Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam...

Tài liệu Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở việt nam

.DOC
75
106
110

Mô tả:

Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Đề tài Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Mục lục Sự cần thiết nghiên cứu đề tài............................................................................3 Chương I. Các vấn đề chung và Chính sách quản lý nhà nước......................5 về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam...............................................................5 1.1. Tình hình chung về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản..................5 1.2. Các khái niệm chung..................................................................................12 1.2.1. Khoáng sản................................................................................................12 1.2.2. Chính sách quản lý....................................................................................16 1.2.3. Sự cần thiết quản lý...................................................................................19 1.3. Chính sách, pháp luật hiện hành về quản lý tài nguyên.........................24 1.3.1. Quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.............................................24 1.3.2. pháp luật (luật tài nguyên khoáng sản)......................................................26 1.4. Các công cụ khác........................................................................................34 1.4.1. Quyết định cá biệt......................................................................................34 1.4.2. Công văn....................................................................................................41 1.4. Một số chính sách thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên............42 Chương II. Thực trạng quản lý tài nguyên khoáng sản................................46 2.1. Tình hình quản lý về tài nguyên khoáng sản...........................................46 2.1.1. Công tác điều tra thăm dò..........................................................................47 2.1.2. Công tác lập quy hoạch, chiến lược..........................................................47 2.1.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản.................................................48 2.1.4. Sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng...........................................49 2.2. Quản lý nhà nước về một số loại khoáng sản đặc biệt............................49 2.2.1. Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt.....................................................................................................................50 2.2.2. Nhóm khoáng sản kim loại........................................................................50 2.2.3. Nhóm khoáng chất công nghiệp................................................................51 2.2.4. Nhóm vật liệu xây dựng............................................................................52 2.2.5. Nhận xét....................................................................................................52 2.3. Một số tồn tại và bất cập trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.........................................................................................................53 2.3.1. Về tư duy, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ tài nguyên khoáng sản:......................................................57 2.3.2. Về xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước và huy động nguồn lực để bảo vệ tài nguyên khoáng sản:....58 2.3.3. Trong thực hiện nhiệm vụ, hoạt động bảo vệ tài nguyên môi trường:......61 Chương III. Hoàn thiện quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản.........62 3.1. Mục đích, yêu cầu và tổng thể biện pháp quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản............................................................................................62 1 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II 3.1.2. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để chủ động với bảo vệ tài nguyên............................................................................................................63 3.1.3. Kiện toàn và tăng cường cơ quan tham mưu cho Đảng, Quốc hội, bộ máy quản lý nhà nước, xây dựng và pháp triển nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên. .............................................................................................................................67 3.1.4. Tăng cường huy động nguồn tài chính cho quản lý tài nguyên................67 3.2. Các biện pháp tính theo thời gian.............................................................67 3.2.1. Biện pháp ngắn hạn...................................................................................67 3.2.2. Biện pháp dài hạn......................................................................................73 2 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài nước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng khai thác khoáng sản tràn lan, gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhằm góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, Nhà nước cần nghiên cứu xây dựng các chính sách tài chính trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản sao cho cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơ sở sử dụng tối đa, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. Khoáng sản là tài nguyên có hạn, hầu hết không tái tạo. Vì vậy, trong nhiều thập kỷ gần đây, Chính phủ cũng như các nhà nghiên cứu nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những lời cảnh báo về tình trạng cạn kiệt tài nguyên khoáng sản. Trong số các nguyên nhân làm cho tài nguyên khoáng sản cạn kiệt nhanh chóng có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan đó là tài nguyên không tái tạo được, trong khi đó nhu cầu về nguyên liệu khoáng cho sự phát triển đòi hái ngày càng tăng. Để hạn chế nguyên nhân này, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu và đưa vào ứng dụng các sản phẩm thay thế. Nhưng, giải pháp này cũng chỉ giải quyết được một phần rất nhá yêu cầu đặt ra. Lý do cơ bản là nhu cầu của thế giới về sản phẩm từ nguyên liệu khoáng ngày càng tăng với tốc độ rất nhanh, nước ta cũng không phải là ngoại lệ. Về nguyên nhân chủ quan, do chúng ta ban hành một số chính sách tài chính chưa thực sự phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản, chưa được nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học và thực tiễn dẫn đến tổn thất đáng kể tài nguyên khoáng sản. Thông thường, khi quyết định phương án đầu tư vào hoạt động khoáng sản (HĐKS), nhà đầu tư căn cứ vào các khoản thu của Nhà nước (theo quy định), các chi phí cần thiết và giá cả thị trường của sản phẩm nguyên liệu khoáng. Trong trường hợp nhà đầu tư quyết định phương án khai thác thì họ sẽ chọn phương án có thu nhập cao nhất, thu hồi vốn đầu tư nhanh nhất. Như vậy, 3 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II họ sẽ chọn khai thác khu vực (điểm) có điều kiện khai thác thuận lợi (đất phủ ít, điều kiện địa chất thủy văn, địa chất công trình ít phức tạp, điều kiện giao thống, các dịch vụ khác thuận lợi nhất) và quặng có chất lượng tốt nhất (quặng giàu, tính khả tuyển cao). Theo đó, tài nguyên thu hồi được là thấp nhất dẫn đến sản phẩm cung cấp cho xã hội ít (trên mỗi khu vực khai thác) hơn khả năng có thể. Từ đó, Nhà nước thất thu (do sản lượng thu hồi thấp), tổn thất tài nguyên nhiều (khó khai thác lại). Vì lẽ đó, trên thế giới, khi triển khai dự án đầu tư khai thác khoáng sản nào người ta tính toán cân bằng các lợi ích: Nhà nước (bao gồm cả người dân, nơi có khoáng sản được khai thác) và nhà đầu tư. Và các khoản thu đều được tính trên cơ sở bài toán cân bằng các lợi ích trên. Thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài nước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng khai thác khoáng sản tràn lan, gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản, gây á nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cùng với các quy định hiện hành về chính sách tài chính trong lĩnh vực khoáng sản không những gây tổn thất lớn tài nguyên khoáng sản mà còn gián tiếp gây thất thu ngân sách. Nhằm lập lại trật tự trong hoạt động khai thác khoáng sản, các chính sách tài chính thường xuyên được thay đổi, theo chiều hướng tăng thu trên đưn vị sản phẩm khoáng sản. Hiện nay, các khoản thu trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản có rất nhiều, gồm thuế các loại: Thuế tài nguyên, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu (nếu khoáng sản xuất khẩu), thuế BVMT (đối với than); phí và lệ phí các loại. Để góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài nguyên khoáng sản, Nhà nước cần có các chính sách tài chính hài hòa, phù hợp với đặc thù của tài nguyên khoáng sản. Để đạt được mục tiêu đó, Nhà nước nghiên cứu hoàn thiện các chính sách tài chính trong lĩnh vực HĐKS sao cho cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơ sở sử dụng tối đa, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. Do đó, để hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản để đạt được mục tiêu phát triển nhanh, bền vững là rất quan trọng và cần thiết. 4 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Chương I. Các vấn đề chung và Chính sách quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam 1.1. Tình hình chung về quản lý, sử dụng tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, là nguyên liệu cho rất nhiều ngành kinh tế như sản xuất năng lượng, vật liệu xây dựng, các kim loại, các khoáng chất công nghiệp phục vụ công nghiệp và nông nghiệp. Trên thế giới, một số nước và vùng lãnh thổ đã cạn kiệt tài nguyên khoáng sản như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Bỉ…, một số nước, vùng lãnh thổ nghèo tài nguyên khoáng sản như Singapo, Hồng Kông, Bangladesh đã phải chi khoản kinh phí rất lớn hàng năm để nhập khẩu khoáng sản. Trên các diễn đàn quốc tế bên cạnh thuật ngữ an ninh năng lượng và an ninh lương thực đã được sử dụng rộng rãi, thuật ngữ an ninh nguyên liệu khoáng bắt đầu xuất hiện. Các nhà kinh tế học trên thế giới cho rằng tài nguyên khoáng sản có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển nói chung và đặc biệt quan trọng cho các nước đang phát triển. Do đó, các quốc gia cần thực thi những chính sách hợp lý để quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo tồn di sản địa chất. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chung quan điểm cho rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là lợi thế xuất phát điểm cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Do vậy, để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trước hết cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về địa chất - khoáng sản làm căn cứ cho việc định hướng các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản. - Vai trò của việc điều tra cơ bản địa chất khoáng sản Để góp phần đảm bảo”an ninh khoáng sản”cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo hướng bền vững, việc điều tra, khảo sát, đánh giá chính xác các loại khoáng sản của đất nước có một vai trò hết sức quan trọng. Từ những kết quả điều tra đó, chúng ta có thể hoặch định được những chiến lược, chính sách, quy hoạch phát triển có tính khả thi phục vụ cho khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản cho từng thời kỳ phát triển của đất nước. 5 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II - Tổng quan về chính sách điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và di sản địa chất của một số nước trên thế giới. + Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo. Việc khai thác và sử dụng chúng đáp ứng các nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội cần phải xuất phát từ những đặc thù cơ bản của tài nguyên khoáng sản. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chung quan điểm cho rằng các nguồn tài nguyên thiên nhiên là lợi thế xuất phát điểm cho sự nghiệp phát triển của đất nước. Do vậy, để bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trước hết cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Khoáng sản có tính đặc thù, là sự ưu đãi mà thiên nhiên chỉ dành cho một số quốc gia nhất định tùy theo điều kiện địa lý, địa chất. Vì thế, nên đạo luật về khoáng sản không phải quốc gia nào cũng có. Ở một số nước có tiềm năng khoáng sản dồi dào như Canađa, Úc, Philippin, Chilê, Trung Quốc..., pháp luật về khoáng sản rất hoàn thiện và được chú trọng. Đây cũng chính là những kinh nghiệm quý báu để các nhà làm luật Việt Nam tham khảo trên bước đường sửa đổi Luật Khoáng sản của mình. Tại Trung Quốc: pháp luật tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc quy định rằng, tất cả các nguồn tài nguyên khoáng sản đều thuộc về sở hữu nhà nước và sự thay đổi về quyền sở hữu đất trên đó có khoáng sản cũng không hề ảnh hưởng gì đến sự sở hữu khoáng sản vì chúng luôn thuộc về nhà nước. Trong pháp luật về khoáng sản của Trung Quốc quyền khai thác cũng được đảm bảo. Tuy nhiên, điều luật quy định rằng chủ giấy phép”có quyền tiến hành hoạt động thăm dò trong khu vực được chỉ định và được ưu tiên có quyền khai thác trong khu vực thăm dò”. Cách diễn đạt này khác với nhiều luật khai khoáng khác dùng thuật ngữ”độc quyền”– là khái niệm mạnh hơn so với”quyền ưu tiên”. Để tránh tình trạng đầu cơ, luật cũng quy định nghiêm cấm việc trục lợi bằng đầu cơ 6 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II quyền thăm dò và khai thác. Hơn nữa, chủ giấy phép phải đầu tư chi phí thăm dò tối thiểu. Tại Philippin: Cách đây 15 năm, năm 1995 Philippin đã thông qua luật khai thác khoáng sản mới. Tuy được đánh giá là quốc gia đứng thứ 5 trong số các nước có nhiều khoáng sản nhất trên thế giới, nhưng môi trường luật pháp và chính sách của Philippin lại bị chỉ trích rất nhiều vì tính không nhất quán trong luật và tính không chắc chắn liên quan đến áp dụng các điều khoản của luật. Cụ thể, Luật Khai khoáng Philippin quy đinh rằng cả đất công và đất tư, kể cả đất rừng đều có thể được đưa vào khai thác. Thế nhưng điều khoản trên đã bị chỉ trích rằng luật dường như cho phép thực hiện các hoạt động khai khoáng trên toàn bộ diện tích đất nước không loại trừ cả các khu vực được coi là thiết yếu về sinh thái. Giấy phép thăm dò ở Philippin được cấp với thời hạn 2 năm và có thể gia hạn. Luật quy đinh rằng, giấy phép thăm dò sẽ đảm bảo cho chủ giấy quyền vào, chiếm giữ và thăm dò khu vực liên quan. Theo nhiều chuyên gia, cách diễn đạt này không nói gì đến độc quyền nào liên quan đến thăm dò, chính vì vậy mà sự độc quyền thăm dò không được khẳng định rõ ràng. + Điều tra cơ bản và bảo tồn di sản địa chất Di sản địa chất (DSĐC) là phần tài nguyên địa chất có giá trị nổi bật về khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và kinh tế. Chúng bao gồm các cảnh quan địa mạo, các miệng núi lửa đã tắt hoặc đang hoạt động, các hang động, hẻm vực sông, hồ tự nhiên, thác nước, các diện lộ tự nhiên hay nhân tạo của đá và quặng, các di chỉ cổ sinh; các thành tạo, cảnh quan còn ghi lại những biến cố, bối cảnh địa chất đặc biệt; các địa điểm mà tại đó có thể quan sát được các quá trình địa chất đã và đang diễn ra hàng ngày, thậm chí cả các khu mỏ đã ngừng khai thác v.v… Hội nghị quốc tế lần thứ hai về Bảo tồn di sản địa chất và cảnh quan thiên nhiên họp tại Malvern (nước Anh) vào tháng 7/1973 đã đi đến một Hiệp ước về Bảo tồn DSĐC. Việc phân loại DSĐC được thực hiện theo Tiêu chuẩn phân loại tạm thời các DSĐC của UNESCO gồm 10 kiểu như sau: 7 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Cổ sinh; Địa mạo; Cổ môi trường; Đá (magma, trầm tích, biến chất); Địa tầng; Khoáng vật (Khoáng sản); Kinh tế địa chất; Kiến tạo (lịch sử địa chất); Các vấn đề vũ trụ; Những đặc trưng địa chất tầm cỡ lục địa/đại dương. Năm 1996, bảo tồn các DSĐC – tiền đề cho việc thành lập công viên địa chất – lần đầu tiên được xác định là một trong những chủ đề chính tại Đại hội Địa chất quốc tế lần thứ 30 tổ chức tại Bắc Kinh với tư tưởng: các DSĐC là một dạng tài nguyên không tái tạo, vô cùng giá trị, cần được bảo tồn và khai thác, sử dụng hợp lý. Tại đại hội đã có một Hội nghị chuyên đề có tên gọi”Các DSĐC và Danh mục di sản thế giới”, nội dung bàn về vấn đề thành lập các công viên địa chất ở Châu Âu. Năm 1997, UNESCO đã đề nghị thành lập Chương trình Công viên Địa chất (UNESCO Geoparks Program) trên phạm vi toàn cầu nhằm mục đích bảo vệ an toàn các DSĐC có tầm quan trọng quốc tế và phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của các khu vực. Mạng lưới toàn cầu về Công viên Địa chất đã được thiết lập. Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây đã xuất hiện một xu hướng bảo tồn thiên nhiên mới – bảo tồn các di sản địa chất (DSĐC) như là một nội dung chính trong mối liên quan chặt chẽ với các giá trị di sản khác. Năm 2000, Mạng lưới Công viên Địa chất Châu Âu được hình thành. Năm 2004, UNESCO đã cho ra đời mạng lưới Công viên Địa chất đặt trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tháng 6/2004, Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất họp tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại hội nghị quốc tế lần thứ 2 tại Belfast, Ireland tháng 9/2006 có thêm 13 Công viên Địa chất tham gia mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu. Tháng 6/2008 Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về Công viên Địa chất tại Osnabruek, Cộng hòa Liên bang Đức công nhận thêm 5 thành viên nữa và tháng 9/2009 hội nghị quốc tế về quản lý Công viên Địa chất tại Taishan, Trung Quốc kết nạp thêm 5 thành viên, đưa tổng số Công viên Địa chất Toàn cầu lên 63 của 19 quốc gia. Cũng tại hội nghị ở Osnabruek tháng 6/2008, UNESCO đã chính thức ra mắt mạng lưới DSĐC và Công viên Địa chất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APGN). 8 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II - Tổng quan nghiên cứu về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và di sản địa chất ở Việt Nam. + Tình hình nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản Năm 1852, trên tập Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Pháp xuất hiện bài báo”Ghi chép về địa chất xứ Nam Kỳ (Notes sur la géologie de la Cochinchine)”của C.J. Arnoux, đánh dấu bước đầu tiên của việc nghiên cứu địa chất trên lãnh thổ nước ta Từ những năm 20 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện các công trình khảo sát địa chất khu vực từng miền của nước ta cùng với việc khảo sát để thành lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:500.000. Từ kết quả của các công trình khảo sát này, năm 1937 tờ Bản đồ Địa chất Đông Dương tỷ lệ 1:2.000.000 đã ra đời do Fromaget J. thành lập với sự cộng tác của F. Bonelli, J. Hoffet và E. Saurin. Sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc nước ta, năm 1954 Sở Địa chất được thành lập trên cơ sở Nha Khoáng chất và Kỹ nghệ ra đời từ năm 1946, sau đó, năm 1959 chuyển thành Cục Địa chất và năm 1960, thành Tổng cục Địa chất. Hàng loạt các bản đồ đo vẽ địa chất tỷ lệ 1:500.000, 1:200.000 được hoàn thành ở Miền Bắc. Sau khi thống nhất đất nước, việc lập bản đồ địa chất các tỷ lệ 1:200.000 và 1:50.000 đã gần như phủ kín lãnh thổ nước ta, đem lại rất nhiều tài liệu mới về địa tầng và các thành tạo magma, từ đó có thể đưa đến nhiều luận giải mới về kiến tạo và sự hình thành khoáng sản ở nước ta. Năm 2006 một tập thể các nhà địa chất Việt Nam với sự chủ trì của các GS Trần Văn Trị và Vũ Khúc và tổ chức biên soạn công trình”Địa chất và tài nguyên Việt Nam”bao gồm: Phần I. Đại cương về cảnh quan và địa chất Việt Nam; Phần II. Địa tầng; Phần III. Các thành tạo magma; Phần IV. Biến chất; Phần V. Cấu trúc kiến tạo; Phần VI. Tài nguyên địa chất. Các phụ lục gồm Văn liệu tham khảo và Bảng tra cứu các phân vị địa chất và tài nguyên. Với cấu trúc trên, có thể nói đây là một công trình tổng hợp lớn và đầu tiên do các nhà địa chất Việt Nam thực hiện về địa chất và tài nguyên nước ta. 9 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Đến nay, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã triển khai, thực hiện hơn mười chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước, hơn 300 đề án góp phần làm sáng tá lịch sử phát triển cấu trúc địa chất lãnh thổ, điều kiện tạo thành và quy luật phân bổ khoáng sản. Nhiều vấn đề liên quan tới những loại địa chất như địa chất môi trường, tai biến, đô thị, karst hay nghiên cứu tìm ra năng lượng sạch, di sản địa chất, vật liệu mới, kinh tế địa chất, nguyên liệu khoáng... Đặc biệt, công trình nghiên cứu tài nguyên khoáng sản Việt Nam đã xác lập luận cứ khoa học, đánh giá định lượng, định hướng phát triển việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản trong nước đến năm 2020. Hiện nay, công tác tìm kiếm, thăm dò nguồn năng lượng mới cũng là một nhiệm vụ của ngành địa chất Việt Nam, trong đó việc tìm kiếm, thăm dò tiềm năng khí hydrate (băng cháy) ở khu vực Biển Đông bước đầu được chú ý từ sau Quyết định 1270/QĐ-TTg ngày 24/9/2007 về việc bổ sung”Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”vào nhiệm vụ của”Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên – môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. + Tình hình nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về di sản địa chất Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản ở nước ta được các nhà địa chất người Pháp thuộc Sở Địa chất Đông Dương (thành lập năm 1898) chính thức tiến hành trong khuôn khổ toàn bán đảo Đông Dương, bắt đầu bằng các nghiên cứu lẻ tẻ về khoáng sản ở các nước thuộc địa này phục vụ cho việc phát triển nền công nghiệp của nước Pháp. Những năm gần đây, tiếp thu xu hướng mới của thế giới về bảo tồn thiên nhiên, các nhà địa chất Việt Nam (thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Bảo tàng Địa chất, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) đã bắt đầu có những hoạt động điều tra, nghiên cứu các di sản địa chất tiến tới thành lập các khu bảo tồn địa chất và xây dựng công viên địa chất. Công tác nghiên cứu di sản địa chất (giai đoạn 1) được các nhà địa chất Việt Nam thực hiện khá tốt, cách tiếp cận vấn đề và giải quyết vấn đề nghiên 10 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II cứu di sản địa chất có cơ sở khoa học, phù hợp với cách làm của thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Việc thành lập các khu bảo tồn địa chất (thuộc giai đoạn 2 kế tiếp) mới chỉ đạt được mục tiêu quản lý di sản địa chất. Và xây dựng công viên địa chất (thuộc giai đoạn 3) mới đạt được mục tiêu bảo tồn và khai thác hiệu quả, hợp lý các giá trị của di sản địa chất cho sự phát triển bền vững. Cả hai công việc này đã được các nhà địa chất đề xuất và bước đầu mới chỉ có Cao nguyên đá Đồng văn mới gia nhập mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu. Việt Nam có những khu vực địa chất cảnh quan kỳ thú như ghềnh đá đĩa Tuy An (Phú Yên), bazan dạng cột Ba Làng An (Quảng Ngãi), bazan dạng cột thác Trinh Nữ (Đắk Nông)... Những cảnh quan này có giá trị khoa học độc đáo, hấp dẫn du khách, nhưng từ trước đến nay chưa được quan tâm. Cục địa chất và khoáng sản đang đề nghị xếp hạng quốc gia 20 di sản địa chất đầu tiên, đồng thời thành lập những công viên địa chất để giới thiệu với du khách. Đã triển khai điều tra, đánh giá tiềm năng DSĐC và triển vọng xây dựng Công viên Địa chất ở 25 khu vực miền Bắc Việt Nam, qua đó xác định được 15 khu vực có triển vọng trở thành Công viên Địa chất quốc gia và/hoặc quốc tế. Tổng cộng đã đánh giá được 1.168 DSĐC, trong đó 525 thuộc các tỉnh Đông Bắc (kể cả Việt Bắc, các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và một số khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng), 363 thuộc các tỉnh Tây Bắc và 280 thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ (con số thực chắc chắn sẽ lớn hơn). 149 DSĐC được đề xuất xếp hạng cấp quốc tế, 471 cấp quốc gia và 548 - cấp địa phương. 94 biểu hiện thuộc kiểu Di sản cổ sinh; 518 biểu hiện thuộc kiểu Di sản Địa mạo; 2 biểu hiện thuộc kiểu Di sản Cổ môi trường; 38 biểu hiện thuộc kiểu Di sản Đá; 76 biểu hiện thuộc kiểu Di sản Địa tầng; 116 thuộc kiểu Di sản Khoáng vật/Khoáng sản; 303 biểu hiện thuộc kiểu Di sản Tương tác Lục địa/Đại dương. Như vậy trên phạm vi miền Bắc Việt Nam đã xác định được 8/10 kiểu DSĐC. Chưa kể các biểu hiện DSĐC kiểu (kinh tế địa chất) và (Các vấn đề vũ trụ) chưa thực sự là trọng tâm của các điều tra. Cũng chưa kể một số DSĐC có thể đồng thời thuộc một vài kiểu DSĐC. Kết quả trên khẳng định sự đa dạng các kiểu loại DSĐC, sự phong phú 11 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II về số lượng và chất lượng cao của các DSĐC, khẳng định triển vọng xây dựng Công viên Địa chất có đẳng cấp ở nhiều khu vực miền Bắc Việt Nam. Đã triển khai điều tra, đánh giá chi tiết, xác lập luận cứ khoa học, luận chứng kinh tế - kỹ thuật cho việc xây dựng thí điểm ba Công viên Địa chất ở miền Bắc Việt Nam. Đặc biệt cao nguyên đá Đồng Văn đã được công nhận là thành viên của mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu. Đã tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp bảo tồn và khai thác bền vững các DSĐC và Công viên Địa chất ở Việt Nam, đặc biệt đã đề xuất chương trình phát triển mạng lưới Công viên Địa chất ở Việt Nam và đề xuất xây dựng cơ sở pháp lý cho việc quản lý mạng lưới Công viên Địa chất ở Việt Nam. 1.2. Các khái niệm chung 1.2.1. Khoáng sản Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc đơn chất trong vá trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng trong đời sống hàng ngày Tài nguyên khoáng sản thường tập trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của loài người và khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống. Một mặt, tài nguyên khoáng sản là nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích và của cải của con người. Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên khoáng sản thường tạo ra các loại ô nhiễm như bụi, kim loại nặng, các hoá chất độc và hơi khí độc (SO2, CO, CH4 v.v...). Tài nguyên khoáng sản được phân loại theo nhiều cách: Theo dạng tồn tại: Rắn, khí (khí đốt, Acgon, He), láng (Hg, dầu, nước khoáng). Theo nguồn gốc: Nội sinh (sinh ra trong lòng trái đất), ngoại sinh (sinh ra trên bề mặt trái đất). 12 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Theo thành phần hoá học: Khoáng sản kim loại (kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý hiếm), khoáng sản phi kim (vật liệu khoáng, đá quý, vật liệu xây dựng), khoáng sản cháy (than, dầu, khí đốt, đá cháy Theo Từ điển onlie wikimedia thì Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vá Trái đất, mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân. Khoáng sản là từ Hán-Việt, trong đó theo Hán-Việt thì (quáng/khoáng) nghĩa là quặng mỏ và phàm vật gì lấy ở mỏ ra đều gọi là quáng, người Việt quen đọc là khoáng Các dạng khoáng sản: Theo mục đích và công dụng người ta chia ra thành các dạng khoáng sản sau: - Khoáng sản nhiên liệu (hay nhiên liệu hóa thạch): dầu mỏ, hơi đốt, đá phiến dầu, than bùn, than…. - Khoáng sản phi kim: gồm các dạng vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, đất sét…; đá xây dựng như đá hoa cương….và các khoáng sản phi kim khác. - Khoáng sản kim loại hay quặng: Bao gồm các loại quặng kim loại đen, kim loại màu và kim loại quý. - Nguyên liệu đá màu bao gồm ngọc thạch anh (jasper), đá mã (agat), onyx, canxedon, charoit, nefrit… và các loại đá quý như kim cương, ngọc lục bảo, hồng ngọc, xa-phia. - Thủy khoáng: Bao gồm nước khoáng và nước ngọt ngầm dưới đất. - Nguyên liệu khoáng-hóa: Bao gồm apatit và các muối khoáng khác như photphat, barit, borat... Dựa trên trạng thái vật lí phân ra: - Khoáng sản rắn: như quặng kim loại… - Khoáng sản láng: như dầu mỏ, nước khoáng… - Khoáng sản khí: khí đốt, khí trơ. 13 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Sự tích tụ của khoáng sản tạo ra các mỏ (hay còn gọi là khoáng sàng), còn trong trường hợp chiếm một diện tích lớn thì gọi là các vùng mỏ, bồn hay bể. Người ta cũng phân biệt các loại khoáng sản rắn, láng và khí. Khoáng sản nằm trong lớp vá Trái Đất ở dạng tích tụ với các đặc trưng khác nhau (gân, mạch, cán, bướu, nham cán, vỉa, ổ, sa khoáng…) Việc khai thác các khoáng sản gọi là khai khoáng. Các nguồn khoáng vật. Thảm thực vật. Trong quá trình thăm dò khoáng sản, người ta thường sử dụng các phương pháp như đào giếng, mương, hào, rãnh, các đường xẻ hay tiến hành khoan các lỗ khoan v.v. để bắt gặp thân quặng. Diện tích phổ biến Theo diện tích phổ biến của khoáng sản, người ta chia ra như sau: Tỉnh khoáng sản là một phần lớn lớp vá Trái Đất, tương quan với nền địa chất, các đới uốn nếp hay đáy đại dương, với các mỏ khoáng sản phân bố trong phạm vi của nó và vốn có của nó. Vùng (đới, bể/bồn) khoáng sản chiếm một phần của tỉnh và được đặc trưng bằng một tập hợp các mỏ khoáng sản xác định về thành phần và nguồn gốc, được xếp vào một và chỉ một nhóm thành phần kiến tạo bậc nhất (nếp lồi ghép, nếp lâm v.v). Các đới khoáng sản có thể là thuần nhất mà cũng có thể là không thuần nhất theo thành phần khoáng sản, kích thước của nó dao động trong các giới hạn rộng. Các bể khoáng sản tạo thành các vùng có sự phổ biến liên tục hay gần như liên tục của các khoáng sản dạng vỉa. Khu khoáng sản tạo thành một phần của vùng và thường được đặc trưng bằng sự tập trung cục bộ của các mỏ, và liên quan tới điều này, khu khoáng sản không hiếm khi được gọi là đầu mối khoáng sản. Bãi quặng là một nhóm các mỏ đồng nhất về nguồn gốc và thống nhất về cấu trúc địa chất. Bãi khoáng sản cấu thành từ các mỏ, còn các mỏ cấu thành từ các thân quặng. 14 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Thân quặng hay vỉa quặng là sự tích tụ cục bộ của nguyên liệu khoáng vật thiên nhiên, có thành phần cấu trúc-thạch học xác định hay tổ hợp của các thành phần này. Vùng, khu, bãi mỏ có thể lộ ra hoàn toàn trên bề mặt đất và được nói tới như là mỏ lộ thiên; nó cũng có thể bị phủ một phần bởi các loại đất đá khác nhau, thuộc về loại mỏ bán kín hoặc có thể bị vùi lấp hoàn toàn thì được xếp vào loại mỏ kín. Các nhóm trữ lượng khoáng sản rắn theo giá trị kinh tế-thương mại Các trữ lượng khoáng sản rắn và hàm lượng của các thành phần hữu ích có trong chúng theo giá trị kinh tế được chia ra thành 2 nhóm chính, theo các kiểm định và tính toán riêng biệt: - Cân đối/kinh tế/thương mại - Không cân đối/kinh tế tiềm tàng/thương mại tiềm tàng. Các trữ lượng cân đối/kinh tế/thương mại. Chúng được phân chia thành: Các trữ lượng, mà sự khai thác và thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá theo các tính toán kinh tế-kỹ thuật là có hiệu quả về mặt kinh tế, trong điều kiện cạnh tranh thị trường trong việc sử dụng các kỹ thuật và công nghệ khai thác và chế biến nguyên liệu, đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về sử dụng hợp lý lòng đất và bảo vệ môi trường trong và sau quá trình khai thác, chế biến khoáng sản. Các trữ lượng, mà sự khai thác hay thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá theo các tính toán kinh tế-kỹ thuật không đảm bảo tính hiệu quả có thể thực hiện được về mặt kinh tế-thương mại trong việc khai thác-chế biến chúng trong điều kiện cạnh tranh thị trường do các chỉ số kinh tế-kỹ thuật thấp, nhưng sự khai thác nó trở thành có thể về mặt kinh tế-thương mại khi có những sự hỗ trợ đặc biệt từ phía nhà nước đối với các pháp nhân khai thác khoáng sản dưới các dạng như ưu đãi thuế, trợ cấp, trợ giá v.v. (trữ lượng kinh tế/thương mại có giới hạn). Các trữ lượng không cân đối (kinh tế tiềm năng/phi kinh tế). Chúng chia ra thành: Các trữ lượng, đảm bảo các yêu cầu được đề ra đối với các trữ lượng cân đối, nhưng việc sử dụng chúng tại thời điểm đánh giá là không thể, theo các điều 15 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II kiện và tình trạng của kỹ thuật khai mỏ, các yêu cầu của luật pháp, các yêu cầu sinh thái-môi trường và/hoặc các điều kiện khác; Các trữ lượng, mà việc khai thác hay thu hồi chúng tại thời điểm đánh giá là không hợp lý về mặt kinh tế do hàm lượng thành phần khoáng sản thấp, bề dày thân quặng máng hay sự phức tạp chuyên môn đặc biệt trong các điều kiện khai thác và/hoặc chế biến nó, nhưng việc sử dụng nó trong tương lai gần có thể trở thành hiệu quả về mặt kinh tế-thương mại do sự gia tăng giá cả của khoáng sản trên thị trường hay do các tiến bộ khoa học-kỹ thuật đảm bảo cho việc giảm giá thành sản xuất của khoáng sản đó. Các trữ lượng không cân đối được kiểm định và tính toán trong trường hợp, nếu các tính toán kinh tế-kỹ thuật đưa ra khả năng hoặc là bảo tồn nó trong lòng đất để khai thác sau này; hoặc chỉ ra sự hợp lý của việc vừa khai thác hiện tại vừa lưu giữ và bảo tồn để sử dụng trong tương lai. Trong tính toán các trữ lượng không cân đối người ta chia chúng ra thành các tiểu thể loại, phụ thuộc vào nguyên nhân làm chúng trở thành không cân đối ( kinh tế, kỹ thuật, kỹ thuật khai mỏ, sinh thái, môi trường …). Đánh giá tính chất cân đối của các trữ lượng khoáng sản được thực hiện trên cơ sở các luận chứng kinh tế-kỹ thuật chuyên môn, được thẩm định bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Trong các luận chứng này cần phải dự kiến trước các phương pháp khai thác mỏ có hiệu quả nhất, đánh giá về mặt giá thành và đề xuất các tham số tiêu chuẩn, đảm bảo việc sử dụng đầy đủ và tổng hợp nhất đối với các trữ lượng, với sự tính toán tới các yêu cầu của luật pháp trong lĩnh vực bảo vệ và phục hồi môi trường-sinh thái trong và sau khi khai thác. 1.2.2. Chính sách quản lý Khái niệm về quản lý: Là sự tác động có ý thức của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình XH và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan. Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực hiện, hoàn thành những công 16 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II việc được giao; để họ làm những điều bổ ích, có lợi. Điều đó đòi hái ta phải hiểu râ và sâu sắc về con người + Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết, phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu hiện cụ thể qua việc, lập kế hoặch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của tổ chức. + Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động đông người được hình thành, tiến hành trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không ngừng phát triển. Chẳng thế mà người Nhật khẳng định rằng :” Biết cái gì, biêt làm gì là quan trọng nhưng quan trọng hơn là biết quan hệ.” Người Mỹ cho rằng:” Chi phí cho thiết lập, khai thông các quan hệ thường chiếm 25% đến 50% toàn bộ chi phí cho hoạt động.". Trong hoạt động kinh tế biết thiết lập, khai thông cá quan hệ sản xuất cụ thể thì các yếu tố thucộc lực lượng sản xuất mới ra đời và phát triển nhanh chóng. Quản lý doanh nghiệp trong kinh tế thị trường cần nhận thức và thực hiện tốt các mối quan hệ như: quan hệ với những người chủ vốn; quan hệ với tổ chức của những người lao động, với người lao động; quan hệ với những người bán hàng cho doanh nghiệp. + Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực. Khái niệm về quản lý nhà nước: Là sự chỉ huy, điều hành xã hội của các cơ quan nhà nước ( lập pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật Khái niệm về chính sách: Chính sách là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra hoặc”Chính sách là các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội". Quan niệm về chính sách công có nhiều cách tiếp cận: - Cách tiếp cận thứ nhất: 17 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II + Chính sách công là quyết định lựa chọn của NN. + Chính sách công là cách xứng xử của NN đối với cách quá trình kinh tế – xã hội. + Chính sách công là những gì NN nên làm hay không nên làm. - Cách tiếp cận thứ hai: Chính sách công là thái độ, quan điêm, lập trườnưc của NN đối với các quá trình kinh tế xã hội được thể hiện bằng một hệ thống các biện pháp nhằm thực hiện một mục tiêu cụ thể trong quá trình tiến tới mục tiêu chung. Chính sách công là những quy định về ứng xử của Nhà nước với những hiện tượng nảy sinh trong đời sống cộng đồng, được thể hiện dưới những hình thức khác nhau một cách ổn định nhằm đạt được mục tiêu định hướng. - Chính sách công có đặc điểm: + Do Nhà nước ban hành. + Chính sách công phải tác động đến đời sống của cộng đồng, có mục tiêu và ổn định. + Chính sách công phải đựng cả mục tiêu và biện pháp chính trị và đặc biệt là phải phù hợp với đường lối của Nhà nước. - Chính sách công có cấu trúc gồm 2 bộ phận: đó là mục tiêu của chính sách là những giá trị trong tươmg lai mà Nhà nước theo đuổi phù hợp với thái độ ứng xử của Nhà nước, đây là bộ phận cơ bản của chính sách. + Biện pháp chính sách: là những cách thức, việc làm mà cơ quan quản lý các cấp dựng, dựng để thực hiện mục tiêu của chính sách. Tác dụng của loại cụng cụ này đối với đời sống xã hội là rất cụ thể, rõ ràng. Dây là 1 công cụ mà các Nhà nước dùng để quản lý kinh tế xã hội bởi các chính sách này tạo sự điều khiển đồng bộ, theo định hướng nhất định để Nhà nước quản lý đất nước. Đồng thời, chính sách có thể chuyển tải được ý chớ của Nhà nước đối với các đối tượng quản lý, nghĩa là những mục tiêu của chính sách mà Nhà nước đang theo đuổi, sẽ đến được với đối tượng trong xã hội và với mọi người biết được nguyện vọng, mong muốn của Nhà nước có phù hợp với mình hay không. 18 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II Hơn nữa, chính sách phản ánh mối quan hệ Nhà nước với người dân, đó là việc xem xét những giá trị Nhà nước theo đuổi có phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của dân chúng hay không, có phản ánh mối quan hệ chặt chẽ hay không giữa Nhà nước và nhân dân; nếu cuộc sống tốt thì sẽ phù hợp và được người dân ủng hộ. Chính sách còn có thể đánh giá được kết quả quản lý, điều hành của Nhà nước, đó là Nhà nước quản lý tốt, điều hành trôi chẩy sẽ thể hiện qua các chính sách hiệu quả và khả thi. Đặc biệt trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước thì chính sách có vai trò hết sức quan trọng đó là: + Khuyến khích các hoạt động kinh tế xã hội để mọi thành viên trong xã hội có thể đóng góp sức mình, kìm hãm hay hạn chế các mặt tiêu cực của xã hội. + Đảm bảo cho sự cân đối, ổn định về mọi mặt của xã hội. + Phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. + Tạo lập sự cân đối, phân phối nguồn lực cho quá trình phát triển của đất nước. Ví dụ như chính sách phân bố nguồn nhân lực. + Tạo lập môi trường thích hợp cho các yếu tố của nền kinh tế xã hội vận động như chúng ta thực hiện chính sách mở cửa tăng cường giao lưu và hợp tác kinh tế với thế giới. + Dẫn dắt, hỗ trợ các bộ phận của nền kinh tế theo định hướng, phối hợp các hoạt động của các ngành các cấp. 1.2.3. Sự cần thiết quản lý Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước Cách mạng Tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các 19 Đề tài: Hoàn thiện chính sách về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam Thực hiện: Nhóm II khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Có thể chia ngành khoáng sản của nước ta thành các nhóm sau: Nhóm khoáng sản năng lượng nước ta có tiềm năng dầu khí đáng kể. Đến ngày 2-9-2009, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi. Với sản lượng khai thác dầu khí hằng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông - Nam Á, sau In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a. Than biến chất cao (anthracit) ở nước ta phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn, với tổng tài nguyên đạt hơn 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất, với trữ lượng đạt hơn ba tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay, phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các nhà khoa học địa chất đã phát hiện nhiều tụ khoáng u-ra-ni ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên. Tổng tài nguyên u-ra-ni ở Việt Nam được dự báo hơn 218 nghìn tấn U308, có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai. Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có nhiệt độ 300C trở lên. Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long. Tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho các nguồn năng lượng truyền thống, phục vụ nhu cầu CNH, HĐH đất nước. Nhóm khoáng sản kim loại nước ta có nhiều loại như sắt, man-gan, crôm, ti-tan, đồng, chì, kẽm, cô-ban, ni-ken, nhôm, thiếc, vàng, bạc, v.v. Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế giới như bô-xít (quặng nhôm), đất hiếm, ti-tan, vôn-phram, crôm, v.v. Nhóm khoáng chất công nghiệp nước ta có nhiều loại như a-pa-tit, phốtpho-rít, than bùn, sét gốm sứ,... thạch anh tinh thể. Các khoáng chất công nghiệp ở Việt Nam đã được đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ các ngành 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất