Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ...

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức khoa học và công nghệ

.PDF
105
583
79

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ THANH HƯƠNG HOÀN THIỆN CƠ CHẾ HẠCH TOÁN KINH TẾ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: MÃ SỐ: NGƢỜI HƢỚNG DẪN: CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 60.34.70 TS. NGUYỄN TRƯỜNG GIANG HÀ NỘI, NĂM 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 5 1. Lý do chọn Đề tài .................................................................................... 5 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 8 3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 9 4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 9 5. Mẫu khảo sát ........................................................................................... 9 6. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 9 7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 10 8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm ..................................................... 10 8.1 Phƣơng pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu ....................................... 10 8.2 Phƣơng pháp chuyên gia .................................................................. 11 9. Kết cấu của Luận văn ............................................................................ 11 CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ....... 12 1. Hoạt động KH&CN .............................................................................. 12 1.1 Hoạt động KH&CN ......................................................................... 12 2. Tổ chức KH&CN .................................................................................. 17 2.1 Các loại hình tổ chức KH&CN ........................................................ 17 2.2 Quyền của tổ chức KH&CN ............................................................ 18 2.3 Nghĩa vụ của tổ chức KH&CN ........................................................ 19 2.4 Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN ...... 19 3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập ở Việt Nam trƣớc khi ban hành NĐ 115 .............................................................. 20 3.1 Một số quy định của Nhà nƣớc về tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập trƣớc khi ban hành NĐ 115 .......................... 20 3.2 Những thành công trong quá trình chuyển các tổ chức KH&CN công lập sang chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm ........................................... 24 3.3 Những hạn chế trong việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập ............................................................... 25 3.4 Yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý đối với tổ chức KH&CN công lập . 27 4. Một số nội dung về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập theo quy định của NĐ 115 ........................................... 28 4.1 Các loại hình tổ chức của tổ chức KH&CN công lập theo quy định NĐ115 ................................................................................................... 28 4.2 Mục đích thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm .................... 32 4.3 Các nguyên tắc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ........... 33 4.4 Một số lĩnh vực tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN ... 33 5. Lý luận chung về hạch toán kinh tế ....................................................... 34 5.1 Khái niệm về hạch toán kinh tế ........................................................ 34 5.2 Tác dụng của hạch toán kinh tế ........................................................ 35 5.3 Những nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế .............................. 35 1 6. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học ảnh hƣởng đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN ................................................................................. 37 CHƢƠNG II. HIỆN TRẠNG VÀ KHÓ KHĂN TRONG TỰ CHỦ, TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ ..................................................................... 40 1. Một số quy định hiện hành về tự chủ tài chính của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí ................................................................................. 40 1.1 Nguồn thu của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí ............... 40 1.2 Sử dụng nguồn kinh phí ................................................................. 42 1.3 Về kiểm soát chi .............................................................................. 44 1.4 Chính sách ƣu đãi ............................................................................ 45 1.5 Quản lý và sử dụng tài sản nhà nƣớc ................................................ 51 2. Đánh giá khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ chức KH&CN ........................................................................................... 52 2.1 Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ chức KH&CN thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ........................................... 53 2.2 Khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của một số tổ chức KH&CN trực thuộc Đài THVN ............................................................. 58 2.3 Khả năng tự chủ tài chính của các tổ chức KH&CN địa phƣơng ...... 60 3. Một số khó khăn của tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí................. 63 3.1 Đầu ra cho sản phẩm nghiên cứu và tiếp cận thị trƣờng trở thành nhân tố quyết định thành công của tự chủ tài chính đối với tổ chức KH&CN. 64 3.2 Tổ chức KH&CN gặp khó khăn về vốn, đặc biệt là vốn hoạt động .. 66 3.3 Khó khăn trong thực hiện nguyên tắc tự cân đối thu chi khi Nhà nƣớc quy định phân định rạch ròi giữa kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp và kinh phí các hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị ........................ 67 3.4 Chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nƣớc còn nhiều bất cập.................................................................... 68 3.5 Khó khăn trong quản lý và sử dụng tài sản....................................... 72 3.6 Khó khăn trong hạch toán các khoản thanh toán cá nhân cho ngƣời lao động. ................................................................................................ 74 3.7 Khó khăn trong hạch toán chi phí quản lý chung và chi phí quản lý tổ chức KH&CN ........................................................................................ 76 3.8 Khó khăn trong hạch toán chi phí cho các hoạt động nghiên cứu khoa học mà sản phẩm nghiên cứu mang tính rủi ro ....................................... 76 3.9 Khó khăn về độ trễ khi thực hiện các đề tài, dự án đƣợc NSNN cấp kinh phí ................................................................................................. 77 3.10 Sử dụng kinh phí thu đƣợc từ các sản phẩm của đề tài, dự án là sản phẩm vật chất sử dụng kinh phí của ngân sách....................................... 78 CHƢƠNG III. MỘT SÔ KHUYẾN NGHỊ VỀ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ.. 79 HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA CÁC TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ .................................. 79 1. Lấy thu bù chi đảm bảo có lợi nhuận là nguyên tắc chung trên cơ sở tổng hợp chung các khoản thu (bao gồm cả kinh phí NSNN cấp) trừ các khoản 2 chi (bao gồm cả chi kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình hoạt động. ................................................................................................. 79 1.1 Kinh phí đƣợc NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN do Nhà nƣớc giao, đặt hàng trực tiếp hoặc thông qua tuyển chọn, đấu thầu. ...... 79 1.2 Đối với các khoản thu của tổ chức KH&CN .................................... 80 2. “Giá thành sản phẩm” đối với các nhiệm vụ KH&CN đƣợc NSNN hỗ trợ, đặt hàng và kết quả hoạt động tài chính của tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí ...................................................................................... 81 2.1 Lập dự toán, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm đối với các nhiệm vụ KH&CN đƣợc NSNN hỗ trợ, đặt hàng ................................... 81 2.2 Quy định, hƣớng dẫn cụ thể về chi phí hợp lý đƣợc trừ để quyết toán kinh phí NSNN cấp thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ........................... 83 2.3 Hạch toán các hoạt động KH&CN, hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức KH&CN ............................................................................. 86 2.4 Kết quả tài chính của tổ chức KH&CN ............................................ 86 3. Giao vốn cho các tổ chức KH&CN ....................................................... 88 4. Một số khuyến nghị về chế độ kế toán đối với tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí hoạt động ................................................................. 90 4.1 Các báo cáo tài chính ....................................................................... 90 4.2 Kế toán một số hoạt động nghiệp vụ đặc thù của tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí .................................................................................. 91 4.3 Báo cáo tài chính hợp nhất của tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí có các đơn vị trực thuộc ........................................................... 92 4.4 Hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế ..................................... 92 5. Đổi mới cơ chế quản lý và điều hành đối với tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí ................................................................................. 94 6. Một số khuyến nghị khác ...................................................................... 95 6.1 Chính phủ là ngƣời tiêu dùng chính những kết quả của hoạt động KH&CN trong một số lĩnh vực .............................................................. 96 6.2 Nghiên cứu và ban hành cơ chế hỗ trợ rủi ro trong nghiên cứu ........ 96 6.3 Quy định, chế tài liên quan đến quyền, nghĩa vụ cụ thể của các nhà khoa học và các tổ chức KH&CN .......................................................... 97 KẾT LUẬN .................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 CÁC PHỤ LỤC 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT KH&CN Khoa học và công nghệ TSCĐ Tài sản cố định SXKD Sản xuất kinh doanh NSNN Ngân sách Nhà nƣớc BCTC Báo cáo tài chính CMKT Chuẩn mực kế toán HCSN Hành chính sự nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn NĐ 115 Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập TTLT 12 Thông tƣ liên tịch số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 5/6/2006 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 115 TT 44 Thông tƣ số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7/5/2007 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ Hƣớng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí của các đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nƣớc TT 93 Thông tƣ liên tịch số 93/2006/TTLT-BTC-BKHCN ngày 04/10/2006 của Bộ Tài chính - Bộ KH&CN, hƣớng dẫn chế độ khoán kinh phí của đề tài, dự án khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nƣớc 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn Đề tài KH&CN luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta khẳng định là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững đất nƣớc và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới. Khoa học đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, quá trình từ nghiên cứu khoa học đến giải pháp công nghệ và áp dụng vào sản xuất ngày càng đƣợc rút ngắn, tạo sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của KH&CN đã đƣợc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ta diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18 đến 25 tháng 4 năm 2006 tiếp tục khẳng định “Phát triển mạnh, kết hợp chặt giữa hoạt động KH&CN với giáo dục và đào tạo để thực sự phát huy vai trò quốc sách hàng đầu, tạo động lực đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức”. Chính sách tài chính của Nhà nƣớc là một trong những công cụ quản lý có tính chất quyết định tạo ra động lực và môi trƣờng khuyến khích và là "bà đỡ" cho hoạt động và phát triển của các tổ chức KH&CN nói chung, các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí hoạt động nói riêng. Trƣớc những bức xúc của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội, để thực hiện Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, trong những năm qua, chính sách, cơ chế tài chính cho KH&CN liên tục đƣợc bổ sung, sửa đổi, đổi mới cho phù hợp với tính đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới hoạt động KH&CN, phát triển tiềm lực KH&CN, tạo thuận lợi hơn cho phát triển của các tổ chức KH&CN. Ngày 5 tháng 9 năm 2005, Chính phủ đã ban hành NĐ 115 quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH &CN công lập. Tƣ tƣởng và nội dung chủ đạo của NĐ 115 là giao quyền tự chủ cao về tổ chức, biên chế, tài chính cho các tổ chức KH &CN, đổi mới phƣơng thức cấp kinh phí của 5 Nhà nƣớc cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn kết tốt nghiên cứu với đào tạo và sản xuất. Có thể nói NĐ 115 đƣợc kỳ vọng là giải pháp mang tính đột phá trong đổi mới tổ chức và hoạt động KH&CN, tạo thế chủ động cho các tổ chức nghiên cứu và phát triển hoạt động theo “cơ chế doanh nghiệp” hoặc chuyển đổi thành doanh nghiệp KH&CN, đƣa nhanh kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thƣơng mại hoá các sản phẩm hàng hoá là kết quả của hoạt động KH&CN; phát triển thị trƣờng công nghệ, làm thay đổi căn bản tỷ trọng đầu tƣ cho KH&CN từ các thành phần kinh tế khác trong xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, thúc đẩy KH&CN nƣớc nhà và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nƣớc. Theo đề án chuyển đổi, tháng 12/2009, 100% các tổ chức KH&CN phải hoàn thành việc chuyển đổi sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Nhìn chung dƣ luận xã hội và cộng đồng các nhà khoa học đều cho rằng tinh thần và những qui định của NĐ 115 về cơ bản là phù hợp yêu cầu của việc đổi mới hoạt động KH&CN trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Nhƣng sau hơn ba năm triển khai, quá trình chuyển đổi hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập tƣởng sẽ đƣợc thực hiện với một cuộc chuyển đổi ngoạn mục lại diễn ra chậm chạp và gặp nhiều khó khăn. Tác động của NĐ 115 đối với sự phát triển của KH&CN nƣớc ta vẫn hết sức khiêm tốn. Nó chƣa thực sự tạo nên một bƣớc chuyển mang tính căn bản, mới về chất nhƣ mong đợi ban đầu. Theo báo cáo của Bộ KH-CN, tính đến quý I/2008, trong tổng số 546 tổ chức KH&CN công lập của cả nƣớc, có 205 tổ chức KH&CN có đề án đã đƣợc phê duyệt chuyển đổi (chiếm tỷ lệ khoảng 40,67%), 137 tổ chức KH&CN đã có đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt (chiếm tỷ lệ khoảng 26,7%), 134 tổ chức KH-CN đang xây dựng và hoàn chỉnh đề án. 6 Một năm sau, Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến sơ kết thực hiện NĐ 115 và Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp KH&CN do Bộ KH&CN chủ trì ngày 29-5-2009 cho biết: Sau hơn 3 năm triển khai NĐ 115, tính đến cuối năm 2008, trong tổng số 546 tổ chức KH&CN thuộc các Bộ, ngành, địa phƣơng có báo cáo, trong đó có 242 tổ chức KH&CN có đề án đã đƣợc phê duyệt (chiếm tỷ lệ 45,5%), 97 tổ chức KH&CN đã có đề án trình cấp thẩm quyền phê duyệt (chiếm tỷ lệ 18%), 192 tổ chức KH&CN đang xây dựng và hoàn chỉnh đề án (chiếm tỷ lệ 35%), 12 tổ KH&CN đƣợc các Bộ, ngành, địa phƣơng quyết định áp dụng thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25.4.2006 của Chính phủ, chiếm tỷ lệ 2%, 3 tổ chức KH&CN chuyển sang mô hình hoạt động là doanh nghiệp tổ chức KH&CN (chiếm tỷ lệ 0,5%). Trong số 242 các tổ chức KH&CN đã đƣợc phê duyệt Đề án chuyển đổi thực hiện NĐ 115 có 126 tổ chức KHCN đƣợc các bộ, ngành và địa phƣơng xác định là tổ chức nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến lƣợc, chính sách phục vụ quản lý nhà nƣớc, chiếm tỷ lệ 52% tổng số các tổ chức đã đƣợc phê duyệt đề án, chiếm 23% tổng số các tổ chức KH&CN. 116 tổ chức KH&CN thuộc diện các tổ chức tự trang trải kinh phí, chiếm tỷ lệ 48% so với tổng số các tổ chức KH&CN đã đƣợc phê duyệt đề án, chiếm tỷ lệ 21% tổng số các tổ chức KH&CN. Lộ trình chuyển đổi không thể hoàn thành đúng tiến độ và Chính phủ phải cho phép kéo dài thời gian chuẩn bị chuyển đổi đến hết năm 2011 đối với các tổ chức KH&CN ở trung ƣơng, và đến hết năm 2013 đối với các tổ chức KH&CN ở địa phƣơng theo đề nghị của Bộ KH&CN là điều chắc chắn. Tƣ tƣởng "ngại chuyển đổi”, "sợ tự chủ" và vẫn muốn yên ổn trong cái nôi bao cấp của nhà nƣớc của nhiều tổ chức KH&CN trong những năm qua đƣợc nhiều ngƣời cho là nguyên nhân chính dẫn đến quá trình chuyển đổi chậm chạp nêu trên. Tuy nhiên, ngay cả khi đã hoàn thành Đề án chuyển đổi, nhiều tổ chức KH&CN công lập vẫn gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Chủ yếu là do tổ chức KH&CN công lập 7 chƣa đƣợc sự quan tâm đầu tƣ phát triển đúng mức để có đủ tiềm lực và năng lực tự chủ, một số quy định của NĐ 115 và các văn bản hƣớng dẫn khó thực hiện nhƣ cơ chế tài chính, chính sách miễn giảm thuế, vay vốn và sử dụng tài sản nhà nƣớc, sử dụng đất đai …Đặc biệt quan trọng là những khó khăn trong thanh quyết toán và hạch toán kinh tế các hợp đồng KH&CN và hạch toán kinh tế, hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động tài chính của tổ chức KH&CN. Đây là những là vấn đề quan trọng, tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động tài chính và tự trang trải kinh phí hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập. Vì vậy, nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế đối với các tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm nói riêng, cơ chế tự chủ tài chính đối với các tổ chức KH&CN nói chung là rất cần thiết, phân tích những khó khăn, từ đó, đề xuất một số giải pháp trong lĩnh vực tài chính cho KH&CN nói chung, đối với các tổ chức KH&CN nói riêng (đặc biệt là chính sách, cơ chế, quy định liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có tác động đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập), hỗ trợ thực thi NĐ 115 có hiệu quả, góp phần đƣa những cải cách kinh tế và đổi mới hoạt động KH&CN đi vào cuộc sống, thực hiện thành công phƣơng hƣớng nhiệm vụ “Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KH&CN, đặc biệt là cơ chế tài chính phù hợp với đặc thù sáng tạo và khả năng rủi ro của hoạt động KH&CN. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức KH&CN công lập. Chuyển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp dƣới các hình thức phù hợp; phát triển mạnh các doanh nghiệp KH&CN thuộc mọi thành phần kinh tế” mà Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra, đóng góp cho phát triển KH&CN trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và trong quá trình hội nhập hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu để làm cơ sở ban hành các chính sách, chế độ về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và có nhiều ý kiến, bài báo, thông tin trên phƣơng tiện thông tin đại chúng về những 8 khó khăn, bất cập trong thực tế thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có nghiên cứu về những nội dung chuyên sâu liên quan đến cơ chế hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí. 3. Mục tiêu nghiên cứu Đƣa ra một số khuyến nghị có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đóng góp vào việc hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế, đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí nói riêng, của các tổ chức KH&CN công lập nói chung. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu các chính sách, cơ chế, quy định tài chính hiện hành của Nhà nƣớc liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có tác động đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập nghiên cứu, phát triển, dịch vụ khoa học công nghệ hoạt động theo hình thức Tổ chức tự trang trải kinh phí theo quy định của NĐ 115. - Nghiên cứu trƣờng hợp một số tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí - Nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện cơ chế hạch toán kinh tế, đẩy mạnh tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí nói riêng, của các tổ chức KH&CN công lập nói chung. 5. Mẫu khảo sát - Một số chính sách, cơ chế, quy định tài chính hiện hành của Nhà nƣớc liên quan hoặc tác động đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí. - Hoạt động tài chính và hạch toán kinh tế của một số tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 6. Câu hỏi nghiên cứu Cơ chế hạch toán kinh tế nhƣ thế nào để hỗ trợ và thúc đẩy tự trang trải kinh phí của các tổ chức KH&CN công lập? 9 7. Giả thuyết nghiên cứu - Lấy thu bù chi đảm bảo có lợi nhuận là nguyên tắc chung trên cơ sở tổng hợp chung các khoản thu (bao gồm cả kinh phí NSNN cấp) trừ các khoản chi (bao gồm cả chi kinh phí ngân sách cấp) đã sử dụng trong quá trình hoạt động (hiện nay Nhà nước phân định rạch ròi giữa chi NSNN và chi hoạt động SXKD của tổ chức sự nghiệp có thu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm) - Áp dụng cơ chế "giá thành" đối với các sản phẩm của tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm. (Giá thành sản phẩm là giá tri ̣ toàn bộ các chi phí đã bỏ ra để tạo nên sản phẩm đó, khác với việc thực hiện dự toán kinh phí đã được phê duyệt của Hợp đồng KH&CN hiện nay) + Giao quyền tự chủ hoàn toàn trong thực hiện dự toán các nhiệm vụ KH&CN, hợp đồng KH&CN, thanh quyết toán hợp đồng căn cứ vào kết quả cuối cùng (kể cả các nhiệm vụ, hoạt động KH&CN đƣợc NSNN hỗ trợ), chi phí trực tiếp thực hiện các hợp đồng KH&CN đƣợc tính theo thực chi, bao gồm cả chi phí quản lý chung... + Chi phí quản lý của các tổ chức KH&CN đƣợc hạch toán và phân bổ vào các “sản phẩm” của tổ chức KH&CN. - Giao vốn cho tổ chức KH&CN. - Sửa đổi, hoàn thiện chế độ kế toán đối với tổ chức KH&CN tự trang trải kinh phí hoạt động 8. Phƣơng pháp chứng minh luận điểm 8.1 Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu - Thu thập các văn bản pháp quy, chính sách, cơ chế, quy định về tài chính liên quan hoặc tác động đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm; - Thu thập, nghiên cứu về hiện trạng hạch toán kinh tế của một số tổ chức KH&CN tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 10 8.2 Phương pháp chuyên gia - Lấy ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực KH&CN; - Lấy ý kiến của một số cán bộ hoạt động trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về KH&CN ở Trung ƣơng và địa phƣơng; - Lấy ý kiến của một số chuyên gia tài chính (làm việc trong lĩnh vực quản lý ngân sách, kho bạc, thuế… liên quan đến hoạt động của các tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm). - Lấy ý kiến của thủ trƣởng đơn vị, cán bộ tài chính - kế toán của một số tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 9. Kết cấu của Luận văn Luận văn đƣợc trình bày gồm các phần sau: Phần mở đầu: Giới thiệu sự cần thiết phải nghiên cứu của đề tài, lịch sử, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, mẫu khảo sát, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Chƣơng I. Cơ sở lý luận liên quan đến hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí Chƣơng II. Hiện trạng và khó khăn trong thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí Chƣơng III. Một số khuyến nghị về tự chủ tài chính và hoàn thiện chế độ hạch toán kinh tế của các tổ chức KH&CN công lập tự trang trải kinh phí Phần cuối: Khuyến nghị và Kết luận 11 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN HẠCH TOÁN KINH TẾ CỦA TỔ CHỨC KH&CN CÔNG LẬP TỰ TRANG TRẢI KINH PHÍ 1. Hoạt động KH&CN 1.1 Hoạt động KH&CN Theo khái niệm của UNESCO, hoạt động KH&CN có thể tóm tắt trong sơ đồ sau: FR AR D T TD STS FR Nghiên cứu cơ bản AR Nghiên cứu ứng dụng D Triển khai (Technological Experimental Development) + Chế tác Vật mẫu + Làm Pilot + Sản xuấ t loạt nhỏ (Série 0) T Chuyển giao tri thức (bao gồm CGCN) TD Phát triển công nghệ trong sản xuất (Technology Development) STS Dịch vụ KH&CN 1.1.1 Nghiên cứu cơ bản: là những nghiên cứu nhằm phát hiện các thuộc tính, cấu trúc, động thái của các sự vật, tƣơng tác trong nội bộ sự vật và mối liên hệ giữa sự vật và sự vật khác. Sản phẩm của nghiên cứu cơ bản có thể là các khám phá, phát hiện, phát minh dẫn đến việc hình thành một hệ thống lý thuyết có gía trị tổng quát, ảnh hƣởng đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học. 1.1.2 Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật đƣợc phát hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và đời sống. 12 Giải pháp đƣợc hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: có thể là một giải pháp về công nghệ, về vật liệu, về tổ chức và quản lý. Một số giải pháp công nghệ có thể trở thành sáng chế. Kết quả của nghiên cứu ứng dụng thì chƣa ứng dụng đƣợc. 1.1.3 Triển khai (Technological experimental development), còn gọi là triển khai thực nghiệm, là sự vận dụng các lý thuyết để đƣa các hình mẫu (prototype) với những tham số khả thi về kỹ thuật. Hoạt động triển khai gồm 3 giai đoạn: - Tạo vật mẫu (pototype)là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra đƣợc sản phẩm, chƣa quan tâm đến quy trình sản xuất và quy mô áp dụng. - Tạo công nghệ còn gọi là giai đoạn làm “làm Pilot“, là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu (prototype) vừa thành công trong giai đoạn thứ nhất. - Sản xuất thử loại nhỏ, còn gọi là sản xuất “Série 0“ (loại 0). Đây là giai đoạn kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thƣờng gọi là quy mô sản xuất bán đại trà, còn đƣợc gọi là quy mô bán công nghiệp. Khái niệm triển khai đƣợc áp dụng cả trong nghiên cứu công nghệ và nghiên cứu xã hội: chế tạo công nghệ mới; thử nghiệm một phƣơng pháp giảng dạy ở các lớp thí điểm; chỉ đạo thí điểm một mô hình quản lý mới tại một cơ sở. Từ triển khai thử nghiệm ra sản xuất phải chứng minh tính khả thi gồm: Tính khả thi về công nghệ; Tính khả thi về tài chính; Tính khả thi về kinh tế; Tính khả thi về thị trƣờng; Tính khả thi về môi trƣờng; Tính khả thi về xã hội… Sự phân chia nhƣ trên đƣợc thống nhất sử dụng phổ biến trên thế giới. Phân chia để nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, để có cơ sở lập kế hoạch nghiên cứu, cụ thể hóa các cam kết trong hợp đồng nghiên cứu giữa các đối tác. Tuy nhiên, trong thực tế một đề tài có thể chỉ tồn tại một loại hình nghiên cứu, song cũng có thể tồn tại cả 3 loại hình nghiên cứu, giữa chúng có mối liên hệ rất chặt chẽ, hoặc chỉ tồn tại 2 trong 3 loại hình nghiên cứu. 13 1.1.4 Hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ. Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm) Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. Đối tƣợng công nghệ đƣợc chuyển giao là một phần hoặc toàn bộ công nghệ sau đây: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ đƣợc chuyển giao dƣới dạng phƣơng án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chƣơng trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới công nghệ. Đối tƣợng công nghệ đƣợc chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tƣợng sở hữu công nghiệp. Dịch vụ chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm: Môi giới chuyển giao công nghệ; Tƣ vấn chuyển giao công nghệ; Đánh giá công nghệ; Định giá công nghệ; Giám định công nghệ; Xúc tiến chuyển giao công nghệ. 1.1.5 Phát triển Công nghệ (Development of Technology) thuộc phạm trù sản xuất gồm có mở rộng công nghệ (Extensive Development) và Nâng cấp công nghệ (Intensive Development) Mở rộng công nghệ có thể hiểu là nhân công nghệ từ một dây chuyền sản xuất lên hai dây chuyền sản xuất giống nhƣ cũ. Nâng cấp theo chiều sâu là nâng một khâu nào đó trong dây chuyền công nghệ để nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm. Phát triển công nghệ phải dùng vốn sản xuất, vốn vay, vốn đầu tƣ mạo hiểm... và phải chịu thuế. 14 1.1.6 Dịch vụ KH&CN là các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến, ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn. 1.2 Hoạt động KH&CN ở Việt Nam Theo Luật KH&CN của Việt Nam, hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN. Theo giải thích từ ngữ của Luật này, Nghiên cứu khoa học bao gồm nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng. Phát triển công nghệ bao gồm triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm. Nhƣ vậy, hoạt động “nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ” theo Luật KH&CN chính là hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) theo định nghĩa của UNESCO). Luật KH&CN đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động KH&CN ở nƣớc ta. Đây là kim chỉ nam cho hoạt động KH&CN của mọi tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mục tiêu của hoạt động KH&CN là xây dựng nền KH&CN tiên tiến, hiện đại để phát triển lực lƣợng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con ngƣời mới Việt Nam; góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế xã hội, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hoạt động KH&CN có các nhiệm vụ sau đây: - Vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đƣờng đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đƣờng lối, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm 15 quốc phòng, an ninh; góp phần xây dựng nền giáo dục tiên tiến, xây dựng con ngƣời mới Việt Nam; kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống của văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và đóng góp vào kho tàng văn hoá, khoa học của thế giới; - Nâng cao năng lực KH&CN để làm chủ các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các phƣơng pháp quản lý tiên tiến; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ sức khoẻ của nhân dân; dự báo kịp thời, phòng, chống, hạn chế và khắc phục hậu quả thiên tai; - Tiếp thu các thành tựu KH&CN của thế giới để tạo ra, ứng dụng có hiệu quả các công nghệ mới; tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh cao; phát triển nền KH&CN Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, tiếp cận với trình độ thế giới, làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển các ngành công nghiệp hiện đại; đẩy mạnh việc phổ biến và ứng dụng các thành tựu KH&CN vào sản xuất và đời sống. Trong hoạt động KH&CN, phải bảo đảm các nguyên tắc sau: - Hoạt động KH&CN phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; - Xây dựng và phát huy năng lực nội sinh về KH&CN kết hợp với việc tiếp thu có chọn lọc các thành tựu KH&CN của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam; - Kết hợp chặt chẽ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ với khoa học xã hội và nhân văn; gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với giáo dục và đào tạo, với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển thị trƣờng công nghệ; - Phát huy khả năng lao động sáng tạo của mọi tổ chức, cá nhân; - Trung thực, khách quan, đề cao đạo đức nghề nghiệp, tự do sáng tạo, dân chủ, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. 16 2. Tổ chức KH&CN 2.1 Các loại hình tổ chức KH&CN Theo quy định của Luật KH&CN số 21/2000/QH10 ban hành ngày 28/6/2000, các tổ chức KH&CN bao gồm: 2.1.1 Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển); Các tổ chức nghiên cứu và phát triển đƣợc tổ chức dƣới các hình thức: viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trại nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm, liên hiệp khoa học - sản xuất và cơ sở nghiên cứu và phát triển khác. Căn cứ vào mục tiêu, quy mô tổ chức và phạm vi hoạt động, các tổ chức nghiên cứu và phát triển đƣợc phân thành: - Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp quốc gia chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho việc định ra đƣờng lối, chính sách, pháp luật; tạo ra các kết quả KH&CN mới, có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN. - Tổ chức nghiên cứu và phát triển của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ); tổ chức nghiên cứu và phát triển của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng (sau đây gọi chung là tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp tỉnh); tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng. Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp bộ, cấp tỉnh chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ KH&CN phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phƣơng; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN. Tổ chức nghiên cứu và phát triển của cơ quan khác của Nhà nƣớc ở trung ƣơng chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan mình; tổ chức nghiên cứu và phát triển của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ƣơng chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, điều lệ của tổ chức mình. 17 - Tổ chức nghiên cứu và phát triển cấp cơ sở chủ yếu thực hiện các hoạt động KH&CN theo mục tiêu, nhiệm vụ do tổ chức, cá nhân thành lập xác định. 2.1.2 Trường đại học, học viện, trường cao đẳng (gọi chung là trƣờng đại học) có nhiệm vụ tiến hành nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ KH&CN theo quy định của Luật này, Luật giáo dục và các quy định khác của pháp luật. Trƣờng đại học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nhiệm vụ KH&CN ƣu tiên, trọng điểm của Nhà nƣớc và nghiên cứu khoa học về giáo dục. 2.1.3 Tổ chức dịch vụ KH&CN có nhiệm vụ tiến hành các hoạt động phục vụ việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; các hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ về thông tin, tƣ vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến và ứng dụng tri thức KH&CN và kinh nghiệm thực tiễn. 2.2 Quyền của tổ chức KH&CN Tổ chức KH&CN có các quyền sau đây: 1. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc tiến hành hoạt động KH&CN đã đăng ký; ký kết hợp đồng KH&CN; đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài về KH&CN; đăng ký tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ KH&CN; 2. Thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ KH&CN, doanh nghiệp trực thuộc theo quy định của Luật KH&CN và các quy định khác của pháp luật; 3. Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân; góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để tiến hành hoạt động KH&CN và hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật; 4. Đƣợc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhƣợng kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của pháp luật; 5. Công bố kết quả hoạt động KH&CN theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và các quy định khác của pháp luật; 6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. 18 2.3 Nghĩa vụ của tổ chức KH&CN Tổ chức KH&CN có các nghĩa vụ sau đây: 1. Thực hiện hợp đồng KH&CN đã ký kết, nhiệm vụ KH&CN do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao; sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tƣ phát triển KH&CN và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nƣớc; 2. Góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của đất nƣớc; 3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoạt động KH&CN trong tổ chức mình; giữ bí mật KH&CN theo quy định của pháp luật; 4. Thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai trong việc bố trí và thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; 5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 2.4 Điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN Theo quy định của Luật KH&CN, tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ KH&CN đƣợc thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật; 2. Điều lệ tổ chức và hoạt động; 3. Nhân lực KH&CN, cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu theo mục tiêu, phƣơng hƣớng và Điều lệ tổ chức và hoạt động. Tổ chức nghiên cứu và phát triển, tổ chức dịch vụ KH&CN phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thông tƣ số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/8/2005 Hƣớng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN quy định: Tổ chức KH&CN phải có điều lệ tổ chức và hoạt động do cơ quan, tổ chức quyết định thành lập phê duyệt hoặc ban hành. Trong trƣờng hợp có uỷ quyền của cơ quan, tổ chức quyết định thành lập, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của tổ chức KH&CN đƣợc phê duyệt hoặc ban hành điều lệ. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ phải do cơ quan, tổ chức phê duyệt, ban hành điều lệ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng