Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta h...

Tài liệu Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

.PDF
97
323
149

Mô tả:

Đ Ạ I H Ọ C Q U Ố C G IA H À N Ộ I KHOA LUẬT « T R Ẩ N T H Ị B ÍC H H O À N T H I Ệ« N B Ộ• M Á Y N H À N Ư Ớ C T H E O Y Ê U CẦU XÂY DỤNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN Ở N Ư Ớ C T A H IỆ N N A Y CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật MÃ SỐ : 60.38^01 L U Ậ N V Ả N T H Ạ C SỸ L U Ậ T H Ọ C • ừ • • NGƯỜI HƯỚNG DẨN KHOA HỌC: TS. Trần Nho Thìn ĐẠi H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIÊN V - Lo / A3.-xỉ Hà Nội - 2008 _ M ỤC LỤC Trang Chương 1 NHẬN THỨC CHƯNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XẴ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 10 1.1 Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Tây 10 1.2 Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông 13 1 .3 Yếu tố Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 15 1.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân 17 1.5 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp 22 quyền xã hội chủ nghĩa 1.6 Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của Nhà 26 nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 1.6.1 Khái niệm về Nhà nước pháp quyền 26 1.6.2 Những thành tổ (bộ phận) cẩu thành cơ bản của Nhà 28 nước pháp quyền 1.6.3 Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã 35 hội chủ nghĩa Việt Nam 1.7 Chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ 41 nghĩa Chương 2 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN BỘ MÁY NHÀ NƯỚC THEO YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 47 2.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta 47 47 2.Ỉ.1 Quốc hội 1 2.1.2 Chính phủ 52 2.1.3. Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân 55 2.1.4. Chính quyền địa phương 58 2.2. Thực trạng các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay 60 2.3. Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước ta theo yêu cầu xây đựng Nhà nước pháp quyền 63 2.3.1. Những yêu cầu tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay 63 2.3.2. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt 67 động của bộ máy nhà nước 2.3.2.ỉ. Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu 67 quả hoạt động của Quốc hội 23.2.2. Điều chỉnh chức năng và phương thức hoạt động của Chính phủ; định rõ chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ 72 2.3.23. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các 76 cơ quan tư pháp 2.32.4. Đẩy mạnh việc phân công, phân cấp nàng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, đổi mói và kiện toàn tổ chức 80 chính quyền địa phương 2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 82 Kết luận chung 86 2 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới với nhiều thành tựu to lớn, đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện về kinh tế xã hội, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Khái quát lại những thành tựu qua hơn 20 năm đổi mới ấy (1986 - 2006), Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X đã tổng kết “nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đã đưa lại cho đất nước ta có một sự thay đổi cơ bản và toàn diện, làm cho thế và lưc, uy tín quốc tế của nước ta tăng lên nhiều so với trước . Điều đó đã khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng với chủ trương đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng khẳng định vị trí, vai trò của sự quản lý nhà nước, vai trò của bộ máy nhà nước tạo ra các điều kiên cho kinh tế xã hội phát triển, quản lý điều hành nền kinh tế. Nền kinh tế, xã hội nói chung đã thoát ra khỏi khủng hoảng và phát triển đi lên nhưng vãn còn rất nhiểu yếu kém, hạn chế, đó là sự tụt hậu so với thế giới và khu vực, là sự phát triển không bền vững, là các vấn đề xã hội nan giải chưa thể giải quyết... tất cả những điều ấy đòi hỏi phải được giải quyết kịp thời. Theo đó, vừa phải thay đổi về cơ chế quản lý, về thể chế, về bộ máy quản lý tức ở tầm vĩ mô là bộ máy quản lý nhà nước, kinh tế ngày càng phát triển nhanh, tốc độ hội nhập và toàn cầu hoá càng sâu rộng hơn đòi hỏi bộ máy nhà nước cần phải được tiếp tục đổi mói hoàn thiện. Bộ máy nhà nước ta trong những năm qua đã có rất nhiều đổi mói, dần đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội, quản lý điều hành đất nước, các cơ quan nhà nước hoạt động hiệu quả hơn, cơ cấu gọn nhẹ, linh hoạt hơn. Tuy nhiên, 3 bộ máy nhà nước ta cũng bộc ỉộ nhiều yếu kém, đó là sự trì trệ của một bộ máy quản lý hành chính, hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động chưa đồng bộ, sự yếu kém của đội ngũ cán bộ công chức, điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm hoạt động của bộ máy nhà nước là một nền kinh tế xã hội kém phát triển. Trước yêu cầu ấy, phải nhanh chóng sửa đổi hoàn thiện bộ máy nhà nước để nó đáp ứng được yêu cầu quản lý đất nước trong tình hình mới. Chủ trương cải cách bộ máy nhà nước đã được Đảng ta đưa ra từ lâu, đã có nhiều công trình nghiên cứu lý luận về sửa đổi bộ máy nhà nước, bộ máy nhà nước cũng đang dần được bổ sung hoàn thiện. Đảng ta chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xâ hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là nhà nước đề cao pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; là nhà nước tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do, đân chủ của công dân. Bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyẽn tắc quyến lực nhà nước thống nhất nhưng có sự phân công rành mạch và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền ỉập pháp, hành pháp, tư pháp. Với những tiêu chí đó của Nhà nước pháp quyền thì không những phải sửa bộ máy nhà nước mà còn phải hoàn thiện nó sao cho đáp ứng với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp nảm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) lần đầu tiên đưa ra chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyến Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Việc quy định xây dựng Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp — văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm hướng đến một Nhà nước pháp quyền. Như vậy, việc sửa đổi, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền là một yêu cầu cấp thiết. VI những lý do trên tôi đã chọn đề tài "Hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay." 4 Đề tài của tôi nhằm góp phần giải quyết vấn đề đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay, tìm ra một số nguyên nhân và gợi ý một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Đây tuy không phải là một vấn đề mới vì đã có nhiều công trình nghiên cứu về sửa đổi bộ máy nhà nước song nó vẫn mang tính cấp thiết, trên cơ sờ các công trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo, các báo cáo đánh giá thực tế cùng với hiểu biết của mình, tôi hy vọng sẽ giải quyết phần nào các yêu cầu đặt ra, tìm ra những giải pháp, phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra của luận văn và góp phẩn đưa những kiến giải đó vào việc tiếp tục hoàn thiện bộ máy nhà nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu Chủ trương cải cách bộ máy nhà nước đã được Đảng ta đề xướng từ lâu cùng với chủ trương đổi mới đất nước xây dựng nền kinh tế nhiều thành phẩn theo định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền cũng được Đảng ta đề cập đến từ Đại hội VI. Do đó, đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu kể cả những đề tài cấp nhà nước liên quan đến việc sửa đổi, hoàn thiện bộ máy nhà nước, về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: PGS.TS. Bùi Xuân Đức (2004) - “Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay”; PGS.TS. Lê Minh Thông chủ biên (2001) - “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; GS. Nguyên Đức Bình đồng chủ biên (1999) - “Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị nước ta trong giai đoạn mới”; Chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước “Xây đựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt nam. MS 04”; Chương trình KHXH 05 “Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng” và rất nhiều bài 5 viết, những chuyên khảo khác như: PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2004) “Hiến pháp và bộ máy nhà nước”; PGS.TS. Hoàng Thị Kim Quế với nhiều bài viết chuyên sâu về Nhà nước pháp quyền và bộ máy nhà nước trên các tạp chí khoa học xã hội...N hư vậy đề tài về Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện bộ máy nhà nước đã có bề dày nghiên cứu của các nhà khoa học có tên tuổi với những công trình nghiên cứu góp phần đưa ra những giải pháp phù hợp cho công cuộc cải cách bô máy nhà nước ta. Tuy nhiên, về vấn đề hoàn thiện bộ máy nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền thì cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu mang tính chuyên sâu và có hệ thống. Vì lý do đó đã thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận vẻ Nhà nước pháp quyền, luận văn làm rõ những nhận thức khái quát về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để từ đó có một cái nhìn tổng quát về Nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng và những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền làm cơ sở lý luận cho những kiến giải của luận văn. Từ thực tế những số liệu, tài liệu tổng kết, báo cáo của các cơ quan nhà nước, luận văn có nhiệm vụ đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay, những thành tựu; điểm mạnh của hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nưóc và những hạn chế; yếu kém còn tổn tại trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nưóc ta, tìm ra nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm tiếp tục sửa đổi, hoàn thiộn bộ máy nhà nước để đáp ứng nhiệm vụ chính trị của đất nước trong giai đoạn mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 6 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Bộ máy nhà nước là một lĩnh vực khá rộng ỉón và liên quan đến nhiều vấn đề, có sự nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau. Dưới góc độ của khoa học luật, trong khuôn khổ của luận văn này, tập trung nghiên cứu những quan điểm của, các nhà luật học về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong đó đặc biệt chú trọng đến những điểm mạnh, hạn chế của các cơ quan trong bộ máy nhà nước về tổ chức và hoạt động; đánh giá nguyên nhân và tìm ra các phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện. Nhưng việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước lại trong bối cảnh, điều kiện xây đựng Nhà nước pháp quyền, nên ngoài việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhằ nước, luận văn còn tìm hiểu, nghiên cứu nhận thức về Nhà nước pháp quyền, những quan điểm của các nhà khoa học hiện nay về Nhà nước pháp quyền, những tiêu chí, yêu cầu của Nhà nước pháp quyền đối với bộ máy nhà nước, bản chất của Nhà nưóe pháp quyền, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước pháp quyền, các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền.... Như vậy, luận văn mới đảm bảo tính khoa học, khái quát tổng thể. 5. Cơ sở khoa học của đề tài * Cơ sở lý luận của đề tài Luận văn dựa trên các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước, bộ máy nhà nước, pháp luật xã hội chủ nghĩa và các quan điểm, đường lối hiện nay của Đảng ta về việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. * Cơ sở thực tiễn Đó chính là thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta hiện nay, trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các cơ quan chuyên môn, các số liệu thống kê, luận văn đánh giá những thành tựu và hạn chế trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, đưa ra các giải pháp để tiếp tục hoàn thiện bộ máy 7 nhà nước trong thời gian tới. Liên quan đến vấn đề này, iuận văn có tham khảo một số kinh nghiệm tổ chức bộ máy nhà nước của một số nước trên thế giới để làm phong phú hơn nguồn tư liệu, cũng làm thực tế sinh động hơn của luận văn và quan trọng hơn là để học hỏi nhõng giải pháp, kinh nghiệm của các nước, áp dụng những hạt nhân hợp lý vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. 6. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê xã hội học để đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước từ những số liệu thực tế, báo cáo tổng kết của các cơ quan nhà nước. Luận văn cũng dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lê nin để nghiên cứu vấn đề. 7. Những điểm mới của luận văn Mặc dù không phải là những kiến giải lần đầu tiên được công bố nhưng những phương hướng, giải pháp mà luận văn đưa ra là kết quả của sự tổng hợp các nghiên cứu vể việc đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước đó là: Kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Điều chỉnh chức năng và phương thức hoạt động của Chính phủ; định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đẩy mạnh việc phân công, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương, đổi mới và kiện toàn tổ chức chính quyền địa phương. 8 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục những tài liệu trích dẫn và tài liệu tham khảo, luận văn được bố cục thành 2 chương: Chương 1: Nhận thức chung về Nhà nước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Ơiương 2: Phương hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. 9 CHƯƠNG Ị NHẬN THỨC CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 1.1. Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưửng phương Tây Nhà nước pháp quyền lúc đầu như một ý tưởng, ý niệm sau dần dần hình thành và phát triển thành một học thuyết và được vận dụng, làm phong phú hơn trong thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Học thuyết cũng như thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị chung mang tính phổ biến mà nhân loại đã tích luỹ được trong quá trinh lịch sử lâu dài và gian khổ nhằm hướng tới một xã hội công bằng, dân chù, binh đẳng, bác ái và một cuộc sổng ấm no, tự do, hạnh phúc. Ý tưởng về một Nhà nước pháp quyền ỉà hình thức tổ chức quyền lực nhà nước trong đó có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và pháp luật ra đời từ rất sớm, ngay từ thời kỳ cổ đại. Biểu tượng thần công lý: Nữ thần che mắt bằng vải đen, một tay cầm kiếm, một tay cầm cán cân công lý tượng trưng cho sự thống nhất giữa sức mạnh và quyền lực của pháp iuật, sự bình đẳng của mọi thành viên trong một xã hội có nhà nước. Biểu tượng thể hiện khát vọng của nhân dân về sự công bằng, bình đẳng, về sự trông chờ vào nữ thần quan toà công minh, bảo vệ cho họ trước mọi bạo lực cường quyền. Biểu tượng nữ thần xét xử, theo quan niệm của người cổ đại không chì là biểu tượng về Toà án công bằng mà còn là biểu tượng về một chế độ nhà nước công bằng nói chung. Tư pháp được coi là sự phán xét dựa trên cơ sở pháp luật, không chỉ đối với những tranh chấp được xem xét tại Toà án, trước mặt quan toà, mà còn đối với mọi công việc của đời sổng được tổ chức thành nhà nước.Từ thời cổ đại, người ta đã rất đề cao vai trò của pháp luật, chú trọng tới mối quan hệ giữa quyền iực và pháp luật. Xôlông (Thế kỷ VI trước 10 Công nguyên) đã áp dụng tư tường kết họp sức mạnh với pháp luật trong việc tổ chức nhà nước Ai Cập trên những nguyên tắc dân chủ. Sau này đến Arixtôt - cha đẻ của khoa học chính trị cổ đại thi nhấn mạnh ràng nơi nào không có sức mạnh của pháp luật thì nơi đó không có hình thức chế độ nhà nước. Như vậy là ông đã đề cao tính tối cao của pháp luật trong một nhà nước. Các nhà tư tưởng thời cổ đại không chỉ chú trọng tới tính tối cao của pháp luật mà còn chú ý tới sự tổ chức hợp lý của hệ thống quyền lực nhà nước, tổ chức các cơ quan nhà nước, sự phân định rõ ràng thẩm quyền của các cơ quan đó. Hai nội dung này có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, nếu không có sự tổ chức quyền lực nhà nước, không có sự phân định rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của các cơ quan quyền lực nhà nước, không có quy định trật tự nhất định trong mối quan hệ giữa các cơ quan đó thì không thể bảo đảm được tính tối cao của luật và ỉẽ đương nhiên không thể có Nhà nước pháp quyền. Mặt khác, tổ chức hệ thống quyền lực của Nhà nước pháp quyền không thể tồn tại được nếu nó không phù hợp với pháp luật, nếu không được tuân thủ. Quan niệm của các tác giả Hy Lạp cổ đại về mối liên hệ lẫn nhau giữa Nhà nước và pháp luật, chính trị và luật được Xixêrông - Nhà tư tưởng La Mã cổ đại phát triển và diễn đạt về nhà nước như một cộng đồng pháp luật công cộng. Theo ông "Nhân dân không phải là sự tập hợp bất kỳ nào của nhiều người, tập trung lại với nhau theo kiểu nào đó mà là sự tập hợp của nhiều người gắn bó với nhau bằng sự thống nhất về pháp luật và lợi ích chung"(65, tr. 8). Nghĩa là Xixêrông coi pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ, tổ chức nhà nước, pháp luật được hiểu là pháp luật tự nhiên, có trước nhà nước và luật thành văn, luật nhà nước phải đáp ứng đòi hỏi của luật tự nhiên. Tư tưởng Nhà nước pháp quyền ngày càng phát triển và hoàn thiện cùng với các cuộc cách mạng tư sản đấu tranh lật đổ chế độ phong kiến ở Tây Âu. 11 Trong sự phát triển về lịch sử và lý luận cùa những quan niệm mới về Nhà nước pháp quyền vào thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản, điều có ý nghĩa quan trọng là những vấn đề về quyền lực chính trị dưới hình thức phân quyền phù hợp với tương quan mới của các lực lượng chính trị xã hội, giai cấp, loại trừ khả năng độc quyền hoá quyền lực trong tay một người, một cơ quan. Giai cấp tư sản mới rất coi trọng tính tối cao của luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Các công trình nghiên cứu về Nhà nước pháp quyền đều ghi nhận công lao vĩ đại của John-Lock, Rút xô, Monteskiữ - những người đã đặt nền móng vững chắc cho Nhà nước pháp quyền hiện đại. Theo John-Lock, nhà tư tưởng người Anh thế kỷ thứ XVII, luật có tính tối cao và phải phù hợp với pháp luật tự nhiên, công nhận các quyền tự nhiên và tự đo cá nhân, phải thực sự phân quyền. Ông cho ràng nguyên tắc "cho phép làm tất cả những gì mà luật không cấm" được áp dụng với công dân, còn nguyên tắc "chỉ được làm những gì mà luật cho phép" được thực hiện đổi với những người nắm giữ quyền lực. Các quan niệm về phân quyền được thể hiện đầy đủ trong các tư tưởng của Monteskiơ người Pháp, thế kỷ XVIII. Theo ông ở mỗi nhà nước đều có ba loại quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để tránh lạm quyền, ba quyền đó cần nằm trong tay ba cơ quan khác nhau, có khả năng kiềm chế lẫn nhau. Đỏ là điều kiện để đảm bảo cho tự do của công dân. Các tư tưởng về phân quyền của J.Lock và Monteskiơ đã ảnh hường rõ nét trong Hiến pháp Mỹ. Sau này các nhà tư tưởng khác như Kant cũng đồng tình với tư tưởng phân quyền. Đối với Kant trong Nhà nước pháp quyền cần phân biệt pháp luật với đạo đức, nghĩa vụ pháp lý với trách nhiệm của người hảo tâm, nhà nước với tính cách là một cộng đồng pháp luật với nhà Thờ như một cộng đồng đạo đức (65, tr.12). Ngay trong tư tường cùa các nhà tư tường theo phái duy tâm 12 như Hêgeỉ cũng có những tư tưởng về Nhà nước pháp quyền. Theo Hêgel, pháp luật là tư tưởng tự do, còn nhà nước cũng chính là pháp iuật, pháp luật cụ thể, có nội dung phong phú và là toàn bộ hệ thống pháp luật, một hệ thống bao hàm việc thừa nhận mọi quyền khác - quyền của cá nhân, của gia đình và của xã hội. Ông đặt nhà nước lên trên hết, trên cả xã hội và trên cả nhân đồng thời ông cũng đề cao tính tối cao của luật vì luật của nhà nước chính là sự thể hiện cụ thể của pháp ỉuật tự nhiên. Tư tưởng của Hêgel về Nhà nước pháp quyền chống lại sự lạm quyền, chuyên chế, chống mọi sự dùng bạo lực phi pháp. Tuy nhiên, thuật ngữ Nhà nước pháp quyền chỉ xuất hiện đầu tiên ở Đức vào đầu thế kỷ XIX, bởi một sổ luật gia R.Mohn, Cacteodo, Vain-ke. Theo họ, tiêu chuẩn quan trọng nhất của Nhà nước pháp quyền là tính tối cao của luật. 1.2. Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông Bàn về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông, hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau, có quan điểm cho rằng chưa có tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Đông cổ đại. Tuy nhiên, đa số các học giả cho rằng Ịịch sử tư tưởng về Nhà nước pháp quyền không chỉ có thể tìm thấy ở các nhà tư tưởng phương Tây trong lịch sử mà còn thấy ở phương Đông, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam. Phương Đông là sự khởi đầu của nền văn minh nhân loại, các nền vãn minh ở phương Đông xuất hiện rất sớm và phát triển rực rỡ. Từ thời cổ đại, con người phương Đông đã sớm nhận thức được giá trị của sức mạnh cộng đồng và ý thức đỏ đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình tạo dựng nhà nước. Ngay từ khi có nhà nước, người phương Đông đã nhìn thấy nguy cơ lạm quyền và thèm khát quyền lực của những người cầm quyền, các nhà tư tưởng và chính trị phương Đông đã bắt đầu tìm kiếm phương thức quản lý xã hội có 13 hiệu quả hơn, đó là tư tưởng Đức trị và Pháp trị, đặc biệt nổi bật ở Nhà nước Trung Hoa cổ đại. Khổng Tử, nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc cổ đại, đại diện cho phái Nho giáo đã xây dựng học thuyết Đức trị sau này được Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư và các học trò khác bổ sung hoàn chỉnh. Phái Nho giáo chủ trương lấy nhân trị và iễ trị dể trị quốc và quản iý xã hội, đề cao các quy phạm đạo đức để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội, thiết lập tôn ty, đẳng cấp trong xã hội, đề cao Hoàng đế. Sau này đến Mạnh Tử, Tuân Tử, Nho giáo chủ trương kết hợp lễ với luật để trị nước. Tuân Tử cho rằng pháp luật là để ngăn cấm điều bạo ngược, ghét bỏ điều ác và ngăn chặn điều xấu. Đối với người tốt thì dùng lễ, đổi với người xấu thì dùng luật. Đổi lập với thuyết Đức trị của Khổng Tử, thuyết Pháp trị là học thuyết của phái Pháp gia mà đại biểu là Quản Trọng, Tử Sản, Thương Ưcmg và đặc biệt là Hàn Phi Tử phát triển và hoàn chỉnh tư tưởng pháp trị. Quản Trộng và Tử Sản chủ trương đùng pháp luật làm công cụ cơ bản để cai trị đất nước và đề ra nguyên tắc "pháp bất ly thân"(59, tr.24), bất cứ ai đều phải tuân thủ pháp luật. Pháp luật ban ra phải cẩn trọng và ít thay đổi, pháp luật của vua phải rành mạch về luật - hình - chính. Đây là luận điểm của phái pháp trị chổng lại phái đức trị chủ trương "hình phạt chỉ dành cho hạng thứ dân mà bậc trượng phu không phải chịu hình phạt"(67, tr.17). Đến Hàn Phi (280 - 233 trước CN) là người phát triển tư tưởng pháp trị lên đỉnh, cao, nội dung chủ yếu của tư tưởng này là lấy pháp luật thay cho lễ làm công cụ trị nước, an dân. Vua trị nước phải có ba yếu tố là pháp, thế và thuật và khi vua có đủ ba yếu tố này thì vua phải chuyên quyền, độc đoán, thẳng tay dùng nghiêm hình phạt để cai trị. Theo Hàn Phi Tử hình phạt không trừ bậc đại phu "pháp luật không a đua quý tộc, pháp luật đặt ra thì người có tiền cũng không tránh được, hình phạt không 14 tránh quan đại thần. Khen thưởng không bỏ rơi kè thường dân"(18, tr.40). Tuy nhiên, Hàn Phi chưa có quan điểm rõ ràng về bản chất của pháp luật, luật của Hàn Phi chính là "phép tác cùa tiên vương”, nhà vua trị nước bằng pháp luật chính là bằng những quy định do chính nhà vua ban ra. Luật theo Hàn Phi là chuẩn mực, là thước đo việc làm của quan, của dân và kể cả của vua. Nhưng chuẩn mực của luật là cái gì thì Hàn Phi lại không nói tới. Hàn Phi thiên về chức năng trừng phạt của pháp luật. Như vậy, Hàn Phi không đùng thuật ngữ "Nhà nước pháp quyền" nhưng về cơ bản ông cỏ tư tưởng về sự ngự trị, thống trị của pháp luật - một trong những yếu tố của Nhà nước pháp quyền ngày nay. Mặc dù, các yéu tố của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông còn tản mạn, khồng rd ràng, chưa tập trung thành một học thuyết, tư tưởng, nhưng trong tư tưởng của các nhà tư tưởng, chính trị phương Đông cổ đại vẫn có những nhân tố của Nhà nước pháp quyền. Đó chính là tư tưởng dùng pháp luật để cai trị đất nước, pháp luật phải nghiêm minh, không phân biệt quan dân, sang hèn; tư tưởng kết hợp giữa pháp luật và đạo đức trong việc quản lý xã hội... 1.3. Yếu tố Nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưỏrng Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam cũng đã có những biểu hiện của tư tưởng đề cao tính tối cao của pháp luật, đặc biệt là giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XIV đến giữa thế kỷ XVIII. Thời Lý - Trần (Thế kỷ XII - XIV), các đời vua đã coi trọng tới việc dùng pháp luật để trị nước. Thời kỳ này, nhà Trần đã ban hành Bộ luật Hình thư để quản lý xã hội. Từ thế kỷ XV, nhất là từ triều đại Lê Thánh Tông, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị của các triều đại phong kiến. Các quan điểm của Nho giáo về quyền lực nhà nước, cậch tổ 15 chức bộ máy nhà nước, phương thức cai trị, công cụ quản lý xã hội như "tôn thần quyền", "quân chủ thần quyền", "nhân trị", "lễ trị", được tiếp thu nhằm xây dựng bộ máy nhà nước bào đảm tập trung quyền lực vào nhà vua, xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh. Việc ban hành pháp luật thời kỳ này được xúc tiến mạnh, thể hiện các vua phong kiến Việt Nam rất quan tâm tới pháp luật. Thời Lê đã ban hành Bộ iuật Hồng Đức có nhiều giá trị tiến bộ. Bên cạnh quyền lực tuyệt đối của nhà vua, trong các triều đại phong kiến Việt Nam đã xuất hiện cơ chể hạn chế vương quyền hay còn cỏ thể gọi là “hạn chế quyền lực tuyệt đối” được đánh giá là những nhân tố của Nhà nước pháp quyền. Cụ thể: - Đã hình thành nên một cơ chế kiểm soát, hạn chế sự lạm dụng quyền lực như: Lập ra các tổ chức có nhiệm vụ can gián nhà vua và xem xét các quan đại thần có lỗi. Giữa các chức quan và các cơ quan có cơ chế giám sát ỉẫn nhau; - Triều đình phong kiến có các biện pháp kiểm soát hoạt động hành chính, đặc biệt là các biện pháp kiểm soát của triều đình đối với các làng xâ khá phong phú; - Đặt ra chế độ tuyển dụng quan lại là cơ chế phát hiện nhân tài công bằng và dân chủ hình thành một đội ngũ quan lại có nhiều tài năng, hiểu biết, có đức, ích nước và lợi dân; - Cùng với sự ra đời của nhà nước, pháp luật Việt Nam ra đời từ rất sớm, đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Như vậy, từ thời phong kiến ở nước ta đã có những nhân tố của Nhà nước pháp quyền mà cho đến ngày nay nó vẫn có những giá trị nhất định. 16 Vào thời cận đại, Nguyễn Trường Tộ (1830 - 1871) là một học giả có những tư tường tiến bộ, cách tân. Ông cho rằng, nói đến phép trị nước là phải nói đến dùng pháp luật để duy trì trật tự. Luật pháp phải hợp với lòng người, lòng trời. Muốn vậy, pháp luật không nên cưỡng ép mà phải xét đến những yểu tổ ở trọng tâm, tức là được xây dựng trên cơ sở tự đo và công bằng. Quan điểm của Nguyễn Trường Tộ ở một mức độ nhất định đã cố những dấu hiệu tư tưởng về một Nhà nước pháp quyền: “Pháp luật không phâi là sản phẩm của sự duy ý chí, tuỳ tiện, một khi pháp luật đã ban hành thì phải thực hiện nguyên tắc mọi người (kể cả vua) đều phải bình đẳng trước pháp iuật”(67, tr.21 ) 1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. 1.4.1. Tư tưởng về một nhà nước của nhân dân, do nhân dần, vì nhân dân với một nền dân chủ triệt để Xây dựng nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chỉ Minh. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là kết tinh của khối đại đoàn kết dân tộc mà nòng cốt là công - nông - trí thức. Tất cả mọi người Việt Nam, không phân biệt gái, trai, giàu, nghèo, nòi giống, dân tộc, giai cấp, tôn giáo đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của đân"(26, tr.698). Ngay từ đầu những năm hai mươi của thế kỷ trước, với tư cách là một nhà cách mạng dân chủ, Hồ Chí Minh không những theo đuổi mà thực sự là một chiến sỹ đấu tranh cho một kiểu chính quyền theo tinh thần hiến tộ, pháp quyền. Trong "Bản yêu sách cùa nhân dân An Nam'', Nguyễn Ải Quốc đã đề ra yêu sách "thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật". Điều này có 17 ý nghĩa quan trọng, Hồ Chí Minh đã đề cập đến một phương diện hết sức cơ bản của đời sống pháp luật, của một nước, của một quốc gia: Đó là dân chủ hoá hoạt động lập pháp, thay thế chế độ độc tài, cực quyền của một cá nhân hoặc một nhóm người dùng sắc lệnh để cai trị đất nước bằng một chế độ đại nghị - đân cử có quyền ban hành ra các đạo luật làm nền, khung pháp lý cho quản ỉý, điều hành hoạt động nhà nước đối vởi xã hội. 1.4.2. Tư tưởng về một nhà nưởc hợp hiến, hợp pháp, thực hiệnquản lý xã hội theo pháp luật. Tư tường về một Nhà nước pháp quyền dân chủ được Hồ Chí Minh thể hiện ngay trong bài diễn ca bản “Yêu sách của nhân dân An Nam”: “....xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền” (24, tr.438) Đến năm 1926, trong yêu sách gửi Hội Vạn Quốc, Nguyễn ÁiQuốc lại đề ra yêu sách: “Nếu được độc lập ngay thì nước chúng tôi: 1....... 2 ...... 3. xếp đặt một nền hiến pháp theo những lý tường dân quyền”. Và trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 3/9/1945, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ nhanh chóng thực hiện hai việc quan trọng là tổ chức tuyển cử và ban hành Hiến pháp. Chỉ mười bốn tháng sau ngày Tuyên ngôn độc lập, bản Hiến pháp dân chủ đã được ban hành - một bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên ở Đông Nam châu Ả. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, pháp iuật là của nhân dân và để phục vụ nhân dân. Mọi quyền hạn công lý đều là nơi dân, pháp luật đối với nhà nước ta phải là công cụ để duy trì và bảo vệ sự bình đẳng: Bình đẳng dân tộc, bình đẳng giai cấp, bình đẳng nam nữ, bình đẳng xã hội. Nói tóm lại, tư tưởng của 18 Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật thể hiện trong chính thực tiễn chỉ đạo hoạt động của bộ máy nhà nước, đó là tư tưởng đề cao pháp luật và một nền pháp luật dân chủ, tiến bộ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 1.4.3. Tư tưởng về một nền pháp luật dân chủ, bảo đàm quyền con người, qưyền công dân trên thực tế. Những tư tưởng công bằng, độc lập, tự do, chân chính luôn luôn là những lý tưởng thể hiện bản chất của pháp iuật. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm về pháp luật như vậy, trách nhiệm của Nhà nước là tạo cho nhân dân lựa chọn hành vi của mình sao cho phù hợp với lẽ phải, bảo đảm công bằng, tự do, trật tự. Nhà nước phải đưa nên thành luật những ý chỉ, những yêu cầu đó cùa nhân dân, pháp luật đối với nhà nước ta phải là công cụ để duy trì và bảo vệ sự bình đẳng, bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải... Một nhà nước với việc sử dụng pháp luật như vậy là nhà nước thực sự của nhân dân, có kỷ cương, bình đẳng, công bằng. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước có hiệu lực mạnh là nhà nước quản lý đất nước theo pháp luật và ỉàm cho pháp luật có hiệu ỉực trong thực tế. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được tôn trọng và phải được thể chế hoá bằng pháp luật, pháp luật càng chặt chẽ thì quyền của công dân càng được bảo đảm. Không chỉ dừng lại ở việc ban hành pháp luật, Hồ Chí Minh còn rất chú trọng tới công tác tuyên truyền pháp ỉuật, đưa pháp luật vào cuộc sổng, tạo ra cơ chế cho pháp ỉuật được thi hành, đồng thời tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân. Người coi giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân là một việc làm kiên trì và lâu dài. Công dân hiểu được pháp luật, hiểu được tinh thần và nội dung của pháp luật để tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, để rồi tự bảo vệ quyền của mình, đó là một yêu cầu quan trọng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan