Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

.PDF
276
151
50

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu............................................................. 1 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 5 2.1. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 5 3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 5 3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 5 3.2.1. Phạm vi nội dung......................................................................................... 6 3.2.2. Phạm vi không gian ..................................................................................... 6 3.2.3. Phạm vi thời gian ........................................................................................ 6 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................... 6 4.1. Phương pháp luận ........................................................................................... 6 4.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 6 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp ........................................................ 6 4.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn............................................................... 6 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 7 5.1. Câu hỏi khoa học ............................................................................................ 7 5.2. Giả thuyết khoa học........................................................................................ 7 5.3. Chủ thuyết của Luận án.................................................................................. 8 6. Những đóng góp mới của Luận án ................................................................ 8 6.1. Về mặt lý luận ................................................................................................ 8 6.2. Về thực trạng .................................................................................................. 9 i 6.3. Về đề xuất thay đổi thực tiễn ......................................................................... 9 7. Cấu trúc của Luận án ................................................................................... 10 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................... 11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới .................................................... 11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................... 13 1.2. Đánh giá, nhận xét chung .......................................................................... 19 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA.............................. 21 2.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................. 21 2.1.1. Khái niệm và các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.................. 21 2.1.1.1. Các khái niệm ......................................................................................... 21 2.1.1.2. Các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 24 2.1.2. Các loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................................................................................................. 28 2.1.2.1. Các loại hình doanh nghiệp ................................................................... 28 2.1.2.2. Các đặc trưng của doanh nghiệp nhỏ và vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý doanh nghiệp ................................................................................. 34 2.1.3. Các nhân tố chủ yếu tác động đến các chính sách quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ....................................................................................... 38 2.1.3.1. Xét từ góc độ kinh tế học ........................................................................ 38 2.1.3.2. Xét từ góc độ pháp lý.............................................................................. 39 2.1.3.3. Xu thế đổi mới, sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 41 2.1.3.4. Tác động của cổ phần hóa doanh nghiệp .............................................. 46 2.1.4. Những thách thức và vấn đề riêng có của DNNVV trong quá trình SXKD – đặt ra những yêu cầu đối với hệ thống cơ chế, chính sách quản lý DNNVV ở nước ta ................................................................................................................. 50 ii 2.2. Cơ sở khoa học về cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................................................................................. 55 2.2.1. Cơ sở lý luận về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................................... 55 2.2.1.1. Cơ chế, chính sách quản lý về kinh tế .................................................... 55 2.2.1.2. Cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............. 58 2.1.2.3. Công cụ và phương pháp quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .... 65 2.2.1.4. Các nhân tố tác động đến cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................... 68 2.2.1.5. Các tiêu chí đánh giá về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................... 75 2.2.2. Kinh nghiệm về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ....................................................................................................................... 77 2.2.2.1. Kinh nghiệm và bài học từ các giai đoạn lịch sử của Việt Nam trong cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................... 77 2.2.2.2. Kinh nghiệm về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số quốc gia trên thế giới ................................................................. 78 2.2.2.3. Tổng hợp bài học rút ra từ kinh nghiệm về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ trong lịch sử của nước ta và từ kinh nghiệm quốc tế .......................................................................................................................... 90 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ................. 94 3.1. Khái quát tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam . 94 3.1.1. Sự hình thành và phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ... 94 3.1.1.1. Số lượng ................................................................................................. 94 3.1.1.2. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô lao động..................... 100 3.1.1.3. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô vốn ............................. 101 3.1.1.4. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề ............................. 101 3.1.1.5. Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo vùng miền ............................... 101 iii 3.1.2. Sự đóng góp của doanh nghiệp nhỏ và vừa vào kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng, vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hiện tại và tương lai............................................................................................................. 102 3.1.2.1. Sự đóng góp của DNNVV vào phát triển kinh tế xã hội ...................... 102 3.1.2.2. Sự đóng góp của DNNVV vào phát triển kinh tế, thúc đẩy hội nhập .. 105 3.1.2.3. Vai trò của DNNVV trong hiện tại và tương lai ở Việt Nam ............... 107 3.2. Thực trạng cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV ở Việt Nam.. 117 3.2.1. Các cơ quan quản lý nhà nước đối với DNNVV ở Việt Nam ................ 117 3.2.1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ........................................................................ 117 3.2.1.2. Hội đồng Khuyến khích phát triển DNNVV ......................................... 119 3.2.1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư ở các tỉnh, thành phố ..................................... 119 3.2.2. Thực trạng cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV ở Việt Nam trong thời gian qua ...................................................................................................... 121 3.2.2.1. Thực trạng về xây dựng chiến lược phát triển DNNVV ....................... 121 3.2.2.2. Thực trạng triển khai các nội dung quản lý đối với DNNVV .............. 124 3.2.2.3. Tình hình tổ chức thực hiện, vận dụng, chấp hành các cơ chế, chính sách quản lý tại các DNNVV ở Việt Nam hiện nay ................................................... 139 3.2.3. Những vấn đề đặt ra thách thức, yêu cầu về cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV ở Việt Nam .................................................................................. 142 3.2.3.1. Về quản lý tiếp cận vốn ........................................................................ 142 3.2.3.2. Về công tác thanh tra, kiểm tra ............................................................ 146 3.2.3.3. Về công tác quản lý, xúc tiến thương mại ............................................ 146 3.2.3.4. Về chuyển giao thực hiện dịch vụ công trong đào tạo, bồi dưỡng, thông tin, tuyên truyền ................................................................................................. 147 3.2.3.5. Về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhỏ và vừa .......... 148 3.3. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng về cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV ở Việt Nam.................................................................................. 154 3.3.1. Thuận lợi và khó khăn ............................................................................. 154 3.3.1.1. Thuận lợi .............................................................................................. 154 iv 3.3.1.2. Khó khăn .............................................................................................. 155 3.3.1.3. Nhận xét, đánh giá chung về các khó khăn, thách thức....................... 157 3.3.2. Thành công và những tồn tại ................................................................... 158 3.3.2.1. Thành công ........................................................................................... 158 3.3.2.2. Những tồn tại hạn chế .......................................................................... 159 3.3.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................. 160 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035 ......................................................................... 167 4.1. Phương hướng đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ................................................................................... 167 4.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước và những tác động đến phương hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ...................................................... 167 4.1.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................... 167 4.1.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................. 167 4.1.2. Quan điểm đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........................................................................................................ 171 4.1.2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tương lai theo định hướng phân công trên cơ sở hiệp tác lao động ..................................................................... 171 4.1.2.2. Tăng cường pháp chế nhà nước trong quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................................................................................................................... 171 4.1.3. Mục tiêu và định hướng cơ chế, chính sách đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ......................................................................... 173 4.1.3.1. Mục tiêu của cơ chế, chính sách quản lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .......................................................................... 173 4.1.3.2. Định hướng trong cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ............................................................................................................ 173 4.2. Giải pháp và kiến nghị về hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........................................................... 174 v 4.2.1. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ..................................................................................... 174 4.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện về pháp chế nhà nước hình thành một cơ chế mới về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay .. 175 4.2.1.2. Giải pháp về phân cấp để đảm bảo hiệu quả quản lý, tài trợ và kiểm tra hiệu quả đối với DNNVV của Việt Nam trong tương lai .................................. 177 4.2.1.3. Các giải pháp cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................................... 177 4.2.2. Khuyến nghị, đề xuất .............................................................................. 192 4.2.2.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ......................................................................................................... 192 4.2.2.2. Đối với các tổ chức đào tạo – bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................................................................. 194 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 196 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................ 198 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 200 CÁC PHỤ LỤC ............................................................................................... 207 PHỤ LỤC 1- CÁC PHIẾU KHẢO SÁT ....................................................... 207 PHỤ LỤC 2 – NỘI DUNG CÂU HỎI PHỎNG VẤNVÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN .................................................................................................................. 247 PHỤ LỤC 3 – DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN................................................................................................... 255 PHỤ LỤC 4 – MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CƠ BẢN ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ............... 262 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải AFTA Khu vực Thương mại Tự do ASEAN ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BHXH Bảo hiểm xã hội CHXH Cộng hòa xã hội CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa FIEG Nhóm các chuyên gia tài chính bao trùm FTA Hiệp định Thương mại tự do KT-XH Kinh tế, xã hội NIE Nền kinh tế công nghiệp hóa mới NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OI-SME Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh QH Quốc hội TCE Chi phí giao dịch vii TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TTHC Thủ tục hành chính UB Ủy ban UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới WPSMEE Ban công tác về doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế XHCN Xã hội chủ nghĩa viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1.1.1. Một số khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới 23 2. Bảng 2.1.1.2. Định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam ........... 27 3. Bảng 2.2.1.2: Các khí a cạnh luật phá p can thiê ̣p củ a DNNVV ................... 63 4. Bảng 3.1.1.1.(1): Số lượng DNNVV theo quy mô vốn giai đoạn trước 2010 96 5. Bảng 3.1.1.1.(2): Tỷ lệ Doanh nghiệp năm 2012 phân loại theo quy mô lao động ................................................................................................................ 97 6. Bảng 3.1.1.5: Cơ cấu doanh nghiệp nhỏ và vừa theo ngành nghề ............ 102 7. Bảng 3.2.2.2.(1).: Tiền lương tham gia BHXH phân theo loại hình doanh nghiệp tại Đồng Nai ..................................................................................... 139 8. Bảng 3.2.2.2.(2): Tiền lương tham gia BHXH phân theo loại hình doanh nghiệp tại Bà Rịa Vũng Tàu. ........................................................................ 139 9. Bảng 3.2.3.1: DNNVV đầu tư mới trong giai đoạn 2013-2015 ................... 142 CÁC BIỂU ĐỒ 1. Biểu đồ 3.1.1.1. (1). Cơ cấu DNNVV trong tương quan so sánh với tỷ trọng doanh nghiệp lớn giai đoạn 2006-2011 ......................................................... 95 2. Biể u đồ 3.1.1.1.(2): Tỷ trọng DNNVV theo quy mô ..................................... 97 3. Biể u đồ 3.1.1.4.: Cơ cấu ngành kinh tế của các DNNVV trong những năm gần đây ................................................................................................................ 101 4. Biể u đồ 3.2.1.3: Hệ thống cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ....... 120 5. Biể u đồ 3.2.3.1.(1): DNNVV đầu tư mới trong giai đoạn 2013-2015 ....... 143 ix 6. Biểu đồ 3.2.3.1.(2): Các nguồn vốn của DNNVV 2013-2015...................... 144 7. Biể u đồ 3.3.2.3: Chỉ tiêu thể hiện độ mở của nền kinh tế ............................ 161 HỘP 1. Hộp 2.1.1.2. Một số tiêu chí phổ biến trong xác định DNNVV ..................... 25 2. Hộp 3.1.2.3: Những thông điệp chính về tài chính DNNVV trong tương lai ...................................................................................................................... 115 x PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài nghiên cứu Khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân, trải qua chiều dài lịch sử hình thành và phát triển đã có những đóng góp quan trọng, góp phần tạo ra những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội vào các nền kinh tế. Vai trò của nền kinh tế tư nhân đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, “kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” (Diễn văn khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016, tr. 25) và tiếp tục được khẳng định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết số 11-NQ/TW). Trong hiện tại và tương lai, khu vực kinh tế tư nhân nói chung, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là DNNVV) thuộc khu vực kinh tế tư nhân nói riêng có vai trò và vị trí ngày càng quan trọng đối với việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân (ADB, 2012, tr. 12). Với vai trò chủ chốt trong phát triển kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường là nguồn đơn nhất, không kể phối hợp với các nguồn khác, tạo ra nhiều việc làm nhất, đặc biệt trong các nền kinh tế đang phát triển (FIEG, 2009, tr. 1). Doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ là loại hình doanh nghiệp rất thích hợp với giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế ở một quốc gia cụ thể mà còn lấp đầy những “kẽ hở” của thị trường, nơi mà các doanh nghiệp quy mô lớn không thể với tới được, và đồng thời “bôi trơn” nền kinh tế (Phạm Xuân Giang, 2011, tr. 16). Do vậy, các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và đề cao dân chủ đều chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh những điểm mạnh, theo tổng kết của Nhóm các chuyên gia tài chính bao trùm (FIEG) tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburg năm 2009, khối DNNVV thường gặp những hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh (SXKD) và phát triển, chủ yếu là tiếp cận tài chính do “các quy mô của các DNNVV quá nhỏ để thu hút các ngân hàng thương mại hoặc các nhà đầu tư nhưng lại quá lớn để có thể hưởng lợi từ các sản phẩm tài chính vi mô” (FIEG, 2009, tr. 1). Khắc phục được tình trạng nêu trên sẽ giúp tăng khả năng áp dụng các biện pháp can thiệp từ khu vực công như thay đổi chính sách, điều chỉnh, cập nhật các quy định, công cụ điều tiết; tăng cường cơ sở hạ tầng thị 1 trường, hỗ trợ kỹ thuật tăng cường năng lực cho các DNNVV, hỗ trợ tài chính cho các DNNVV hoặc các sáng kiến chia sẻ rủi ro giữa khu vực công và khu vực tư. Mặt khác, từ góc độ khoa học về kinh tế, cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng của các quốc gia đều xuất phát từ một trong hai trường phái kinh tế, hoặc là trường phái kinh tế học cổ điển, theo đó, bản thân thị trường có khả năng tự điều tiết để trở lên cân bằng, hoặc là trường phái kinh tế của Keynes, khẳng định sự cần thiết của nhà nước trong khắc phục những khiếm khuyết của thị trường (E.A.Farmer, 2010, tr. 7). Nhà nước với loại quyền lực đặc biệt, thông qua các công cụ chính sách, pháp luật thực hiện điều tiết các hoạt động của nền kinh tế khi cần thiết để khắc phục các thất bại của thị trường. Như vậy, có thể thấy, không thể phủ nhận rằng cơ chế, chính sách quản lý đóng vai trò quyết định đối với hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lựa chọn được cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đúng đắn sẽ vừa hạn chế được những tổn thất kinh tế to lớn ở tầm vĩ mô vừa tăng phúc lợi và tạo ra tăng trưởng kinh tế đáng kể, mang lại của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Do đó, cơ chế, chính sách quản lý hiệu quả là tối cần thiết để phát triển khu vực kinh tế tư nhân nói chung và đối với khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân nói riêng. Đối với Việt Nam, nước ta là một nước đang phát triển, có mật độ dân số cao, lực lượng lao động tăng nhanh, quy mô vốn tích lũy nhỏ vì vậy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở nước ta là một lựa chọn đúng đắn trên con đường CNH-HĐH đất nước. Trong công cuộc Đổi mới đất nước, những thành tựu đạt được có sự đóng góp hiệu quả của khu vực kinh tế tư nhân, trong đó có khối DNNVV thuộc khu vực kinh tế này. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI công bố trong Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017, trong năm 2016, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đạt mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp. Xét cả giai đoạn 2007-2016, đã có trên 802 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập, nâng tổng số doanh nghiệp đã đăng ký thành lập trên 1.051.151 doanh nghiệp (VCCI, 2017, tr. XVI). Như vậy, trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp mới đăng ký đã góp 891,1 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế, giải quyết việc làm cho 1.268 nghìn người (2017, tr. XVI). Xét riêng các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tính đến tháng 2 năm 2015, tổng số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ở nước ta khoảng 97% trong tổng số 600.000 doanh nghiệp đang hoạt động cả nước, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp 2 nhỏ và vừa chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc. Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP, 30% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Trung bình mỗi năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tạo thêm khoảng nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp trên 40% GDP cho nền kinh tế (VCCI , 2015). Tuy vậy, tiềm lực của các DNNVV Việt Nam hiện nay vẫn chưa được khai thác đầy đủ, còn nhiều hạn chế, yếu kém về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, sức cạnh tranh. Trong đó, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngừng hoạt động, hoặc thậm chí phá sản vẫn còn ở con số đáng lưu ý (trong số 12.478 doanh nghiệp giải thể hoặc tạm ngừng kinh doanh có đến 11.617 doanh nghiệp nhỏ, có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng). Năm 2015, có tới 83% số doanh nghiệp được điều tra cho biết họ gặp trở ngại trong kinh doanh (CIEM, DOE, ILSSA, UNU-WIDER, 2016, tr. 21), tỷ lệ tương đương so với điều tra năm 2013 (CIEM, DoE, ILSSA, 2014). Đến năm 2016, theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, vẫn còn tỷ lệ khá cao các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam gặp phải những trở ngại lớn (Rand, 2016). Từ đó dẫn đến câu hỏi đặt ra là tại sao nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn ưu tiên phát triển kinh tế mà sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho đến nay vẫn trong trạng thái trì trệ, không thể bứt phá? Nhìn từ góc độ quản lý doanh nghiệp, khi nói đến các quan hệ quản lý, nếu chỉ chú trọng đến các quan hệ tổ chức quản trị nội bộ trong mỗi doanh nghiệp thì chưa đủ. Một khi khung quản lý tầm vĩ mô ở cấp quốc gia chưa thống nhất và đồng bộ thì công tác tổ chức, quản trị trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, dù ở quy mô nhỏ, vừa hoặc siêu nhỏ, cũng khó có thể hoàn thiện. Phải chăng chính sự trì trệ và lạc hậu trong tổ chức quản lý ở tầm vĩ mô lại trở thành yếu tố cản trở việc đổi mới tổ chức quản lý ở doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng? Ngoài ra, có thể thấy rằng, hoạch định, xây dựng chính sách và thực hiện thành công chính sách là hai vấn đề riêng biệt, liệu những ảnh hưởng của thời kỳ kế hoạch hóa có tác động gì đến công tác xây dựng chính sách của nước ta hay không, có mối liên hệ gì đối với thực trạng xây dựng chính sách “thiếu sự đóng góp thực sự của cộng đồng doanh nghiệp và thiếu sự hợp tác liên bộ” (Nguyễn Đức Thành, Phạm Văn Đại, 2016, tr. 141) trong khâu thiết kế cũng như khâu thực hiện chiến lược và kế hoạch hành động trong quá trình triển khai chính sách hay không? Để phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân nói riêng và trong mọi 3 thành phần kinh tế ở nước ta nói chung, hình thức quản lý theo lối hành chính mệnh lệnh liệu còn phù hợp không? Mặc dù quản lý thông qua mệnh lệnh hành chính đã được minh chứng là có thể dẫn tới xã hội hóa sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân nhưng đó là xã hội hóa hình thức, để có thể có được sự xã hội hóa về thực chất thì nhất thiết cần phải có một sự phân công lao động hết sức sâu sắc và sự hợp tác lao động hết sức chặt chẽ (Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thư, 2011, tr. 16) trên cơ sở những thay đổi về tầm vĩ mô từ quản lý bằng mệnh lệnh hành chính, tạo điều kiện bằng hành chính, sang quản trị doanh nghiệp song song với hướng dẫn cho doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp. Vì trong quan hệ tổ chức quản lý quá trình sản xuất phụ thuộc trực tiếp vào quan hệ sở hữu. Chủ sở hữu là người có thẩm quyền cao nhất trong việc lựa chọn và áp dụng kiểu tổ chức quản lý có khả năng đem lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp, cũng chính là cho chủ sở hữu (Nguyễn Kế Tuấn, 2010). Như vậy, phải chăng cần đến một cơ chế quản lý mới đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để có thể thực hiện thành công đường lối, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa? Đặc biệt, trong quá trình mở cửa và hội nhập càng tác động vào nền kinh tế của nước ta, những cam kết quốc tế đòi hỏi chính sách quản lý cần tạo ra những thay đổi để đảm bảo môi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng, phát triển tổng thể nguồn nhân lực, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn và tận dụng được những cơ hội, vượt qua những thử thách mới trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới, cấp bách đối với cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. Qua đó, có thể thấy rằng, để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay và đáp ứng mục tiêu phát triển DNNVV Việt Nam đến năm 2035, cần nhận diện rõ những tồn tại của cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV ở nước ta hiện nay, tìm ra những nguyên nhân chính của tồn tại đó và đồng thời dự báo tốt bối cảnh và định hướng phát triển để đảm bảo tính định hướng của chính sách đối với sự phát triển của DNNVV. Để đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi phải có sự đổi mới về cơ chế, chính sách quản lý đối với DNNVV của Việt Nam, điều mà thực tế vẫn chưa được quan tâm đầy đủ và nghiên cứu một cách bài bản. Đổi mới để hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu một cách đầy đủ và khoa học. Xuất phát từ những phân tích trên, tác giả chọn vấn đề “Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý 4 đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” làm đề tài Luận án Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, đảm bảo các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động có hiệu quả cao trong nền kinh tế quốc dân từ nay đến năm 2035. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án thực hiện 3 nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, đóng góp những điểm mới để hoàn thiện hệ thống lý luận quản lý mới đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Thứ hai, phân tích thực trạng quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. Trên cơ sở hệ thống lý luận quản lý đã được hoàn thiện với các yếu tố mới, đánh giá thực trạng ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân hiện trạng quản lý các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay. Thứ ba, đưa ra nội dung mới về lý luận, những chính sách mới về phương pháp quản lý, về công cụ, hình thức quản lý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong xu thế hội nhập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là một đề tài rộng và phức tạp, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn cao, đồng thời liên quan đến nhiều các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, quản lý nhà nước. Do vậy, dưới góc độ quản trị kinh doanh kết hợp với khoa học chính sách, đối tượng và phạm vi nghiên cứu cụ thể của Luận án như sau: 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hệ thống cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, đảm bảo khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động có kết quả cao trong nền kinh tế quốc dân. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của Đề tài xác định như sau: 5 3.2.1. Phạm vi nội dung Cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là một đề tài có nội dung rộng lớn và phức tạp. Tuy nhiên, theo yêu cầu của mã số chuyên ngành, nội dung của Luận án tập trung nghiên cứu cơ chế quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa, đánh giá đầy đủ, khách quan, nhận định chính xác chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2011-2016. Do vậy, về phạm vi nội dung nghiên cứu, Luận án nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 3.2.2. Phạm vi không gian Luận án nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nước. 3.2.3. Phạm vi thời gian Luận án nghiên cứu cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong thời gian 2011-2016, đề xuất giải pháp đến năm 2035. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và lôgic học. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu đề tài Luận án bằng các phương pháp sau: 4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập những tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý có liên quan, các số liệu khảo sát, các báo cáo, các nghiên cứu đã công bố, các tạp chí và sử dụng các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số liệu thống kê và phân tích... của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã được công bố về vấn đề liên quan, để sử dụng phân tích, đánh giá về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và tổng hợp các dự báo để đề xuất cơ chế, chính sách quản lý DNNVV đến năm 2035. 4.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 6 Đề tài sử dụng số liệu điều tra trực tiếp thực tế tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam (Tác giả thông qua 200 phiếu điều tra chọn mẫu tại gần 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với việc tập hợp, phân tích hệ thống các văn bản, báo cáo về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa để rút ra được những tồn tại cần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam.) Trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu đề tài, Luận án kết hợp với một số phương pháp phù hợp theo từng nội dung nghiên cứu: Nội dung thứ nhất: Tổng quan nghiên cứu lý luận, thu thập thông tin và phân tích, so sánh, đánh giá những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, những vấn đề đã được giải quyết, những vấn đề còn bỏ ngỏ để định hướng tiếp tục nghiên cứu. Nội dung thứ hai: Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu, kết hợp với phương pháp phân tích, tổng hợp. Các phân tích, nhận định, quan niệm về cơ sở khoa học của hệ thống chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nội dung thứ ba: Áp dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp hệ thống nhằm kế thừa và tổng hợp kết quả nghiên cứu đã công bố. Các phương pháp phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng pháp luật được sử dụng để làm rõ nội dung này. Nội dung thứ tư: Áp dụng phương pháp phân tích, dự báo, đưa ra đề xuất mới về hệ thống cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đảm bảo hoạt động có hiệu cao trong nền kinh tế quốc dân. 5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu 5.1. Câu hỏi khoa học Tại sao nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa luôn ưu tiên phát triển kinh tế mà sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam cho đến nay vẫn trong trạng thái trì trệ? 5.2. Giả thuyết khoa học Nguyên nhân là do hệ thống cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hợp lý. 7 5.3. Chủ thuyết của Luận án Chủ thuyết của Luận án xoáy trọng tâm vào cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ phần nghiên cứu xây dựng lên cơ sở lý thuyết với những điểm mới, đến vận dụng lý thuyết đó đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hiện nay và căn cứ vào lý thuyết và những điểm bất cập trong thực trạng cơ chế, chính sách đề xuất ra phương hướng giải quyết thông qua hoàn thiện cơ chế, chính sách với những điểm mới để quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa. 6. Những đóng góp mới của Luận án Trên cơ sở kế thừa các kiến thức đã có, bản thân Luận án đóng góp 8 điểm mới về lý luận và thực tiễn trên các mặt lý luận, thực trạng và đề xuất thay đổi thực tiễn như sau: 6.1. Về mặt lý luận Điểm mới số 1: Về tiêu chí (định tính, định lượng: tổng nguồn vốn, doanh thu, số lao động vv.v), đặc điểm và loại hình của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nội dung này từ trước đến nay chưa được tổng kết, trong công trình khoa học này, tác giả lần đầu tiên tổng kết về đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các tiêu chí của tác giả đề xuất. Điểm mới số 2: Phát hiện ra những vấn đề riêng có của doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phải có sự quản lý của nhà nước (Vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh, khó khăn về nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất kinh doanh, thị trường đầu ra; Công nghệ, năng suất lao động, năng lực quản lý điều hành vv.v). Những vấn đề riêng có của doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là luận cứ khoa học để hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam hướng đến tương lai, nhất là trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghệ lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) đang diễn ra mạnh mẽ ở các nước phát triển và là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến từ nay đến năm 2035 để hòa nhịp với sự phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Điểm mới số 3: Thể chế chính sách gắn với môi trường kinh doanh ở Việt Nam (Nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực 8 như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường, v.v… và cơ hội kinh doanh; Nhà nước bảo đảm sự ổn định, nhất quán, dễ tiên lượng của chính sách; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn cho doanh nghiệp phát triển; doanh nghiệp tư nhân là động lực của sự phát triển kinh tế. Có chính sách hỗ trợ đặc thù để phát triển mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự; quản lý nhà nước đơn giản hóa khâu tiền kiểm, tập trung vào hậu kiểm gắn với trách nhiệm cụ thể của từng cá nhân, tổ chức; thanh tra, kiểm tra, giám sát cần hướng tới mục tiêu hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp, nhà đầu tư tuân thủ tốt các quy định của pháp luật.) Điểm mới số 4: Đúc rút được các bài học kinh nghiệm của nước ngoài giàu giá trị tham khảo cho Việt Nam trong cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (Đánh giá đúng mức vai trò quan trọng và vị trí của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phát triển kinh tế; thành lập nhiều tổ chức chuyên trách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên nhiều lĩnh vực; các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần liên kết với nhau và kết nối với hệ thống các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế để nâng cao khả năng thích ứng trước các biến động kinh tế; để nâng cao hiệu quản thực thi các chính sách hỗ trợ, Nhà nước cần chỉ đạo và điều phối các cơ quan chức năng xây dựng các chính sách hỗ trợ cũng như luật hóa các chính sách này phù hợp với từng thời kỳ và đặc điểm của nền kinh tế; gắn mức ưu đãi thuế suất, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với mức thu nhập của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tạo ra các dịch vụ tài chính phù hợp với quy mô DNNVV để gỡ nút thắt về tài chính cho DNNVV). 6.2. Về thực trạng Điểm mới số 5: Tìm ra kinh nghiệm trong quá khứ của Việt Nam (chế độ tập trung bao cấp, quản lý quá chặt chẽ, cát cứ thị trường đã dẫn đến những thất bại vv.v) để rút kinh nghiệm và vận dụng xem xét trong cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong hiện tại và tương lai. 6.3. Về đề xuất thay đổi thực tiễn Điểm mới số 6: Thay đổi hệ thống thể chế, đánh giá đúng đắn vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa – Vai trò trọng yếu với phạm vi rộng nhất, số lao động nhiều nhất, khả năng giải quyết các vấn đề kinh tế ở vùng sâu, vùng xa ở Việt Nam tốt nhất. 9 Điểm mới số 7: Đề ra những thay đổi góp phần hoàn thiện một loạt các chính sách nhằm đảm bảo tính đồng bộ và bình đẳng (xây dựng kế hoạch chiến lực, đào tạo bồi dưỡng, vốn ngân hàng, hỗ trợ tài chính, thuế, chính sách về thị trường, trách nhiệm thị trường của doanh nghiệp nhỏ và vừa v.v) Điểm mới số 8: Thay đổi trong tổ chức và quản lý nhấn mạnh tính chất liên hiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa theo vùng miền, theo ngành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ có phân công sản xuất. 7. Cấu trúc của Luận án Cấu trúc của Luận án, ngoại trừ phần Mở đầu, Kết thúc và các phụ lục, nội dung chính được trình bày trong 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 2: Những vấn đề lý luận về cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 3: Đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đến năm 2035 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất