Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện công tác kế toán tại cục hải quan gia lai kon tum...

Tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tại cục hải quan gia lai kon tum

.DOC
26
40
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ LỆ THỦY HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN Phản biện 1: PGS.TS. Đoàn Ngọc Phi Anh Phản biện 2: PGS.TS. Trần Thị Cẩm Thanh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum là cơ quan hành chính, trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng tổ chức thực hiện pháp luật của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Đơn vị chịu sự lãnh đạo trực tiếp về tài chính và quan hệ cấp phát kinh phí của Tổng cục Hải quan; trực tiếp sử dụng kinh phí của ngân sách, chấp hành các chính sách về chi tiêu, về hạch toán, tổng hợp chi tiêu kinh phí báo cáo lên Tổng cục Hải quan. Công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum được tuân thủ theo chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp, nhưng do đặc thù riêng của ngành Hải quan và đơn vị nên công tác kế toán cũng có một số vấn đề bất cập như: i) Việc lập dự toán tại đơn vị chưa khoa học dẫn đến một số nhiệm vụ chi không sát với thực tế. ii) Những bất cập trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán. iii) Việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh không kịp thời; việc kiểm tra đối chiếu chưa đảm bảo thường xuyên. iv) Báo cáo tài chính chưa đi sâu vào phân tích tình hình sử dụng kinh phí. Từ thực tế trên, hoàn thiện công tác kế toán là yêu cầu cấp thiết tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn thạc sĩ, tác giả chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Luận văn chọn lọc và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản công tác kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp; khảo sát, đánh giá 2 thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, từ đó phát hiện, mô tả những vấn đề tồn tại và đề xuất giải pháp cụ thể để giải quyết, thoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia LaiKon Tum. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu bao gồm các nội dung là: Công tác lập dự toán, ứng dụng công nghệ thông tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh; báo cáo quyết toán thuộc công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm vi Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum, với thực trạng công tác kế toán và số liệu nghiên cứu trong năm 2017, trong đó Luận văn tập trung nghiên cứu công tác lập dự toán thu, chi NSNN; kế toán một số phần hành chủ yếu như kế toán nguồn kinh phí, kế toán chi kinh phí, kế toán TSCĐ, kế toán thanh toán, kế toán ấn chỉ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng cách tiếp cận khảo sát thực tế. Phương pháp quan sát, mô tả, giải thích được sử dụng để tổng hợp và giải thích các nội dung có liên quan về thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. Phương pháp suy luận được áp dụng để lập luận, phân tích thực trạng nhằm chỉ ra những bất cập làm cơ sở đưa ra các giải pháp thích hợp dựa trên Luật Kế toán và các văn bản có liên quan, có thể áp dụng để hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. Thông tin, số liệu được thu thập phục vụ cho việc phân tích, đánh giá trong năm 2017 tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham 3 khảo, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác kế toán trong đơn vị HCSN; Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum; Chương 3: Hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP VÀ KẾ TOÁN ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm và phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp a. Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp b. Phân loại đơn vị hành chính sự nghiệp Căn cứ vào chức năng hoạt động, đơn vị HCSN được chia thành: - Các đơn vị hành chính thuần tuý: như các các cơ quan công quyền, cơ quan quản lý kinh tế, xã hội … (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND…) - Các đơn vị sự nghiệp (Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp giáo dực, sự nghiệp y tế…) - Các tổ chức, đoàn thể xã hội (Các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội…) 1.1.2. Đặc điểm kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp Các đơn vị HCSN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho 4 phép thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội hoặc đảm bảo an ninh quốc phòng. 1.1.3. Nhiệm vụ của kế toán hành chính sự nghiệp - Thu thập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, các khoản thu ở đơn vị. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. - Theo dõi, kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới. - Lập và nộp đúng hạn các BCTC cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí, vốn, quỹ ở đơn vị. 1.2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HCSN 1.2.1. Lập dự toán thu chi: a. Ý nghĩa của việc lập dự toán Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính của các đơn vị HCSN. Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và chi trong các đơn vị HCSN không phải là đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại.. Thứ ba, lập dự toán là hoạt động thiết lập kim chỉ nam cho quá trình thực hiện dự toán.. 5 b. Yêu cầu của việc lập dự toán - Phải phản ánh đầy đủ chính xác các khoản thu, chi dự kiến theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước - Việc lập dự toán phải theo từng lĩnh vực thu và chi - Phải đảm bảo nguyên tắc cân đối, chi phải có nguồn đảm bảo - Lập dự toán phải đúng theo nội dung, biểu mẫu quy định. c. Phương pháp lập dự toán thu chi Ngân sách: - Phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào kết quả hoạt động thực tế của kỳ liền trước và điều chỉnh theo tỷ lệ tăng trưởng hoặc tỷ lệ lạm phát dự kiến. - Phương pháp lập dự toán cấp không là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện có của đơn vị. d. Nội dung dự toán thu - chi - Đánh giá tình hình thực hiện dự toán NSNN trong những tháng đầu năm đến thời điểm lập dự toán. - Việc xây dựng dự toán NSNN được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành, phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị HCSN trong năm kế hoạch. e. Trình tự lập dự toán Bước 1: Thông báo số kiểm tra Bước 2: Lập dự toán Bước 3: Hoàn chỉnh dự toán và trình cấp trên 1.2.2. Công tác kế toán một số phần hành chủ yếu a. Kế toán nguồn kinh phí b. Kế toán chi hoạt động c. Kế toán tài sản cố định 6 d. Kế toán thanh toán 1.2.3. Hệ thống báo cáo kế toán a. Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách b. Báo cáo kế toán quản trị KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI -KON TUM 2.1. TỔNG QUAN VỀ CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum 2.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán ở Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum a. Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính có ảnh hưởng đến tổ chức kế toán Theo Quyết định số 4291/QĐ-TCHQ ngày 12/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh. Theo đó, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum có hai đơn vị tham mưu là văn phòng Cục (Tham mưu về công tác kế toán chi ngân sách) và phòng Nghiệp vụ (Tham mưu về công tác kế toán thu ngân sách) b. Tổ chức bộ máy kế toán Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum thực hiện công tác kế toán tập 7 trung tại Bộ phận Tài vụ - Quản trị thuộc Văn phòng Cục. Tổng số cán bộ công chức làm công tác quản lý tài chính, kế toán, tài sản nhà nước của đơn vị: 05 người (04 trình độ đại học, 01 trình độ thạc sỹ). Trong đó 01 công chức làm kế toán trưởng/Phụ trách kế toán được Tổng cục Hải quan bổ nhiệm theo quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện; 01 công chức làm kế toán chi tiết; 01 công chức làm thủ quỹ, thủ kho; 01 kỹ sư xây dựng làm công tác quản lý đầu tư xây dựng, quản trị, ấn chỉ và 01 công chức làm kế toán tổng hợp, quản lý tài sản. c. Hình thức kế toán áp dụng Hình thức kế toán áp dụng tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, là hình thức kế toán trên máy vi tính và được thiết kế theo nguyên tắc của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái. Phần mềm kế toán được sử dụng tại đơn vị là phần mềm kế toán HCSN IMAS TC có đủ các sổ kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết cần thiết. TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH CHỨNG TỪ KẾ TOÁN PHẦN MỀM KẾ TOÁN BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI Ghi chú: MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp BÁO CÁO TÀI CHÍNH Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2.1. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 8 d. Chính sách chế độ kế toán áp dụng Từ ngày 01/01/2018, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum áp dụng chế độ kế toán thống nhất đối với các cơ cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM 2.2.1. Về tuân thủ chính sách chế độ Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016-2020 của mình như: Quyết định số 289/QĐHQGLKT ngày 04/11/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016-2020 của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum; Quyết định số 194/QĐ-HQGLKT ngày 03/7/2017 về việc sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ giai đoạn 2016-2020 của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum. Các Quyết định trên đã quy định các nội dung chi, định mức chi phù hợp với cơ chế của Ngành. 2.2.2. Lập dự toán tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum a. Lập dự toán thu NSNN: Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum lập dự toán thu NSNN theo Quyết định số 1288/QĐ-TCHQ ngày 29/6/2012 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình lập dự toán thu NSNN của ngành Hải quan. Cụ thể như sau: Tại các Chi cục và Cửa khẩu quốc tế đường bộ: Đánh giá tình hình thu năm hiện tại: Phân tích, đánh giá chi tiết tình hình thực hiện kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu, thu NSNN 6 tháng đầu năm và dự kiến thực hiện 6 tháng cuối năm. Tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố: Trên cơ sở báo cáo của các 9 Chi cục, Cửa khẩu quốc tế đường bộ về đánh giá tình hình thu NSNN năm hiện tại và xây dựng dự toán cho năm tiếp theo, Cục Hải quan tỉnh, thành phố thẩm tra, tổng hợp và lập các biểu báo cáo, phân tích đánh giá, đồng thời có thuyết minh gửi về Tổng cục Hải quan; thời gian: Theo yêu cầu cụ thể tại công văn hướng dẫn lập dự toán thu NSNN của Tổng Cục Hải quan. Dự toán thu NSNN năm 2017 được đơn vị thực hiện như sau: Căn cứ Công văn số 6541/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2016 của Tổng cục Hải quan v/v hướng dẫn xây dựng dự toán thu NSNN năm 2017, Bộ phận Kế toán Thuế thuộc Phòng Nghiệp vụ tiến hành tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện thu 6 tháng đầu năm, dự kiến số thu 6 tháng cuối năm của năm thực hiện và xây dự toán thu NSNN năm sau. - Trong 6 tháng đầu năm 2016 , do chính sách của nước Lào cấm xuất khẩu gỗ nguyên liệu nên kim ngạch nhập khẩu có thuế tại đơn vị sụt giảm mạnh. So với 6 tháng đầu năm 2015, số thu từ mặt hàng gỗ nhập khẩu từ Lào giảm 95%; số thu từ mặt hàng máy móc thiết bị tạo tài sản cố định giảm 90%. Tổng kim ngạch XNK trong 06 tháng đầu năm 2016 đạt 176,54 triệu USD, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 55,64 triệu USD, giảm 32,4% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch nhập khẩu đạt 120,9 triệu USD, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch XNK có thuế 06 tháng đầu năm 2016 đạt 60,9 triệu USD, giảm 48,6% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu có thuế đạt 4,6 triệu USD, tăng 142% so với cùng kỳ năm 2015; kim ngạch nhập khẩu có thuế đạt 56,29 triệu USD, giảm 51,7 % so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số thu nộp NSNN đến ngày 30/6/2016 là: 89,79 tỷ đồng, 10 đạt 21,4% so với chỉ tiêu pháp lệnh được giao (420 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm 2015, tổng số thu nộp trong 06 tháng đầu năm 2016 giảm 62%; Trong đó: Địa bàn tỉnh Gia Lai thu 48,9 tỷ, đạt 57,6% so với chỉ tiêu giao (85 tỷ); Địa bàn tỉnh Kon Tum thu 40,9 tỷ, đạt 12% so với chỉ tiêu giao (335 tỷ). -. Trên cơ sở tình hình thực tế và dự báo hoạt động XNK trong thời gian đến, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum dự kiến số thu thuế XNK nộp NSNN cả năm 2016 là 170 tỷ đồng, đạt 40,4% so với chỉ tiêu thu được giao. Trong năm 2017, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum được Bộ Tài chính giao chỉ tiêu thu NSNN Cho đơn vị theo Quyết định số 2577/QĐ-BTC ngày 29/11/2016; Tổng cục Hải quan giao chỉ tiêu phấn đấu lần 1, lần 2 theo Chỉ thị số 1193/CT-TCHQ ngày 28/02/2017 về việc triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2017 của Tổng cục Hải quan ; Công văn số 4370/TCHQ-TXNK ngày 29/6/2017 về việc giao bổ sung thu NSNN năm 2017. Chi tiết theo Bảng 2.1 dưới đây: Bảng 2.1. Dự toán thu NSNN năm 2017 Dự toán chỉ tiêu pháp lệnh Bộ Tài chính giao so với dự toán do đơn vị xây dựng (190 tỷ đồng/179 tỷ đồng) tăng 11 tỷ đồng. Kết quả thu NSNN năm 2017 (từ 01/01/2017 đến 31/12/2017) tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum là 481,823 tỷ đồng, đạt 253,59 % kế hoạch do Bộ Tài chính giao là 190 tỷ đồng; đạt 160,61 % chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao lần 1 là 300 tỷ đồng và đạt 98,33 % chỉ tiêu phấn đấu Tổng cục Hải quan giao lần 2 là 490 tỷ đồng. b. Dự toán thu lệ phí Hải quan: Thực hiện Thông tư số 274/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và 11 sử dụng phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh. Hàng năm, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum tổng hợp từ các đơn vị trực tiếp thu phí, lệ phí (các Chi cục hải quan) và thực hiện lập dự toán số thu từ phí, lệ phí và nhu cầu chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của đơn vị và gửi lên Tổng cục Hải quan để thẩm định và tổng hợp chung trong dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm của Tổng cục Hải quan gửi Bộ Tài chính. Theo Quyết định số 4201/QĐ-TCHQ ngày 31/12/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hài quan, giao dự toán thu, chi nguồn lệ phí hải quan năm 2017 cho Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Bảng 2.2. Dự toán thu, chi nguồn lệ phí hải quan năm 2017 cho Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Số tiền TT Nội dung (Ngàn đồng) A TỔNG DỰ TOÁN, THU CHI LỆ PHÍ HẢI QUAN I Phần thu 500.000 Số thu lệ phí hải quan trong năm 500.000 II Phần chi 300.000 III Chênh lệch thu, chi 200.000 Điều chuyển về Tổng cục Hải quan 200.000 CHI TIẾT SỐ CHI LỆ PHÍ HẢI QUAN 300.000 Chi cho con người và chi quản lý hành chính 300.000 B Ghi chú (Nguồn: Bộ phận Tài vụ - Quản trị, Văn phòng Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum) 12 c. Lập dự toán chi NSNN Công tác lập dự toán chi NSNN phải dựa trên cơ sở cơ chế quản lý tài chính và chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan giai đoạn 2016-2020 và quy chế chi tiêu nội bộ của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum nêu trên. Nội dung chi phải được lập theo từng lĩnh vực chi và nhóm danh mục dự toán theo yêu cầu quản lý đã được quy định tại Quyết định số 148/QĐ-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể: + Dự toán chi giao thực hiện tự chủ. + Dự toán chi không giao thực hiện tự chủ Năm 2017, tổng dự toán được Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum xây dựng là 47.570.776.855 đồng, cụ thể như sau: - Nội dung chi thường xuyên, thực hiện tự chủ (Kinh phí đơn vị tự chủ): 36.265.207.855 đồng. + Nhóm thánh toán cho cá nhân: 30.621.624.655 đồng, gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác. Bộ phận Tài vụ - Quản trị căn cứ vào tổng hệ số lương và phụ cấp theo lương của biên chế và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo Nghị định 68 của Chính Phủ; tiền công của hợp đồng lao động vụ việc có mặt đến ngày 31/3/2016. + Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn: 4.942.379.200 đồng, gồm thanh toán dịch vụ công cộng, cung ứng văn phòng, thông tin liên lạc, hội nghị, công tác phí trong nước, chi phí thuê mướn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và chi nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành. 13 2.2.3. Kế toán một số phần hành chủ yếu a. Kế toán nguồn kinh phí Nguồn kinh phí tại Cục Hải quan Gia Lai là nguồn tài chính mà đơn vị được quyền sử dụng để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn. Kinh phí của đơn vị được hình thành chủ yếu từ 02 nguồn, đó là: + Nguồn NSNN cấp trên cơ sở dự toán đã được phê duyệt; + Nguồn thu tiền lệ phí Hải quan được để lại. Khi đơn vị nhận được quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao dự toán chi hoạt động, kế toán ghi: Nợ TK 008 “Dự toán chi hoạt động” và các tài khoản cấp 2 phù hợp (TK 0081: Dự toán KP thường xuyên từ nguồn kinh phí thường xuyên giao khoán - KP đơn vị tự chủ; TK 0082: Dự toán KP thường xuyên từ nguồn kinh phí thường xuyên không giao khoán - KP Tổng cục quản lý). Từ ngày 01/01/2018 áp dụng chế độ kế toán thống nhất đối với các cơ quan HCSN ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TTBTC, khi nhận được Quyết định giao dự toán của Tổng cục Hải quan, kế toán ghi: Nợ TK 0082 - Năm nay (Tài khoản 00821-Dự toán chi thường xuyên; tài khoản 00822 - Dự toán chi không thường xuyên) Ngày 17/02/2017, khi nhận quyết định số 220/QĐ-TCHQ ngày 06/02/2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc giao điều chỉnh dự toán chi NSNN năm 2017, kế toán hạch toán: Nợ TK 008: Chi tiết TK 0081: 40.358.978.000 35.725.978.000 Chi tiết TK 0082: 4.633.000.000 Từ ngày 01/01/2018 áp dụng chế độ kế toán thống nhất đối với 14 các cơ quan HCSN ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TTBTC, kế toán sẽ ghi: Nợ TK 0082: Chi tiết TK 00821: 40.358.978.000 35.725.978.000 Chi tiết TK 00822: 4.633.000.000 b. Kế toán chi kinh phí Khi chi kinh phí chi từ nguồn kinh phí đơn vị tự chủ và kinh phí Tổng cục Hải quan quản lý theo dự toán đã được duyệt, kế toán sử dụng chứng từ Giấy rút dự toán Ngân sách để thực hiện. Căn cứ giấy rút dự toán và các chứng từ có liên quan kế toán ghi Có TK 008, đồng thời ghi: Nợ TK 111: Rút tiền mặt về nhập quỹ Nợ TK 661: Chi hoạt động (Chi trực tiếp) Có TK 461 Từ ngày 01/01/2018 áp dụng chế độ kế toán thống nhất đối với các cơ quan HCSN ban hành kèm theo Thông tư số 107/2017/TTBTC. Khi rút dự toán để chi trực tiếp cho các hoạt động (đã có đầy đủ chứng từ) kế toán ghi đồng thời 2 bút toán sau: Nợ TK 611 – Chi phí hoạt động Chi tiết TK 6111 - Chi phí hoạt động thường xuyên Chi tiết TK 6112 - Chi phí hoạt động không thường xuyên Có TK 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp Đồng thời ghi: Có TK 0082 - Dự toán chi hoạt động năm nay Chi tiết TK 00821 – Dự toán chi thường xuyên Chi tiết TK 00822 – Dự toán chi khôngthường xuyên Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kinh phí đều được thể hiện trên số kế toán chi tiết hoạt động theo từng tài khoản. 15 c. Kế toán TSCĐ Kế toán căn cứ các chứng từ do công chức quản trị bàn giao, các thông số liên quan đến tài sản như tăng TSCĐ, giảm TSCĐ để ghi nhận và phản ảnh vào phần mềm quản lý tài sản - Hệ tác nghiệp quản lý tài sản phiên bản 2.0.4. Chương trình này tự động xử lý dữ liệu cho ra các báo cáo liên quan đến tài sản. Từ ngày 15/12/2017 Tổng cục Hải quan triển khai sử dụng phần mềm QLTS nội ngành Tài chính thay thế phần mềm QLTS cũ - Hệ tác nghiệp quản lý tài sản phiên bản 2.0.4. Tuy nhiên phần mềm quản lý tài sản nội ngành Tài chính gặp lỗi trong quá trình triển khai đổ dữ liệu và nhập dữ liệu mới, do đó đến nay đơn vị vẫn thực hiện nhập dữ liệu TSCĐ trên phần mềm cũ - Hệ tác nghiệp quản lý tài sản phiên bản 2.0.4 d. Kế toán thanh toán: Đơn vị tiến hành thanh toán cho các nhà cung cấp dịch vụ, cung cấp hàng hóa, vật tư theo hợp đồng, biên bản thanh lý, hóa đơn, biên bàn bàn giao...Các khoản thanh toán được kế toán theo dõi chi tiết từng nội dung thanh toán cho từng đối tượng, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, thu hồi nợ; chấp hành đúng quy định. Các khoản thanh toán lương và các khoản phụ cấp, các khoản phải nộp (BHXH, BHYT, BHTN) cho cán bộ công chức tại đơn vị được theo dõi và tính toán trên Bảng Exel, chưa xây dựng được trên Chương trình Quản lý nhân sự - Tiền lương. Do đó Bộ phận Tài vụ Quản trị sẽ thực hiện tính lương bằng thủ công, tiến hành in Bảng thanh toán tiền lương để thực hiện thủ tục chuyển lương vào tài khoản cá nhân. Tình hình công nợ, các khoản tạm ứng; tình hình xử lý và thu hồi các khoản công nợ khó đòi, khoản tạm ứng và nợ dây dưa kéo dài của đơn vị: 16 e. Kế toán ấn chỉ: - Đối tượng hạch toán kế toán ấn chỉ: + Ấn chỉ bán thu tiền: Tờ khai nguồn gốc xe ô tô nhập khẩu, tờ khai nguồn gốc xe máy nhập khẩu; Tem rượu nhập khẩu độ cồn > 30 độ, < 30 độ; Tem miễn thuế... +Ấn chỉ cấp phát: Các loại sổ, biểu mẫu, chứng từ kế toán; tờ khai phương tiện vận tải; tem hải quan và một số tem, biên lai Tổng cục Thuế. 2.2.4. Hệ thống báo cáo kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum a. BCQT tài chính với cấp trên Hiện nay đơn vị chỉ mới tập trung cho việc lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan. Thông tin được cung cấp trên hệ thống báo cáo kế toán hiện tại của Cục chủ yếu là thông tin thuộc lĩnh vực kế toán tài chính như tài sản, nợ phải trả, thu nhập. Năm 2017, Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum lập báo cáo quyết toán tài chính gồm các báo cáo sau: - Bảng cân đối tài khoản - Tổng hợp tình hình kinh phí - Báo cáo tổng hợp tình hình thu chi các quỹ, nguồn vốn xây dựng cơ bản từ Ngân sách tập trung, các nguồn trong thanh toán - Báo cáo kết quả hoạt động có thu - Chi tiết số chi quyết toán NSNN - Tình hình thực hiện quyết toán chi NSNN . Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác lập báo cáo tài chính của đơn vị còn một số hạn chế cần khắc phục như chưa thật sự chú trọng và đầu tư công sức cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán. 17 b. Báo cáo kế toán quản trị Ngành Hải quan đã thực hiện cơ chế tự chủ trong những năm qua theo quy định của Chính phủ như: Nghị định số 130/2005/NĐCP ngày 17/10/2005, Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 30/5/2014 quy định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính. Thực tế, các Cục Hải quan địa phương còn chịu sự chi phối và phân cấp của Tổng cục Hải quan nên vẫn chưa thực sự tự chủ trong cơ chế quản lý tài chính. Vì thế, đơn vị chưa quan tâm đến việc lập báo cáo kế toán quản trị, duy chỉ chú trọng đến việc lập báo cáo quyết toán NSNN. 2.2.5. Đánh giá công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai Kon Tum a. Những ưu điểm b. Những tồn tại KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương 2 đã nêu được thực trạng tổ chức lập dự toán thu, chi NSNN tại Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum; việc hạnh toán, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán nguồn kinh phí, kế toán chi kinh phí vào sổ sách; việc theo dõi hạch toán tài sản cố định, quan hệ thanh toán và hệ thống báo cáo quyết toán tài chính. Qua nghiên cứu thực tế ở đơn vị, tác giả thấy công tác kế toán ở Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum về cơ bản đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Tuy vậy vẫn còn một số tồn tại mà luận văn chỉ ra trong công tác kế toán. Những vấn đề còn tồn tại này là cơ sở để tác giả đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán tại Chương 3. 18 CHƢƠNG 3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM 3.1. YÊU CẦU VÀ CƠ SỞ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CỤC HẢI QUAN GIA LAI - KON TUM 3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum Trên cơ sở lý luận về công tác kế toán cùng với việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động để hoàn thiện công tác kế toán tại Cục Hải quan Gia Lai- Kon Tum. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum, tổ chức kế toán cần thực hiện theo những định hướng: Một là, hoàn thiện công tác kế toán đảm bảo tuân thủ các quy định của Nhà nước ban hành như Luật Ngân sách, Luật kế toán, chế độ kế toán và các văn bản có liên quan; đồng thời phù hợp và tiếp cận với các thông lệ kế toán quốc tế. Hệ thống văn bản pháp quy Nhà nước là những căn cứ pháp lý quan trọng điều khiển mọi hoạt động về kế toán tài chính của các đơn vị HCSN.. Hai là, việc hoàn thiện công tác kế toán đảm bảo phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị. Ba là, việc sắp xếp, bố trí nhân sự làm công tác kế toán phải theo các phần hành kế toán cụ thể, quy trình thực hiện hợp lý. Bốn là, công tác kế toán đảm bảo cung cấp thông tin cho Lãnh đạo Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum. Năm là, trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo tiết kiệm chi phí kế toán để hoàn thiện công tác kế toán.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan