trạng công tác Quản lý chất lƣợng xây dựng công trình đầu tƣ xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Đại Từ ........... 17 1.2.1. Thực trạng quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế ........ 17 1.2.2. Thực trạng quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công ....................... 22 1.2.3. Thực trạng quản lý chất lượng trong giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng (hoạt động QLCL trong giai đoạn bảo hành CTXD): ............................................................................................ 27 1.3. Những kết quả đạt đƣợc và một số hạn chế trong công tác quản lý chất lƣợng xây dựng công trình tại ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Đại Từ ................................................................................................. 28 1.3.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 28 1.3.2. Một số hạn chế trong công tác quản lý chất lượng ............................... 30 1.4. Một số nguyên nhân ảnh hƣởng tới công tác quản lý chất lƣợng xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án đầu tƣ xây dựng H. Đại Từ........ 32 1.4.1. Nguyên nhân khách quan ...................................................................... 32 1.4.2. Nguyên nhân chủ quan .......................................................................... 33 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ................................. 35 2.1. Cơ sở khoa học về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng ......................................................................................................................... 35 2.1.1.Khái niệm về chất lượng công trình và đặc điểm chất lượng xây dựng các công trình. ................................................................................................. 35 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng xây dựng các công trình. ........... 37 2.1.3. Khái niện về quản lý chất lượng công trình xây dựng. ......................... 38 2.1.4. Nội dung công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ................. 40 2.1.5 Mối quan hệ giữa các chủ thể trong hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng ................................................................................................. 44 2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý chất lượng xây dựng các công trình......................................................................................................... 47 2.2. Cơ sở pháp lý Nhà nƣớc về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng ......................................................................................................................... 50 2.2.1 Các quy định pháp lý chung về quản lý chất lượng công trình. ............ 50 2.2.2.Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương về QLCL CTXD .... 50 2.2.3 Các quy định pháp lý tại tỉnh Thái Nguyên. .......................................... 52 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG HUYỆN ĐẠI TỪ ..................................... 55 3.1. Định hƣớng phát triển đầu tƣ xây dựng của huyện Đại Từ. ............. 55 3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng ................................... 55 3.1.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ và đô thị hóa ............................... 56 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lƣợng xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng huyện Đại Từ .......... 57 3.2.1 Một số giải pháp chung .......................................................................... 57 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ........................................................................................................... 66 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công ......................................................................................................................... 74 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn kết thúc xây dựng công trình ................................................................................. 79 3.2.5. Giải pháp về sự phối hợp giữa các bên tham gia trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ...................................................................... 80 3.2.6. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng trên địa huyện Đại Từ ...................................... 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................... 85 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VIẾT TẮT BQLDA Ban Quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư ĐVSD Đơn vị sử dụng HSMT Hồ sơ mời thầu KBNN Kho bạc nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước QLDA Quản lý dự án QPPL Quy phạm pháp luật QLCL Quản lý chất lượng QLNN Quản lý nhà nước TVGS Tư vấn giám sát TMĐT Tổng mức đầu tư UBND Ủy ban nhân dân XDCB Xây dựng cơ bản KSTK hảo sát thiết kế DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu hình Tên hình Trang Bảng 1.1. Số lượng các dự án giai đoạn 2014 - 2018 15 Bảng 1.2. Tỷ lệ số lượng các dự án theo nguồn vốn 16 Bảng 1.3. Tổng hợp nhóm các dự án điển hình giai đoạn 2014 - 2018 16 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1 Bản đồ hành chính huyện Đại Từ 4 Sai lệch cốt thép móng tại Trường Mầm non Hình 2 Quân Chu Khi thi công cột tầng 2 sai lệch tim cột 26 tầng 1 Hình 3 Sai lệch tim cột tại Trường Tiểu học Việt Ấn 26 Hình 4 Thi công lát nền không đúng kỹ thuật Trường 27 THCS Phú Xuyên Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban QLDA Huyện 11 Sơ đồ 2.1 Mối quan hệ giữa các chủ thể 44 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các bước lập, thẩm định dự án đầu tư 71 1 MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế. Chất lượng công trình xây dựng không những liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an ninh công cộng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình mà còn là yếu tố quan trọng bảo đảm sự phát triển của mỗi quốc gia. Hiện nay, ở nước ta đi đôi với việc tập trung đầu tư, phát triển trong lĩnh vực xây dựng, thì công tác quản lý chất lượng công trình cũng được Nhà nước và xã hội quan tâm sâu sắc. Các công trình thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng đều đảm bảo về quy mô, chất lượng, thẩm mỹ, công suất, công năng sử dụng theo thiết kế và đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được nêu trên, hoạt động xây dựng vẫn còn nhiều vấn đề về chất lượng cần phải khắc phục. Huyện Đại Từ là huyện đang trong quá trình công nghiệp hóa, nên các công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đang được triển khai ngày càng tăng. Mặc dù các dự án xây dựng đã từng bước được cải thiện về mặt chất lượng, song vẫn còn một số công trình có những khiếm khuyết khi đưa vào khai thác sử dụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế này, phải kể đến sự yếu kém về quản lý chất lượng. Xuất phát từ thực tế trên, bằng kiến thức được tích lũy trong thời gian học tập và làm việc tại Ban quản lý dự án, tôi đã chọn vấn đề: “Hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 * Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực ti n về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng các công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ. Tìm ra các nhân tố tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ. - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng các công trình tại Ban Quản lý dự án đầu xây dựng huyện Đại Từ trong những năm tiếp theo. * Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Đề tài được thực hiện tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ. + Về thời gian: Nghiên cứu các công trình đã và đang triển khai thực hiện từ năm 2014 đến 2018 + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ với nôi dung chính là công tác quản lý chất lượng. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu được thực hiện, dự kiến sẽ có những đóng góp sau: - Về ý nghĩa khoa học: Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng. - Về ý nghĩa thực tiễn: Đưa ra các giải pháp về hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây 3 dựng cấp huyện miền núi. * Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về công tác quản lý chất lượng xây dựng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình tại Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện Đại Từ 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ. 1.1 Tình hình đầu tƣ xây dựng công trình trên địa bàn huyện Đại Từ. 1.1.1. Giới thiệu về huyện Đại Từ. 1. Vị trí địa lý: Đại Từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách Thành Phố Thái Nguyên 25 Km, phía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ. Hình 1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ. Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh: 30 xã, thị trấn, tổng diện tích đất tự nhiên toàn Huyện là 57.790 ha và 165.302 khẩu, có 8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu, Hoa, 5 Ngái v.v..; Chiếm 16,58% về diện tích, 16,12% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Mật độ dân số bình quân 274,65 người/km2. Là Huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất Tỉnh (Lúa 12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ còn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc được cả nước biết đến, đồng thời cũng là Huyện có truyền thống cách mạng yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang. 2. Điều kiện địa hình: a) Về đồi núi: Do vị trí địa lý của Huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi dãy núi: - Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam đảo ngăn cách giữa Huyện và tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m. - Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa. - Phía đông là dãy núi Pháo cao bình quân 150 - 300 m. - Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam. b) Sông ngòi thuỷ văn: - Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hoá xuống theo hướng Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước quan trong cho đời sống và trong sản xuất của Huyện. - Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ. - Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng 6 năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của Huyện (đặc biệt là cây chè). 3. Điều kiện khí hậu thời tiết: Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 270C ( là miền nhiệt độ phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển). 4. Về đất đai thổ nhưỡng: Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm 28,3%, đất Lâm nghiệp chiếm 48,43%; Đất chuyên dùng 10,7%; Đất thổ cư 3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, còn lại 6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng. 5. Về tài nguyên - khoáng sản: a) Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy. b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất Tỉnh, 15/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau: - Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm. - Nhóm khoáng sản kim loại: + Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. Mỏ thiếc Hà Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13 7 nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn tấn. Ngoài các mỏ chính trên quặng thiếc còn nằm rải rác ở 9 xã khác trong Huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân Linh, Cù vân. + Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc các xã phía Bắc của Huyện như hôi ỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại phân tán. - Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit, nằm ở rải rác các xã trong Huyện, trữ lượng nhỏ, phân tán. - Khoáng sản và vật liệu xây dựng: Đại Từ là vùng có mỏ đất sét lớn nhất tỉnh ở xã Phú Lạc, ngoài ra còn có nguồn đá cát sỏi có thể khai thác quanh năm ở dọc theo các con sông Công, bãi bồi của các dòng chảy phục vụ vật liệu xây dựng tại chỗ của Huyện. 6. Về du lịch: Khu du lịch Hồ Núi Cốc với câu chuyện huyền thoại về Nàng công chàng Cốc đã thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước, nằm ở phía Tây nam của Huyện, đây cũng là điểm xuất phát đi thăm khu di tích trong Huyện như: Núi Văn, Núi Võ, khu rừng Quốc gia Tam Đảo, di tích lịch sử 27/7 v.v... Hiện đã hoàn thành xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái sườn đông dãy Tam Đảo, hoàn thành quy hoạch chi tiết khu du lịch chùa Tây Trúc xã Quân Chu, Cửa Tử xã Hoàng Nông, quy hoạch chi tiết khu di tích lịch sử Lưu Nhân Chú. nhìn chung tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch ở Đại Từ đã và đang được quan tâm phát triển, đây là tiềm năng lớn của Huyện cũng như của Tỉnh Thái Nguyên 7- Kết cấu hạ tầng: a, Hệ thống cung cấp điện: Huyện Đại Từ có mạng lưới điện Quốc gia kéo đến 31 xã, thị trấn. 8 b, iao thông: Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh. Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km. Trong đó + Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa. + Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ Yên; huôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương. Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý, chủ yếu là đường liên xã, liên thôn, xóm; Cả 31 xã, thị trấn đã có đường ô tô đến trung tâm xã, song do đặc điểm của Huyện miền núi, hệ thống giao thông còn gây ách tắc về mùa mưa lũ, do vậy chưa đáp ứng cho sự phát triển và giao lưu hàng hoá trên địa bàn. - Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợi lớn trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than) Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm trong những năm tới. c, Thông tin liên lạc: Toàn Huyện đã được phủ sóng truyền thanh, truyền hình, 31/31 xã, thị trấn có điện thoại; Hệ thống giao thông thuận tiện là điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phục vụ các thông tin, báo trí đến các xã, xóm trong kịp thời trong ngày. 8- Nguồn nhân lực: Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (Trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5%.Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%). 9 + Những lợi thế để phát triển kinh tế xã hội: - Lợi thế có tính chất quyết định và bền vững của Huyện là: Sự đoàn kết nhất trí của các dân tộc anh em trong Huyện, sự nhiệt tình cách mạng với sự lãnh đạo vững vàng của đảng bộ Huyện, nhân dân các dân tộc trong Huyện quyết tâm phấn dấu xây dựng nền kinh tế -xã hội phát triển về mọi mặt. - Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Là Huyện miền núi chỉ cách trung tâm tỉnh lị hơn 20 km. Hạ tầng cơ sở thuận lợi hơn các Huyện miền núi khác trong tỉnh, sự nắm bắt về thông tin và tiếp nhận sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp thuận lợi hơn. - Là Huyện có nhiều tài nguyên khoáng sản, mặc dù trữ lượng nhỏ, không lớn. Đây là nhân tố quan trọng hình thành các cơ sở công nghiệp khai thác phục vụ cho sản xuất công nghiệp phát triển và xuất khẩu. - Vị trí địa lý có điều kiện khí hậu thuận lợi cho sự phát triển của tập đoàn vật nuôi và cây trồng phong phú, lợi thế này thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông lâm nghiệp hiện nay của Huyện. - Tiềm năng về du lịch cũng là một lợi thế để phát triển ngành dịch vụ thương mại trên địa bàn; Trên cơ sở Hồ núi cốc kết hợp với các điểm di tích lịch sử cách mạng nối liền với khu ATK Tân Trào- Tuyên quang và Định Hoá. 1.1.2. Giới thiệu về ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Huyện Đại Từ a. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đại Từ. Ban QLDA huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên được thành lập vào năm 2009 theo Quyết định số 1239/QĐ-UBND ngày 04 tháng 6 năm 2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên, là đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc UBND huyện Đại Từ, giúp UBND huyện trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án do UBND huyện làm CĐT; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các Sở, ngành có liên quan của tỉnh Thái Nguyên;
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan