Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền luận văn ths khảo cổ học...

Tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền luận văn ths khảo cổ học

.PDF
134
709
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ THU PHƯƠNG Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm Rền LUẬN VĂN THẠC SĨ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI, 2005 Bảng các chữ viết tắt BTLS - Bảo tàng Lịch sử ĐHTHHN - Đại học tổng hợp Hà Nội GS - Giáo sư PGS - Phó Giáo sư KCH - Khảo cổ học KHXH - Khoa học xã hội LA - Luận án LV - Luận văn KHXH và NVQG - Khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia NCLS - Nghiên cứu Lịch sử NPHMVKCH - Những phát hiện mới về Khảo cổ học Tr - Trang TS - Tiến sĩ TT - Thứ tự TL - Tư liệu HS - Hồ sơ 1 Mục lục Lời cam đoan Bảng các chữ viết tắt Mục lục Những khái niệm sử dụng trong luận văn Danh mục các bảng thống kê trong chính văn Danh mục phụ lục minh họa Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong luận văn 4. Phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục luận văn Chương 1: Tổng quan tư liệu 1.1. Di chỉ Xóm Rền: Vị trí địa lý, cảnh quan và lịch sử nghiên cứu 1.2. Gốm Xóm Rền qua cuộc khai quật lần thứ hai ( 10- 11/ 2002) 1.3. Tiểu kết chương 1 Chương 2: Hoa văn gốm Xóm Rền 2.1. Hoa văn kỹ thuật ở Xóm Rền 2.2. Loại hình hoa văn trang trí gốm Xóm Rền 2.3. Các họa tiết hoa văn trang trí chính trên đồ gốm Xóm Rền 2.4. Các họa tiết đệm 2.5. Sự tương quan giữa các kiểu hoa văn và loại hình đồ gốm 2.6. Tiểu kết chương 2 Chương 3: Kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền 3.1. Vài nét về kỹ thuật tạo hoa văn gốm Tiền sử 3.2. Kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền 3.3. Tiểu kết chương 3 Chương 4: Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm Phùng Nguyên 4.1. Gốm Phùng Nguyên- Đỉnh cao của nghệ thuật và kỹ thuật trang trí gốm Tiền sử 4.2. Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống gốm văn hóa Phùng Nguyên 4.3. Tiểu kết chương 4 Kết Luận Danh mục các công trình của tác giả có liên quan đến luận văn Tài liệu tham khảo Phụ lục: (1. Minh họa; 2. Kết quả C14; 3. Kết quả giám định nhân học đợt khai quật hai) 1 2 3 4 5 16 16 17 18 19 20 21 21 27 44 46 48 49 55 62 64 68 70 70 83 93 95 95 108 115 117 119 120 2 Những khái niệm sử dụng trong luận văn 1. Họa tiết hoa văn: Là những hình trang trí thể hiện trên đồ gốm. 2. Hoa văn kỹ thuật: Là những hoa văn mang mục đích kỹ thuật, từ khâu tạo hình đồ gốm đến khâu nung gốm: Văn thừng (in đập và in lăn), văn chải, văn đai đắp nổi. 3. Hoa văn trang trí: Là những hoa văn được tạo ra do nhu cầu thẩm mỹ, tinh thần: khắc vạch, in chấm theo băng dải, miết bóng, ấn lõm, đắp nổi theo họa tiết. 4. Đồ án hoa văn: Là những họa tiết hoa văn được thể hiện theo những chủ đè nhất định. Trong luận văn này do đi sâu vào nghiên cứu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn nên chúng tôi có sử dụng những khái niệm về hoa văn gốm của GS. Hà Văn Tấn. 3 Danh mục các bảng thống kê trong chính văn Bảng 1: Bảng thống kê đồ gốm Xóm Rền qua 5 đợt khai quật Bảng 2: Bảng thống kê hiện vật nguyên gốm 02 Xóm Rền. Bảng 3: Bảng thống kê tổng hợp mảnh gốm 02 Xóm Rền. Bảng 4: Bảng thống kê loại hình miệng gốm 02 Xóm Rền. Bảng 5: Bảng thống kê loại hình chân đế gốm 02 Xóm Rền. Bảng 6: Bảng thống kê mảnh thân có hoa văn gốm 02 Xóm Rền. 4 Danh mục phụ lục minh họa Sơ đồ Sơ đồ 1. Các di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên ở Phú Thọ [10] Sơ đồ 2. Xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ Sơ đồ 3. Vị trí các hố khai quật Xóm Rền năm 2002 Sơ đồ 4. Vị trí hố khai quật khu I Xóm Rền năm 2002 Sơ đồ 5. Vị trí hố khai quật khu II Xóm Rền năm 2002 Sơ đồ 6. Vị trí hố khai quật khu III Xóm Rền năm 2002 Sơ đồ 7. Mặt bằng hố khai quật 1, 2 khu II (02 XRII. H1- 2. L2/1) Sơ đồ 8. Mặt bằng hố khai quật 3 khu II (02 XRII. H3. L2/1) Sơ đồ 9. Mặt bằng hố 1 khu III ( 02 XRIII. H1L2/1) Sơ đồ 10. Mặt cắt địa tầng hố 1 khu I Sơ đồ 11. Mặt cắt địa tầng hố 1, 2 khu II Sơ đồ 12. Mặt cắt địa tầng vách Tây hố 1 khu II Sơ đồ 13. Mặt cắt địa tầng hố 3 khu II Sơ đồ 14. Lát cắt ngang gò qua các hố khai quật khu II Sơ đồ 15. Mặt cắt địa tầng hố 1 khu III Sơ đồ 16. Mặt cắt địa tầng hố 1 khu III Sơ đồ 17. Mộ số 1 (02XRII.H1M1) Sơ đồ 18. Mộ số 3 (02XRII.H2. L2M3) Sơ đồ 19. Mộ số 4 (02XRII.H2. L2M4) Bản vẽ Bản vẽ 1. Bát bồng miệng đa giác. Bản vẽ 2. Bát gốm - Bình gốm (02XRII.H1) 5 Bản vẽ 3. Bình gốm (02XRI) Bản vẽ 4. Bình gốm dạng lẵng hoa Bản vẽ 5. Nồi gốm Xóm Rền Bản vẽ 6. Nồi gốm Xóm Rền Bản vẽ 7. Nồi gốm Xóm Rền Bản vẽ 8. Nồi gốm Xóm Rền Bản vẽ 9. Nồi gốm Xóm Rền Bản vẽ 10. Dọi se sợi gốm Xóm Rền Bản vẽ 11. Dọi se sợi gốm Xóm Rền Bản vẽ 12. Chạc gốm Xóm Rền Bản vẽ 13. Chạc gốm Xóm Rền Bản vẽ 14. Chạc gốm Xóm Rền Bản vẽ 15. Đồ gốm Xóm Rền (1- 4: Chạc gốm; 5: Vòng gốm; 6: Bát gốm) Bản vẽ 16. Miệng gốm loại I kiểu 1 Bản vẽ 17. Miệng gốm loại I kiểu 2 Bản vẽ 18. Miệng gốm loại I kiểu 3 Bản vẽ 19. Miệng gốm loại I kiểu 3 Bản vẽ 20. Miệng gốm loại I kiểu 4 Bản vẽ 21. Miệng gốm loại I kiểu 4 Bản vẽ 22. Miệng gốm loại I kiểu 5 và loại I kiểu 6 Bản vẽ 23. Miệng gốm loại II kiểu 1 Bản vẽ 24. Miệng gốm loại II kiểu 1 6 Bản vẽ 25. Miệng gốm loại II kiểu 1 Bản vẽ 26. Miệng gốm loại II kiểu 1 Bản vẽ 27. Miệng gốm loại II kiểu 2 Bản vẽ 28. Miệng gốm loại II kiểu 3 Bản vẽ 29. Miệng gốm loại II kiểu 4 Bản vẽ 30. Miệng gốm loại II kiểu 4 Bản vẽ 31. Miệng gốm loại II kiểu 5 Bản vẽ 32. Miệng gốm loại II kiểu 6 (h1) và loại II kiểu 7 (h2 - 7) Bản vẽ 33. Miệng gốm loại III kiểu 1 Bản vẽ 34. Miệng gốm loại III kiểu 1 Bản vẽ 35. Miệng gốm loại III kiểu 2 (h1) và loại III kiểu 3 ( h2) Bản vẽ 36. Chân đế gốm loại I kiểu 1 Bản vẽ 37. Chân đế gốm loại I kiểu 2 Bản vẽ 38. Chân đế gốm loại I kiểu 2 Bản vẽ 39. Chân đế gốm loại I kiểu 3 Bản vẽ 40. Chân đế gốm loại I kiểu 3 Bản vẽ 41. Chân đế gốm loại II kiểu 1 Bản vẽ 42. Chân đế gốm loại II kiểu 2 Bản vẽ 43. Chân đế gốm loại II kiểu 3 Bản vẽ 44. Chân đế gốm loại II kiểu 4 (h1) và loại II kiểu 5 (h2 - 3) Bản vẽ 45. Chân đế gốm loại II kiểu 6 Bản vẽ 46. Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền 7 Bản vẽ 47. Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền ( h1- 10). Các họa tiết đệm hoa văn gốm Xóm Rền Bản vẽ 48. Các kiểu hoa văn đối xứng trên gốm Xóm Rền Bản vẽ 49. Đồ gốm Khu Đường Bản vẽ 50. Các kiểu hoa văn đặc trưng gốm văn hóa Hoa Lộc Bản vẽ 51. Dụng cụ tạo đồ gốm: h1. Lược nhiều răng; h2. Dụng cụ tạo văn ấn răng lược bằng mép sò; h3. Bàn xoay đơn; h4. Bàn xoay kép Bản dập Bản dập 1. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 2. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 3. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 4. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 5. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 6. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 7. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 8. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 9. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn ( KV 1a) Bản dập 10. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b) Bản dập 11. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b) Bản dập 12. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b) Bản dập 13. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm thô ( KV 1b) Bản dập 14. Hoa văn khắc vạch băng chữ S trong khung những đường chỉ chìm ( KV2a) 8 Bản dập 15. Hoa văn khắc vạch băng chữ S trong khung những đường chỉ chìm ( KV2a) Bản dập 16. Hoa văn khắc vạch những đường vạch đậm song song kết hợp chấm thô ( KV 2b) Bản dập 17. Hoa văn khắc vạch những đường vạch đậm song song kết hợp chấm thô ( KV 2b) Bản dập 18. Hoa văn khắc vạch những đường vạch đậm song song kết hợp chấm thô ( KV 2b) Bản dập 19. Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c) Bản dập 20. Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c) Bản dập 21. Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c) Bản dập 22. Hoa văn khắc vạch “ hình giun” ( KV2c) Bản dập 23. Hoa văn khắc vạch hình chữ S to, thô kết hợp những đường vạch ngắn, thưa ( KV3) Bản dập 24. Hoa văn khắc vạch hình chữ S to, thô kết hợp những đường vạch ngắn, thưa ( KV3) Bản dập 25. Hoa văn khắc vạch hình chữ S to, thô kết hợp những đường vạch ngắn, thưa ( KV3) Bản dập 26. Hoa văn khắc vạch hình chữ S to, thô kết hợp những đường vạch ngắn, thưa ( KV3) Bản dập 27. Hoa văn khắc vạch hình tam giác đối chiều ( KV4) Bản dập 28. Hoa văn khắc vạch hình tam giác đối chiều ( KV4) 9 Bản dập 29. Hoa văn khắc vạch hình tam giác đối chiều ( KV4) Bản dập 30. Hoa văn khắc vạch trên nền thừng ( KV5) Bản dập 31. Hoa văn khắc vạch đơn những đường nét phóng khoáng ( KV6) Bản dập 32. Hoa văn khắc vạch hình chữ C ( KV 7: h1- 6); Hoa văn khắc vạch những đường chỉ chìm kết hợp ấn cuống rạ ( KV8) Bản dập 33. Hoa văn khắc vạch những đường chỉ chìm kết hợp ấn cuống rạ ( KV8) Bản dập 34. Hoa văn khắc vạch những đường chỉ chìm kết hợp ấn cuống rạ ( KV8) Bản dập 35. Hoa văn khắc vạch đơn tự do ( KV9) Bản dập 36. Hoa văn khắc vạch hình chiếc lá ( KV10) Bản dập 37. Hoa văn khắc vạch hình chiếc lá ( KV10) Bản dập 38. Hoa văn khắc vạch hình xương cá ( KV11) Bản dập 39. Hoa văn đai đắp nổi ( KV12) Bản dập 40. Hoa văn đai đắp nổi ( KV12: h1- 4); Hoa văn khắc vạch đặc biệt (h5) Bản dập 41. Văn chải Bản dập 42. Hoa văn thừng đập trên mép miệng nồi miệng loe đáy tròn Bản dập 43. Văn thừng Bản dập 44. Hoa văn trên gốm Gò Bông Bản dập 45. Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên 10 Bản dập 46. Hoa văn trên gốm Phùng Nguyên Bản dập 47. Hoa văn trên gốm Gò Hện Bản dập 48. Hoa văn trên gốm Lũng Hòa Bản dập 49. Hoa văn trên gốm Lũng Hòa Bản dập 50. Hoa văn trên gốm Mán Bạc Bản dập 51. Hoa văn trên gốm Mán Bạc Bản dập 52. Hoa văn trên gốm Mai Pha Bản ảnh ảnh 1. Địa tầng khu I ảnh 2. Địa tầng khu I ảnh 3. Địa tầng khu II ảnh 4. Địa tầng khu II ảnh 5. Địa tầng khu II ảnh 6. Địa tầng khu II ảnh 7. Địa tầng khu III ảnh 8. Địa tầng khu III ảnh 9. Hiện vật gốm trên hiện trường khu I ảnh 10. Hiện vật gốm trên hiện trường khu I ảnh 11. Bãi gốm khu III ảnh 12. Hiện vật gốm trên hiện trường khu II ảnh 13. Bãi gốm khu II ảnh 14. Hiện vật gốm trên hiện trường khu II ảnh 15. Bát gốm 11 ảnh 16. Bát đĩa mâm bồng (đã gãy phần chân đế) ảnh 17. Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác ảnh 18. Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác ảnh 19. Nồi gốm ảnh 22. Nồi gốm ảnh 23. Nồi gốm ảnh 24. Nồi gốm ảnh 25. Bình miệng loe, có cổ, đáy tròn ảnh 26. Bình gốm dạng lẵng hoa ảnh 27. Chạc gốm ảnh 28. Chạc gốm ảnh 29. Vòng gốm (đợt khai quật 3) ảnh 30. Vòng gốm (đợt khai quật 3) ảnh 31. Vòng gốm (đợt khai quật 3) ảnh 32. Vòng gốm (đợt khai quật) ảnh 33. Con dấu gốm (đợt khai quật 3) ảnh 34. ấm gốm (đợt khai quật 5) ảnh 35. ấm gốm (đợt khai quật 5) ảnh 36. Vật hình kèn (đợt khai quật 5) ảnh 37. Vật hình kèn (đợt khai quật 5) ảnh 38. Miệng gốm 12 ảnh 39. Miệng gốm ảnh 40. Chân đế gốm ảnh 41. Chân đế gốm ảnh 42. Chân đế bình lẵng hoa ảnh 43. Bình hình lẵng hoa ảnh 44. Hoa văn khắc vạch kiểu 1a ảnh 45. Hoa văn khắc vạch kiểu 1a ảnh 46. Hoa văn khắc vạch kiểu 1a ảnh 47. Hoa văn khắc vạch kiểu 1a ảnh 48. Hoa văn khắc vạch kiểu 1a ảnh 49. Hoa văn khắc vạch kiểu 1b ảnh 50. Hoa văn khắc vạch kiểu 2a ảnh 51. Hoa văn khắc vạch kiểu 2a ảnh 52. Hoa văn khắc vạch kiểu 2b ảnh 53. Hoa văn khắc vạch kiểu 2b ảnh 54. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c ảnh 55. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c ảnh 56. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c ảnh 57. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c ảnh 58. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c ảnh 59. Hoa văn khắc vạch kiểu 2c 13 ảnh 60. Hoa văn khắc vạch kiểu 3 ảnh 61. Hoa văn khắc vạch kiểu 3 ảnh 62. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 63. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 64. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 65. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 66. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 67. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 68. Hoa văn khắc vạch kiểu 4 ảnh 69. Hoa văn khắc vạch kiểu 5 ảnh 70. Hoa văn khắc vạch kiểu 6 ảnh 71. Hoa văn khắc vạch kiểu 7 ảnh 72. Hoa văn khắc vạch kiểu 7 ảnh 73. Hoa văn khắc vạch kiểu 7 ảnh 74. Hoa văn khắc vạch kiểu 7 ảnh 75. Hoa văn khắc vạch kiểu 8 ảnh 76. Hoa văn khắc vạch kiểu 8 ảnh 77. Hoa văn khắc vạch kiểu 8 ảnh 78. Hoa văn khắc vạch kiểu 9 ảnh 79. Hoa văn khắc vạch kiểu 10 ảnh 80. Hoa văn khắc vạch kiểu 10 ảnh 81. Hoa văn khắc vạch kiểu 10 14 ảnh 82. Hoa văn khắc vạch kiểu 10 ảnh 83. Hoa văn khắc vạch kiểu 10 ảnh 84. Hoa văn khắc vạch kiểu 11 ảnh 85. Hoa văn đai đắp nổi ảnh 86. Văn chải ảnh 87. Hoa văn khắc vạch hình thuyền ảnh 88. Hoa văn khắc vạch hình thuyền ảnh 89. Tạo hoa văn khắc vạch bằng dụng cụ que 1 đầu ảnh 90. Dụng cụ tạo hoa văn gốm 15 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn: Văn hoá Phùng Nguyên là nền văn hoá Tiền Đông Sơn nổi tiếng phân bố trên một vùng khá rộng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Tên gọi của nền văn hoá này được lấy từ tên của một di chỉ Khảo cổ học: Di chỉ Phùng Nguyên. Năm 1959, nhân dân thôn Phùng Nguyên (xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) khởi công đào con mương dẫn nước vào ruộng và vô tình họ phát hiện những chiếc rìu đá xinh xắn mà họ gọi là những “lưỡi tầm sét”. Sự phát hiện di chỉ Phùng Nguyên đã đánh dấu một mốc quan trọng cho ngành khảo cổ học non trẻ của Việt Nam. Từ đây, khái niệm văn hoá Phùng Nguyên ra đời và đặt nền móng cho công cuộc tìm kiếm, phát hiện, khai quật và nghiên cứu trên diện rộng một nền văn hoá thời Tiền sử. Hơn 45 năm qua, công cuộc nghiên cứu về văn hoá Phùng Nguyên đã đạt được những thành tựu xuất sắc. Việc phát hiện và nghiên cứu văn hoá Phùng Nguyên không chỉ làm sống dậy một nền văn hoá sơ kỳ thời đại kim khí phát triển rực rỡ suốt nhiều thập kỷ chưa được người Pháp nào biết đến mà còn chứng minh được cội nguồn bản địa của văn hoá Đông Sơn nổi tiếng. Cho đến nay, hơn 60 di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên đã được phát hiện, phân bố chủ yếu ở vùng trung du và đồng bằng cao men theo các dòng sông lớn nhỏ của khu vực đồng bằng sông Hồng. Vùng trung tâm của văn hóa này bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nội. Văn hoá Phùng Nguyên không chỉ nổi tiếng bởi những bộ sưu tập đá tinh xảo. Đồ gốm cũng là một điểm đáng lưu ý và được chú trọng nghiên cứu. Đây là nền văn hoá có đồ gốm phát triển đến đỉnh cao trong kỹ thuật chế tạo 16 gốm thời đại kim khí ở Việt Nam. Đồ gốm Phùng Nguyên không chỉ đẹp về kiểu dáng, phong phú về loại hình mà còn đạt đến trình độ tư duy thẩm mỹ cao về kỹ thuật trang trí hoa văn, thể hiện sự kết hợp tài tình giữa bàn tay khéo léo tài hoa của người thợ gốm và tư duy sáng tạo của họ. Nghiên cứu đồ gốm và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm đã và đang là một đề tài được các nhà nghiên cứu quan tâm. Bản thân tác giả luận văn cũng có cơ may đi sâu nghiên cứu kỹ thuật gốm Tiền sử hơn chục năm qua, hơn nữa lại được trực tiếp tham gia khai quật và chỉnh lý tư liệu gốm một số di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên, đặc biệt là đồ gốm di chỉ Xóm Rền - một di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên điển hình. Đây là một di chỉ đã được tiến hành khai quật nhiều đợt và có khối tư liệu về gốm rất đồ sộ. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ Xóm Rền” làm luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn: 2.1. Tập hợp, hệ thống hoá tư liệu và kết quả nghiên cứu về đồ gốm di chỉ Xóm Rền chủ yếu qua cuộc khai quật lần thứ hai. Chú trọng đến những diễn biến về loại hình, hoa văn của đồ gốm qua địa tầng nhằm cung cấp những thông tin đầy đủ, chính xác, khách quan về đồ gốm di chỉ Xóm Rền. Trên cơ sở đó xác định đặc trưng cơ bản của đồ gốm Xóm Rền. 2.2. Tìm hiểu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền. Nêu lên đặc trưng hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền nói riêng và gốm văn hoá Phùng Nguyên nói chung. 2.3. Trên cơ sở hệ thống hoá tư liệu gốm các di chỉ tiêu biểu thuộc các giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên sớm, Phùng Nguyên điển hình, Phùng Nguyên muộn, phân tích, so sánh những điểm khác nhau và giống nhau giữa 17 gốm các di chỉ, các giai đoạn, bước đầu đưa ra những nhận xét về hoa văn và kỹ thuật trang trí trên đồ gốm di chỉ Xóm Rền. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và những vấn đề cần giải quyết trong luận văn: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính trong luận văn là toàn bộ sưu tập gốm di chỉ Xóm Rền qua đợt khai quật lần hai (10 - 11/ 2002) và những đồ gốm có hoa văn trang trí trong các đợt khai quật khác ở Xóm Rền và các địa điểm thuộc văn hoá Phùng Nguyên. Nguồn tư liệu sử dụng trong luận văn gồm: - Các báo cáo điều tra, khai quật khảo cổ học, các công trình nghiên cứu đã công bố trên các sách và tạp chí chuyên ngành khảo cổ học về giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên và một số tài liệu khoa học địa chất, địa hình, cổ môi trường… liên quan đến đề tài không gian văn hoá Phùng Nguyên. - Tham khảo những công trình nghiên cứu chuyên sâu về gốm Tiền sử của các tác giả trong và ngoài nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn: - Không gian và thời gian: Các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. - Luận văn giành phần quan trọng trình bày về di tích Xóm Rền và tư liệu gốm qua đợt khai quật lần hai, nhằm làm nổi bật những đặc trưng cơ bản của đồ gốm - đặc biệt là hoa văn trang trí trên gốm Xóm Rền. - Nghiên cứu hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền trong bối cảnh gốm văn hoá Phùng Nguyên, so sánh những nét tương đồng và khác biệt 18 giữa hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền với gốm các di chỉ thuộc văn hóa Phùng Nguyên đồng thời xác định vị trí của gốm Xóm Rền trong hệ thống gốm văn hoá Phùng Nguyên. 3.3. Những vấn đề cần giải quyết trong luận văn: Luận văn xác định 3 vấn đề cơ bản cần đi sâu giải quyết, đó là: - Xác định đặc trưng đồ gốm di chỉ Xóm Rền qua loại hình và hoa văn, đi sâu tìm hiểu hoa văn trên đồ gốm. - Bước đầu nghiên cứu về kỹ thuật tạo hoa văn trên đồ gốm Xóm Rền và nêu lên những đặc trưng kỹ thuật tạo hoa văn cơ bản (thông qua nghiên cứu dấu vết kỹ thuật cổ). - Xác định vị trí của gốm Xóm Rền trong hệ thống gốm văn hoá Phùng Nguyên. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Luận văn sử dụng các phương pháp khảo cổ học truyền thống như: phân tích loại hình học, thống kê, mô tả, đo vẽ, chụp ảnh, phân tích so sánh di tích - di vật khảo cổ học. 4.2. Vận dụng kết quả nghiên cứu của các khoa học có liên quan như: địa lý, địa chất, phương pháp định niên đại C14, phương pháp phân tích thành phần thạch học nhằm bổ xung vào phương pháp tiếp cận đánh giá tổng thể. 4.3. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê Nin trong việc xem xét các quy luật vận động và phát triển của tự nhiên và xã hội thời Tiền sử. 5. Kết quả và đóng góp của luận văn: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan